1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA HỆTHỐNG NHTM NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

27 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

mới nhất 2014

Bài thảo luận *** “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA HỆ THỐNG NHTM NHÀ NƯỚC VIỆT NAM” *** Bố cục: Phần I: Giới thiệu chung về NHTM nhà nước. Phần II: Thực trạng sử dụng vốn ở các NHTM nhà nước. Phần III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các NHTM nhà nước. Phần I: Giới thiệu chung về NHTM nhà nướcViệt Nam 1 Lịch sử - Sự hình thành và phát triển của các NHTM "nhà nước" ở Việt Nam là một bộ phận trong quá trình lịch sử của ngành Ngân hàng Việt Nam - Từ năm 1986 đến năm 1990, nước ta thực hiện tách dần chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần. - Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp – Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi - Trong thời gian này, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: 1) Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; 2) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; 3) Ngân hàng Công thương Việt Nam; 4) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. - Tháng 9/1997, thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long theo Quyết định số 769/TTg - Như vậy đến đây, chúng ta có 5 NHTM nhà nướcViệt Nam, với 4 ngân hàng lớn có quy mô hàng đầu trong các NHTM. Ngân hàng thương mại nhà nước lúc này đúng nghĩa là NHTM do Nhà nước thành lập, thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận và các chính sách kinh tế của nhà nước. Việc nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chính sách kinh tế cho các ngân hàng này không phải bất nguồn từ quyền lực của nhà nước mà bắt nguồn từ quyền lực của chủ sở hữu đối với ngân hàng. - Từ năm 2004-2005 đã có nhiều ý kiến muốn tiến hành cổ phần hóa các NHTM nhà nước. - Tháng 6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được cổ phần hóa, chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank) - Tháng 9/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, trở thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam(VietinBank) - Tháng 2/2011, Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. - Tháng 7/2011, Ngân hàng quốc doanh thứ ba được duyệt cổ phần hóa là Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) - Tháng 4/2012, BIDV chính thức thành ngân hàng thương mại cổ phần, tên đầy đủ là: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Đối với các ngân hàng đã được cổ phần hóa nói trên, chúng không còn hoàn toàn đúng nghĩa là "ngân hàng thương mại nhà nước" nữa. Tuy nhiên, nhà nước vẫn nắm phần lớn cổ phần trong đó. Riêng với Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Nhà nước kiên quyết trong vòng 5 năm tới không đặt vấn đề cổ phần hóa. 2 Một số đặc điểm - NHTM nhà nước sẽ được giao thực hiện một số Chính sách của Chính phủ, trong một số hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn, thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7-1-2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, ngày 15-5-2013 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở. Cùng ngày, Bộ Xây dựng cũng ban hành Thông tư 07/2013/TT-BXD hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở. Bắt đầu từ ngày 1-6-2013 các Ngân hàng Thương mại Nhà nước bao gồm: Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long triển khai giải ngân gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội. Chương trình của gói tín dụng này sẽ dành 70% cho người dân vay mua nhà ở xã hội có quy mô từ 70m2/căn hộ trở xuống, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, 30% còn lại dùng để cho vay đối với doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội. - Ở Việt Nam, các NHTM nhà nước chiếm thị phần lớn, gần như tuyệt đối, và có tiềm lực tài chính lớn do có sự trợ giúp từ nhà nước. Các NHTM NN Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn về tín dụng (từ 60-85%) cũng như tiền gửi (74,3% đến 88%), mặc dù xu thế này đang có chiều hướng giảm dần. Điều này là do yếu tố lịch sử, các NHTM ngoài quốc doanh mới thành lập ở Việt Nam nên uy tín chưa cao, hoặc phạm vi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa rộng. Điều này sẽ tạo nên một môi trường cạnh tranh gần với độc quyền nhóm. Quy mô của các ngân hàng này sẽ mang lại cho họ lợi thế để cạnh tranh với các đối thủ nhỏ hơn. Tuy nhiên, các ngân hàng tư nhân hiện nay đang vươn lên về nhiều mặt, biểu hiện rõ sự cố gắng trong việc chiếm lĩnh một phần không nhỏ của thị trường đang tăng trưởng. - Có thể thấy khá rõ những tài sản vô hình nữa mà ngân hàng quốc doanh được hưởng, đó là sự thiên vị của công chúng so với các ngân hàng “tư nhân”. Từ “quốc doanh” đối với đại bộ phận người Việt Nam vẫn đồng nghĩa với một thực thể lớn, vững chắc và an toàn. Đó là cái mà chúng ta gọi là niềm tin. Ngân hàng rất thích khái niệm này, vì nếu cảm giác tin tưởng này vẫn còn thống lĩnh, thì tiền gửi vẫn cứ chảy vào ngân hàng với chi phí tương đối thấp. Việc tiến hành các hoạt động PR và marketing tốn kém trở nên dễ dàng hơn nhiều. Rõ ràng là, việc tiết kiệm ở đây đồng nghĩa với lợi nhuận tốt hơn. - Thêm nữa, tài sản hữu hình của ngân hàng quốc doanh có thể thấy được ở khắp mọi nơi, từ bất động sản cho tới hệ thống những cơ sở và chi nhánh toàn quốc. Ngân hàng Agribank đã có khoảng 2000 chi nhánh các cấp. Hệ thống chi nhánh này đã giúp cho Ngân hàng Agribank được Bảo hiểm xã hội ủy thác việc trả lương, đây là một hợp đồng kinh doanh tốt đến nỗi kể cả ngân hàng tư nhân có uy tín nhất là Sacombank cũng không có khả năng đạt được. - Không kém phần quan trọng, là khi cần một số quyền miễn trừ để thực hiện một số nhiệm vụ, thì những ngân hàng quốc doanh có nhiều khả năng được cấp quyền miễn trừ này. Tháng 9/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định cho phép NH Kỹ thương, NH Đầu tư & Phát triển và NH Ngoại thương vượt định mức cho vay không quá 15% vốn đối với một khoản nợ cho một pháp nhân. Điều này đã cho phép NH Kỹ thương,NH Đầu tư & Phát triển và NH Ngoại thương huy động tổng số 1,27 tỉ USD cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam, với khoản đóng góp của từng ngân hàng lần lượt là 321,3 triệu, 252,3 triệu và 659,9 triệu USD. - Việc Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, cũng như việc tiến hành tái cấu trúc ngành ngân hàng trong những năm qua đã thúc đẩy các ngân hàng thương mại Nhà nước phát triển hơn về nhiều mặt. Cơ chế thị trường đã làm cho những ngân hàng quốc doanh xử sự giống những ngân hàng tư nhân: cạnh tranh trong việc quản lý luồng tiền gửi, mở rộng mạng lưới, thu hút những nhân sựnăng lực, tiến hành các chiến dịch PR, phát triển văn hóa doanh nghiệp Những quy luật lạnh lùng của thị trường buộc họ phải thay đổi, giải quyêt nhiều vấn đề "cố hữu" như nợ xấu, nợ trực tiếp, quản trị rủi ro thấp để có thể giữ vững vị thế của mình - Tóm lại, chúng ta đều hiểu rằng các ngân hàng quốc doanh rất khác so với một ngân hàng tư nhân trung bình. Do đó, với những quy mô, lợi thế to lớn của họ, cũng như các thách thức đặt ra, thì việc nâng cao tính hiệu quả của những ngân hàng này thực sự là vấn đề cần xem xét. Phần II: thực trạng sử dụng vốn của các NHTM nhà nước hiện nay. 1) Thực trạng huy động vốn. - Bằng các hình thức huy động vốn của mình, các NHTM nước ta đã huy động được một số lượng vốn lớn để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một số trong số kết quả huy động vốn là của các NHTM. - Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%. Tuy không nằm trong tốp các ngân hàng dẫn đầu về tăng trưởng huy động vốn nhưng khối ngân hàng thương mại nhà nước cũng đạt mức tăng huy động vốn trên 20% như BIDV với 26%; Agribank 21,5%; Techcombank 25,7%; Vietcombank 