NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
1.1.1 Khái niệm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Quá trình giải quyết phúc thẩm vụ án hành chính trải qua các trình tự, thủ tục khác nhau từ thụ lý phúc thẩm, chuẩn bị xét xử phúc thẩm cho đến xét xử phúc thẩm Mỗi giai đoạn sẽ có những nhiệm vụ riêng nhất định nhưng chung quy lại đều giúp cho Tòa án cấp phúc thẩm làm rõ tính có căn cứ và tính hợp pháp của phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị và đưa ra quyết định chính thức về
“số phận” của phần bản án, quyết định sơ thẩm đó Tuy nhiên, không phải lúc nào việc giải quyết phúc thẩm cũng diễn ra xuyên suốt, liền mạch vì khi có những căn cứ như người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị; người kháng cáo chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế… thì Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, chấm dứt việc giải quyết phúc thẩm để xác lập hiệu lực pháp lý cho phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị Vậy đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được hiểu như thế nào? Hiện nay, cả Luật Tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan đều không có quy định chính thức đề cập về khái niệm này Chính vì lẽ đó, việc làm rõ khái niệm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được chúng tôi tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Ởgóc độ ngôn ngữ học, “đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính” là một cụm từ cấu thành bởi nhiều từ ghép, nhưng khi tiến hành phân tích khái niệm này, chúng tôi không phân tích sâu vào từng từ trong cụm từ mà chỉ tập trung vào từ trọng tâm là “đình chỉ xét xử phúc thẩm”, sau đó khái quát thành một khái niệm hoàn chỉnh, chính xác và tương ứng với phạm vi nghiên cứu của đề tài Theo Từ điển Tiếng Việt: “đình chỉ” là “ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại trong một thời gian hay vĩnh viễn” 1 hoặc theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam “đình chỉ” là
“không tiến hành nữa, ngừng lại một hoạt động, hay một thủ tục nào đó” 2 Bản chất, hậu quả của “đình chỉ” là chấm dứt, không tiếp tục tiến hành, ngừng hẳn một
1Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung Tâm từ điển học (chế bản), Hà Nội, tr 324.
2Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tp Hồ Chí Minh, tr 632.
Ngoài các nghĩa là nhà công cộng, phần phía trên trần của màn thì theo từ điển này, “đình” còn có nghĩa là nhà nhỏ trong một vườn hoa và “đình” có nghĩa là dừng lại không tiếp tục nữa, thay vì ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại như được nêu tại Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học (tr 632). công việc, hoạt động hay một thủ tục nào đó Như vậy, theo nghĩa của từ điển thì
“đình chỉ” chứa đựng nội hàm của việc chấm dứt không còn tiếp tục Còn nghĩa của từ “xét xử” là “hoạt động đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, xét xử là xem xét và xử các vụ án 3 Trong khi đó, “phúc thẩm” được hiểu là “việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại một vụ án do cấp dưới đã xử sơ thẩm mà có chống án” 4 Hay theo từ điển Luật học thì “phúc thẩm” là xét xử lại vụ án, quyết định đã được
Tòa án cấp dưới sơ thẩm xét xử nhưng chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị Phúc thẩm là một hoạt động tố tụng, trong đó Tòa án cấp trên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định do Tòa án cấp sơ thẩm xử bị kháng cáo, kháng nghị 5 Trên cơ sở lồng ghép giữa thuật ngữ “xét xử” và “phúc thẩm” thì xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Thông qua các cách luận giải nghĩa ngữ trên, chúng ta đi đến một khái niệm tổng hợp: “đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là việc Tòa án cấp phúc thẩm khi xét xử lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đã ra quyết định chấm dứt việc xét xử” Khái niệm về đình chỉ xét xử phúc thẩm theo cách tiếp cận này rất đơn giản, mang nghĩa nôm na, thế nên nó còn mang tính phổ thông và đại khái, không phản ánh được bản chất của vấn đề, chưa lột tả được căn cứ, hậu quả pháp lý về đình chỉ một cách cô đọng nhất.
Trong khoa học pháp lý, khái niệm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính ít được quan tâm luận giải Có thể tìm thấy quan điểm của một số tác giả về khái niệm hoặc chí ít cũng có liên quan đến khái niệm này, thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học như sau:
Theo tác giả Tống Công Cường, đình chỉ xét xử phúc thẩm làm chấm dứt các hoạt động xét xử phúc thẩm nhưng cũng đồng thời làm phát sinh hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định sơ thẩm, theo đó những quyền nghĩa vụ trong bản án, quyết định sơ thẩm của các đương sự phải được tôn trọng và thi hành 6 Quan sát khái niệm, chúng ta thấy tác giả đã biểu đạt về tính chất, hậu quả của đình chỉ xét xử phúc thẩm, thế nhưng xét ở khía cạnh lý luận thì khái niệm này chưa nêu bật được căn cứ cũng như chủ thể của đình chỉ xét xử phúc thẩm Do vậy, việc sử dụng quan
3Viện ngôn ngữ học(2002), Từ điển Tiếng việt phổ thông, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 1057.
4Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung Tâm từ điển học (chế bản), Hà Nội, tr 791.
5Bộ Tư pháp (2006), Từ Điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 626 -627.
6Tống Công Cường (2007), “Quy định về đình chỉ trong Bộ Luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 4 (41), tr 47. điểm trên như một khái niệm chính thức thì vẫn chưa thật sự chính xác để mô tả về đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Có phần toàn diện hơn, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà nêu “Đình chỉ xét xử phúc thẩm là quyết định của Tòa án làm chấm dứt hoạt động tố tụng giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm và kết quả của quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn sơ thẩm sẽ được công nhận theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên được ấn định trong bản án, quyết định sơ thẩm sẽ được tôn trọng và có hiệu lực thi hành” 7 Ngoài việc đề cập đến hậu quả của việc đình chỉ là chấm dứt hoạt động tố tụng giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm sẽ được tôn trọng có hiệu lực thi hành, khái niệm còn làm rõ chủ thể ban hành quyết định đình chỉ xét xử là Tòa án khi giải quyết phúc thẩm Nhận thấy, khái niệm này đã phản ánh được tương đối các tiêu chí để thiết kế khái niệm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Đồng quan điểm, tác giả Trần Thị Thảo viết “Đình chỉ xét xử phúc thẩm là một hoạt động tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm dựa trên các căn cứ luật định qua đó làm chấm dứt việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm đồng thời làm phát sinh hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm” 8 Việc cập nhật căn cứ của đình chỉ xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật và nêu cụ thể chủ thể của đình chỉ xét xử phúc thẩm là điểm sáng quan trọng trong khái niệm này, góp phần cho chúng ta nhìn nhận chính xác, toàn diện hơn về khái niệm đình chỉ xét xử phúc thẩm dưới góc độ lý luận.
Trên cơ sở kết hợp các cách luận giải trên đây, tác giả đề xuất xây dựng khái niệm khoa học về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính như sau: Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là hành vi tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm sau khi thụ lý vụ án, phát hiện có những căn cứ luật định đã ra quyết định làm chấm dứt việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, quyền, nghĩa vụ của đương sự được ấn định trong bản án, quyết định sơ thẩm sẽ được tôn trọng có hiệu lực thi hành.
