CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kiệt quệ tài chính
Theo Altman (2005), nhìn chung, thuật ngữ “kiệt quệ tài chính” (financial distress) luôn được các nhà nghiên cứu dùng các thuật ngữ khác như thất bại (failure), phá sản (bankruptcy), không thực hiện nghĩa vụ thanh toán (default) hay mất khả năng thanh toán (insolvency) để định nghĩa Điểm chung của các thuật ngữ này là đều nói lên tình trạng không khả quan của doanh nghiệp về mặt tài chính, hay nói cụ thể hơn là tình trạng một doanh nghiệp thiếu hụt tính thanh khoản nên gặp khó khăn tạm thời hay thường xuyên trong việc thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp có khả năng đi đến bờ vực phá sản Như vậy, “kiệt quệ tài chính” có thể đưa doanh nghiệp đến hai viễn cảnh: một là, khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đủ để doanh nghiệp thanh toán các khoản vay khi đến hạn; hai là, phá sản khi doanh nghiệp không còn có thể thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình (mất hoàn toàn khả năng trả nợ).
Theo Beaver, Correia và McNichols (1966), thuật ngữ “kiệt quệ tài chính” có phạm vi rộng; do đó, có phần mơ hồ nhưng nhìn chung, thuật ngữ này đề cập đến việc doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ (ví dụ: nợ) khi đến hạn Các định nghĩa hoạt động về kiệt quệ tài chính tập trung vào hai sự kiện chính là vỡ nợ và phá sản trái phiếu; theo đó, kiệt quệ tài chính có thể xuất hiện dưới hai hình thức là phá sản và không thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái phiếu Senbet và Wang (2010) đã xem kiệt quệ tài chính như là một lời hứa bị phá vỡ giữa công ty và chủ nợ, hoặc công ty rất khó khăn thực hiện lời hứa đó, liên quan trực tiếp đến quyết định sử dụng đòn bẩy của công ty Tuy nhiên, kiệt quệ tài chính không liên kết trực tiếp đến đòn bẩy, nó phát sinh do hoạt động của công ty không hiệu quả Hệ quả của việc này là công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính Mặt khác, Platt và Platt (2006) nhận thấy rằng khi bỏ qua tỷ lệ nợ trong mô hình kiệt quệ tài chính, khó khăn tài chính sẽ xuất phát từ việc doanh nghiệp không thể thực hiện các kế hoạch hoạt động của mình.
Nhìn từ góc độ phá sản doanh nghiệp, thuật ngữ “kiệt quệ tài chính” có thể được hiểu cụ thể hơn là hành động doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản hoặc tái cấu trúc nợ. Theo Foster (1986), dấu hiệu nhận biết một doanh nghiệp đang bị kiệt quệ tài chính là khi doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản Hay theo Jones và Hensher (2004), một doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán được xem là kiệt quệ tài chính khi doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, hoặc doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản Tuy nhiên, Platt và Platt (2006) lại cho rằng có sự khác biệt đáng kể giữa kiệt quệ tài chính và nộp đơn xin phá sản Kiệt quệ tài chính có đặc điểm là sự giảm sút lợi nhuận lũy kế trong một vài năm liên tiếp Công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính có thể lựa chọn các chiến lược như sáp nhập, thanh lý tự nguyện, tái cấu trúc nợ hoặc nộp đơn phá sản Như vậy, nộp đơn phá sản chỉ là một trong những chiến lược công ty có thể lựa chọn khi xảy ra kiệt quệ tài chính Bên cạnh đó, kiệt quệ tài chính không phụ thuộc vào thủ tục pháp lý của một quốc gia và không phải chịu các chi phí hành chính, nó chỉ là giai đoạn đầu của một chu kỳ mà khi đó cho phép công ty thực hiện các chính sách phù hợp nhằm khôi phục lại trạng thái tài chính Song song đó, sự khác nhau giữa phá sản và kiệt quệ tài còn ở nguồn gốc phát sinh Cụ thể, nộp đơn xin phá sản là một quyết định mà các doanh nghiệp đưa ra khi họ cần, chẳng hạn như bảo vệ tài sản của họ khỏi các chủ nợ; tất nhiên cũng có một số công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản vì các lý do không liên quan đến nợ Trong khi đó, kiệt quệ tài chính phát sinh khi công ty đưa ra quyết định hoạt động mang lại kết quả kém khả quan.
Kiệt quệ tài chính cũng có thể được xem là một loại chi phí Opler và Titman
(1994) nhìn nhận kiệt quệ tài chính là chi phí để duy trì mối quan hệ giữa chủ nợ và các bên có liên quan, khi công ty gặp khó khăn về mặt tài chính thì sẽ khó tiếp cận nguồn vốn mới; do vậy, chi phí này sẽ ngày càng tăng Còn Purnanandam (2008) đã đưa kiệt quệ tài chính vào mô hình lý thuyết quản trị rủi ro công ty và xem nó như một loại chi phí Cụ thể, kiệt quệ tài chính có thể xuất hiện dưới 3 dạng chi phí Thứ nhất, một công ty kiệt quệ tài chính có thể mất khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên chủ chốt TheoOpler và Titman (1994), trong thời kỳ suy thoái của ngành, các công ty kiệt quệ tài chính sẽ bị mất thị phần đáng kể vào tay đối thủ mạnh, nợ làm suy yếu vị thế cạnh tranh của một công ty Thứ hai, một công ty kiệt quệ tài chính có nhiều khả năng sẽ vi phạm các điều khoản về thanh toán trong hợp đồng Những vi phạm này sẽ dẫn đến tổn thất nghiêm trọng cho công ty như là phạt tài chính, thời gian và nguồn lực dành cho việc thương lượng với bên cho vay Cuối cùng, theo Froot, Scharfstein và Stein (1993), kiệt quệ tài chính buộc công ty phải từ bỏ các dự án có NPV tích cực do tài trợ bên ngoài tốn kém.
Nhìn từ góc độ dòng tiền của doanh nghiệp, theo Wruck (1990), kiệt quệ tài chính như là một tình huống mà dòng tiền của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài chính Lee (1990) cho rằng tiền luôn được xem là máu để nuôi sống doanh nghiệp. Đồng quan điểm với Lee (1990), theo lý thuyết về thanh khoản của Arnold (2013), tiền là cơ sở để doanh nghiệp đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ vay đến hạn, chi trả lãi vay hay các khoản tài chính khác Gordon (1971) xem kiệt quệ tài chính là một giai đoạn trong một quá trình mà tiếp theo đó là sự thất bại và tái cấu trúc Khi khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty giảm và giá trị của các khoản nợ lớn hơn tổng giá trị tài sản thì công ty sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính Như vậy, khi dòng tiền thu nhỏ hơn dòng tiền chi, nghĩa là doanh nghiệp đang thâm hụt tiền trong kỳ, dẫn đến sụt giảm số dư tiền mà doanh nghiệp nắm giữ và sẽ gây khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính Tuy nhiên, theo Whitaker (1999), việc sử dụng yếu tố dòng tiền để xác định tình trạng kiệt quệ tài chính của một công ty là không chính xác vì khi công ty rơi vào tình trạng thiếu hụt tính thanh khoản tạm thời, công ty có thể sử dụng nguồn vốn bên ngoài để khắc phục tình trạng trên.
Tóm lại, tùy thuộc vào góc nhìn, có thể diễn đạt kiệt quệ tài chính theo nhiều cách khác nhau Nhìn tổng quan, kiệt quệ tài chính là tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn và khi doanh nghiệp mất hoàn toàn khả năng thanh toán, nó sẽ phá sản Nhìn theo từng khía cạnh, kiệt quệ tài chính sẽ được diễn giải một cách cụ thể hơn như là hành động nộp đơn xin phá sản (nhìn dưới góc độ phá sản), hoặc là chi phí để duy trì mối quan hệ giữa chủ nợ và các bên liên quan (nhìn dưới góc độ kiệt quệ tài chính là một loại chi phí), hoặc là dòng tiền của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài chính và dẫn đến giai đoạn thông báo tái cấu trúc (nhìn dưới góc độ dòng tiền).
Phá sản
Theo Nguyên (2016), theo luật phá sản các nước ghi nhận thì “phá sản” ra đời tại
La Mã vào thời cổ đại Thuật ngữ này bắt nguồn từ chữ “Rutin” trong tiếng Latinh, có nghĩa là sự khánh tận Một thời gian sau đó, các nước Châu Âu và Mỹ khi nói đến phá sản, người ta thường dùng “bankruptcy” hay “banqueroute” Từ này bắt nguồn từ chữ
“Banca Rotta” của La Mã với ý nghĩa là “chiếc ghế bị gãy” Hình ảnh “chiếc ghế bị gãy” tượng trưng cho việc thương gia nào lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn sẽ bị mất quyền tham gia hội nghị và chiếc ghế của họ sẽ bị mang đi. Như vậy, có thể hiểu đơn giản thuật ngữ “phá sản” là tình trạng doanh nghiệp phải bán hết tài sản mà vẫn không đủ trả nợ.
Ngày nay, dưới góc độ kinh tế, phá sản là tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn mà doanh nghiệp không có cách nào khắc phục được Theo Altman (2005), nếu một công ty liên tục mất khả năng thanh toán một cách nghiêm trọng, nó được xem là phá sản Một công ty rơi vào tình huống này khi tổng nợ phải trả vượt quá giá trị của tổng tài sản Vì thế, giá trị ròng thực tế (real net worth) của công ty là âm Senbet và Wang (2010) nhận định rằng phá sản về bản chất là sự chuyển giao quyền sở hữu từ chủ sở hữu vốn cổ phần sang chủ sở hữu nợ khi giá trị của tài sản thấp hơn giá trị nợ phải trả Còn Danilov và Konstantin (2014) cho rằng phá sản phát sinh do thất bại trong kinh doanh hoặc do kiệt quệ tài chính Trong đó, thất bại trong kinh doanh bắt nguồn từ những sai sót trong mô hình kinh doanh của công ty, khiến cho công ty không thể tạo ra mức lợi nhuận cần thiết Ngược lại, kiệt quệ tài chính bắt nguồn từ những sai sót trong cách cấp vốn hoặc cấu trúc vốn của công ty Tình trạng kiệt quệ tài chính kéo dài dẫn đến mất khả năng thanh toán kỹ thuật (technical insolvency - tài sản lớn hơn nợ phải trả, nhưng công ty không thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ hiện tại) hoặc phá sản khi nợ phải trả nhiều hơn tài sản và công ty có giá trị ròng(net worth) âm Hay theo như cách lập luận của Farooq, Qamar và Haque (2018), phá sản là giai đoạn cuối cùng của kiệt quệ tài chính Cụ thể, kiệt quệ tài chính là một quy trình gồm 3 giai đoạn bắt đầu bằng việc giảm lợi nhuận (PR-profit reduction), hoặc thanh khoản nhẹ (ML-mild liquidity) và chuyển qua thanh khoản nghiêm trọng (SL- severe liquidity) để kết thúc với phá sản hợp pháp.
Tuy nhiên, nhóm tác giả trên lại định nghĩa phá sản thiên về góc độ pháp lý hơn. Theo đó, phá sản được định nghĩa là một thuật ngữ pháp lý khi hoạt động kinh doanh bị chấm dứt theo khung pháp luật cụ thể Như vậy, tùy thuộc theo khung pháp lý của từng quốc gia, phá sản được hiểu theo những cách khác nhau Khung pháp lý của Úc, Pháp, Đức xác định phá sản là việc các chủ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính đúng hạn và họ buộc phải thanh lý công ty để đáp ứng yêu cầu của chủ nợ Tuy nhiên, luật phá sản của các quốc gia như New Zealand, Scotland và Hoa Kỳ có những ngoại lệ đối với các công ty có khả năng cải thiện tình hình tài chính của họ Luật pháp quy định ngoại lệ đó thường được gọi là luật tái cấu trúc hoặc phục hồi Theo đó, luật tái cấu trúc cho phép một công ty tự phục hồi để trả nợ cho tất cả các chủ nợ Tuy nhiên, nếu sau đó công ty thất bại trong việc tái cấu trúc thì sẽ bị bán ra ngoài để đáp ứng các yêu cầu của chủ nợ theo giới hạn trách nhiệm pháp lý,hoặc sẽ được bên thứ ba mua lại sau khi thanh toán các yêu cầu của chủ nợ Do đó, kết quả của phá sản hợp pháp có thể là thanh lý, tái cấu trúc hoặc sáp nhập.
