1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bai tieu luan Thuong mai quoc te docx

16 1,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 217 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI 1.1.1 Một vài khái niệm về FDI Theo tổ chức thương mại thế giới WTO đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Trang 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI

1.1.1 Một vài khái niệm về FDI

Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựơc gọi là "công ty mẹ"

và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2000) quy định: FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo pháp luật

1.1.2 Bản chất của FDI

Bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn ( bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình

độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài ) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư và khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước đó

1.1.3 Đặc điểm của FDI

Việc tiếp nhận FDI không phát sinh nợ cho nước nhận đầu tư, thay cho lãi suất, nước đầu tư nhận được lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả

FDI không chỉ đưa vốn vào nước nhận đầu tư, mà thường đi kèm theo với vốn là kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kinh doanh, công nghệ quản lý…Vì thế, nó có tác dụng to lớn đối với quá trình CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở nước nhận đầu tư Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về doanh thu., do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ

1.2 VAI TRÒ CỦA FDI

Nó giúp các nước đầu tư chiếm lĩnh được thị trường, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có và rất phong phú tại chỗ

Trang 2

Tạo cho nhà đầu tư giảm bớt được một khoản kinh phí từ hàng rào thuế quan, tiết kiệm được chi phí nguồn nhân công trực tiếp

1.3 PHÂN LOẠI FDI

Doanh nghiệp liên doanh(Joint Venture interprise): là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với các nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủ ro theo tỷ lệ vốn góp Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư

1.3.2 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh(Contractual-Business-Cooperation): là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu

tư mà không thành lập một pháp nhân

1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài(100% Foreign Cantrerisce): là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài(tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh

1.3.4 Một số hình thức khác của FDI

 Đầu tư theo hợp đồng BOT

 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ, công ty con( Holding Company )

 Hình thức công ty cổ phần

 Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài

 Hình thức công ty hợp danh

 Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập ( M&A )

Trang 3

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

-XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

2.1.2 Tình hình chung về FDI

2.1.2.1 Tình hình cấp phép

Từ chỗ chỉ chiếm gần 6% tổng FDI vào khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn

1990-2000, đến giai đoạn 2005-2010, Việt Nam đã chiếm trên 10,29% tổng FDI, đạt cao nhất tới 17% trong năm 2008 Tuy nhiên, sang năm 2009, vốn FDI vào VN có dấu hiệu tăng chậm lại so với trước và tạo một xu hướng giảm vào năm 2010 và 2011

Sự suy giảm của FDI vào Việt Nam được nhìn thấy rõ rệt vào năm 2011 Sau khi đạt rất cao vào tháng 4/2011, với số vốn đăng ký lên tới 1.370 triệu USD, FDI bắt đầu chiều suy giảm và xuống đáy ở con số 185 triệu USD trong tháng 12/2011 Sang năm 2012, mặc

dù khởi đầu với một sự gia tăng đáng kể trong luồng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, tuy nhiên, sự gia tăng không bền vững với sự lên xuống thất thường Kết thúc năm 2012, vốn FDI đăng ký mới chỉ đạt hơn 13 tỷ USD, chỉ bằng 84,7% năm 2011 và kém khá xa kế hoạch đề ra từ đầu năm là thu hút 15-17 tỷ USD

Biểu đồ 2.1: Tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2012

( Nguồn : www.saga.vn)

Trong 2 tháng năm 2013, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cả nước có 99 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 532 triệu USD, bằng 46,1% so với cùng kỳ năm 2012 và 31 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 98,3 triệu USD, bằng 19,7% so với cùng kỳ năm 2012

Trang 4

Tính chung, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 630,3 triệu USD, bằng 38,1% so với cùng kỳ năm 2012

Tính lũy kế đến 31/12/2012, đã có 14.522 dự án FDI được triển khai ở VN Lượng vốn đầu tư trong gần 20 năm đạt đến con số 210,5 tỉ USD nhưng cho đến thời điểm 12/2012 mới chỉ thực hiện được khoảng 42,5% – một hiệu suất không hề cao Nếu phân bổ

ra theo các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thì càng thấy rõ

Biểu đồ 2.2 : Vốn FDI phân theo ngành

Tình hình FDI 2001 - 2012

Vốn điều lệ

Vốn Đầu tư

Đầu tư thực hiên

Vốn (tỉ USD)

Công nghiệp và xây dựng Nông, Lâm, Ngư nghiệp Dịch vụ

( Nguồn : MPI & GSO )