1.1.2 Đặc điểm của đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Thông qua khái niệm vừa được đúc kết ở trên, có thể thấy đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính chỉ được Tòa án cấp phúc thẩm ban hành sau khi thụ lý xét xử phúc thẩm
Về nguyên tắc, vụ án hành chính chỉ được xét xử lại theo trình tự phúc thẩm khi và chỉ khi Tòa án cấp phúc thẩm ra thông báo thụ lý phúc thẩm Nói cách khác,
7Nguyễn Thị Thu Hà (2010) “Đình chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp phúc thẩm, Tạp chí Luật học, số 07, tr 3.
8Trần Thị Thảo (2017), Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 7. động thái thụ lý phúc thẩm chính là điều kiện quan trọng làm phát sinh thủ tục phúc thẩm, xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc xét xử lại vụ án, đánh giá tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Đặc biệt, đối với một số quyết định quan trọng, việc thụ lý cũng là điều kiện cần để chúng được ban hành nhằm xử lý các tình huống, sự kiện phát sinh trong quá trình tố tụng Một trong những quyết định đó phải kể đến đó là quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm Theo đó, Điều 221 Luật tố tụng hành chính quy định: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra một trong các quyết định: tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm; đình chỉ xét xử phúc thẩm; đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm Rõ ràng, dù không trực tiếp đề cập nhưng điều khoản đã cho thấy, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm là hành vi tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm và chúng chỉ được ban hành sau khi thụ lý phúc thẩm vụ án Như vậy, đây là đặc điểm giúp chúng ta phân biệt việc đình chỉ xét xử phúc thẩm với việc đình chỉ giải quyết vụ án tại giai đoạn sơ thẩm Qua đó cho chúng ta có cái nhìn tổng thể về đình chỉ xét xử phúc thẩm, làm nền tảng để nghiên cứu các nội dung tiếp theo.
Thứ hai, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được ban hành dựa trên những căn cứ luật định
So với đặc điểm trên, đây cũng là một trong những đặc điểm không thể thiếu của đình chỉ xét xử phúc thẩm Nội dung này xuất phát từ chính nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 4 Luật Tố tụng hành chính “mọi hoạt động tố tụng hành chính của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định của Luật này” Xét về khía cạnh lý luận, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm toàn bộ vụ án không chỉ đơn thuần làm chấm dứt việc giải quyết phúc thẩm mà còn là điều kiện để bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phát sinh hiệu lực, xác định việc thi hành về quyền, nghĩa vụ của các đương sự trong bản án, quyết định sơ thẩm trước đó Do vậy, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm rất quan trọng, tính chính xác hay không chính xác của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các đương sự kháng cáo, Viện kiểm sát có kháng nghị Chính vì điều này nên khi Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm phải có sự thận trọng và chính xác Nói cách khác, chỉ khi xuất hiện các căn cứ luật định thì Tòa án mới được đình chỉ xét xử phúc thẩm, chấm dứt việc giải quyết phúc thẩm, tránh trường hợp tùy tiện, chủ quan gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các đương sự trong vụ án, đảm bảo triệt để ý nghĩa của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính làm chấm dứt việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Chúng ta có thể khẳng định đây là đặc điểm vô cùng quan trọng và không thể không bàn tới khi nghiên cứu về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Nếu như việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm làm gián đoạn việc giải quyết phúc thẩm trong một khoảng thời gian, vụ án sẽ được tiếp tục xét xử lại khi các căn cứ tạm đình chỉ được khắc phục thì việc đình chỉ xét xử phúc thẩm lại làm chấm dứt việc giải quyết phúc thẩm, các phán quyết trong bản án quyết định sơ thẩm sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật và được công nhận Như vậy, bản chất cơ bản của đình chỉ xét xử phúc thẩm là làm chấm dứt hoạt động tố tụng giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm và kết quả giải quyết vụ án ở giai đoạn sơ thẩm sẽ được công nhận và quyền, nghĩa vụ của các bên được ấn định trong bản án, quyết định sơ thẩm sẽ được tôn trọng và có hiệu lực thi hành Tuy nhiên cần phải lưu ý, tùy thuộc vào các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm khác nhau mà việc đình chỉ xét xử phúc thẩm có thể dẫn đến kết quả làm chấm dứt toàn bộ hoặc một phần việc giải quyết phúc thẩm Theo đó, nếu thủ tục phúc thẩm phát sinh do có kháng cáo của đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát mà cả đương sự, Viện kiểm sát đều rút hết các kháng cáo, kháng nghị thì việc đình chỉ xét xử phúc thẩm lúc này sẽ làm chấm dứt toàn bộ việc giải quyết phúc thẩm, hiệu lực của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực Ngược lại, nếu đương sự chỉ rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì việc đình chỉ xét xử phúc thẩm chỉ là một phần và không thể làm chấm dứt toàn bộ việc giải quyết phúc thẩm vụ án, vì vẫn còn các kháng cáo, kháng nghị chưa rút Rõ ràng, xét về mặt lý luận, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm có thể là quyết định giải quyết cuối cùng của thủ tục phúc thẩm và cũng có thể là quyết định làm giảm tải một phần trách nhiệm của Tòa án cấp phúc thẩm khi không phải xem xét các nội dung các kháng cáo, kháng nghị đã đình chỉ.
Quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính trong pháp luật tố tụng hành chính ở một số quốc gia
tố tụng hành chính ở một số quốc gia
Tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau, các quy định về việc giải quyết vụ án hành chính nói chung và vấn đề về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính nói riêng cũng có những điểm không tương đồng nhất định. Theo đó, thông qua việc nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy: hiện nay, trên thế giới có khá nhiều quốc gia ban hành đạo luật tố tụng hành chính có đề cập cụ thể về căn cứ, thẩm quyền, hậu quả của đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung trình bày, phân tích quy định pháp luật của một số nước về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính dưới đây Qua đó, nội dung này sẽ là cơ sở quan trọng để hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hành chính về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam.
1.2.1 Quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính trong Pháp luật Cộng hòa Pháp
Cộng hòa Pháp là quốc gia đầu tiên cần được xem xét khi nghiên cứu về pháp luật nước ngoài trong lĩnh vực tố tụng hành chính Bởi lẽ, Pháp là quốc gia có nền tài phán hành chính phát triển mạnh mẽ và lâu đời nhất trên thế giới Đồng thời,Pháp là một trong những quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với Việt Nam trong lịch sử hiện đại bởi chế độ thuộc địa kéo dài gần một thế kỷ và cũng là một trong những quốc gia có hoạt động trợ giúp pháp lý sớm nhất thông qua con đường Chính phủ từ những năm đầu 1990, thực hiện nhiều dự án liên quan đến việc giới thiệu mô hình Tòa án hành chính của Pháp, giúp đỡ Việt Nam trong việc soạn thảo các văn bản quy phạm liên quan đến việc giải quyết các vụ án hành chính 9
Nhìn chung, Bộ luật hành chính năm 2001 của Cộng hòa Pháp gồm có 2 phần (phần Tòa án từ Điều L1 đến L911-10 và phần Thủ tục từ Điều R112 đến R931-8) Trong đó, nội dung về đình chỉ xét xử phúc thẩm trước hết được tập trung quy định tại Chương 8 Phần 2 và các Chương 4, 6, 7 của Phần này 10 Theo đó, nội dung đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính của Pháp được thể hiện trọng tâm ở các vấn đề sau:
Về căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm: Trong quá trình xét xử phúc thẩm tại phiên tòa, các bên gửi bảng giải trình, quan điểm tranh luận kèm tài liệu cho các trưởng ban, chủ tọa phiên tòa (Điều R611-17) Trưởng ban, chủ tọa phiên tòa có quyền yêu cầu các bên bổ sung tài liệu (Điều R612-5) 11 hoặc xác nhận về việc tiếp tục theo đuổi vụ án (Điều R612-5-1) 12 Nếu các bên không phản hồi trong thời hạn quy định, đồng nghĩa họ từ bỏ kháng cáo Đây là căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm tuy có sự diễn giải không giống nhau nhưng lại có nét tương đồng với căn cứ đình chỉ xét xử ở Việt Nam, một căn cứ của việc người kháng cáo vắng mặt không có lý do chính đáng.