25,3%. Ngân hàng Vietinbank trong khi đó chỉ đạt mức tăng 12,1%. Tăng trưởng huy động vốn của 10 ngân hàng tốp đầu trong năm 2012 - Về con số tuyệt đối trong huy động vốn, khối NHTM nhà nước dẫn đầu. cụ thể là Agribank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với 540.000 tỷ đồng của khách hàng gửi trong năm vừa qua. Đứng thứ hai là BIDV với 360.167 tỷ.Vị trí thứ 3 và thứ 4 thuộc về Vietinbank và Vietcombank với lần lượt 288.271 tỷ đồng và 284.514 tỷ đồng. Sơ đồ: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở VN - Huy động vốn của các NHTM có tăng trưởng khá qua các năm (trừ năm 2008, có giảm sút, do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) do việc đa dạng hóa sản phẩm huy động và phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch. - Mặc dù có mạng lưới rộng và thương hiệu mạnh, được người dân biết đến, nhưng tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của các NHTM CP có sự bứt phá mạnh, thị phần đã tăng lên 31,23% so với 21,3% năm 2006, khiến cho thị phần của các NHTM NN giảm. Hoạt động cho vay cũng có tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí còn tăng nóng trong năm 2007 và năm 2008, một số NHTM CP có tốc độ tăng từ 60% trở lên. Nhưng 6 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng đạt 10,8%, nhưng đến cưới tháng 7, tốc độ tăng trưởng đã khá hơn, với mức tăng gần 13,0% cho 7 tháng đầu năm 2010. So với tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng gấp 5 đến 6 lần được cho là tăng trưởng nóng, nhưng nhìn nhận một cách sâu sắc có thể thấy, nếu không có sự tăng trưởng cao của tín dụng trong vài năm qua, thì không có được tốc độ tăng GDP này. 2) Thực trạng sử dụng vốn - Một số chỉ tiêu tài chính tính đến 30/4/2012. - Lần đầu tiên trong lịch sử, Ngân hàng Nhà nước công bố công khai một cách có hệ thống các thông tin về hoạt động tín dụng theo Thông tư 35/2011. Theo đó, tổng tín dụng tính đến 30/4/2012 là 2.617.320 tỷ đồng, giảm 0,59% so với cuối năm 2011. Trong đó, tín dụng cho công nghiệp chế biến, chế tạo có tăng trưởng 5,19% lên 607.846 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ toàn hệ thống. Tổng huy động từ dân cư có mức tăng mạnh 11,78% trong 4 tháng, lên 1.449.453 tỷ đồng trong khi tiền gửi của doanh nghiệp lại giảm 5,6% xuống 1.084.405 tỷ đồng. Tính tổng, huy động từ dân cư và doanh nghiệp tăng 88 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,6% lên 2.533.858 tỷ đồng. - Theo đánh giá của ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư - Khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research), tiền gửi doanh nghiệp giảm có thể giải thích bằng hai nguyên nhân. Thứ nhất, các doanh nghiệp rất thiếu vốn nên đã tích trữ tiền để cho vay lẫn nhau mà không qua hệ thống ngân hàng. Thứ hai, kinh tế khó khăn khiến lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp giảm làm lượng tiền gửi ngân hàng cũng giảm. Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán đến cuối tháng 4 là 3.035.790 tỷ đồng, tăng 3,14% (92 nghìn tỷ đồng), thấp hơn mức tăng của huy động. Theo nhận định của SSI Research, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và huy động có thể giải thích được bằng việc Ngân hàng Nhà nước đã bơm khoảng 180 nghìn tỷ đồng ra thị trường để mua USD. Nếu trừ đi lượng tiền hút về qua OMO và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (120-140 nghìn tỷ đồng) thì lượng tiền chưa hút về vẫn còn 40-60 nghìn tỷ đồng. - Tỷ lệ tín dụng/huy động toàn hệ thống đến 30/4 là 86%, tương đối cao so với tỷ lệ 80% theo Thông tư 13. Điều đáng nói là tỷ lệ này ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước là 107,8% trong khi ở khối ngân hàng thương mại cổ phần chỉ là 77,6%. Như vậy, khối ngân hàng thương mại Nhà nước có vẻ đang hoạt động “thiếu an toàn” hơn so với khối ngân hàng thương mại cổ phần. Điều này cũng thể hiện ở tỷ lệ an toàn vốn của khối ngân hàng thương