Biểu đồ trên cho thấy có rất ít vốn đổ vào ngành nông nghiệp, nhiều nhất và vượt trội

là vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Lượng vốn đầu tư vào mảng dịch vụ chỉ bằng một nửa Từ đây, ta có thể thấy rằng FDI đổ vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cao hơn so với các lĩnh vực khác Theo dõi bảng số liệu cụ thể top 5 lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất theo lũy kế đến 2012 như sau:

Bảng 2.1 : Top 5 lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất

Đơn vị tính : tỉ USD

cấp mới Vốn đăng kí cấp mới Vốn thực hiện

Trang 5

4 Xây dựng 936 10,0 3,6

2.1.2.3 Hình thức đầu tư FDI

Tính đến hết năm 2012, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 67% về tổng vốn đăng kí ,hình thức liên doanh chiếm 25% tổng vốn đăng kí, còn lại là hình thức công ty cổ phần, hợp đồng BOT, BT , hợp đồng hợp tác kinh doanh và các loại khác

Đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng gia tăng nhanh chóng về số các

dự án, phần lớn là các dự án có quy mô nhỏ và vừa nên quy mô vốn đăng kí của các dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ cao

Bảng 2.2 : Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư

Hình thức Dự án Vốn đăng kí Vốn thực hiện

( Nguồn : www.mpi.gov.vn )

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư

Vốn đăng kí

67%

25%

2%

2%

1%

3%

100% vốn nước ngoài Liên Doanh

BOT

HĐ Htac KD

Cty cổ phần

khác

Vốn thực hiện

63%

23%

2%

6%

2%

4%

100% vốn nước ngoài Liên Doanh

BOT

HĐ Htac KD

Cty cổ phần

khác

Trang 6

2.1.2.4 Đối tác đầu tư FDI

Trong năm 2012, đã có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam Trong đó, Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,59 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Đài Loan đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,6 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,9 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư Tiếp theo là Hàn Quốc, Samoa, BritishVirginIslands, Hồng Kông

Tính lũy kế đến ngày 31/12/2012, VN có 14.522 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 210,5 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 50,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (23,6%), dịch vụ lưu trú ăn uống (5%) Tính đến nay đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ

có đầu tư vào Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc

Bảng 2.3 : Top 5 nước dẫn đầu về FDI vào Việt nam ( tính đến 31/12/2012)

Đơn vị tính : tỉ USD

STT Nước đầu tư Số dự án Vốn đăng kí Vốn thực hiện

(Nguồn : www.mpi.gov.vn)

2.1.2.5 Địa bàn đầu tư FDI

Trong năm 2012, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,79

tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư Tiếp theo là Hà Tĩnh với 5 dự án, tổng vốn đầu tư 2,14 tỷ USD Hà Nội đứng thứ 3 với 1,3 tỷ USD vốn đăng ký Tiếp theo là các địa phương TP Hồ Chí Minh (1,3 tỷ USD), Hải Phòng, Bắc Ninh và Đồng Nai

Tính lũy kế đến 31/12/2012, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,2 tỷ USD, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương

Bảng 2.4 : Top 5 địa phương dẫn đầu về thu hút FDI

Trang 7

STT Địa phương Số dự án Vốn đầu tư Vốn thực hiện

(Nguồn : www.mpi.gov.vn )

*Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2012: Ấn tượng qua những con số

Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam phải đương đầu với nhiều thử thách Dù vậy, tốc độ tăng trưởng càng về cuối năm càng cao và ổn định hơn Nhiều ngành sản xuất, lĩnh vực lấy lại đà tăng trưởng tích cực Những con số ấn tượng dưới đây sẽ minh chứng điều đó:

1 GDP tăng 5,2%

Trong điều kiện có nhiều biến động phức tạp của kinh tế thế giới, cầu nội địa giảm, hàng tồn kho lớn, DN khó tiếp cận nguồn vốn và sản xuất khó khăn, phải thắt chặt tài khóa, tiền tệ để kiềm chế lạm phát, nhưng nhờ triển khai quyết liệt và kịp thời các giải pháp đồng bộ của Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng DN và nhân dân cả nước, nền kinh tế đã có sự phục hồi đáng kể, quý sau cao hơn quý trước, đưa mức tăng trưởng GDP cả năm 2012 đạt 5,2%, trong đó: sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, đạt kết quả tốt; giá trị tăng thêm của nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,6%; công nghiệp và xây dựng tăng 5%; dịch vụ tăng 6,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18% Quy mô nền kinh tế ước đạt trên 136 tỷ USD