Về thẩm quyền, thủ tục đình chỉ xét xử phúc thẩm: Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm có thể được thực hiện bởi Hội đồng xét xử nếu quyết định được đưa ra tại giai đoạn giải quyết hoặc bởi Hội nghị tiểu ban nếu được đưa ra tại giai đoạn thẩm cứu (Điều R612-3) Rõ ràng, về thẩm quyền đình chỉ xét xử phúc thẩm ở đây cũng có những phân định khá rõ ràng, loại trừ được sự chồng chéo, mâu thuẫn và xác định rõ được trách nhiệm của các chủ thể Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy, việc phân định thẩm quyền đình chỉ xét xử phúc thẩm có sự phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng ở cấp phúc thẩm Nếu ở giai đoạn thẩm cứu – giai đoạn được tính từ khi nhận hồ sơ cho đến khi đưa vụ án ra giải quyết thì quyền hạn đình chỉ thuộc về hội nghị tiểu bang phụ trách Nghĩa là, việc đình chỉ xét xử lúc này không do cá nhân đảm
9Phạm Hồng Quang (2010), “Kinh nghiệm từ mô hình và thẩm quyền xét xử Vụ án hành chính của một số quốc gia trên thế giới”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21, tr 55, 56.
10 Theo Điều R811-13, trừ khi có quy định khác, việc bắt đầu tố tụng trước Tòa án phúc thẩm tuân theo các quy tắc liên quan đến việc bắt đầu thủ tục sơ thẩm được định nghĩa trong Chương 4 (thủ tục sơ thẩm), các quy định trong Chương 6 (hướng dẫn), 7 (phán quyết) cũng được áp dụng.
11 Trước Tòa án hành chính cấp phúc thẩm, nếu người nộp đơn, mặc dù đã gửi thông báo chính thức, nhưng vẫn chưa xuất trình tài liệu bổ sung hoặc trong các trường hợp được đề cập trong đoạn thứ hai của Điều R 611- 6 (chuyển tài liệu từ các cơ quan có thẩm quyền), anh ta được coi là đã từ bỏ kháng cáo.
12 Khi tình trạng của hồ sơ khiến người ta có thể nghi ngờ về việc tiếp tục theo đuổi vụ việc của người kháng cáo, chủ tịch hoặc trưởng ban phụ trách điều tra có thể mời người kháng cáo xác nhận rõ ràng việc duy trì kết luận Yêu cầu được gửi đến người kháng cáo đề cập rằng, nếu không nhận được xác nhận này khi hết thời hạn ấn định, có thể không dưới một tháng, anh ta sẽ được coi là đã rút khỏi tất cả các kết luận của mình. trách mà cũng phải được thảo luận, thông qua tại Hội nghị tiểu ban (gồm Trưởng ban dự thẩm và hai thành viên khác), song người ký quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm lại là Trưởng ban đóng vai trò dự thẩm chính Nếu ở giai đoạn giải quyết phúc thẩm vụ án thì quy trình, thủ tục, thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án lại có sự khác biệt Theo đó, tại phiên tòa, báo cáo viên trình bày sự việc, nêu yêu cầu của các bên Khi xem xét một quyết định hành chính, Hội đồng xét xử sẽ xem xét cả hiệu lực về mặt hình thức lẫn nội dung quyết định đó 13
Về hậu quả pháp lý của đình chỉ xét xử phúc thẩm: nếu các bên không đưa ra được các giải trình theo yêu cầu trong thời hạn được đặt ra thì các bên được coi là đã từ bỏ kháng cáo của mình Lúc này, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án đối với yêu cầu kháng cáo đã bị từ bỏ (Điều R611-8-1).
Nhìn nhận một cách tổng quát, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính của Cộng hòa Pháp và của Việt Nam có nhiều nét tương đồng và cũng có sự khác biệt Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì Pháp và Việt Nam có những điều kiện và thể chế chính trị khác nhau nên không thể có sự tương đồng hoàn toàn.
1.2.2 Quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính trong Pháp luật Liên Bang Nga
Cũng như Cộng Hòa Pháp, Liên Bang Nga cũng là một quốc gia mà hệ thống pháp luật của họ có sự ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống pháp luật của Việt Nam. Riêng về Luật Tố tụng hành chính của nước ta cũng nằm trong phạm vi ảnh hưởng đó Theo đó, Bộ Luật Tố tụng hành chính Liên bang Nga năm 2015 gồm 9 phần, trong đó nội dung về phúc thẩm được quy định tại Chương 34, Phần 6 từ Điều 295 đến Điều 317 Về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo Luật pháp của Liên Bang Nga có nhiều nét “na ná” như nước ta Đương sự, người đại diện và Viện kiểm sát có quyền kháng cáo, kháng nghị khi các phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật (Điều 295) Sau khi nộp đơn, người đã kháng cáo, kháng nghị có quyền rút lại đơn đó trước khi Tòa án phúc thẩm thụ lý và cả sau khi Tòa án thụ lý Nếu Tòa án đã thụ lý, việc rút kháng cáo, kháng nghị sẽ tuân thủ theo Điều 303 của Bộ Luật về rút kháng cáo, kháng nghị:
“1 Được phép rút kháng cáo hoặc kháng nghị cho đến khi tòa án đưa ra phán quyết kháng cáo.
2 Đơn rút kháng cáo, kháng nghị sẽ được nộp bằng văn bản cho tòa án cấp phúc thẩm.
13 Nguyễn Thu Thảo (2015), “Sơ lược về hệ thống tòa án hành chính và thủ tục tố tụng hành chính của Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Kiểm sát, số Tết Ất Mùi, tr 44 - 47.
3 Khi chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.
4 Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút không phải là trở ngại cho việc xem xét các kháng cáo, kháng nghị khác, nếu phần bản án, quyết định đó của Tòa án cấp sơ thẩm bị người khác kháng cáo”.