Sơ đồ 1.1: Mô hình dự báo phá sản ban đầu
Hạn chế của mô hình này là dự đoán theo ngữ cảnh vì sự khác nhau của luật phá sản ở mỗi quốc gia Theo Appiah, Chizema và Arthur (2015), mô hình này không có khả năng tổng quát hóa, nó chỉ bao gồm một khía cạnh của phá sản và bỏ qua các chỉ số khác về kiệt quệ tài chính như vi phạm các giao ước nợ, đình chỉ niêm yết trên sàn chứng khoán Balcaen và Ooghe (2006) lập luận rằng phá sản có thể được xem như là một loại chiến lược Một công ty có thể phá sản tự nguyện để bắt đầu với tên mới hoặc thiết lập lại mới sau khi xóa nợ Do đó, nhóm tác giả trên cho rằng mô hình này có thể cung cấp kết quả sai lệch khi áp dụng cho các công ty không phá sản nhưng gặp khó khăn về tài chính vì không xem xét hiệu ứng thời gian Hơn nữa, sự phá sản thực sự có thể xảy ra muộn hơn so với thực tế Vì thế, các nghiên cứu sau này cho rằng phá sản không phải là quá trình diễn ra một lần, quá trình này có thể bắt đầu vài năm trước khi phá sản thực sự Theo Purnanandam (2008), kiệt quệ tài chính là giai đoạn trung gian giữa phá sản và tình trạng ổn định Sau khi chủ nợ khởi kiện, Tòa án có thể chính thức tuyên bố công ty vỡ nợ là phá sản Về mặt khái niệm, cả kiệt quệ tài chính và phá sản đều cho thấy tình trạng mất khả năng thanh toán nhưng khác nhau về mặt pháp lý Cụ thể, một công ty phá sản được chính thức tuyên bố là mất khả năng thanh toán; trong khi đó, nếu công ty kiệt quệ tài chính không bị Tòa án tuyên bố vỡ nợ và có thể trở lại trạng thái lành mạnh sau khi khôi phục thành công.
Sơ đồ 1.2: Mô hình dự báo phá sản có kiệt quệ tài chính
Nguồn: Farooq, Qamar, & Haque (2018) Ưu điểm chính của mô hình này là dự báo chính xác hơn bất kể khuôn khổ pháp lý cụ thể Bên cạnh đó, nó cũng được khái quát hóa hơn vì kiệt quệ tài chính không phải là luật cụ thể và cũng không phải là quá trình xảy ra một lần Theo Turetsky và McEwen (2001), kiệt quệ tài chính bao gồm nhiều sự kiện nghịch cảnh không đồng nhất Những sự kiện này thể hiện mức độ của kiệt quệ tài chính đưa công ty đến gần bờ vực phá sản Cụ thể, nhóm tác giả trên lập luận rằng quá trình kiệt quệ tài chính bắt đầu từ dòng tiền tích cực đến dòng tiền tiêu cực Sau tín hiệu ban đầu về sự biến động của dòng tiền, các công ty sẽ cắt giảm đáng kể cổ tức của họ Sau đó, lợi nhuận liên tục giảm dẫn đến vỡ nợ kỹ thuật và nợ nần chồng chất dẫn đến khó khăn trong việc cơ cấu lại nợ Sun, Huang và He (2014) khuyến nghị rằng nên xem xét cường độ của các vấn đề thanh khoản trong giai đoạn cho vay hoặc vỡ nợ kỹ thuật Theo đó, kiệt quệ tài chính nên được tách biệt bởi mức độ nghịch cảnh (degree of adversity) như là kiệt quệ tài chính nhẹ (mild), trung bình (intermediate) và nặng (severe), điều này sẽ giúp các bên liên quan thực hiện đo lường chính xác hơn.
Sơ đồ 1.3: Mô hình dự báo phá sản có nhiều giai đoạn của kiệt quệ tài chính
Nguồn: Farooq, Qamar, & Haque (2018) Ởmô hình này, kiệt quệ tài chính được chia làm ba giai đoạn khác nhau dựa trên các vấn đề về lợi nhuận và tính thanh khoản Giai đoạn đầu tiên là giảm lợi nhuận (PR- profit reduction), cụ thể là giảm lợi nhuận ròng Hai giai đoạn tiếp theo là giai đoạn khó khăn trong việc trả nợ, được phân loại theo mức độ nghiêm trọng của các vấn đề thanh khoản Thanh khoản nhẹ (ML-mild liquidity) có nghĩa là mặc dù công ty có giá trị tài sản ròng dương nhưng thông qua lợi nhuận của năm hiện tại, công ty không có khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính Trong khi đó, thanh khoản nặng (SL-severe liquidity) được định nghĩa theo giá trị tài sản ròng âm khi một công ty có nhiều nợ phải trả hơn tài sản đang có Farooq, Qamar và Haque (2018) kết luận rằng các công ty lành mạnh có nhiều khả năng phải đối mặt với thanh khoản nặng khi phải đối mặt với thanh khoản nhẹ ở giai đoạn đầu tiên Các công ty kiệt quệ tài chính có thể khôi phục lại trạng thái lành mạnh ở bất kỳ giai đoạn nào Tuy nhiên, khi tiến gần đên thanh khoản nặng, sự phục hồi ít được mong đợi hơn và có thể kết thúc bằng phá sản hợp pháp.
1.2.3 Phá sản dưới góc độ của Luật phá sản 2014
Theo Luật Phá sản 2014, “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.” 2 Như vậy, một doanh nghiệp được xem là phá sản phải thỏa mãn đủ 2 điều kiện: một là, mất khả năng thanh toán; hai là, đã bị Tòa ra quyết định tuyên bố phá sản Cụ thể hơn về mất khả năng thanh toán, Luật Phá sản 2014 quy định một doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán” 3 Theo đó, luật đã đặt ra phạm vi thời gian là 3 tháng để có thể xác định một công ty mất khả năng thanh toán, sau thời hạn 3 tháng nếu chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp đã thỏa mãn đủ 2 điều kiện để được xem là phá sản.
Tuy nhiên, luật không quy định hạn mức của số tiền nợ và không quan tâm khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, đang có nhiều nguồn tài sản để thanh toán, nhưng lại không chịu thanh toán nợ đến hạn vì tuân theo nguyên tắc kinh tế “thu nhanh - chi chậm” để được lợi nhất về mặt dòng tiền Vì thế, Luật Phá sản quy định về mất khả năng thanh toán chỉ là công cụ để các chủ nợ thực hiện việc đòi nợ 4 Do vậy, trong bài nghiên cứu, tác giả không đứng dưới góc độ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo luật quy định để đánh giá doanh nghiệp đó là kiệt quệ tài chính.
2Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014
3Khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014
4Giáo trình Pháp luật về Chủ thể kinh doanh(2013) Nhà xuất bản Hồng Đức, trang 429
Chỉ số Altman Z-score
1.3.1 Tóm tắt nghiên cứu của Altman (1968)
Edward I Altman là người nghiên cứu ra chỉ số dự báo xác suất phá sản Z-score. Theo phần giới thiệu của sách Corporate Financial Distress and Bankruptcy, Altman là giáo sư tài chính trường kinh doanh Leonard N Stern, thuộc trường Đại học New York Ông nổi tiếng trên thế giới với tư cách là một chuyên gia về phá sản doanh nghiệp (corporate bankruptcy), trái phiếu có mức độ thấp hơn các tiêu chuẩn thông thường (high yield bonds), nợ xấu (distressed debt) và phân tích rủi ro tín dụng (credit risk analysis) Trong sự nghiệp nghiên cứu của ông, Z-score là công trình nghiên cứu thành công nhất.
Z-score là kết quả nghiên cứu thực nghiệm với 66 tập đoàn được chia đều ở 2 nhóm: nhóm 1 là các nhà sản xuất đã nộp đơn yêu cầu phá sản trong giai đoạn 1946-
1965 và nhóm 2 là các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại vào năm 1966 Trong nghiên cứu của ông, thuật ngữ “phá sản” sẽ chỉ đề cập đến các công ty phá sản hợp pháp và được đặt trong tình trạng tiếp nhận hoặc đã được cấp quyền tái tổ chức theo quy định của Đạo luật Phá sản Quốc gia (National Bankruptcy Act) Sau khi chọn các công ty phân vào hai nhóm, ông tiến hành phân loại các biến trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thành 5 loại tỷ lệ tiêu chuẩn: tính thanh khoản (liquidity), khả năng sinh lời (profitability), tỷ lệ đòn bẩy (leverage), khả năng thanh toán (solvency) và chỉ số hiệu quả hoạt động (activity ratios) Năm tỷ số này sẽ được đưa vào chỉ số Z-score dựa trên kỹ thuật MDA Trong đó, MDA là một kỹ thuật thống kê được sử dụng để phân loại một quan sát thành một trong một số nhóm tiên nghiệm (priori groupings) phụ thuộc vào các đặc điểm riêng của quan sát Khi biến phụ thuộc xuất hiện ở dạng định tính, MDA được sử dụng chủ yếu để phân loại hoặc đưa ra dự đoán trong các vấn đề (ví dụ: nam hay nữ, phá sản hoặc không phá sản) Cuối cùng, ông đưa ra chỉ số Z-score ban đầu như sau:
Sơ đồ 1.4: Các biến tác động đến chỉ số Z-score
X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản
X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
X3 = Lợi nhuận trước lãi và thuế/Tổng tài sản
X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của nợ
X5 = Doanh thu/Tổng tài sản
(1) X 1: Vốn lưu động/Tổng tài sản (Working capital/Total assets – WC/TA)
Theo Altman (1968), tỷ lệ này là thước đo tài sản lưu động ròng của công ty so với tổng vốn hóa Vốn lưu động được định nghĩa là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Thông thường, một công ty kinh doanh thua lỗ liên tục thì tài sản ngắn hạn sẽ giảm giá trị so với tổng tài sản.
(2) X 2 : Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (Retained Earnings/Total assets – RE/TA)
Tỷ lệ này đo lường khả năng sinh lời tích lũy theo thời gian của một công ty. Trong đó, tuổi của một công ty sẽ ngầm được xem xét Ví dụ, một công ty tương đối
“trẻ” có thể sẽ có tỷ lệ RE /TA thấp vì chưa có thời gian để xây dựng lợi nhuận tích lũy Altman nhận xét rằng công ty “non trẻ” là đối tượng bị phân biệt đối xử trong phân tích này, và khả năng bị phân loại là phá sản tương đối cao hơn so với một công ty khác lâu đời hơn Theo Mohammed (2016), tỷ lệ này cho biết mức độ tài sản đã được công ty thanh toán lợi nhuận Công ty có RE cao so với TA đã đầu tư cho tài sản thông qua việc duy trì lợi nhuận, cho thấy việc sử dụng các quỹ nội bộ tạo ra để tăng trưởng (vốn rủi ro thấp).
(3) X 3 : Thu nhập trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản (Earnings before interest and taxes/Total assets – EBIT/TA)
Tỷ lệ này được tính bằng cách chia tổng tài sản của một công ty cho lợi nhuận trước lãi và thuế Về bản chất, nó là thước đo năng suất sử dụng tài sản của công ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không tính đến bất kỳ yếu tố nào về thuế hoặc đòn bẩy.
Vì sự tồn tại cuối cùng của một công ty dựa trên khả năng sinh lời từ tài sản nên tỷ lệ này rất thích hợp cho các nghiên cứu về thất bại của công ty Hơn nữa, mất khả năng thanh toán theo nghĩa phá sản xảy ra khi tổng nợ phải trả vượt quá giá trị tài sản của công ty được xác định bằng khả năng sinh lời của tài sản.
(4) X 4 : Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của nợ
(Market value equity/Book value of total debt – MVE/TL)
Vốn chủ sở hữu được đo lường bằng giá trị thị trường kết hợp của cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông, trong khi nợ bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn Thước đo này cho thấy giá trị tài sản của công ty có thể giảm bao nhiêu (được đo bằng MVE + debt) trước khi nợ phải trả vượt quá tài sản và công ty mất khả năng thanh toán.
(5) X 5 : Doanh thu/Tổng tài sản (Sales/Total assets – S/TA)
Tỷ số vòng quay vốn là một tỷ số tài chính tiêu chuẩn thể hiện khả năng tạo ra doanh thu của tài sản Đây là một thước đo khả năng của ban lãnh đạo trong việc đối phó với các yếu tố cạnh tranh từ thị trường Tỷ lệ này khá quan trọng vì khi đứng một mình nó vẫn mang ý nghĩa.
Lưu ý: các biến từ X1 đến X4 phải được tính dưới dạng giá trị phần trăm tuyệt đối Ví dụ, công ty có vốn lưu động ròng trên tổng tài sản (X1) là 10% nên được tính là
10.0% chứ không phải 0.10, riêng doanh thu trên tổng tài sản (X5) nên được thể hiện theo cách khác: nghĩa là, tỷ lệ S / TA 200% nên được tính là 2.0.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, một năm trước khi phá sản, mô hình phân biệt (discriminant model) đã dự đoán xác suất phá sản của các công ty đúng đến 95% (63/66 công ty); trong đó, nhóm 1 đúng 94% (31/33 công ty), nhóm 2 đúng 97% (32/33 công ty) Nhưng hai năm trước khi phá sản tính đúng đắn của mô hình này đã
15 giảm từ 95% xuống còn 83% (54/65 công ty); trong đó, nhóm 1 đúng 72% (23/32 công ty), nhóm 2 đúng 94% (31/33 công ty) Altman (1968) lý giải sự giảm độ chính xác này là điều dễ hiểu vì phá sản xảy ra ở thời gian xa hơn nên dữ kiện cũng ít rõ ràng hơn Vì thế, sự chính xác của mô hình sẽ giảm dần theo các năm là điều tất yếu.