mại Nhà nước là 10,8% trong khi của khối ngân hàng thương mại cổ phần là 14,2%. Trong các khối ngân hàng, khối ngân hàng liên doanh và nước ngoài có tỷ lệ an toàn vốn cao nhất 32,54%, còn tỷ lệ an toàn vốn tính chung của hệ thống là 14,55% (cao hơn khá nhiều mức an toàn 9% quy định tại Thông tư 13). - Nhờ có các đợt tăng vốn do phát hành cho cổ đông nước ngoài và trong nước mà vốn tự có của khối ngân hàng thương mại Nhà nước tăng 12,5% trong 4 tháng, cao hơn mức 5,55% của ngân hàng thương mại cổ phần. Dù vốn tăng nhanh nhưng tỷ lệ sinh lời ROA và ROE của ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn cao, 0,43% và 4,87%, gần gấp đôi so với ROA và ROE của khối ngân hàng thương mại cổ phần (0,23% và 2,51%). Tổng tài sản toàn hệ thống cuối tháng 4 giảm 1,83% xuống còn 4.868.649 tỷ đồng. Mức giảm diễn ra ở cả ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng mức giảm của ngân hàng thương mại Nhà nước thấp hơn (-1,74%) so với mức giảm 2,3% của ngân hàng thương mại cổ phần. - Theo báo cáo tuần mới công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào tháng 5/2013, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với một số lĩnh vực ưu tiên về mức 10%/năm theo quy định của NHNN. Các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng điều chỉnh giảm tất cả các khoản vay có lãi suất trên 13%/năm về mức 13%/năm. Theo NHNN, hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 8-10%/năm; Lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 9-11%/năm ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước, 11-12%/năm ở khối ngân hàng thương mại cổ phần; trong đó, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất chỉ từ 7,5- 8%/năm. Báo cáo của NHNN cũng cho thấy, lãi suất cho vay USD phổ biến 5-8%, trong đó các ngân hàng thương mại Nhà nước là 4-5%/năm đối với ngắn hạn, 6-7,5%/năm đối với trung và dài hạn; các ngân hàng thương mại cổ phần khoảng 5,5-6,5%/năm đối với ngắn hạn, 6,5-8%/năm đối với trung và dài hạn. - Lãi suất huy động VND tiếp tục ổn định. Lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 - 12 tháng của nhiều tổ chức tín dụng thấp hơn mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VNĐ theo quy định của NHNN. Hiện nay, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 1,5- 2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; kỳ hạn 1 tháng đến dưới 12 tháng là 5-7,5%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 8- 10,5%/năm. Lãi suất huy động USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi của tổ chức. [...]... của Chính phủ, dự báo tình hình kinh tế ảnh hưởng của toàn cầu, căn cứ vào chỉ đạo định hướng mức tăng trưởng tín dụng của NHNN Việt Nam, vào mức tăng trưởng của các năm trước, để rà soát lại hoạt động tín dụng trong thời gian qua, quản trị hợp ly tài sản Nợ - Có, khả năng thanh khoản và nguồn vốn, sớm khắc phục việc sử dụng vốn bất hợp ly, để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả kinh doanh; nâng cao. .. sánh trên, vốn tự có của khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng 15,65%; ngân hàng liên doanh, nước ngoài (10,81%); Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (6,53%) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Biểu đồ so sánh chỉ tiêu vốn điều lệ của của loại hình tổ chức tín dụng, trong đó khối ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm cả Vietinbank và Vietcombank (Đơn vị: tỷ đồng) – Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Tỷ lệ an toàn vốn tối... cầu của hội nhập ngày càng gay gắt Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoat động ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động sử dụng vốn của các Ngân hàng thương mại Trong những năm vừa qua, môi trường pháp lí có liên quan đến vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của NHTM đã có bước hoàn thiện khá tích cực, góp phần cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có được độ an toàn và hiệu. .. phải thay đổi nhận thức của mình về phướng pháp kinh doanh, quản trị, chất lượng phục vụ, tác phong làm việc…để thích nghi với điều kin mới khốc liệt Kết luận Nội dung bài thảo luận đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn trong hệ thống NHTM nhà nước hiệu quả sử dụng vốn không những có vai trò quan trọng đối với ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế, hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện... cán bộ tín dụng, thực hiện được giao lưu kinh nghiệm làm việc giữa các cán bộ tín dụng với nhau, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng của NHTM b.Về công tác nguồn vốn - Mở rộng huy động vốn là cơ sở để mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng Mặc dù nguồn vốn huy động của NHTM qua các năm là tương đối lớn nhưng để có thể đáp ứng tốt hơn nữa cho mục tiêu mở rộng tín dụng thì việc tăng trưởng nguồn vốn là cần... nhiệm của NHNN trong việc điều hành CSTT lấy kiểm soát lạm phát làm chức năng chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch của CSTT Tăng cường những biện pháp điều chỉnh nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh trong hoạt động ngân hàng, trong đó có NHTM Cải tiến hệ thống thông tin tín dụng, nâng cấp hệ thống thanh toán và kế toán của NHNN Việt Nam Tăng cường năng lực giám sát của Ngân hàng nhà nước Việt. .. doanh, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM, góp phần ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Đồng thời tạo ra bước đi vững chắc, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Các NHTM cần thường xuyên rà soát để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời hệ thống quy chế, quy trình nội bộ, quản ly rủi ro ở tất cả các mặt hoạt động, các NH chưa ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần khẩn trương... mức tín dụng, cho vay dài hạn theo dự án Vì vậy nhiều nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất mới, nâng cao năng lực sản xuất vượt quá thẩm quyền quy định của NHTM Để khắc phục hạn chế trên, trong thời gian tới NHTM cần nỗ lực hơn nữa để cung cấp các hình thức tiêu dùng đa dạng, vừa nâng cao nghiệp vụ doanh nghiệp, vừa khuyến khích các khách hàng sử dụng các hình thức dịch vụ của ngân... kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhất là đối với hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước Hi vọng rằng qua bài thảo luận này của nhóm chúng em sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng sử dụng vốn của các NHTM nhà nước, góp phần liên hệ được những kiến thức đã học vào thực trạng hệ thống NHTM nhà nước hiện nay ... cực, góp phần cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có được độ an toàn và hiệu quả hơn, nợ xấu của NHTM được xử lí thuận lợi và nhanh hơn Tuy vậy, cũng còn không ít các bất cập của một số luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn và bảo đảm an toàn trong sử dụng vón cho vay của NHTM Tiến hành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cớ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc . Bài thảo luận *** “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA HỆ THỐNG NHTM NHÀ NƯỚC VIỆT NAM” *** Bố cục: Phần I: Giới thiệu chung về NHTM nhà nước. Phần II: Thực trạng sử dụng vốn ở các NHTM nhà nước. Phần. ra ở cả ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng mức giảm của ngân hàng thương mại Nhà nước thấp hơn (-1,74%) so với mức giảm 2,3% của ngân hàng thương mại cổ phần. -. pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn của NHTM nhà nước. 1. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo môi trường hoạt động an toàn, hiệu quả cho các ngân hàng thương mại -Đối với các NHTM: -

Ngày đăng: 02/04/2014, 16:56

Xem thêm: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA HỆTHỐNG NHTM NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w