Quy định pháp luật về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Hiện nay, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được ghi nhận rải rác tại các điều khoản như điểm a khoản 2 Điều 225, Điều 229, khoản 5 Điều 241 Luật
Tố tụng hành chính Tuy nhiên, Điều 229 Luật Tố tụng hành chính là điều khoản chủ đạo ghi nhận về đình chỉ xét xử phúc thẩm một cách tập trung nhất Theo đó, tác giả sẽ lần lượt trình bày, phân tích các nội dung về căn cứ; thẩm quyền; trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý của đình chỉ xét xử phúc thẩm.
1.3.1 Căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Có thể nói, trong các nội dung pháp lý liên quan đến đình chỉ xét xử phúc thẩm thì việc tìm hiểu, phân tích các căn cứ đình chỉ được xem là nội dung mang nhiều ý nghĩa quan quan trọng Đây sẽ là cơ sở, điều kiện để Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử một cách thống nhất, chính xác và đúng luật, loại bỏ trường hợp ban hành tùy tiện, thiếu thống nhất ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình tố tụng hành chính, đến quyền tham gia tố tụng của đương sự kháng cáo và của Viện kiểm sát kháng nghị Nhìn chung, trên cơ sở tiếp thu có kế thừa các quy định tiến bộ của Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Luật Tố tụng hành chính hiện hành tiếp tục đề cập về đình chỉ xét xử phúc thẩm một cách khá rõ ràng, đầy đủ và tập trung tại Điều
229 Theo đó, bằng phương pháp liệt kê đan xen với phương pháp dẫn chiếu, Luật
Tố tụng hành chính hiện hành đã quy định các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính dưới đây:
Thứ nhất, trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 143 của Luật này;
Căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm này đã dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 1 Điều 143 Theo đó, nếu trong quá trình xét xử phúc thẩm mà xuất hiện căn cứ “người khởi kiện kháng cáo là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế, là cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng” thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm Trong tố tụng hành chính, người khởi kiện là người chủ động làm phát sinh vụ án hành chính, xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyết các yêu cầu của họ, chính vì thế việc người khởi kiện chết hoặc giải thể, tuyên bố phá sản có thể làm gián đoạn hoặc chấm dứt việc giải quyết vụ án Khi người khởi kiện chết hoặc giải thể, phá sản tại giai đoạn phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ đình chỉ xét xử khi chính người khởi kiện là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế, là cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng Thiết nghĩ, để hiểu rõ ràng, chuyên sâu hơn, chúng ta cần tách căn cứ đình chỉ trên thành hai nội dung để phân tích.
Một là , người khởi kiện kháng cáo là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế
Người khởi kiện là cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch Về nguyên tắc, khi giải quyết phúc thẩm mà người khởi kiện đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ được thừa kế thì người thừa kế được tham gia tố tụng và trong trường hợp này Tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ án 20 Tuy nhiên cũng có những trường hợp cá nhân người khởi kiện đang tham gia tố tụng bị chết nhưng quyền, nghĩa vụ không được thừa kế Đó là trường hợp quyền, nghĩa vụ của họ gắn liền với quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác 21 Do tính chất của quyền nhân thân chỉ gắn liền với cá nhân đó, chỉ cá nhân đó được thụ hưởng khi còn sống, nên khi người khởi kiện chết thì quyền này cũng đương nhiên chấm dứt 22 Hậu quả là vụ án lúc này thiếu vắng người khởi kiện, việc tiếp tục giải quyết vụ án trở nên không còn ý nghĩa nên theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, Tòa án phúc thẩm phải đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án Việc giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm chính thức bị dừng lại.
20 Khoản 1 Điều 59 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
21 Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015.
22 Nguyễn Đăng Hải (2006), “Những bất cập của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”, Tạp chí Khoa học lập pháp, số 12, tr 56 -57.
Như vậy, khi người khởi kiện là cá nhân chết, quyền, nghĩa vụ của họ gắn liền với quyền nhân thân thì không được thừa kế và nếu sự kiện này xảy ra ở giai đoạn phúc thẩm, Tòa án sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm Thế nhưng cũng cần phân định rạch ròi với trường hợp người khởi kiện là cá nhân đang tham gia tố tụng chết, quyền nghĩa vụ liên quan đến tài sản được thừa kế mà không có người thừa kế thì Tòa án không được đình chỉ giải quyết vụ án cũng như đình chỉ xét xử phúc thẩm, nó không thuộc về căn cứ mà chúng ta đang phân tích.
Ví dụ: Ông Nguyễn Quang Đắng gửi đơn đến Ủy ban nhân dân huyện N tỉnh
K xin đổi tên thành Nguyễn Quang Đặng Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân huyện N không cho phép đổi tên và cũng không giải thích lý do cho ông biết Do đó, ngày 17/02/2021 ông Đắng đã khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền và Tòa án sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện của ông Không đồng ý, ông Đắng kháng cáo theo trình tự phúc thẩm và được Tòa án thụ lý Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ông Đắng qua đời Trong trường hợp này, Tòa án đã ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án vì quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Đắng không được thừa kế.
Hai là, người khởi kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
Giải thể là trường hợp cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động theo quy định của điều lệ; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc theo trường hợp khác theo quy định của pháp luật 23 Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản 24 Để xác định tổ chức bị giải thể, phá sản có thể dựa vào: Thông báo về việc doanh nghiệp, hợp tác xã giải thể của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị giải thể; thông báo chấm dứt mã số thuế của cơ quan thuế đối với trường hợp tổ chức bị giải thể không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã; Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản 25 Điểm chung của cả hai trường hợp này là đều dẫn đến hậu quả chấm dứt sự tồn tại của cơ quan, tổ chức.
Trường hợp khi đang tham gia tố tụng, người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có thể rơi vào tình trạng bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản, dẫn đến tư cách pháp lý của cơ quan, tổ chức này không còn, hoạt động trên thực tế sẽ chấm dứt, các quyền,
23 Điều 93, 384 Bộ luật Dân sự năm 2015.
24 Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014.
25 Điểm b, c khoản 2 Điều 41 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. nghĩa vụ cũng chấm dứt theo Trong trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản có cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ thì họ sẽ được tham gia tố tụng, Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án 26 Thế nhưng, khi rơi vào sự kiện người khởi kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ban hành quyết định đình chỉ xét xử nếu đang trong quá trình xét xử phúc thẩm Việc đình chỉ, chấm dứt việc giải quyết phúc thẩm vụ án trong trường hợp này cũng khá cần thiết, có tiếp tục tiến hành giải quyết cũng không đạt được mục đích, mất thời gian, chi phí cho cả nhà nước lẫn đương sự.
Trên thực tiễn xét xử, việc xác định “ai” có quyền thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng khi người khởi kiện là cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản là một công việc không giản đơn, đòi hỏi sự thận trọng, thời gian và điều này phải dựa vào quyết định thành lập, điều lệ, quyết định giải thể… mới xác định chính xác.