Bảng 1.1: Tóm tắt độ chính xác của mô hình MDA trong 5 năm
Năm trước khi Số công ty Dự đoán Dự đoán Xác suất dự đoán phá sản trong nhóm I đúng sai đúng (%)
Có thể thấy, độ chính xác giảm liên tục qua các năm nhưng ngoại lệ là ở năm thứ
4 và năm thứ 5 khi kết quả bị đảo ngược so với dự đoán Altman (1968) đã giải thích rằng lý do hợp lý nhất cho sự xuất hiện này là sau năm thứ hai, khả năng dự đoán của mô hình này không còn đáng tin cậy và sự thay đổi từ năm này sang năm khác là rất ít hoặc không có ý nghĩa Như vậy, mô hình dự đoán phá sản là một dự báo chính xác về thất bại trong vòng hai năm trước khi phá sản và độ chính xác giảm đi đáng kể khi thời gian tăng lên Vì thế, ông đã khái quát thành từng vùng chỉ dẫn cụ thể theo bảng sau:
Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp theo chỉ số Z-score
Z > 2.99 Vùng an toàn (safe zone), doanh nghiệp chưa có nguy cơ phá sản.
Vùng xám (gray zone), doanh nghiệp có thể có nguy cơ phá sản.
1.81 ≤ Z ≤ 2.99 Trong đó, nếu Z ≤ 2.675, nguy cơ phá sản cao, Z > 2,675, nguy cơ phá sản thấp.
Z < 1.81 Vùng kiệt quệ (distress zone), doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
1.3.2 Sự phát triển của chỉ số Z-score
Sau nhiều năm phát triển, đến năm 2000, Altman đã thay đổi một số đặc điểm kĩ thuật của chỉ số để việc vận dụng được thuận tiện hơn:
Z = 1.2 X 1 + 1.4 X 2 + 3.3 X 3 +0.64 X 4 + 0.999 X 5 Điểm khác biệt so với chỉ số Z-score ban đầu là các biến từ X1 đến X4 không cần tính toán bằng giá trị phần trăm và X5 được viết theo số lần Hệ số và các biến vẫn được giữ nguyên trong mô hình này.
Một số hạn chế khi áp dụng chỉ số Z-score để dự báo rủi ro phá sản
Thứ 1 , như đã phân tích ở mục 1.2.2, phá sản là hoạt động kinh doanh bị chấm dứt theo khung pháp luật cụ thể Như vậy, tùy thuộc vào luật phá sản của mỗi quốc gia mà xác suất đúng của mô hình Z-score có thể tăng hoặc giảm.
Thứ 2 , kết quả nghiên cứu của Claessens, Djankov và Klapper (2003) cho thấy khả năng phá sản sẽ giảm đối với những công ty có quan hệ sở hữu với ngân hàng và những công ty có liên kết nhóm Như vậy, nếu doanh nghiệp có kết quả tính toán Z- score rơi vào vùng kiệt quệ nhưng thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả dự báo.
Kiệt quệ tài chính có thể được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc nhìn Nhìn tổng quan, nó là tình trạng gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ Nhìn theo từng khía cạnh, nó là hành động nộp đơn xin phá sản (góc độ phá sản), là chi phí để duy trì mối quan hệ giữa chủ nợ và các bên liên quan (góc độ chi phí), là dòng tiền không đủ thực hiện các nghĩa vụ tài chính (góc độ dòng tiền).
Phá sản được định nghĩa dưới 2 góc độ là kinh tế và luật Ở góc độ kinh tế, phá sản là tình trạng công ty liên tục mất khả năng thanh toán một cách nghiêm trọng Ở góc độ luật, phá sản là một thuật ngữ pháp lý khi hoạt động kinh doanh bị chấm dứt theo khung pháp luật cụ thể.
Chỉ số Altman Z-score gồm 5 loại:
(1) Z-score áp dụng cho công ty sản xuất
(2) Z’-score áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân
(3) Z”-score áp dụng cho công ty phi sản xuất
(4) Z”-score điều chỉnh áp dụng cho công ty trên thị trường mới nổi
(5) Zeta áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp (kể cả bán lẻ)
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là các công ty được niêm yết trên sàn HOSE nên tác giả chỉ sử dụng (1), (3), (4) cho chương 2.
CHỈ SỐ Z-SCORE CỦA MỘT SỐ CÔNG TY VÀ NHÓM NGÀNH
Giới thiệu về các nhóm ngành và các công ty trong phạm vi nghiên cứu
Theo đánh giá của PWC, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác Vì thế, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam là nước phải chịu tác động mạnh và trực tiếp, cả phía cầu và phía cung Theo báo cáo của nhóm tác giả Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV, có 9 ngành 5 kinh tế chịu tác động mạnh với mức độ thiệt hại “lớn” và 6 ngành 6 chịu tác động ở mức độ “vừa phải” Tác giả chọn ngẫu nhiên 5 ngành trong báo cáo trên; trong đó, có 2 ngành chịu tác động với mức độ thiệt hại
“lớn” là ngân hàng, du lịch và 3 ngành chịu tác động ở mức độ “vừa phải” là dược, thủy sản và bất động sản, để ứng dụng vào chỉ số Z-score nhằm mục đích dự báo rủi ro phá sản cũng như đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp thuộc các ngành này.
Chuỗi giá trị ngành dược chia làm 4 phần: nghiên cứu - phát triển, sản xuất nguyên vật liệu, sản xuất thành phẩm và phân phối Theo FPTS, hầu hết các doanh nghiệp dược tại Việt Nam là sản xuất thành phẩm Do vậy, ngành dược phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu của nước ngoài Dịch COVID-19 bùng phát đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp nguyên liệu dược phẩm chính (API) khiến chi phí sản xuất toàn ngành tăng đáng kể Vì thế, xuất xứ của nguyên liệu đầu vào là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận của các doanh nghiệp dược Do đó, dựa vào tiêu chí nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tác giả đã chọn 5 công ty trong số 11 công ty niêm yết trên sàn HOSE được phân theo 2 nhóm Trong đó, DHG và SPM là nhóm phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu Trung Quốc và Ấn Độ, TRA, OPC và IMP là nhóm ít phụ thuộc vào nguyên liệu Trung Quốc Cụ thể, IMP sản xuất tân dược với nguồn nguyên liệu chất lượng cao từ Châu Âu và TRA, OPC là các doanh nghiệp sản xuất đông dược có khả năng tự trồng trọt, thu hái, chiết xuất và cung cấp dược liệu.
5Dệt may,da giày: Sản xuất sản phẩm từ gỗ; Sản xuất, kinh doanh thép; Khai khoáng; Dầu thô; Du lịch; Vận tải, kho bãi; Bán lẻ; Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Giáo dục, đào tạo.
6Nông, lâm nghiệp, thủy sản; Các ngành phụ trợ nông nghiệp; Sản xuất giày; Xây dựng; Kinh doanh bất động sản; Dịch vụ y tế.
Bảng 2.1: Giới thiệu về 5 công ty ngành dƣợc
Tên doanh nghiệp Lĩnh vực Tổng Doanh thu EBIT hoạt động chính tài sản thuần DHG - CTCP Sản xuất kinh 4,702,406 1,017,384 229,622
Dƣợc Hậu Giang doanh dược phẩm
IMP - CTCP Sản xuất kinh 2,184,511 296,437 55,180
TRA - CTCP Sản xuất kinh 1,528,814 471,718 69,357
OPC - CTCP Sản xuất kinh 1,259,469 278,934 46,675
Dƣợc phẩm OPC doanh dược phẩm
SPM - CTCP Sản xuất kinh 1,047,506 180,259 2,898
SPM doanh dược phẩm Đơn vị: triệu đồng
Theo FPTS, ngành thủy sản Việt Nam là ngành xuất khẩu, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình tiêu thụ tại các thị trường Dịch COVID-19 bùng phát đã đưa ngành thủy sản phải đối mặt với khủng hoảng khi các quốc gia đồng loạt thắt chặt biên giới Trong đó, xuất khẩu cá tra chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi các thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam là EU, Mỹ, Trung Quốc, đã ngưng hoạt động cửa khẩu khiến các đơn đặt hàng bị hủy hoặc tạm hoãn dẫn đến việc tăng chi phí tồn kho Vì thế, dựa vào thị trường xuất khẩu, tác giả đã chọn ngẫu nhiên 5 trong 6 công ty xuất khẩu cá tra được niêm yết trên sàn HOSE và phân thành 2 nhóm Trong đó, VHC và ANV là nhóm tập trung vào thị trường cao cấp là Mỹ, EU,… và ACL, ABT, AAM là nhóm tập trung vào thị trường tiêu chuẩn thấp như Trung Quốc, Hồng Kông,…
Bảng 2.2: Giới thiệu về 5 công ty ngành thủy sản
Tên doanh nghiệp Lĩnh vực Tổng Doanh thu EBIT hoạt động chính tài sản thuần VHC – CTCP Sơ chế và đóng gói 7,233,846 1,788,172 152,198
ANV – CTCP Sơ chế và đóng gói 4,823,730 705,859 74,063
ACL – CTCP Sơ chế và đóng gói
XNK Cửu Long 1,616,656 322,153 12,216 thủy sản
ABT – CTCP Sơ chế và đóng gói
XNK Thủy sản 526,676 62,149 16,937 thủy sản
AAM – CTCP Sơ chế và đóng gói 204,917 29,978 -1,699
Thủy sản Mekong thủy sản Đơn vị: triệu đồng
Dịch bệnh COVID-19 lan rộng, nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, tăng cường kiểm dịch nên nhu cầu du lịch xuyên biên giới sụt giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch trong nước cũng giảm do lo ngại dịch bệnh và do thu nhập của người dân giảm Theo Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV, dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành du lịch Vì thế, tác giả đã chọn ngẫu nhiên 5 công ty trong ngành này, thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như là khu vui chơi giải trí (DSN và RIC), vận chuyển du lịch (TCT), dịch vụ lưu trú và ăn uống (HOT, VNG).
Bảng 2.3: Giới thiệu về 5 công ty ngành du lịch
Tên doanh nghiệp Lĩnh vực Tổng Doanh EBIT hoạt động chính tài sản thu thuần DSN – CTCP Công viên Khu vui chơi giải 191,680 9,697 846 nước Đầm Sen trí
TCT – CTCP Cáp treo Vận chuyển du 343,504 30,275 17,243
Núi Bà Tây Ninh lịch
HOT – CTCP Du lịch Dịch vụ lưu trú và 82,833 3,444 -7,450 dịch vụ Hội An ăn uống
RIC – CTCP Quốc tế Khu vui chơi giải 909,495 27,306 -26,661
VNG – CTCP Du lịch Dịch vụ lưu trú và 2,124,702 70,025 -9,382
Thành công Thành công ăn uống Đơn vị: triệu đồng
Theo Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV, lĩnh vực kinh doanh bất động sản chịu ảnh hưởng tiêu cực đại dịch COVID-19; cụ thể, nhu cầu thuê mặt bằng thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ giảm và các dự án đang thi công bị trì trệ Vì thế, tác giả đã chọn ngành này để đánh giá rủi ro phá sản Cụ thể, trong 34 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn HOSE, tác giả chọn ngẫu nhiên 5 doanh nghiệp được phân thành 3 nhóm; trong đó, VIC là nhóm có tổng tài sản lớn, KBC là nhóm có tổng tài sản trung bình, HAR, FDC và DRH có tổng tài sản thấp.
Bảng 2.4: Giới thiệu về 5 công ty ngành bất động sản
Tên doanh nghiệp Lĩnh vực Tổng Doanh thu EBIT hoạt động chính tài sản thuần HAR – CTCP Đầu tƣ Đại lý và môi giới thương mại BĐS An 1,256,752 11,810 179 bất động sản
KBC – CTCP Phát Xây dựng và cho 25,279,407 2,001,962 882,122 triển Đô thị Bắc Kinh thuê bất động sản
FDC – CTCP Ngoại Xây dựng và cho thương và Phát triển 1,028,542 47,990 705 thuê bất động sản đầu tƣ TP.HCM
DRH – CTCP DRH Các hoạt động liên quan đến bất 2,526,113 4,809 6,360
VIC – Tập đoàn Phát triển bất 419,832,704 23,294,421 2,094,056
Vingroup động sản Đơn vị: triệu đồng
Theo Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV, hệ thống ngân hàng chịu tác động gián tiếp của dịch COVID-19 làm cho dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế thấp nhất trong 15 năm gần đây Theo tạp chí Ngân hàng, mặc dù tín dụng năm
2020 có sự tăng trưởng mạnh, nhưng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đang tồn dư khá nhiều, trong khi nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại Vì thế, tác giả đã chọn ngành ngân hàng để đánh giá rủi ro phá sản Cụ thể,tác giả ngẫu nhiên 5 ngân hàng trong 16 ngân hàng được niêm yết ở sàn HOSE và chia thành 2 nhóm; trong đó, VCB, CTG và BID là nhóm thuộc “big bank”, MBB và EIB là nhóm không thuộc “big bank”.
