Chương 1: CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN 1.1Các khái niệm chung 1.1.1.1 Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều
Trang 1LỜI NÓI ĐÂU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặc chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định vừa là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế
xã hội quốc gia lên một giai đoạn mới
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nền kinh tế nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ Trước đây nông nghiệp đóng vai trod chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân chiếm tỷ lệ lao động vào nông nghiệp rất lớn thì nay nền kinh tế có sự phát triển đồng đều hơn công nghiệp và dịch vụ chiếm một khối lượng đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước
Chuyển dịch mạnh mẽ hơn theo các xu hướng:Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế
Trong tiểu luận này em tập trung nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nuôi trồng thủy hải sản trên địa bàn huyện Ngọc Hiển
Em xin chân thành cám ơn Thầy đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này
Trang 2Chương 1: CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN
1.1Các khái niệm chung
1.1.1.1 Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố
có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội, hướng vào các mục tiêu đã định
1.1.2 Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ
lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu nganh kinh tế thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
1.1.3 Cơ cấu kinh tế vùng
Cơ cấu kinh tế vùng là sự hình thành bố trí sản xuất theo không gian địa lí Tùy theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành phân
bố dân cư để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài ngành
1.1.4 Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế biểu hiện hệ thống tổ chức kinh tế với các chế độ sở hửu khác nhau có khả năng thúc đẩy phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động
1.1.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với môi trường phát triển, là một qua trình tất yếu gắn với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đặt biệt là sự phát triển trong quá trình hội nhập
Trang 32.2 Quan điểm của Đảng ta về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị khóa VIII về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn đã cụ thể hóa về nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.Nghị quyết đã khẳng định:
Một là coi trọng thực hiện công nghệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kì quan trọng cả trước mắt và lâu dài,
là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức Đẩy mạnh công nghiệp hóa với hiện đại hóa đất nước theo hướng XHCN
Hai là thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, nghành nghề, gắn sản xuất với thị trường
để hình thành sự liên kết nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và phạm vi cả nước gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn và phạm vi cả nước gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới;gắn công nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn;tạo ra sự phân công lao động mới, thực hiện có kết quả phát triển dân số
Ba là phát huy lợi thế từng vùng và cả nước,áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học.Công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp hướng mạnh ra xuất khẩu
Bốn là phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã sản xuất dần trở thành nền tảng, hợp tác xã và hướng dẫn kinh tế tư nhân đúng pháp luật Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác;các loại hình hợp tác
xã dịch vụ cho kinh tế nông dân từng bước xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã, chú trọng liên kết nhà nước với các thành phần kinh tế.Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ ở nông thôn
Trang 42.3 Chính sách của Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phát huy lợi thế về thủy sản tạo thành một ngành kinh tế mũi nhon, vươn lên hàng đầu trong khu vực Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước
lợ, nước ngọt, nước mặn, nhất là nuôi tôm theo phương thức tiến bộ, hiệu quả va bền vững môi trương Tăng cường năng lực va nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ, năng cao năng lực bảo quản chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng dịch
vu nghề cá Gĩu gìn môi trường biển và sông nước đảm bảo cho sự tái tạo
va phát triển nguồn lợi thủy san
2.4 Những mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số địa phương
Vùng ven bờ va sông, kênh, rạch để tổ chức nuôi các loài đặc sản có giá trị kinh tế cao: nuôi nghêu ở ấp Khai Long, hàu, sò và các loại cá, nuôi
óc len dưới tán rừng
Vung nội địa nuôi tôm quảng canh cải tiến nâng suất cao, thả xen các loại cá, cua…
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN
2.1 Đặc điểm địa lí, kinh tế xã hội văn hóa, dân số huyện Ngọc Hiển
a.Đặc điểm địa lí
Địa hình: Huyện Ngọc Hiển có ba mặt giáp biển một mặt giáp sông, địa thế cô lập hoàn tòan Địa hình bằng phẳng cao trung bình từ 0,5 – o,7m, thường xuyên ngập triều biển riêng vùng ven biển Đông có địa cao hơn 1,2 – 1,5m Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch tự nhiên và kênh mương chằng chịt, có nhiều con rất rộng
Khí hậu: gió mùa cận xích đạo có hai mùa rõ rệt thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản
b.Kinh tế - xã hội
Ngọc Hiển là huyện miền biển, kinh tế chủ yếu của huyện là
Trang 5Nông-lâm-ngư nghiệp Huyện có ba loại hình sản xuất cơ bản gồm: nông-lâm nghiệp, khai thác đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản Năm