Thứ hai, trường hợp trả lại đơn kháng cáo theo quy định của Luật này mà Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý hồ sơ vụ án
Quan sát quy định này, chúng ta thấy đây chính là điểm mới bổ sung của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 so với Luật Tố tụng hành chính năm 2010 Việc bổ sung này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hoàn thiện hơn các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm, tạo điều kiện thuận tiện cho Tòa án khi đình chỉ xét xử phúc thẩm. Theo đó, kháng cáo của người kháng cáo chỉ được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét và chuyển Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý giải quyết theo thủ tục phúc thẩm khi đáp ứng các điều kiện về chủ thể, hình thức, nội dung và thủ tục kháng cáo Nếu người kháng cáo vi phạm các điều kiện này, Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn kháng cáo Trường hợp, sau khi thụ lý phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm mới phát hiện ra Tòa án cấp sơ thẩm không trả lại đơn kháng cáo khi có các căn cứ phải trả lại đơn kháng cáo, thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm Căn cứ vào khoản 4 Điều 207 Luật Tố tụng hành chính, Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, người kháng cáo không có quyền kháng cáo
Một trong các tiêu chí quan trọng để thụ lý phúc thẩm vụ án hành chính là người kháng cáo phải có quyền kháng cáo Nếu xét thấy, người kháng cáo không có quyền kháng cáo, Tòa án phải trả lại đơn kháng cáo, tức là từ chối không tiếp nhận giải quyết nội dung kháng cáo của người kháng cáo Trong tố tụng hành chính,
26 Khoản 2 Điều 59 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. quyền kháng cáo chỉ thuộc về đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự Tất cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác không phải là đương sự, người đại diện của đương sự, không có lợi ích liên quan trực tiếp với phán quyết trong bản án, quyết định sơ thẩm thì họ không có quyền kháng cáo Mặt khác, vì Luật Tố tụng hành chính chưa giải thích thế nào là có quyền kháng cáo nên trong trường hợp các đương sự, người đại diện kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật cũng được hiểu là trường hợp người kháng cáo không có quyền kháng cáo 27
Trường hợp thứ hai, người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng chưa đúng quy định tại Điều 205 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án Đơn kháng cáo và nội dung của nó là cơ sở ban đầu để Tòa án sơ thẩm xem xét và chuyển Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý giải quyết phúc thẩm vụ án Theo đó, Điều 205 Luật Tố tụng hành chính quy định đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau: a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo; c) Kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo Trường hợp, khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phát hiện đơn không đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật thì Tòa án sơ thẩm phải thông báo để người kháng cáo khẩn trương, kịp thời sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ Nếu người kháng cáo không hợp tác, không sửa chữa theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn luật định thì coi là đã từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án sẽ trả lại đơn kháng cáo cho họ, tránh mất thời gian của Tòa án.
THỰC TRẠNG ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 ra đời thay thế cho Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hành chính nói riêng Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc của những quy định trước đó, Luật Tố tụng hành chính hiện hành đã có những quy định tương đối hoàn thiện về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, phần nào đã tạo cơ sở pháp lý ổn định để Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thuận lợi và khả thi hơn Đặc biệt, khi nghiên cứu các quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh chúng tôi nhận thấy, phần lớn các quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đều được ban hành chính xác, kịp thời và đạt được chất lượng nhất định Đặc biệt, rất ít trường hợp bị đương sự đề nghị chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 43 Đây là một trong những tín hiệu rất đáng mừng, đã cho thấy việc đình chỉ xét xử phúc thẩm của Tòa án ít sai sót và có chất lượng đáng ghi nhận.
Xét về mặt thực tiễn, vì đình chỉ xét xử phúc thẩm là một trong những nội dung khá hẹp của Luật Tố tụng hành chính nên khi tiếp cận vấn đề này tác giả gặp những trở ngại nhất định từ các số liệu thực tiễn tại các Tòa án Chính vì vậy, để có được những số liệu thuyết phục, tin cậy nhất về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, tác giả đã cố gắng tiếp cận, nghiên cứu tổng kết từ nhiều nguồn thực tiễn khác nhau như: các quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của các Tòa án cấp phúc thẩm; các báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao; báo cáo tổng kết của một số Tòa án địa phương 44 Theo đó, căn cứ vào các bản án, quyết định phúc thẩm liên quan đến đình chỉ xét xử phúc thẩm từ 26/7/2017 đến 28/4/2021 tại trang công bố bản án, tác giả nhận thấy: trong khoảng thời gian này, Tòa án cấp phúc thẩm đã công bố tổng cộng 193 bản án, quyết định liên quan đến đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Trong đó, có 183 quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, 7 bản án phúc thẩm và 3 quyết định giám đốc thẩm (xem biểu đồ 1).
43 Báo cáo tham luận ngành Toà án năm 2020, tài liệu lưu hành nội bộ, phục vụ công tác giải quyết các vụ án hành chính của các Tòa án nhân dân, tr 22.
44 Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết công tác các năm 2018, 2019, 2020 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019, 2020, 2021 của các Tòa án Theo đó, năm 2018, các Tòa án đã thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 2.517 vụ, giải quyết, xét xử 1.635 vụ; Năm 2019, thụ lý 2.686 vụ, giải quyết, xét xử 2.099 vụ;Năm 2020, tỷ lệ bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là 28,5%.
TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM
Rút kháng cáo, kháng nghị Vắng mặt Lý do khác
Quyết định giám đốc thẩm Bản án phúc thẩm Quyết định phúc thẩm
Biểu đồ 1: Kết quả chung về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Tiếp nữa, khi nghiên cứu 183 quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, tác giả thấy có 81/183 quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm do người kháng cáo rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị, cụ thể là biểu đồ 2 Mặt khác, có 106/183 bản án, quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án do người kháng cáo vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ hai, cụ thể là biểu đồ 3 Như vậy, căn cứ dẫn đến việc đình chỉ xét xử phổ biến nhất là “người kháng cáo vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai” Điều này chứng tỏ rằng, nhiều người kháng cáo sau khi kháng cáo đã từ bỏ kháng cáo, không tiếp tục theo vụ kiện. ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM TRONG TRƯỜNG HỢP
RÚT KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ
Viện kiểm sát Người khởi kiện
Người bị kiện Người liên quan
Người khởi kiện và người liên quan Người bị kiện và người liên quan
Chuẩn bị xét xử Tại phiên tòa Tại phiên họp
Biểu đồ 2: Kết quả đình chỉ xét xử phúc thẩm trong trường hợp rút kháng cáo, kháng nghị (81 bản án, quyết định) ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM TRONG TRƯỜNG HỢP
NGƯỜI KHÁNG CÁO VẮNG MẶT
Người khởi kiện Người bị kiện Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Người khởi kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Không còn kháng cáo, kháng nghị Vẫn còn kháng cáo, kháng nghị
Biểu đồ 3: Đình chỉ xét xử phúc thẩm trong trường hợp người kháng cáo vắng mặt (106 bản án, quyết định)
Mặt khác, khi tiếp cận 164 bản án, quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm các năm 2018, 2019, 2020, tác giả nhận thấy việc đình chỉ xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao nhiều hơn Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cụ thể xem biểu đồ 4 dưới đây:
SỐ LƯỢNG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM THEO NĂM
Biểu đồ 4: Số lượng bản án, quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm các năm
Ngoài ra, để có bảng biểu thể hiện rõ số lượng vụ án phúc thẩm bị đình chỉ xét xử phúc thẩm, tác giả xin nêu bảng tổng kết các số liệu đình chỉ xét xử phúc thẩm theo các năm 2016, 2017, 2018, 2019 như sau:
Số vụ thụ lý 1.138 1856 2.006 1.051 6.051 Đã xét xử 621 1.231 1.386 266 3.504 Đình chỉ 52 125 100 27 304
Bảng 1: Kết quả công tác kiểm sát việc thụ lý và giải quyết vụ án hành chính phúc thẩm giai đoạn 2016-2019 của toàn ngành Kiểm sát 45
Như vậy, những số liệu nêu trên đã một phần nào mô tả được bức tranh tổng thể về thực trạng đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính ở nước ta hiện nay. Trong đó, phổ biến nhất là đình chỉ xét xử do người kháng cáo rút yêu cầu kháng cáo hoặc vắng mặt tại phiên tòa mà không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan Tỷ lệ giữa số vụ án đình chỉ xét xử phúc thẩm và số vụ án thụ lý phúc thẩm là khoảng 5% và tỷ lệ là khoảng 9% giữa số vụ án đình chỉ xét xử phúc thẩm và số vụ án đã xét xử Nghĩa là, cứ khoảng 11 vụ án phúc thẩm được giải quyết, xét xử thì có
1 vụ được đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Thông qua việc nghiên cứu các vụ án cụ thể cho thấy, lý do người kháng cáo rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị nhiều nhất thường xuất phát từ việc thống nhất, điều chỉnh từ phía người bị kiện như: Trong thời gian chờ Tòa án đưa vụ án ra xét xử, người khởi kiện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân đã thỏa thuận, thống nhất về phần bồi thường thiệt hại (nội dung kháng cáo), do đó người khởi kiện rút kháng cáo 46 ; Sau khi nghe lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh không kháng cáo là để ban hành lại quyết định hành chính đúng trình tự, thủ tục, tránh khiếu nại nhiều lần, Viện kiểm sát đã rút lại toàn bộ kháng nghị 47 ; Hay chính quyền đã bố trí đất, hỗ trợ nhân lực và kinh tế để tháo dỡ nhà tiền chế, đưa về vị đất mới và đã hoàn thành; đối tượng thi hành quyết định hành chính khởi kiện không còn do đó ông Trần Ngọc
B và bà Vương Minh Đ đã rút toàn bộ kháng cáo 48 … Đây là những lý do tích cực và cần được khuyến khích hơn nữa Bởi lẽ nguyên nhân việc khởi kiện vụ án hành chính là vì người khởi kiện cho rằng quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan đó (các quyết định này chính là nguyên nhân phát sinh vụ án, cũng là động lực để người khởi kiện tiếp tục vụ án) Vì vậy, việc thống nhất và điều chỉnh từ phía người bị kiện trước hết giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng, đồng thời cũng giúp vụ án được giải quyết triệt để từ gốc rễ vấn đề Cùng với đó, trong trường hợp vắng mặt, trong một số tình huống, người kháng cáo thường đưa
45 Báo cáo (dự thảo) của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Sơ kết 03 năm thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 trong ngành kiểm sát nhân dân”.
47 Quyết định số 454/2019/QĐ-PT ngày 16/7/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về “Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính”.
48 Quyết định số 107/2020/QĐ-PT ngày 01/7/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về
“Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính”. ra những lý do có vẻ “đột xuất” như: Bệnh cũ tái phát phải cấp cứu tại bệnh viện, bị sốt, lo ngại sức khỏe không đảm bảo tại phiên tòa; cần thêm thời gian chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa; bận công tác đột xuất… Tuy nhiên, nếu những lý do này không kèm theo minh chứng, giấy tờ hợp lệ thì sẽ không được Tòa án chấp nhận 49
Tóm lược lại, qua các số liệu tổng kết cùng với việc phân tích trên đây đã chứng minh rằng: hoạt động đình chỉ xét xử phúc thẩm các vụ án hành chính không nhiều, nếu có đình chỉ hầu hết đều xuất phát từ sự chủ động muốn chấm dứt của đương sự kháng cáo, Viện kiểm sát có kháng nghị và một số thì xuất phát từ thái độ
Một số bất cập trong quy định pháp luật về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Nhìn chung, trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc từ Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Luật Tố tụng hành chính hiện hành đã có những quy định tương đối đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về căn cứ, thẩm quyền, hậu quả pháp lý của đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Điều này đã phần nào tạo điều kiện cho Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng pháp luật và ban hành quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thuận lợi, dễ dàng hơn, bảo đảm quyền, lợi ích của các đương sự trong vụ án Tuy nhiên, từ góc độ phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật trên đây, tác giả nhận thấy các quy định của Luật Tố tụng hành chính hiện hành vẫn còn tồn tại một số thiếu sót, hạn chế, bất cập gây khó khăn, lúng túng cho Tòa án khi đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm còn hạn chế, bất cập, thiếu logic và có phần bất nhất với các quy định khác
Luật Tố tụng hành chính dành nguyên khoản 1 Điều 229 quy định về các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm Về cơ bản, bằng phương pháp liệt kê, Luật Tố tụng hành chính đã quy định khá bao quát các căn cứ để Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm Song dưới góc độ chuyên môn, nghiên cứu sâu về lý luận và kết hợp tham chiếu từ thực tiễn xét xử, tác giả nhận thấy rằng hầu hết các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại khoản 1 Điều 229 còn hạn chế, chưa chuẩn xác.
Một là, căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính “trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 143 của Luật này” còn thiếu rõ ràng Đây là căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm đầu tiên tại khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính Theo đó, sau khi thụ lý xét xử phúc thẩm nếu có căn cứ “người khởi kiện là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ tố tụng không được thừa kế, là cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng” thì Tòa án sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Xét về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tác giả cho rằng đây là căn cứ khó hiểu nhất trong tất cả các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm được Luật Tố tụng hành chính ghi nhận Bởi lẽ, khi đặt căn cứ đình chỉ này trong mối tương quan với điều kiện phát sinh, tính chất của thủ tục phúc thẩm thì sẽ có ba cách diễn giải thiếu thống nhất, gây lúng túng cho Tòa án trong thực tiễn xét xử.
(1) Thủ tục phúc thẩm phát sinh khi người bị kiện kháng cáo toàn bộ vụ án, người khởi kiện là cá nhân không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị. Sau khi thụ lý phúc thẩm, người khởi kiện chết và quyền, nghĩa vụ không được thừa kế Chiếu theo căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính, Tòa án phải đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án Xét thấy, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trong trường hợp này thiếu thuyết phục Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, thủ tục phúc thẩm chỉ phát sinh khi có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ Các nội dung kháng cáo của đương sự, các kháng nghị của Viện kiểm sát là cơ sở để Tòa phúc thẩm xác định phạm vi xét xử của mình Nếu các kháng cáo, kháng nghị không còn tồn tại nữa thì việc xét xử phúc thẩm phải chấm dứt bằng việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án Rõ ràng, trong cách diễn giải trên, sự kiện chết của người khởi kiện không làm mất đi yêu cầu kháng cáo của người bị kiện cho dù quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện không được thừa kế, vì lúc này người bị kiện không rút kháng cáo của mình, họ vẫn cần phải bảo vệ danh dự uy tín của mình trong quản lý hành chính nhà nước Tức là, đối tượng của xét xử phúc thẩm vẫn còn tồn tại. Nếu tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm là đã vi phạm tính chất, mục đích của phúc thẩm vụ án hành chính Do đó, tác giả cho rằng cách diễn giải như trên có phần khiên cưỡng, thiếu chuẩn chỉnh.