Bảng 2.5: Giới thiệu về 5 ngân hàng thương mại
Tên doanh Lĩnh vực Tổng Doanh thu EBIT nghiệp hoạt động chính tài sản thuần
VCB – Ngân Tài chính và bảo hàng TMCP hiểm/ Trung gian tín 1,278,965,858 10,081,733 8,631,466
Ngoại Thương dụng và các hoạt
Việt Nam động liên quan
MBB – Ngân Tài chính và bảo hiểm/ Trung gian tín hàng TMCP 510,957,496 5,952,036 4,579,858 dụng và các hoạt
Quân Đội động liên quan
CTG – Ngân Tài chính và bảo hàng TMCP hiểm/ Trung gian tín 1,343,984,509 10,642,136 8,060,191
Công Thương dụng và các hoạt
Việt Nam động liên quan
EIB – Ngân hàng Tài chính và bảo
TMCP Xuất hiểm/ Trung gian tín 160,953,350 817,665 214,141 nhập khẩu Việt dụng và các hoạt
BID – Ngân hàng Tài chính và bảo
TMCP Đầu tƣ và hiểm/ Trung gian tín 1,558,887,407 10,830,069 3,396,023
Phát triển Việt dụng và các hoạt
Nam động liên quan Đơn vị: triệu đồng
Z-score cho ngành dược
Theo báo cáo tài chính của 5 công ty trong ngành dược tác giả đã chọn, lĩnh vực hoạt động chính của các công ty này đều là sản xuất kinh doanh dược phẩm Do vậy, tác giả áp dụng chỉ số Z-score cho ngành sản xuất với chỉ số Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3
X3 + 0.64 X4 + 0.999 X5 để đánh giá tình hình tài chính và dự báo rủi ro phá sản của công ty Tác giả dùng số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất theo từng quý trong giai đoạn năm 2015-2020 để thực hiện tính các tỷ số trong chỉ số Z-score.
Bảng 2.6: Kết quả tính Z-score của 5 công ty ngành dƣợc giai đoạn quý 1/2015 - quý 4/2020
Năm Quý DHG TRA IMP OPC SPM Z-score trung bình
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả tính toán cho thấy Z-score theo quý của 5 công ty ngành dược đều dương SPM có Z-score thấp nhất trong nhóm khi luôn duy trì chỉ số Z dưới ngưỡng an toàn Z-score của OPC có xu hướng giảm theo thời gian khi dịch chuyển từ vùng an toàn xuống vùng xám, trái ngược với TRA có xu hướng tăng Ở hầu hết các quý, DHG và IMP có Z-score luôn trên ngưỡng an toàn Nhìn chung, dịch COVID-19 chỉ có tác động ngắn hạn các công ty này Cuối năm 2019, dịch lần đầu bùng phát ở Trung Quốc,
31 nhưng kết quả Z-score ở 2 công ty dược phụ thuộc vào API của Trung Quốc là DHG và SPM cho thấy đến quý 2/2020 dịch bệnh mới thực sự ảnh hưởng vì nguyên vật liệu dự trữ không đủ trong khi nguồn cung ứng vẫn còn khan hiếm làm cho chi phí đầu vào gia tăng đáng kể Và điều này đã dẫn đến sự sụt giảm của Z-score vì CL tăng lên và EBIT giảm Mặt khác, các công ty dược ít chịu sự chi phối của nguồn cung Trung Quốc có Z-score ít biến động hơn Cụ thể, TRA và OPC là 2 doanh nghiệp dược có khả năng tự trồng trọt, chiết xuất nên có CL không chênh lệch nhiều trong giai đoạn dịch bệnh Trong khi đó, IMP cũng giống như DHG hay SPM, quý 2/2020 đã phải chịu sự gia tăng trong giá nguyên vật liệu đầu vào nhưng do có sự đa dạng hóa nguồn cung nên
CL chỉ tăng ở mức vừa phải. Đồ thị 2.1: Z-score của DHG giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
Z-score DHG An toàn Kiệt quệ Trung bình Xu thế
Dựa vào đồ thị 2.1, nhìn chung, từ quý 1/2015 đến quý 4/2020, đường Z-score
DHG luôn biến động trên ngưỡng an toàn và có xu hướng tăng trưởng mạnh điều đó cho thấy tình trạng tài chính của DHG rất tốt và không có nguy cơ rủi ro về phá sản trong 2 năm tới Vào quý 3/2019, Z-score tăng 3.45 so với quý trước thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc ở các quý tiếp theo Nguyên nhân do có sự trợ lực từ cổ đông lớn là Taisho; theo đó, DHG được hậu thuẫn về mặt dòng tiền (tăng WC), được hỗ trợ máy móc, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn để thâm nhập vào kênh ETC (tăng EBIT, RE và S) và danh tiếng của Taisho cũng đã giúp cho giá trị vốn hóa thị trường của DHG tăng (tăng MVE) dẫn đến chỉ số Z tăng Ở quý 2/2020, DHG phải chịu sự tăng giá của API do tác động của dịch COVID-19 đã làm cho CL tăng gấp 1.73 lần so với quý trước dẫn đến Z- score chỉ còn 7.16 (giảm 4.12) Đến quý 3/2020, Z-score đã tăng trưởng lại khi dịch đã được kiểm soát hoàn toàn ở Trung Quốc Đường xu thế của Z-score DHG hướng lên, thể hiện Z-score có xu thế tăng sau dịch COVID-19. Đồ thị 2.2: Z-score của SPM giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
Z-score SPM An toàn Kiệt quệ Trung bình Xu thế
Dựa vào đồ thị 2.2, từ quý 1/2015 đến quý 4/2020, đường Z-score SPM ít có sự biến động Nhìn chung, SPM đang gặp vấn đề nghiêm trọng về tài chính khi chỉ số Z quanh quẩn ở vùng xám và vùng kiệt quệ Từ quý 1/2015 đến quý 4/2016, đường Z- score SPM nằm ở dưới đường kiệt quệ, dự báo SPM sẽ bị phá sản trong năm sau (quý1/2017) nếu tình trạng tài chính ở các quý sau không khởi sắc Tuy nhiên, phá sản đã không xảy ra vì đường Z-score SPM đã dịch chuyển lên vùng xám từ quý 1/2017 đến quý 1/2020 (từ 1.21 lên 2.21), điều này cho thấy tình trạng tài chính công ty có sự cải thiện nhưng rủi ro phá sản vẫn còn rất cao Dịch COVID-19 bùng phát đã đưa Z-score trở lại vùng kiệt quệ vào quý 2/2020 do chi phí nguyên vật liệu làm CL tăng, kéo TL tăng theo dẫn đến X1 và X4 đều giảm Cũng giống như DHG, vào quý 3/2020, Z-score đã tăng trưởng lại nhưng không có nhiều khởi sắc Đường xu thế của Z-score SPM hướng xuống, thể hiện Z-score có xu thế giảm sau dịch COVID-19. Đồ thị 2.3: Z-score trung bình của 5 công ty trong ngành dƣợc giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
Z-score trung bình An toàn Xu thế
Nhìn chung, Z-score trung bình của 5 công ty ngành dược trên mức an toàn và có xu thế giảm nhẹ sau dịch COVID-19 Sự bùng phát của đại dịch vào cuối năm 2019 chưa thực sự tác động đến Z-score trung bình vì CL ở quý 1/2020 giảm so với quý trước dẫn đến Z-score ở quý này tăng Đến quý 2/2020, các doanh nghiệp phụ thuộc vào API ở Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng giá nguyên vật liệu tăng cao trong khi không thể tăng giá bán để bù lại mức tăng chi phí sản xuất, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận dẫn đến Z-score giảm, nhưng chỉ tác động trong ngắn hạn Vào quý 3/2020, Z-score có xu hướng tăng trưởng trở lại khi Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh Trong các quý tính toán, Z-score=3.00 của quý 2/2015 là thấp nhất vàZ-score=5.58 của quý 3/2017 là cao nhất.
2.3 Z-score cho ngành thủy sản
Theo báo cáo tài chính của 5 công ty trong ngành thủy sản tác giả đã chọn, lĩnh vực hoạt động chính của các công ty này đều là sơ chế và đóng gói thủy sản Do vậy, tác giả áp dụng chỉ số Z-score cho ngành sản xuất với chỉ số Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3
X3 + 0.64 X4 + 0.999 X5 và dùng số liệu trong báo cáo tài chính hợp nhất để tính.
Bảng 2.7: Kết quả tính Z-score của 5 công ty ngành thủy sản giai đoạ n quý 1/2015 - quý 4/2020
Năm Quý AAM VHC ABT ANV ACL Z-score trung bình
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả tính toán cho thấy Z-score theo quý của 5 công ty ngành thủy sản đều dương ANV và ACL có Z-score luôn dưới ngưỡng an toàn Cụ thể, hầu hết các chỉ số
Z của ACL đều ở ngưỡng kiệt quệ, còn ANV mặc dù Z thể hiện xu hướng tăng trưởng khi dịch chuyển từ vùng kiệt quệ lên vùng xám, nhưng dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019 đã làm cho nó trở lại vùng kiệt quệ và có xu hướng giảm dần AAM và VHC có Z-score tăng trưởng dần lên vùng an toàn, trong khi Z-score của ABT biến động liên tục cả 3 vùng Nhìn chung, khi dịch COVID-19 bùng phát, các công ty có cơ cấu tài chính an toàn vẫn duy trì được chỉ số Z trong vùng an toàn như AAM, VHC và ABT, trong khi ở các công ty có cơ cấu tài chính yếu, Z-score sẽ có xu hướng suy giảm, ngày càng xa vùng xám như ANV và ACL. Đồ thị 2.4: Z-score của ANV giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
Dựa vào đồ thị 2.4, từ quý 1/2015 đến quý 4/2017, tình trạng tài chính của ANV rất kém khi đường Z-score ANV chỉ biến động dưới vùng an toàn Từ quý 1/2015 đến quý 2/2018, Z-score của ANV luôn ở dưới ngưỡng 1.81 chứng tỏ công ty đang chịu áp lực tài chính rất lớn Theo dự báo của chỉ số Z-score, vào quý 1/2017 ANV sẽ phá sản,nhưng thực tế điều đó không xảy ra, công ty không phá sản và vẫn duy trì trạng thái kiệt quệ Giải thích cho việc dự báo sai này, theo Claessens, Djankov và Klapper
(2003), các công ty kiệt quệ tài chính ít có nguy cơ phá sản hơn khi có liên kết nhóm. Theo Vietstock.vn năm 2017, ANV có liên kết với công ty TNHH MTV Ấn Độ Dương, công ty TNHH Biển Đông và CTCP Rau quả Nông trại xanh, tạo môi trường vốn nội bộ Theo đó, khi ANV không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, công ty sẽ nhận được dòng tiền hỗ trợ trong liên kết nhóm Vì thế, ANV đã không phá sản và tình trạng tài chính có xu hướng khá dần lên trong các quý tiếp theo Từ quý 3/2018 đến quý 4/2019, đường Z-score ANV đã dịch chuyển lên vùng xám; trong đó, quý 1/2019 có Z-score=2.80 rất gần với ngưỡng an toàn Dịch COVID-19 bùng phát đã làm Z-score của ANV trở lại vùng kiệt quệ vào quý 1/2020 và giảm dần ở các quý tiếp theo Đường xu thế của Z-score ANV đi ngang, thể hiện Z-score có xu thế biến đổi nhẹ nhưng không đáng kể sau dịch COVID-19. Đồ thị 2.5: Z-score của AAM giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
Z-score AAM An toàn Kiệt quệ Trung bình Xu thế
Dựa vào đồ thị 2.5, từ quý 1/2015 đến quý 4/2020, đường Z-score AAM có sự biến động theo chiều hướng tăng Từ quý 1/2015 đến quý 1/2016, đường Z-score AAM nằm vùng xám, dự báo AAM có nguy cơ phá sản; đặc biệt, ở quý 4/2015, Z=2.07 gần ngưỡng kiệt quệ, thể hiện xác suất xảy ra nguy cơ này rất cao Tuy nhiên, từ quý2/2016 đến quý 4/2020, cơ cấu tài chính của công ty đã tương đối an toàn dẫn đến đường Z-score AAM đã dịch chuyển lên mức an toàn Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công ty đã kiểm soát tốt tài khoản nợ; mặc dù, cả TL và TA đều giảm nhưng
TL đã giảm rất nhiều dẫn đến CL cũng giảm theo trong khi CA giảm không đáng kể.