2006, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện là 16,6 %, thu nhập đầu người 9,7 triệu đồng Cơ cấu kinh tế: ngư-lâm-nông nghiệp 61,7 %-tăng 0.32 % Công ngiệp xây dựng 19,8 %- giảm 1 %, dịch vụ 18,5
%- tăng 3,3 %
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,8 % (tăng 19 %) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ
Sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đều tăng năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng: từ 23.000 tấn năm 2006 lên 38.000 tấn năm 2008, tăng 1,6 lần 1 số mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm quảng canh cải tiến chất lượng cao đang trên đà phát triển mạnh, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập bình quân đầu người 13,7 triệu đồng / năm
Mô hình sản xuất truyền thống của huyện là nuôi tôm kết hợp với trồng rừng Nhưng thực tế, giá trị của con tôm cao hơn rất nhiều lần so với giá trị của cây rừng nên người dân không muốn giữ rừng thay vào đó muốn phá rừng đề mở rộng diện tích nuôi tôm Từ năm 2003, huyện Ngọc Hiển đã đưa ra giải pháp tách tôm ra khỏi rừng vừa đảm bảo việc khôi phục rừng vừa phát triển con tôm là thế mạnh kinh tế mũi nhọn của huyện
c.Văn hóa – dân số
Để nhớ ơn vị Cha già của dân tộc huyện đã xây dựng phủ thờ Bác tại
xã Viên An Ngoài ra còn có du lịch biển: Khai Long và Đất Mũi
Huyện có số dân 79.546 người (năm 2003)
2.2.1 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
a.Thành tựu
Đã xây dựng được 62 mô hình nuôi gồm tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến nâng suất cao, nuôi tôm sinh thái, nuôi cá chẽm kết hợp
sò huyết… về tổ chức được 17 cuộc Hội thảo nhân rộng mô hình thực hiện
và 328 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm ( nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm quảng canh cải tiến nâng suất cao ) với 9.840 người tham
Trang 6dự Tổng mức vốn là 2,423 tỉ, vốn thực hiện mô hình 1,584 tỉ đồng và đầu tư
hạ tầng thủy sản 27,173 tỉ đồng / 118 km Đã nhân rộng trên địa bàn huyện diện tích nuôi tôm sinh thái 4.050 ha, nuôi tôm quảng canh cải tiến 1,231 ha
Sản xuất nuôi trồng thủy sản của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, năng lực và nhận thức tổ chức sản xuất đã được củng cố ngày một phat triển, nhất là việc phát triển mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến nâng suất cao, nuôi tôm sinh thái, các mô hình nuôi kết hợp có hiệu quả kinh tế cao Sản lượng thủy sản 51,646 tấn, sản xuất từ nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến Nuôi tôm sinh thái bình quân
350-500 kg / ha / năm, nuôi tôm quảng canh 350-500-700 kg / ha / năm vùng nuôi nghêu thương phẩm mang lại hiệu quả cao Việc chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất của người dân ngày càng tiến bộ Đời sống nhân dân được nâng lên góp phần vào phát triển kinh tế xã hội
b.Những hạn chế nguyên nhân
Công tác chỉ đạo thực hiện một số địa phương còn thiếu chặt chẽ, hạ tầng thủy sản chưa được đầu tư đúng mức, thời tiết diễn biến phức tạp dịch bệnh có chiều hướng gia tăng, môi trường bị ô nhiễm nguồn giống chưa được kiểm soát chặt chẽ, nên tình trạng tôm chết vẫn xảy ra ở một số địa phương, các mô hình điểm chậm phổ biến, nhân rộng đối tượng thực hiện là người nghèo ít vốn, thiếu đất sản xuất, phụ thuộc vào quy hoạch đất rừng và đất nuôi tôm
2.2.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới
Tiếp tục tuyên truyền nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nuôi trồng thủy sản toàn huyện Tăng cường công tác tập huấn khuyến ngư, đảm bảo trên 90 % hộ nuôi trồng thủy sản nắm vững các quy trình kỹ thuật cơ bản trong sản xuất tăng cường công tác kiểm tra sản xuất giống thủy sản chất lượng cao phục vụnhu cầu con giống trong huyện của tỉnh Xây dựng và nhân rộng đa dạng loài nuôi và loại hình nuôi để phát triển bền vững các mô hình sản xuât có hiệu quả cao Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm công ngiệp, tôm sinh thái, nuôi cua, cá, sò, nghêu
và xây dựng các mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả Khai thác hải sản gắn với bao vệ nguồn lợi thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá UBND huyện luôn coi trọng thực hiện các giải pháp phù hợp và có trọng tâm trọng điểm đẩy mạnh tăng hướng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí để duy trì tốc độ phát triển kinh tế, khuyến khích tập trung cao nguồn lực phát triển kinh tế
Trang 7biển, và nuôi trồng thủy hải sản.
KẾT LUẬN
Huyện Ngọc Hiển là huyện miền biển, mới thành lập nhìn chung nền kinh tế còn chậm phát triển Cơ sở hạ tầng yếu kém vì vậy huyện cần có những chính sách chuyển dịch cơ cấu hợp lí Và khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện, thu hút vốn đầu tư tạo điều kiện cho huyện ngày một phát triển hơn
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN
1.1 Các khái niệm chung
2.2 Quan điểm của Đảng ta về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.3 Chính sách của nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.4 Những mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số địa phương
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN
2.1 Đặc điểm địa lí,kinh tế xã hội văn hóa dân số của huyện Ngọc Hiển 2.2.1 Những thành tựu và hạn chế việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.2.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu trong thời gian tới
Kết luận
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 8 TRUNG TÂM
Trang 8ĐÀO TẠO VĨNH TRỊ CƠ SỞ CÀ MAU
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HIỂN
CÀ MAU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
SVTH: Mã Yến Nhi GVHD: Ths Đỗ Hoàng Xa LỚP: CDKTDN_CM
MSSV: CDKTDN_CM13
Cà Mau 6/20013