Ví dụ: Ông A đi đổi tên, Ủy ban nhân dân huyện M tỉnh X không cho đổi tên.
Không đồng ý, ông A khởi kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh X, yêu cầu tuyên hành vi không cho đổi tên của Ủy ban nhân dân huyện M là trái pháp luật và được thụ lý giải quyết Tòa án nhân dân tỉnh X ban hành bản án hành chính sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông A, tuyên hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân huyện M là trái pháp luật Không đồng ý, Ủy ban nhân dân huyện M kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm và được Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý giải quyết. Đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ông A chết Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm.
(2) Thủ tục phúc thẩm phát sinh khi người khởi kiện là cá nhân kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm Tại giai đoạn phúc thẩm, người khởi kiện chết quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế, Viện kiểm sát không rút kháng nghị, lúc này Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm So với cách hiểu (1) trên, cách hiểu này có phần khác, chủ thể làm phát sinh thủ tục phúc thẩm lúc này không phải là người bị kiện mà thay vào đó là người khởi kiện và Viện kiểm sát Tuy có phần khác song hậu quả đều phải đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án vì quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện không được thừa kế. Nhận thấy, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm khi người khởi kiện kháng cáo chết là phù hợp về mặt lý luận và phù hợp với tính chất của thủ tục phúc thẩm Thế nhưng, tác giả cho rằng việc đình chỉ xét xử cả với nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên kháng nghị thì lại không phù hợp với tính chất, phạm vi của phúc thẩm vụ án hành chính Phải chăng theo cách hiểu trên khi người khởi kiện kháng cáo chết trong giai đoạn phúc thẩm mà quyền, nghĩa vụ không được thừa kế thì Tòa án cấp phúc thẩm phải đình chỉ xét xử phúc thẩm trong mọi trường hợp mà không cần xem xét đến các kháng cáo của các đương sự khác, các kháng nghị của Viện kiểm sát Sự băn khoăn này chưa được pháp luật Tố tụng hành chính giải thích kỹ càng.
Ví dụ: ông A đi đổi tên, Ủy ban nhân dân huyện M tỉnh X không cho đổi tên.
Không đồng ý, ông A khởi kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh X, yêu cầu tuyên hành vi không cho đổi tên của Ủy ban nhân dân huyện M là trái pháp luật và được thụ lý giải quyết Tòa án nhân dân tỉnh X ban hành bản án hành chính sơ thẩm bác toàn bộ yêu cầu của ông A Không đồng ý, ông A kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm và được Tòa cấp phúc thụ lý giải quyết Đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ông A chết Tòa án cũng sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo căn cứ điểm a khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính.
(3) Thủ tục phúc thẩm phát sinh khi người khởi kiện là cá nhân kháng cáo toàn bộ bản án, các đương sự khác không kháng cáo,Viện kiểm sát không kháng nghị Nếu sau khi thụ lý phúc thẩm, người khởi kiện chết quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm toàn bộ vụ án. Dưới góc độ đối chiếu với hai cách diễn giải (1), (2) nêu trên thì đây có lẽ là cách diễn giải dễ hình dung nhất và việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trong trường hợp này không vi phạm với tính chất, phạm vi của xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Khi người khởi kiện kháng cáo chết, quyền, nghĩa vụ tố tụng không được thừa kế thì cũng đồng nghĩa rằng việc tiếp tục giải quyết các kháng cáo của họ không còn ý nghĩa nên việc đình chỉ xét xử lúc này là cần thiết Tuy nhiên, điểm mà tác giả thắc mắc, băn khoăn ở đây là: bản án sơ thẩm bị kháng cáo lúc này có phát sinh hiệu lực pháp luật hay không? Hiện tại, pháp luật Tố tụng hành chính chưa đề cập đến Nếu bản án sơ thẩm sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật thì phải được tổ chức thi hành mà người khởi kiện chết, quyền và nghĩa vụ không được thừa kế, có nghĩa là không còn người thi hành, việc đem ra thi hành bản án sơ thẩm thực sự không có ý nghĩa trên thực tế Do đó, suy cho cùng thì cách diễn giải như trên cùng với việc Luật Tố tụng hành chính không đề cập đến hiệu lực pháp lý của bản án sơ thẩm cũng còn nhiều băn khoăn.
Như vậy, chỉ một quy định tại điểm a khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính đã cho chúng ta nhiều cách hiểu khác nhau và cách hiểu nào mới là ý đồ của nhà làm luật Câu hỏi này cần phải có hướng dẫn chính danh từ nhà làm luật Do đó, việc Luật Tố tụng hành chính chưa hướng dẫn cụ thể tiêu chí để Tòa án phúc thẩm đình chỉ xét xử tại điểm a khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính là một thiếu sót đáng lưu tâm Việc chưa có hướng dẫn cụ thể đó đã gây khó khăn cho Tòa án khi ra phán quyết, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm hoàn toàn căn cứ vào ý chí chủ quan, cách giải thích riêng của Thẩm phán dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật thiếu thống nhất.
Hai là, khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính không có điều khoản đề cập đến căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm“người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị”
Bất cập này liên quan đến thiết kế, bố trí các điểm trong khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính Tác giả cho rằng cách bố trí các điểm, khoản tại Điều 229 có mục chưa cân xứng, làm cho cách tìm hiểu, nghiên cứu thiếu logic Theo đó, trong khi khoản 2 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính luận giải cho căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm tại điểm c khoản 1 Điều 229 “người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị” thì bản thân khoản 3 Điều 229 đưa nội dung về “trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị” lại không có điểm tương xứng nêu ở khoản 1 Điểm thiếu sót này rõ ràng cho thấy khoản 3 có phần “lạc lõng” không hài hòa, kết nối với khoản 1, tạo cảm giác nghiên cứu điều 229 có phần “hẫng hụt” trong tư duy logic vấn đề Chính vì vậy, tác giả cho rằng, dù đây không phải là hạn chế quá lớn của Luật Tố tụng hành chính nhưng cũng cần phải cân chỉnh cho phù hợp, bảo đảm quy định căn cứ đình chỉ tập trung, toàn diện và bảo đảm trình độ, kỹ thuật lập pháp ở Luật Tố tụng hành chính Điều này, Luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định rất toàn diện, hợp logic 58
Ba là, căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm tại điểm d khoản 1 Điều 229 còn hạn chế, bất cập
Trên thực tế, căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm liên quan đến trường hợp
“người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm” được tổng kết là một trong những căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm phổ biến nhất so với các căn cứ khác Tuy nhiên về mặt lý luận lẫn thực tiễn, căn cứ này còn một số hạn chế cần được nhìn nhận, xem xét lại.