Chính điều này đã làm cho X1 và X4 có sự khác biệt đáng kể giữa từ quý 1/2016 trở về trước và từ quý 2/2016 trở về sau Mặc dù dịch COVID-19 bùng phát đã làm S giảm và EBIT âm nhưng nhờ công ty vẫn duy trì được cơ cấu tài chính ổn định nên chỉ số Z vẫn nằm trong ngưỡng an toàn Đường xu thế của Z-score AAM hướng xuống thể hiện Z- score có xu thế giảm sau dịch COVID-19. Đồ thị 2.6: Z-score trung bình của 5 công ty ngành thủy sản giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
Z-score trung bình An toàn Kiệt quệ Xu thế
Nhìn chung, Z-score trung bình của 5 công ty ngành thủy sản thể hiện sự tăng trưởng và có xu thế tiếp tục tăng sau dịch COVID-19 Vào quý 1/2020, mặc dù EBIT của các công ty giảm mạnh nhưng sự bùng phát của đại dịch vào cuối năm 2019 chưa gây ảnh hưởng tiêu cực đến Z-score trung bình vì 3/2 doanh nghiệp đã chọn, có cơ cấu tài chính ổn định nên đã giúp duy trì chỉ số Z trong ngưỡng an toàn Trong các quý tính toán, Z-score=1.62 của quý 4/2015 là thấp nhất, và Z-score=3.59 của quý 1/2020 là cao nhất.
Z-score cho ngành du lịch
Theo báo cáo tài chính của 5 công ty trong ngành du lịch tác giả đã chọn, lĩnh vực hoạt động chính của các công ty này đều là kinh doanh dịch vụ Do vậy, tác giả áp dụng chỉ số Z”-score cho nhóm ngành không thuộc lĩnh vực sản xuất với chỉ số Z”6.56 X1 + 3.26 X2 + 6.72 X3+ 1.05 X4 để đánh giá tình hình tài chính và dự báo rủi ro phá sản của 5 công ty trong ngành này.
Bảng 2.8: Kết quả tính Z”-score của 5 công ty ngành du lịch giai đoạn quý 1/2015 - quý 4/2020
Năm Quý DSN TCT HOT RIC VNG Z”-score trung bình
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả tính toán cho thấy Z”-score theo quý của 5 công ty ngành du lịch đều dương VNG có Z”-score thấp nhất và không ổn định nhất trong 5 công ty khi nó có biên độ giao động rộng, tăng giảm liên tục giữa 3 vùng Hầu hết các chỉ số Z” của HOT và RIC đều ở vùng an toàn còn DSN và TCT có Z”-score cách rất xa ngưỡng an toàn.
Nhìn chung, COVID-19 đã tác động tiêu cực lên các công ty này thể hiện qua việc EBIT liên tục giảm, 5/5 công ty ghi nhận lỗ vào quý 2/2020 Nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều đến Z”-score vì các công ty ngành du lịch có cơ cấu tài chính rất an toàn nên vẫn giữ ổn định chỉ số Z” ở vùng an toàn, thậm chí Z”-score của TCT và VNG còn có xu hướng tăng trưởng trong mùa dịch bệnh. Đồ thị 2.7: Z”-score của TCT giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
Z"-score TCT An toàn Trung bình Xu thế
Dựa vào đồ thị 2.7, từ quý 1/2015 đến quý 4/2020, đường Z”-score TCT biến động nhưng luôn duy trì trên mức an toàn thể hiện tình trạng tài chính công ty rất tốt và chưa có rủi ro phá sản trong 2 năm tới Mặc dù năm 2020 dịch COVID-19 đã đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho ngành du lịch nhưng đây là năm chỉ số Z” của TCT có biên độ dao động lớn nhất do sự tăng giảm đáng kể của TL dẫn đến chênh lệch tỷ số X4 giữa các quý.
Cụ thể, trong các quý tính toán, Z”-score.48 của quý 1/2020 là thấp nhất và Z”- scoreE.93 của quý 3/2020 là cao nhất Nguyên nhân do TL ở quý 1/2020 là lớn nhất, tăng gấp 3 lần so với quý trước làm cho Z”-score giảm 10.64 Đến quý 3/2020, TL đã giảm xuống 7 lần so với quý 1/2020 dẫn đến Z”score tăng 34.45 Đường xu thế của Z”-score TCT hướng lên thể hiện chỉ số Z” có xu thế tăng sau dịch COVID- 19. Đồ thị 2.8: Z”-score của VNG giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
Z"-score VNG An toàn Kiệt quệ Trung bình Xu thế
Dựa vào đồ thị 2.8, từ quý 1/2015 đến quý 4/2020, đường Z”-score VNG có sự biến động liên tục lên xuống cả 3 vùng: kiệt quệ, xám và an toàn Điều này cho thấy VNG chưa kiểm soát được tình hình tài chính, cũng như chưa quản lý được hoạt động kinh doanh của công ty khi EBIT tăng, giảm bất thường và WC liên tục chuyển đổi từ âm sang dương và ngược lại Trước khi dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam, ở quý4/2019, Z”-score=0.38 cho thấy rủi ro phá sản rất cao Nhưng khi dịch bệnh bùng phát,mặc dù EBIT liên tục giảm nhưng ở quý 1/2020, chỉ số Z” lại thể hiện xu hướng tăng trưởng khi nó đã dịch chuyển lên vùng xám và đạt ngưỡng an toàn vào quý 4/2020.Nguyên nhân do vào quý 1/2020, công ty đã tăng BVE cũng như duy trì WC luôn dương. Đồ thị 2.9: Z”-score trung bình của 5 công ty ngành du lịch giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
Z"-score trung bình An toàn Xu thế
Nhìn chung, Z”-score trung bình của 5 công ty ngành du lịch trên mức an toàn và có xu thế ổn định sau dịch COVID-19 Dịch bệnh bùng phát đã làm EBIT giảm vì lượng du khách giảm dẫn đến chỉ số Z” trung bình giảm ở 2 quý đầu năm 2020 nhưng sau đó đã tăng trở lại Trong các quý tính toán, Z”-score.30 của quý 4/2016 là cao nhất, và Z”-score=8.24 của quý 1/2020 là thấp nhất.
Z-score cho ngành bất động sản
Theo báo cáo tài chính của 5 công ty trong ngành bất động sản tác giả đã chọn, lĩnh vực hoạt động chính của các công ty này đều không liên quan đến sản xuất Do vậy, tác giả áp dụng mô hình Z”-score cho nhóm ngành không thuộc lĩnh vực sản xuất với chỉ số Z”= 6.56 X1 + 3.26 X2 + 6.72 X3+ 1.05 X4 để đánh giá tình hình tài chính và dự báo rủi ro phá sản của 5 công ty trong ngành này Tác giả dùng số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất theo từng quý trong giai đoạn năm 2015-2020 để thực hiện tính các tỷ số trong chỉ số Z”-score.
Bảng 2.9: Kết quả tính Z”-score của 5 công ty ngành bất động sản giai đoạn quý 1/2015 - quý 4/2020
Năm Quý HAR KBC FDC DRH VIC Z”-score trung bình
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả tính toán cho thấy, ngành bất động sản xuất hiện Z”-score âm Trong 5 công ty được xét, HAR, KBC, DRH có Z”-score luôn dương; trong đó, chỉ số Z” của HAR và KBC luôn trên ngưỡng an toàn và của DRH biến động liên tục giữa 3 vùng. FDC và VIC có Z”-score âm ở 1 số quý; trong đó, VIC có chỉ số Z” thấp nhất trong các công ty khi Z”-score luôn ở vùng kiệt quệ.
Nhìn chung, COVID-19 đã làm EBIT của các quý năm 2020 giảm so với năm
43 trước do nhu cầu ở phân khúc thuê mặt bằng thương mại giảm, các dự án đang thi công bị trì trệ và dự án hoàn thành nhưng không mở bán được đã làm cho EBIT giảm dẫn đến sự sụt giảm của Z”-score Khi dịch bùng phát, các công ty có cơ cấu tài chính an toàn như HAR và KBC vẫn duy trì được chỉ số Z” ở vùng an toàn, trong khi FDC, VIC và DRH có cơ cấu tài chính yếu chỉ số Z”-score có xu hướng giảm. Đồ thị 2.10: Z”-score của HAR giai đoạn quý 1/2015 - quý 4/2020
Z"-score HAR An toàn Trung bình Xu thế
Dựa vào đồ thị 2.10, từ quý 1/2015 đến quý 4/2020, đường Z”-score HAR có sự biến động liên tục nhưng luôn trên mức an toàn thể hiện tình trạng tài chính công ty rất tốt và chưa có rủi ro phá sản trong 2 năm tới Từ quý 1/2015 đến quý 3/2016, Z-score biến động có chu kỳ Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch giữa các quý là do sự tăng giảm của TL dẫn đến sự chênh lệch đáng kể của tỷ lệ X4 Z”-score của công ty có biên độ dao động lớn Trong các quý tính toán, quý 1/2015 có TL),660 triệu đồng nhỏ nhất nên Z-score".83 của nó cao nhất và Z-score=4.18 của quý 4/2017 thấp nhất vì có TL(6,882 triệu đồng lớn nhất Nhờ có cơ cấu tài chính an toàn nên công ty vẫn duy trì ổn định được chỉ số Z” ở 2 quý đầu năm 2020 Nhưng do TL tăng gấp 2.5 lần quý trước nên đã làm Z”-score ở 2 quý sau giảm mạnh Đường xu thế của Z”-scoreHAR hướng lên thể hiện chỉ số Z” của công ty có xu thế tăng sau dịch COVID-19. Đồ thị 2.11: Z”-score của VIC giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
Dựa vào đồ thị 2.11, từ quý 1/2015 đến quý 4/2020, đường Z”-score VIC có sự biến động liên tục từ vùng xám đến vùng kiệt quệ; nhìn chung, hầu hết các quý đều có chỉ số Z” nhỏ hơn ngưỡng kiệt quệ thể hiện tình trạng tài chính của VIC rất kém và luôn có rủi ro phá sản theo tiêu chuẩn của chỉ số Z-score Từ quý 2/2015 đến quý 2/2017, Z”-score luôn ở vùng kiệt quệ, điều này dự báo công ty sẽ bị phá sản vào quý 1/2018 Nhưng thực tế, chỉ số Z”-score đã dự đoán sai vì công ty vẫn còn hoạt động mặc dù chỉ số Z” vẫn trong vùng kiệt quệ Nguyên nhân do ảnh hưởng của liên kết nhóm đến khả năng kiệt quệ tài chính của công ty; cụ thể, nhờ VIC có liên kết nhóm với hơn 80 công ty đa dạng lĩnh vực từ công nghệ đến công nghiệp và thương mại dịch vụ nên đã tạo cho VIC một thị trường vốn nội bộ hoàn hảo để hỗ trợ về dòng tiền giúp công ty có khả năng trả các khoản nợ khi đến hạn Vì thế, mặc dù Z”-score rất thấp, đến mức âm nhưng VIC sẽ không mất tính thanh khoản dẫn đến phá sản Từ quý 3/2018 đến quý 2/2019, tình hình tài chính của công ty đã được cải thiện khi Z”-score đã dịch chuyển lên vùng xám nhưng qua quý 3/2019 đến quý 4/2020, nó lại trở về vùng kiệt quệ Đường xu thế của Z-score VIC hướng lên thể hiện Z”-score của công ty có xu thế tăng sau dịch COVID-19. Đồ thị 2.12: Z”-score trung bình của 5 công ty trong ngành bất động sản giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
Z"-score trung bình An toàn Xu thế
Nhìn chung, Z”-score trung bình của 5 công ty ngành bất động sản trên mức an toàn và có xu thế tăng nhẹ sau dịch COVID-19 Dịch bùng phát đã làm chỉ số Z” có xu hướng giảm dần từ quý 1/2020 do các công ty đều có EBIT giảm trong khi CL lại tăng.Trong các quý tính toán, Z”-score=7.66 của quý 3/2016 là cao nhất, và Z”-score=2.9 của quý 4/2020 là thấp nhất.
Z-score cho ngành ngân hàng
Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là cung ứng một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, … mang tính dịch vụ Do vậy, tác giả áp dụng chỉ số Z”-score cho nhóm ngành không thuộc lĩnh vực sản xuất với chỉ số Z”= 6.56 X1 + 3.26 X2 + 6.72 X3
+1.05 X4 để đánh giá tình hình tài chính và dự báo rủi ro phá sản của của 5 ngân hàng đã chọn Tác giả dùng số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất theo từng quý trong giai đoạn năm 2015-2020 để thực hiện tính các tỷ số trong chỉ số Z”-score Sau tính toán, tác giả nhận thấy chỉ số Z” ở các ngân hàng đều âm Theo Altman, Hartzell và Peck
(1995), khi Z”-score bằng hoặc nhỏ hơn 0 cần phải chuẩn hóa kết quả Z”-score bằng cách thêm hằng số (+3.25) để nó có thể tương đương với tình huống mặc định.