(1) Quy định tại điểm d khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính chưa bao quát hết các trường hợp loại trừ Theo đó, Tòa án sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm khi “người kháng cáo được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan” Quan sát điểm này, chúng ta nhận thấy khi người kháng cáo triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt hoặc vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng, hoặc vắng mặt vì trở ngại khách quan thì Tòa án không thể đình chỉ xét xử phúc thẩm Từ đây có thể suy ra, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm ngay cả trong trường hợp “người kháng cáo triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt song có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa” Thiết nghĩ, việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trong trường hợp này không phù hợp, thiếu khả thi, cản trở nghiêm trọng quyền tham gia tố tụng của người kháng cáo Bởi lẽ, người kháng cáo được quyền ủy quyền cho người đại diện tham gia phiên tòa, thay mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng, pháp luật không cấm đoán người đại diện thay mặt tham gia tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm Chính vì vậy, việc đình chỉ tại điểm d nêu trên là chưa thực sự toàn diện, phù hợp, không bảo đảm triệt để quyền tham gia phiên tòa cho người kháng cáo.
(2) Quy định tại điểm d khoản 1 Điều 229 với khoản 5 Điều 241 còn chưa tương thích, có nội dung “chéo ngoe” với nhau Bởi lẽ, cả hai điểm khoản này cùng đề cập về cách thức xử lý hậu quả của việc người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng mỗi điều khoản lại có quy định
Một số kiến nghị hoàn thiện về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Nhằm nâng cao chất lượng đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, chúng ta cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật Tố tụng hành chính về đình
63 Phụ lục 4. chỉ xét xử phúc thẩm, bảo đảm cho việc triển khai, áp dụng pháp luật được thống nhất, giảm bớt khó khăn, lúng túng cho các Tòa án trong việc lựa chọn căn cứ pháp lý để đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
Thứ nhất, pháp luật Tố tụng hành chính cần khẩn trương sửa đổi, bố trí, tái sắp xếp các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm tại khoản 1 Điều 229
Các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm được xem là nội dung pháp lý cốt lõi của chế định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Việc thực hiện chế định này đúng hay sai phụ thuộc nhiều nhất vào các căn cứ đình chỉ Tuy nhiên, như đã nêu ở mục 2.1.2, hầu hết các căn cứ được đề cập tại khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính đều chưa toàn diện, chứa đựng một vài hạn chế nhất định Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện, khắc phục những hạn chế này là cần thiết và có ý nghĩa Tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau:
Một là, pháp luật tố tụng hành chính cần xem lại căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm tại điểm a khoản 1 Điều 229
Như phần bất cập quy định của pháp luật trên đây tác giả đã trình bày, căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại điểm a khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính chưa toàn diện, gây ra nhiều cách hiểu không phù hợp, mâu thuẫn với tính chất của thủ tục phúc thẩm Chính vì vậy, trên thực tế căn cứ này đã gây không ít khó khăn, lúng túng cho các Tòa án khi vận dụng căn cứ để đình chỉ xét xử phúc thẩm 64 Thiết nghĩ, nhà làm luật cần khẩn trương hướng dẫn kỹ lưỡng điều luật này đối với các trường hợp mà tác giả đã nêu trên hoặc có thể đưa một giải pháp khác thay thế cho phù hợp hơn, góp phần bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất.
Trong phạm vi của khóa luận, để có giải pháp hoàn thiện hạn chế trên, tác giả đã lập câu hỏi xin phỏng vấn, trao đổi ngắn với một số Chánh án, Thẩm phán, Kiểm sát viên thông qua mail, điện thoại trực tiếp về căn cứ đình chỉ tại điểm a khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính Theo đó, tác giả tổng kết có hai luồng ý kiến được chia sẻ Ý kiến thứ nhất: có 3/5 vị cho rằng nếu người khởi kiện chết trong giai đoạn phúc thẩm mà quyền, nghĩa vụ không được thừa kế thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ không đình chỉ xét xử phúc thẩm mà sẽ phải là hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, kết quả trong bản án sơ thẩm sẽ không phát sinh hiệu lực. Ýkiến thứ hai: có 2/5 người cho rằng khi người khởi kiện chết trong giai đoạn phúc thẩm mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ
64 Báo cáo tham luận ngành Tòa án năm 2018, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr 56. đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, nhưng theo ý kiến này họ lại không trả lời rõ về hiệu lực của bản án sơ thẩm có phát sinh hiệu lực hay không 65
Về ý kiến cá nhân tác giả, tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất hơn so với quan điểm thứ hai Tức là, nếu trong giai đoạn sau khi thụ lý phúc thẩm mà xuất hiện căn cứ “người khởi kiện là cá nhân chết, quyền, nghĩa vụ không được thừa kế, là cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng” thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án Đây là ý kiến có sự phù hợp về mặt lý luận cũng như thực tiễn xét xử 66
Về hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm: Dẫu rằng thời điểm tòa án cấp sơ thẩm ban hành bản án sơ thẩm, quyết định sơ thẩm là hoàn toàn có căn cứ, cơ sở nhưng bản án, quyết định sơ thẩm đã không còn phù hợp với tình hình vụ án hiện tại Vì thế, trong trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm không thể có hiệu lực là phù hợp cả về khía cạnh pháp lý và ý nghĩa thực tế.
Về mặt cơ sở pháp lý 67 : theo nguyên tắc hai cấp xét xử, phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực cho đến khi Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết yêu cầu kháng cáo, kháng nghị Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị thì đồng nghĩa rằng họ đã thừa nhận phán quyết sơ thẩm nên Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án sơ thẩm đó phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ ngày có quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm là hoàn toàn hợp lý Còn trong trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ không được thừa kế, là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức thì không có nghĩa là họ đã thừa nhận phán quyết sơ thẩm Do đó, nếu đình chỉ xét xử phúc thẩm và công nhận bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật thì không đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử.
Xét về mặt thực tế, việc công nhận hiệu lực pháp luật của bản án sơ thẩm không có ý nghĩa về mặt thực tế khi không có người thừa kế các quyền, nghĩa vụ mà Tòa án cấp sơ thẩm thừa nhận trong bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
65 Khi tác giả hỏi, các Thẩm phán không trả lời về hiệu lực của bản án sơ thẩm khi vụ án bị đình chỉ xét xử phúc thẩm mà chỉ nói rằng tùy trường hợp Tác giả nhận thấy các Thẩm phán đều lưỡng lự từ chối câu hỏi này xuất phát từ lý do Luật Tố tụng hành chính chưa có hướng dẫn cụ thể - phụ lục 1.
66 Báo cáo tham luận tổng kết ngành Tòa án năm 2019, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr 72.
67 Trần Thị Thảo (2017), Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.35.
Từ các lập luận trên đây, tác giả kiến nghị nhà làm luật nên bỏ căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm tại điểm a khoản 1 Điều 229 Luật Tố tụng hành chính Thay vào đó, đưa căn cứ này sang làm căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính tại khoản 4 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính, cụ thể tác giả đề nghị sửa khoản 4 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính như sau:
Tòa án cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án nếu:
+ Trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính
+ Trong quá trình sau khi thụ lý phúc thẩm có căn cứ “người khởi kiện là cá nhân đã chết, quyền, nghĩa vụ không được thừa kế, là cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng”.
Hai là, Luật Tố tụng hành chính cần khẩn trương bổ sung quy định về căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm khi “người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị” vào khoản 1 Điều 229 68