Bảng 2.10: Z”-score điều chỉnh của 5 ngân hàng thương mại giai đoạn quý 1/2015
Năm Quý VCB MBB CTG EIB BID Z”-score điều chỉnh trung bình
Nguồn: Tính toán của tác giả
Sau khi được điều chỉnh, chỉ số Z” của 5 ngân hàng đều dương nhưng hầu hết lại nằm ở mức kiệt quệ theo theo tiêu chuẩn xếp hạng của S&P Theo dự báo của chỉ số Z- score, ngân hàng thuộc diện có nguy cơ phá sản rất cao Nhưng ở Việt Nam, chưa từng có ngân hàng nào phá sản do tất cả ngân hàng ở Việt Nam đều thuộc kiểm soát của ngân hàng nhà nước Song song đó, thị trường liên ngân hàng đã tạo một môi trường vốn nội bộ cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn, giúp các ngân hàng có thể đáp ứng tức
47 thời các khoản nợ đến hạn mặc dù WC âm Qua đó, có thể thấy Z”-score điều chỉnh chỉ dừng lại ở mức đánh giá sức khỏe tài chính, không thể áp dụng để dự báo rủi ro phá sản trong lĩnh vực ngân hàng.
Kết quả tính toán cho thấy, Z”-score điều chỉnh của VCB và MBB phần lớn được xếp hạng ở mức CCC Trái ngược, Z”-score điều chỉnh của BID và EIB phần lớn được xếp hạng ở mức D Cuối cùng, CTG có Z”-score điều chỉnh tăng giảm liên tục, dao động từ mức D đến mức B-. Đồ thị 2.13: Z”-score điều chỉnh của VCB giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
S&P VCB CCC- CCC D Trung bình Xu thế
Dựa vào đồ thị 2.13, từ quý 1/2015 đến quý 4/2020, đường S&P VCB biến động từ CCC- đến CCC thể hiện VCB luôn phải chịu áp lực tài chính nguyên nhân do WC ở các quý đều âm Tuy nhiên ngân hàng vẫn có khả năng đáp ứng các khoản nợ đến hạn vì dòng tiền gửi đổ vào ngân hàng mỗi ngày; ngoài ra, VCB còn có thể vay từ thị trường liên ngân hàng Xem xét kỹ hơn ở báo cáo tài chính, mặc dù WC âm nhưng EBIT và UP tăng dần theo mỗi quý, điều đó cho thấy ngân hàng không tích trữ nhiều
CA mà lấy nó đi đầu tư đem lại kết quả rất tốt Từ quý 1/2015 đến quý 2/2017, Z”- score điều chỉnh tăng giảm liên tục từ CCC- đến CCC Sau đó, từ quý 3/2017 trở về sau, Z”-score điều chỉnh ít có sự biến động, luôn đạt mức CCC cho thấy dịch COVID-
19 chưa tác động nhiều đến Z” điều chỉnh của VCB Đường xu thế S&P VCB đi ngang thể hiện chỉ số Z” điều chỉnh có ít có sự biến động sau dịch COVID-19. Đồ thị 2.14: Z”-score điều chỉnh của EIB giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
S&P EIB D CCC- CCC Trung bình Xu thế
Dựa vào đồ thị 2.28, đường S&P EIB biến động từ mức D cho đến CCC; nhưng nhìn chung, Z”-score điều chỉnh phần lớn ở mức D thể hiện EIB luôn phải chịu áp lực tài chính Ở quý 1/2015, Z”-score điều chỉnh ở mức CCC nhưng qua quý 2/2015, vì chủ tịch HĐQT rút lui dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt 7 ở EIB đã ảnh hưởng nặng nề tới kết quả kinh doanh của ngân hàng làm cho EBIT, WC giảm và TL tăng dẫn đến Z”-score điều chỉnh giảm xuống mức D và tiếp tục kéo dài đến hết quý 3/2019. Nhờ cơ cấu lại doanh thu nên chỉ số Z” điều chỉnh đã dịch chuyển lên mức CCC- trong quý 4/2019 và kéo dài sang năm 2020 Trong các quý tính toán, Z”-score điều chỉnh=2.55 của quý 1/2015 là cao nhất và Z”-score điều chỉnh=-0.56 của quý 2/2017 là thấp nhất Đường xu thế S&P EIB hướng lên thể hiện chỉ số Z” điều chỉnh có xu thế tăng sau dịch COVID-19.
7Trần Thúy (2021).Eximbank đã bị bỏ lại phía sau như thế nào? Cafef.vn Đồ thị 2.15: Z”-score điều chỉnh trung bình của 5 ngân hàng giai đoạn quý 1/2015 – quý 4/2020
S&P trung bình CCC- D Xu thế
Nhìn chung, Z”-score điều chỉnh trung bình của 5 ngân hàng ở hầu hết các quý nằm ở mức CCC- và xu thế tăng nhẹ sau dịch COVID-19 Dịch bệnh bùng phát đã làm chỉ số Z” điều chỉnh giảm dần kể từ quý 4/2019 và đến quý 4/2020 đã tăng trở lại. Trong các quý tính toán, Z”-score=1.59 của quý 2/2017 là thấp nhất, và Z”-score=2.47 của quý 1/2018 là cao nhất.
Nhìn chung, cả 5 nhóm ngành đều chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh thể hiện qua sự sụt giảm của EBIT, riêng ngành sản xuất (dược, thủy sản) còn phải chịu sự gia tăng đáng kể của CL và TL; tuy nhiên, chỉ chịu tác động trong ngắn hạn, trong khi ngành dịch vụ sẽ chịu tác động kéo dài cho đến khi dịch được kiểm soát Các công ty có cơ cấu tài chính an toàn sẽ giữ ổn định được chỉ số Z-score ở vùng an toàn Mặt khác, các công ty có cơ cấu tài chính yếu, chỉ số Z-score sẽ có xu hướng giảm xuống vùng kiệt quệ Bên cạnh đó, các công ty được dự báo phá sản theo bảng phân loại củaZ-score, thực tế đã không phá sản do có liên kết nhóm và đối với ngân hàng là do có sự quản lý của ngân hàng nhà nước và sự hỗ trợ của thị trường liên ngân hàng.
DỰ BÁO CHỈ SỐ Z-SCORE TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2023 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TỔN THẤT, RỦI RO PHÁ SẢN CHO CÁC NHÓM NGÀNH
Dự báo chỉ số Z-score cho giai đoạn 2021–2023
Tác giả sử dụng mô hình ARIMA để dự báo rủi ro phá sản trong giai đoạn 2021-
2023 cho 5 nhóm ngành: dược, thủy sản, du lịch, thủy sản và ngân hàng.
(1) Ngành dƣợc Đồ thị 3.1 cho thấy Z-score trung bình có xu hướng tăng trưởng Giai đoạn quý 1/2015 – 4/2020, chỉ số Z trung bình chỉ dao động ở mức 3 đến mức 5 nhưng sau quý 4/2020, Z-score đã dịch chuyển lên mức 6-7 và có chu kỳ (quý 1 và quý 3 tăng, quý 2 và quý 4 giảm) Điều này thể hiện tình trạng tài chính của 5 công ty thuộc nhóm ngành dược ngày càng tốt Nguyên nhân do Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh nên các nhà máy sản xuất API đã hoạt động ổn định như trước, giúp khắc phục tình trạng khan hiếm nguyên liệu Song song đó, nhờ sự gia nhập của các Tập đoàn Dược Phẩm nước ngoài như Taisho (Nhật Bản), Daewong (Hàn Quốc), SK Group (Hàn Quốc), … vào ngành dược, đã hậu thuẫn về tài chính mạnh mẽ cho các doanh nghiệp, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP, WHO GMP, HS GMP, … với mục tiêu xâm nhập thị trường thuốc generic, không những phục vụ cho kênh ETC mà còn hướng đến xuất khẩu Theo hãng nghiên cứu thị trường IBM, quy mô ngành dược Việt Nam có thể đạt 7.7 tỷ USD vào năm 2021 và lên đến 16.1 tỷ USD vào năm
2026, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng kép 11%/năm. Đồ thị 3.1: Dự báo Z-score trung bình của 5 công ty ngành dƣợc giai đoạn quý 1/2021 – quý 4/2023
Nguồn: Tính toán của tác giả
(2) Ngành thủy sản Đồ thị 3.2 cho thấy sau quý 4/2020, Z-score trung bình có xu hướng tăng trưởng đều qua các quý thể hiện tình trạng tài chính của 5 công ty trong nhóm ngành thủy sản ngày càng tốt vì dịch bệnh tại các nước nhập khẩu đã được kiểm soát Theo VASEP, kể từ tháng 3/2021, xuất khẩu cá tra sang một số thị trường lớn như Trung Quốc-Hồng Kông, Brazil đã tăng trưởng trở lại Theo Jaewon Kang (2021), tháng 4/2021, Mỹ cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh nên tình trạng tắc nghẽn giao thương tại các cảng biển đã được giải quyết và nới lỏng các thủ tục kiểm soát COVID-19 đối với các mặt hàng nhập khẩu, cũng như việc người dân sẵn sàng chi mạnh tay cho việc ăn uống sau
“hậu COVID” đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ tăng lên đáng kể Ở Anh, xuất khẩu cá tra cũng có nhiều khởi sắc do tâm lý người tiêu dùng thay đổi Cụ thể, theo VASEP, các nhà thương mại thủy sản đang có chiến dịch thiết lập phi lê cá tra như 1 lựa chọn cá thịt trắng cao cấp thay vì trước đó là 1 lựa chọn giảm giá đã làm tỷ suất lợi nhuận cho các nhà bán lẻ tăng dẫn đến nhiều siêu thị đưa sản phẩm cá tra vào bán Bên cạnh đó, đòn bẩy cho đà tăng trưởng này là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 Theo đó, Châu Âu sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86.7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 3 năm, 90.3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đồ thị 3.2: Dự báo Z-score trung bình của 5 công ty ngành thủy sản giai đoạn quý 1/2021 – quý 4/2023
Nguồn: Tính toán của tác giả
(3) Ngành du lịch Đồ thị 3.3 cho thấy sau quý 4/2020, Z”-score trung bình vẫn duy trì trên ngưỡng an toàn và mang tính mùa vụ; cụ thể, chỉ số Z” luôn thấp nhất ở quý 1 và cao nhất ở quý 3 Mặc dù ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 kéo dài từ quý 1/2020 cho đến hiện tại, nhưng nhờ có cơ cấu tài chính an toàn và đặc tính là kinh doanh dịch vụ nên không cần duy trì hoạt động bằng nhiều khoản định phí như các công ty sản xuất; do vậy, chỉ số Z” vẫn ở ngưỡng an toàn. Đồ thị 3.3: Dự báo Z”-score trung bình của 5 công ty ngành du lịch giai đoạn quý 1/2021 – quý 4/2023
Nguồn: Tính toán của tác giả
(4) Ngành bất động sản Đồ thị 3.4 cho thấy Z”-score trung bình có xu hướng ngày càng giảm đến vùng kiệt quệ trong giai đoạn 2021-2023 Cụ thể, sau quý 4/2020, chỉ số Z” vẫn duy trì ở ngưỡng an toàn, nhưng vào quý 3/2021, nó đã dịch chuyển xuống vùng xám và liên tục giảm ở các quý tiếp theo, đến quý 3/2022 Z”-score đã nằm ở vùng kiệt quệ Nguyên nhân do nhu cầu thuê bất động sản thương mại, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng giảm và các dự án xây xong nhưng chưa được mở bán, dự án đang thi công bị trì trệ đã làm tăng lượng hàng tồn kho trong giai đoạn dịch bệnh, những điều này làm cho dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm, các công ty phải đi vay vốn từ bên ngoài để bù đặp dòng tiền bị thiếu hụt, dưới áp lực của lãi vay doanh nghiệp buộc phải bán tài sản để trả nợ dẫn đến Z-score ngày càng giảm. Đồ thị 3.4: Dự báo Z”-score trung bình của 5 công ty ngành bất động sản giai đoạn quý 1/2021 – quý 4/2023
Nguồn: Tính toán của tác giả
(5) Ngành ngân hàng Đồ thị 3.5 cho thấy Z”-score điều chỉnh trung bình có xu hướng ổn định trong mức CCC- trong giai đoạn 2021-2023 Sau quý 4/2020, chỉ số Z” điều chỉnh giảm dần đến quý 3/2021 và ổn định trong giai đoạn còn lại Mặc dù nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đã tăng trở lại sau khi đợt dịch thứ 3 được dập tắt nhưng đợt dịch thứ 4 bùng phát lại tiếp tục gây trở ngại cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh khiến nợ xấu của ngân hàng tăng Theo Fitch Ratings nhận định, rủi ro nợ xấu của các ngân hàng vẫn còn kéo dài Chính những điều này đã giải thích cho xu hướng giảm củaZ”-score điều chỉnh trong 3 quý đầu năm 2021 Nếu các ngân hàng không đề ra được giải pháp để khắc phục các tác động tiêu cực của dịch COVID-19 thì chỉ số Z” điều chỉnh của ngân hàng sẽ giữ mức 2.09 cho đến hết năm 2023. Đồ thị 3.5: Dự báo Z”-score điều chỉnh trung bình của 5 ngân hàng giai đoạn quý
Nguồn: Tính toán của tác giả
Một số giải pháp hạn chế tổn thất và rủi ro phá sản đối với ngành dược
Ngành dược chịu một số tác động đáng kể bởi COVID-19; trong đó, nguồn nguyên liệu đầu vào là ảnh hưởng nặng nề nhất Cụ thể, sự phụ thuộc đáng kể vào API của Trung Quốc Theo báo cáo của FPTS, ngành dược phẩm Việt Nam phụ thuộc tới 80-90% nguyên liệu của nước ngoài; trong đó, Trung Quốc chiếm 63.7% Vì thế, khi dịch bệnh bùng phát đã làm API trở nên khan hiếm dẫn đến giá tăng cao, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng của các công ty sản xuất dược phẩm Mặc dù hiện tại các nhà máy sản xuất API của Trung Quốc đã hoạt động lại nhưng sự bùng phát của dịch COVID-19 đã cho thấy lỗ hỏng khi các thành phần quan trọng lại phụ thuộc vào một thị trường duy nhất Để giải quyết cho tình trạng này, theo kiến nghị củaDeloitte (2020), mặc dù mỗi sản phẩm dược phẩm chỉ có một chuỗi cung ứng duy nhất,nhưng cần xem xét mô hình chuỗi giá trị trong và sau đại dịch để có thể khắc phục chuỗi cung ứng dễ bị đứt gãy Bên cạnh chi phí, chất lượng và thời gian giao hàng, các doanh nghiệp cần phải kiểm tra khả năng phục hồi, khả năng đáp ứng và khả năng cấu hình lại chuỗi cung ứng Do vậy, tác giả sẽ đề xuất giải pháp dựa trên mô hình “Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng” 8 ; cụ thể, cần trải qua 4 giai đoạn để khắc phục tình trạng dễ đứt gãy của chuỗi cung ứng:
Giai đoạn 1: Xác định và đánh giá rủi ro Các công ty nên đánh giá lại chuỗi cung ứng hiện tại để xác định các liên kết yếu tiềm ẩn, có rủi ro đứt gãy nếu chịu thêm ảnh hưởng từ dịch bệnh; cụ thể, nên đánh giá lại các mối quan hệ hiện có, cũng như thu thập dữ liệu để xem xét mức độ phụ thuộc của từng sản phẩm vào nguyên vật liệu từ bên ngoài.
Giai đoạn 2: Định lượng và ưu tiên rủi ro Mọi công ty đều hoạt động trên nguồn lực hạn chế nên không thể dự trữ dàn trải hàng tồn kho cho tất cả sản phẩm dược phẩm Thay vào đó, các công ty nên thiết lập điều chỉnh hàng tồn kho dựa trên nhu cầu biến động của thị trường, có thể tham khảo quy trình
S&OP 9 Các công ty nên dựa vào doanh thu bán hàng của từng sản phẩm qua các giai đoạn để tìm ra nhóm sản phẩm đem lại lợi nhuận lớn nhất Từ đó, xác định nhà cung cấp và nguyên vật liệu nào là quan trọng,
Giai đoạn 3: Giảm thiểu rủi ro Các công ty nên thiết lập kế hoạch dự phòng hàng tồn kho cho các sản phẩm được đánh giá ở giai đoạn 2 bằng cách tăng sản lượng nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp hiện tại cũng như tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa nguồn cung toàn cầu.
Giai đoạn 4: Phục hồi Hàng tồn kho phải được kiểm tra và đánh giá liên tục.
Các công ty nên đánh giá lợi nhuận còn lại so với chi phí vốn và chi phí lưu trữ hàng tồn kho Thiết kế lại mô hình nếu hai loại chi phí này tăng bất thường dựa trên các kế hoạch dự phòng và quan hệ đối tác đã ký hợp đồng mới.
Bên cạnh đó, kết quả tăng trưởng của các công ty dược niêm yết trên sàn chứng khoán giai đoạn 2019-2020 10 cho thấy, hầu hết công ty dược có mức tăng trưởng âm, chỉ có 2 công ty đạt sự tăng trưởng dương là TRA và PME; trong đó, TRA đứng đầu
8Supply Chain Risk Management Copes with Evolving Threats, 2012 (Hình 1-Phụ lục)
9 Supply Chain Risk Management Solutions (Hình 2-Phụ lục)
10 Báo cáo thường niên TRA 2020
57 ngành về tốc độ tăng trưởng (11.8%), nhờ vào tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời ra mắt sản phẩm mới là “Trà mát gan Boganic” (được phát triển từ thương hiệu nổi tiếng Boganic) vào đúng giai đoạn nhu cầu thị trường đang tăng cao về thực phẩm tốt cho sức khỏe, đã giúp công ty đạt được mức tăng trưởng tốt Từ đó, rút ra bài học cho các công ty còn lại về việc cần tăng cường năng lực R&D vào nguyên vật liệu cũng như vào các sản phẩm chủ lực của công ty để có thể phát triển bền vững trong tương lai.
Một số giải pháp hạn chế tổn thất và rủi ro phá sản đối với ngành thủy sản
Tương tự như ngành dược, chuỗi cung ứng ngành thủy sản cũng chịu tác động tiêu cực do dịch COVID-19 Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường xuất khẩu giảm và hoạt động vận tải gặp nhiều khó khăn cũng như sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu cho công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi Theo Tổng cục thống kê, thế giới áp dụng biện pháp cách ly xã hội để ngăn chặn dịch bệnh đã làm sản lượng xuất khẩu cá tra của nước ta giảm 0.3% so với cùng kỳ năm trước và giao thương tại các cảng biển thắt chặt làm cho hoạt động vận tải bị gián đoạn dẫn tới chi phí vận chuyển và chi phi lưu kho tăng mạnh Bên cạnh đó, theo VASEP cước phí vận chuyển cũng tăng do khan hiếm container và Trung Quốc thu mua nguyên vật liệu chăn nuôi với số lượng kỷ lục đã đẩy giá nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn tăng đáng kể Như vậy, có thể thấy ngành xuất khẩu cá tra đã chịu ảnh hưởng gấp 3 lần do dịch bệnh Vì thế, để phát triển ngành thủy sản bền vững trong dài hạn, các công ty trong ngành nên xây dựng chuỗi cung ứng khép kín để có thể kiểm soát được chi phí của toàn bộ quá trình cũng như đáp ứng đủ tiêu chuẩn từ sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU.
Thứ nhất là kiểm soát đầu vào Về mặt hạ tầng, các công ty nên đầu tư dây chuyền sản xuất hoặc liên kết với những công ty chế biến thức ăn chăn nuôi Về mặt nguyên liệu, doanh nghiệp nên liên kết với các nhà nông để đảm bảo quá trình thu hoạch, chất lượng và bảo quản, điều này sẽ giúp kiểm soát được giá nguyên vật liệu.Bên cạnh đó, các công ty cũng nên tăng sản lượng nuôi trồng để tự chủ nguồn cá tra nguyên liệu và cá giống nhằm đảm bảo tính bền vững cũng như đáp ứng đúng yêu cầu về an toàn thực phẩm, xuất xứ và bền vững môi trường theo quy định của EVFTA, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng sản lượng xuất khẩu sang EU với mức thuế ưu đãi.
Thứ hai là kiểm soát đầu ra Về ngắn hạn, việc tăng sản lượng nuôi trồng giúp các công ty giảm phụ thuộc vào các hộ chăn nuôi bên ngoài, có thể tự chủ ngày thả và ngày cho ăn, điều này sẽ giúp giảm chi phí lưu kho Bên cạnh đó, để có thể linh hoạt thích ứng với dịch COVID-19 còn kéo dài, các công ty cũng nên tập trung khai thác thị trường trong nước để giảm bớt áp lực xuất khẩu Cụ thể, có thể triển khai nghiên cứu thói quen tiêu dùng cũng như khẩu vị của từng vùng miền để có thể cung cấp sản phẩm phù hợp và nên đa dạng các sản phẩm từ cá tra bên cạnh cá tra đông lạnh như là cá viên, giò chả, dầu cá, … Điều này, sẽ giúp giải quyết được lượng tồn kho nếu thị trường xuất khẩu lại bị gián đoạn Về mặt dài hạn, các công ty nên đầu tư vào kho lạnh để không còn phụ thuộc vào kho lạnh bên ngoài và có thể dự trữ được nguồn hàng lớn, kịp thời đáp ứng cho các hợp đồng xuất khẩu khi nhu cầu thị trường tăng Mặc dù, việc đầu tư vào kho lạnh tốn rất nhiều chi phí nhưng nó sẽ giúp công ty có nguồn lợi nhuận ổn định trong tương lai vì theo VASEP, hệ thống kho lạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đang trong tình trạng “hết chỗ chứa” làm cho giá kho lạnh tăng từ20-25% so với đầu năm ngoái và có xu hướng tiếp tục tăng.
Một số giải pháp hạn chế tổn thất và rủi ro phá sản đối với ngành du lịch
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu ngành du lịch do Chính phủ các nước đều ban hành quy định hạn chế các chuyến bay nước ngoài, lẫn nội địa đến cửa khẩu biên giới và giãn cách xã hội để ngăn ngừa sự lây lan Cụ thể, theo Tổng cục thống kê, ở Việt Nam, doanh thu du lịch lữ hành giảm 59.5% và doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống giảm 13% so với năm 2019 Theo McKinsey, vắc xin đã mở ra một bình minh mới trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19; tuy nhiên, đây là một bình minh mong manh, với tỷ lệ truyền nhiễm và tử vong vẫn còn cao, khả năng tiếp cận vắc xin không bình đẳng và ngày càng có nhiều biến thể lây nhiễm đáng lo ngại làm giảm hiệu quả của vắc xin và gây tái nhiễm, dự báo có thể thúc đẩy một làn sóng mới trong những tháng tới Bên cạnh đó, theo Bloomberg, với tình hình hiện tại, cần 7 năm để đạt được mục tiêu miễn dịch trên toàn cầu Do vậy, ngành du lịch cần 7 năm để phục hồi hoàn toàn.
Vì thế, để chống chọi với dịch bệnh còn kéo dài, các công ty du lịch nên quản lý thật tốt các khoản chi phí bằng kế hoạch ngân sách để có thể tiếp tục hoạt động cũng như dự trữ đủ tiềm lực để có khả năng phục hồi sau dịch Theo kiến nghị của KPMG, các công ty nên xây dựng hạn mức đối với các mảng chi phí hoạt động chính, điều này sẽ giúp xác định và loại bỏ các chi phí còn lãng phí, hiệu quả Thêm vào đó, cũng nên tận dụng công nghệ như nhân viên ảo chatbot để thay thế một phần lực lượng nhân viên bán hàng qua điện thoại và nhân viên dịch vụ khách hàng, cũng như sử dụng các công cụ quản lý quan hệ khách hàng và email marketing để tương tác với khách hàng nhằm giảm bớt chi phí tiền lương Tuy nhiên, chỉ kiểm soát chi phí là chưa đủ để các công ty có thể tồn tại nếu tình trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và từng bước áp dụng hộ chiếu vắc xin nhằm nới lỏng hạn chế đi lại, thúc đẩy du lịch; đây chính là cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam phục hồi Hiện tại, Việt Nam cũng đang nghiên cứu thí điểm sử dụng hộ chiếu vắc xin cho du khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh như Phú Quốc, Kiên Giang Vấn đề phát sinh là, khi dùng hộ chiếu vắc xin là du khách vẫn có thể lây nhiễm cho người dân địa phương và ngược lại Vì thế, dựa trên mô hình áp dụng hộ chiếu vắc xin ở một số quốc gia, tác giả sẽ đề xuất 3 lộ trình cụ thể để từng bước tăng lượng khách hàng quốc tế:
Lộ trình 1: Thí điểm trên phạm vi hẹp, vừa tham khảo vừa thăm dò Ở lộ trình này, VNAT có thể tham khảo mô hình của Thái Lan, Philippines và Indonesia sẽ triển khai vào tháng 7 sắp tới vì một số điểm tương đồng về không gian địa lý, cũng như thực trạng kiểm soát dịch bệnh Cụ thể, là tham khảo thời gian cách li và phạm vi du lịch Nhưng trước tiên, để lộ trình có thể được triển khai, các thí điểm cần đảm bảo tỷ lệ người dân địa phương được tiêm vắc xin trên 70% và100% đối với nhân viên của các công ty du lịch, thí điểm cần tách biệt với phần còn lại của đất nước để du khách có thể tin tưởng đến đây du lịch Đối tượng du khách cần hướng đến là người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin ít nhất 14 ngày trước khi khởi hành và có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay, đến từ các quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh và đang triển khai tiêm vắc xin để đạt miễn dịch cộng đồng Bên cạnh đó, Việt Nam cần đảm bảo có bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ an toàn ở từng nước và cần thông báo công khai, minh bạch các địa điểm an toàn với số lượng ca mắc thấp đến các quốc gia trên thế giới; sau đó, tiến hành đàm phán để giảm ngày cách li cho du khách trở về nước từ Việt Nam.
Lộ trình 2: Mở rộng phạm vi đến các địa điểm trước đó đã đem lại nhiều doanh thu cho ngành du lịch Nếu thí điểm thành công ở lộ trình 1, VNAT có thể đề xuất với Chính phủ mở rộng phạm vi áp dụng hộ chiếu vắc xin sang các địa điểm khác Cũng giống như lộ trình 1, tỷ lệ đã tiêm vắc xin của người dân địa phương tại các địa điểm này phải trên 70%, đối tượng du khách vẫn như cũ và có thể xem xét giảm bớt thời gian cách li.
Lộ trình 3: Mở rộng phạm vi trên cả nước Du khách có thể tự do du lịch bất cứ đâu, khi Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng Tuy nhiên, điểm khác biệt ở lộ trình này là hướng tới đa dạng đối tượng du khách Cụ thể, Việt Nam có thể tham khảo mô hình đón khách quốc tế kiểu bật đèn giao thông ở Anh Theo đó, sẽ chia danh sách các quốc gia theo màu đỏ, vàng, xanh, dựa trên tình hình dịch tễ, triển khai tiêm chủng và tỷ lệ lây lan vi rút, hoặc bố trí hai điểm kiểm soát khác nhau lần lượt dành cho khách đến từ các quốc gia có nguy cơ cao và nguy cơ thấp như Tây Ban Nha đã làm.
Mặc khác, theo McKinsey, việc triển khai hộ chiếu vắc xin là một chiến lược dài hạn vì lượng khách quốc tế dự kiến vẫn sẽ ở mức thấp vào năm 2021 và nhu cầu nước ngoài sẽ không trở lại mức năm 2019 trước năm 2025 Do vậy, hồi sinh ngắn hạn cho ngành du lịch chỉ có thể nhờ vào khách hàng trong nước Từ kết quả khả quan của 2 lần kích cầu nội địa 11 đã cho thấy đây là giải pháp tốt nhất để làm giảm tác động tiêu cực của dịch bệnh cho đến khi du lịch quốc tế có thể hoạt động trở lại Các công ty nên liên kết, hợp tác với các địa điểm du lịch, khách sạn đã đăng ký tiêu chuẩn an toàn trên web
11 Tổng cục thống kê (2020) Lần thứ nhất vào tháng 5/2020 với chủ đề “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” và lần thứ hai vào tháng 9/2020 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”
61 của VNAT để có thể đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà vẫn đảm bảo an toàn cho du khách Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá cho các điểm đến, đặc biệt là các điểm đến mới, kết nối giữa các điểm đến để tạo ra sản phẩm mới, độc đáo và hấp dẫn Khi tung ra các sản phẩm mới, doanh nghiệp cần đưa ra các cam kết về việc hoãn, hủy, đổi tour, để đảm bảo quyền lợi của mỗi du khách trong mọi tình huống Bên cạnh đó, ViệtNam chưa có các chuyến bay thương mại là cơ hội để các công ty có thể thiết kế các gói du lịch cao cấp phục vụ cho phân khúc nhóm người có thu nhập cao.
Một số giải pháp hạn chế tổn thất và rủi ro phá sản đối với ngành bất động sản 62 3.6 Một số giải pháp hạn chế tổn thất và rủi ro phá sản đối với ngành ngân hàng 63 Tóm tắt chương 3
Dịch COVID-19 bùng phát đã gây khó khăn về mặt dòng tiền cho các công ty bất động sản Cụ thể, mặc dù các công ty vẫn báo lãi, nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lại âm, theo chiều hướng gia tăng các khoản phải thu, hàng tồn kho Giải thích cho tình trạng này, theo Mckinsey, bất động sản luôn có tính phi tập trung cao; do vậy, dịch bệnh kéo dài đã làm gián đoạn dòng chảy của tiền vì hoạt động chính không tạo ra tiền: các nhu cầu thuê bất động sản nghỉ dưỡng, mặt bằng thương mại giảm trong khi dự án thi công bị tạm dừng một thời gian dài mà công ty vẫn phải chịu các chi phí nhân công, thuê máy móc và nhà chưa được bàn giao đúng tiến độ nên chưa nhận được tiền. Theo kiến nghị của Deloitte (2020), trong thời kỳ khủng hoảng này, các công ty cần tập trung thiết lập cơ chế quản lý dòng tiền chính xác, đây là yếu tố then chốt để đảm bảo lập kế hoạch tổng thể hiệu quả và đủ thanh khoản để tránh tình trạng thiếu hụt vốn và khủng hoảng nợ có thể xảy ra Do vậy, điều quan trọng nhất các công ty cần làm lúc này là quản lý dòng tiền mặt Theo đó, các công ty nên thiết kế cơ chế giám sát và lập ngân sách dòng tiền phù hợp để giải quyết các tình huống cấp bách bằng cách tăng cường giám sát ngân sách, quản lý ngân sách toàn diện và xây dựng ngân sách dựa trên sự phối hợp với các phòng ban Đồng thời, các công ty có thể cân nhắc hợp tác trong ngành thông qua phát triển hợp tác để chia sẻ nguồn lực và rủi ro, nhằm tránh khủng hoảng dòng tiền do rủi ro đầu tư.
Bên cạnh đó, các công ty nên nhanh chóng ra quyết định các dự án nào là quan trọng để công ty có thể tồn tại trong tình trạng dịch bệnh kéo dài Cụ thể, nên theo dõi, phân tích tiến độ của từng dự án và cân nhắc việc tạm dừng xây dựng, đầu tư các dự án không thể xin giấy phép bán trược trong thời gian ngắn Sau đó, các công ty nên bắt đầu đánh giá toàn diện các dự án còn lại, lập báo cáo phân tích về giá trị hàng tồn kho và tìm hiểu áp lực vốn, tiến độ xây dựng, khu vực và chính sách địa phương liên quan để xác định dự án tiềm năng và tập trung các nguồn lực hạn chế để tăng cường đầu tư vào các dự án này Đồng thời, các công ty nên tích hợp bán hàng trực tuyến và giảm giá hợp lí để giảm lượng hàng tồn kho và đẩy nhanh tiên độ thanh toán Cụ thể, nên lập ra danh sách những khách hàng đã ký hợp đồng nhưng chưa thanh toán đủ và xem xét cung cấp các ưu đãi bao gồm chiết khấu cao hơn, nhiều quyền lợi quản lý tài sản hơn.
3.6 Một số giải pháp hạn chế tổn thất và rủi ro phá sản đối với ngành ngân hàng
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại phát sinh từ tín dụng kinh doanh và tín dụng tiêu dùng Cụ thể, là nợ xấu tăng cao khi các công ty sản xuất - kinh doanh, du lịch, hàng không, bán lẻ cùng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh dẫn đến khả năng đáo hạn các khoản vay từ giai đoạn trước sẽ gặp nhiều khó khăn và dịch bệnh cũng đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp kéo theo các hộ gia đình sẽ gặp khó khăn trong việc trả các khoản nợ tiêu dùng đến hạn Theo FitchRatings nhận định rủi ro nợ xấu của các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng do tác động của đại dịch COVID-19 kéo dài Do vậy, các ngân hàng nên xây dựng hệ thống tiêu chuẩnBasel để có thể đảm bảo tính ổn định cho hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn nợ xấu ngày càng tăng Tuy nhiên, trong khi thế giới chuẩn bị áp dụng Basel IV thì ở ViệtNam chỉ đang áp dụng Basel II; trong đó, tính đến cuối năm 2020, chỉ có 13 ngân hàng đáp ứng cả 3 trụ cột, cho thấy sự chậm trễ so với tiến độ chung của quốc tế Việc đạt chuẩn Basel II thực sự rất quan trọng trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài vì nó sẽ giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn do ngân hàng có thể quản lý chắc chắn được các rủi ro, đặc biệt giúp các ngân hàng nhận biết sớm được các khoản tín dụng có nguy cơ xảy ra rủi ro và đồng thời nguồn vốn cũng được quản lý hiệu quả hơn Do vậy, các ngân hàng nên nhanh chóng hoàn thành cả 3 trụ cột ở Basel II Để làm được điều này,các ngân hàng nên tìm đối tác tư vấn chiến lược là các công ty kiểm toán và quản trị rủi ro hàng đầu như KPMG, PwC, … để nhận sự hỗ trợ trong việc triển khai Basel II Đối với các ngân hàng đã hoàn thành cả 3 trụ cột, nên tập trung nguồn lực để triển khai Basel III hướng tới chiến lược kinh doanh bền vững Basel III sẽ giúp các ngân hàng hoạt động dựa trên nguồn vốn ổn định lâu dài nhằm giảm thiểu rủi ro thiếu hụt vốn trong tương lai vì nó bao gồm cả rủi ro thanh khoản bên cạnh các rủi ro mà Basel II đặt ra Các ngân hàng nên tận dụng cơ hội từ hiệp định EVFTA để kêu gọi đầu tư từ EU nhằm giúp ổn định nguồn vốn cũng như tiếp cận được bộ máy quản trị, công nghệ hiện đại để có thể đạt được chuẩn Basel III.
Bên cạnh đó, dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và vốn của các ngân hàng do lãi suất vay giảm để hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức độ thấp và lượng khách giao dịch tại quầy giảm Vì thế, giải pháp cho vấn đề này là đầu tư công nghệ chuyển đổi số và giảm lãi suất tiền gửi Cụ thể, các ngân hàng nên tập trung nguồn lực để triển khai công nghệ eKYC Bên cạnh việc tăng lượng giao dịch trong thời điểm dịch COVID-19, việc triển khai eKYC còn giúp giảm thiểu chi phí giao dịch cơ bản, vận hành và gia tăng lợi nhuận Đồng thời, ngân hàng còn được lợi từ việc khách hàng dự trữ một lượng tiền trong tài khoản để phục vụ mục đích thanh toán Điều này sẽ giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản và họ có thể dùng số tiền này để cho vay để tăng lợi nhuận Song song đó, để giảm chênh lệch giữa tăng trưởng huy động vốn và tín dụng, các ngân hàng có thể giảm lãi suất tiền gửi để hạn chế nguồn vốn đầu vào, sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng giảm lãi suất cho vay từ đó tạo ra nguồn vốn cho vay giá rẻ Điều này sẽ thu hút các doanh nghiệp đi vay nhưng các ngân hàng cần chú ý kiểm soát chất lượng tín dụng để hạn chế nợ xấu và kịp thời đưa nguồn vốn đến cho khách hàng có năng lực trên nguyên tắc bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi đầy đủ, đúng hạn.
Tóm tắt chương 3 Đối với các nhóm ngành sản xuất là dƣợc và thủy sản: theo dự báo của mô hình ARIMA, chỉ số Z-score của hai ngành này sẽ có chuyển biến tích cực trong giai đoạn năm 2021-2023 Nguyên nhân do giá nguyên vật liệu đầu vào của ngành dược đã ổn định hơn và được sự hậu thuẫn từ các tập đoàn lớn về mặt cơ sở vật chất, công nghệ, còn ngành thủy sản được hưởng lợi ích từ hiệp định EVFTA và nhu cầu tiêu thụ của các nước nhập khẩu đã tăng trở lại Tuy nhiên, dịch bệnh đã cho thấy chuỗi cung ứng của 2 ngành này đều đang có vấn đề Cụ thể, ngành dược thể hiện sự phụ thuộc nguyên liệu API quá mức vào một thị trường và ngành thủy sản cả đầu vào và đầu ra đều phụ thuộc vào bên ngoài Do vậy, tác giả đề xuất áp dụng chiến lược quản trị rủi ro chuỗi cung ứng gồm 4 giai đoạn đối với ngành dược và xây dựng mô hình chuỗi cung ứng khép kín đối với ngành thủy sản để hai ngành này có thể phát triển bền vững trong tương lai. Đối với các nhóm ngành dịch vụ là du lịch, bất động sản và ngân hàng: theo dự báo của mô hình ARIMA, chỉ số Z-score của ba ngành này có xu hướng giảm trong giai đoạn 2021-2023, nhưng ngành du lịch vẫn duy trì được chỉ số Z ở vùng an toàn và ngân hàng vẫn duy trì được ngưỡng CCC-, trong khi ngành bất động sản Z-score đã dịch chuyển xuống vùng kiệt quệ Nguyên nhân do hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhóm ngành này phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh nhưng theo dự đoán của Bloomberg, 7 năm nữa thế giới mới đạt miễn dịch toàn cầu Vì thế, ba ngành này sẽ chịu tác động tiêu cực trong dài hạn Do vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau: Đối với ngành du lịch, về ngắn hạn, nên kiểm soát tốt chi phí và ưu tiên giải pháp kích cầu nội địa; về dài hạn, nên tận dụng hộ chiếu vắc xin để triển khai 3 lộ trình giúp phục hồi lại lượng khách quốc tế Đối với ngành bất động sản, nên tập trung quản lý dòng tiền và đánh giá toàn diện các dự án Đối với ngành ngân hàng, nên xây dựng hệ thống tiêu chuẩn Basel, đầu tư công nghệ chuyển đổi số và giảm lãi suất tiền gửi.