2 Thu hút vốn ODA đạt 6,5 tỷ USD

Mặc dù nhiều quốc gia đang phải đương đầu với vấn đề nợ công, chịu nhiều tác động mạnh từ suy giảm kinh tế và Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, nhưng các nhà tài trợ trên thế giới vẫn tiếp tục ủng hộ và tin tưởng vào hiệu quả sử dụng ODA tại Việt Nam Năm 2012, dự kiến giải ngân ODA của Việt Nam đạt 3,9 tỷ USD Tuy con số này chỉ chiếm hơn một nửa số vốn 7,4 tỷ USD đã cam kết tại Hội nghị CG năm 2011, nhưng đã cao hơn 10% so với mức giải ngân của năm 2011 Tại hội nghị CG tháng 12 năm 2012, các nhà tài trợ tiếp tục cam kết cho Việt Nam trong năm tài khoá 2013 là 6,5 tỷ

USD

3 Kim ngạch xuất khẩu đạt 114,5 tỷ USD

Trang 8

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của VN năm 2012 đạt con số kỷ lục là 229,5 tỷ USD, bằng 170% GDP Trong đó, đáng chú ý, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 114,5 tỷ USD, vượt gần 6 tỷ so với chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội đề ra, tăng 18% so với năm 2011; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 115 tỷ USD, tăng 7,7% Xuất khẩu tăng cao đã góp phần cải thiện đáng kể tình hình nhập siêu Nhập siêu cả năm chỉ khoảng

500 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 9,8 tỷ của năm 2011 và chỉ chiếm tỷ lệ 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu - mức thấp nhất kể từ năm 2002

4 Kiều hối đạt 11 tỷ USD

Dù kinh tế các nước gặp khó khăn, nhưng lượng kiều hối năm nay vẫn đổ về mạnh Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lượng kiều hối chuyển về trong 6 tháng đầu năm đạt 6,3 tỷ USD và sẽ tiếp tục gia tăng, dự kiến cả năm đạt khoảng 10 - 11 tỷ USD, cao hơn con số 9 tỷ USD của năm 2011, tăng khoảng 20% so với năm 2011 và cao hơn mức trung bình 10 - 15% của những năm gần đây Đây là một nguồn ngoại tệ đáng kể bổ sung quan trọng cho cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp (FII) sụt giảm, do khó khăn kinh tế thế giới

5 Cán cân thương mại thặng dư 4,7%

Năm 2012, Việt Nam ước đạt mức thặng dư thương mại và cán cân vãng lai lớn nhất từ trước đến nay Cách đây không lâu, thâm hụt cán cân thương mại và tài khoản vãng lai lớn được coi là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn kinh tế vĩ mô ở VN Tuy nhiên, thực tế đã thay đổi Nhập siêu chỉ ở mức 0,4% và cán cân thương mại dự kiến sẽ đạt thặng dư kỷ lục trong năm 2012 là 4,7% GDP Tương tự, cán cân tài khoản vãng lai từ thâm hụt 11,9% GDP trong năm 2008 đã đạt kết quả thặng dư nhẹ là 0,2% GDP vào năm

2011, và dự báo đạt thặng dư kỷ lục là 2,7% GDP trong năm 2012 Kết quả hoạt động tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu, giảm tăng trưởng nhập khẩu và duy trì dòng kiều hối mạnh

đã giúp cho Việt Nam đảo ngược cán cân thanh toán quốc tế Điều này cũng giúp cải thiện tình trạng cán cân thanh toán tổng thể, tăng cường nguồn dự trữ ngoại hối và giảm bớt áp lực đối với tỷ giá hối đoái

6 Thu hút FDI đạt trên 13 tỷ USD

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuy phải chiệu nhiều tác động tiêu cực từ suy thoái kinh

tế toàn cầu, nhưng luồng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn khả quan trong năm nay Ước lượng vốn FDI đăng ký cả năm 2012 đạt trên 13 tỷ USD, con số này tuy thấp hơn năm

Trang 9

2011 (14,7 tỷ USD), nhưng điêu đáng mừng là cơ cấu vốn FDI trong năm qua đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, tức đi vào chất lượng hơn số lượng, điều này có thể thấy

rõ qua việc giải ngân với 10,5 tỷ USD trong năm 2012 Dự báo, lượng vốn FDI tiếp tục có triển vọng tích cực trong năm 2013, với lượng vốn đăng ký khoảng 14 - 15 tỷ USD và giải ngân ước đạt 10 - 11 tỷ USD

7 Bội chi NSNN đạt 4,8%

Tổng bội chi NSNN năm 2012 ước ở mức 4,8% GDP, thấp hơn so với ngưỡng 4,9% GDP của năm 2011 và đạt chỉ tiêu Quốc hội phê duyệt Đây cũng là mức bội chi ngân sách thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây và thấp hơn đáng kể so với mức bình quân thời kỳ

2006 - 2010 Bội chi ngân sách giảm, song NSNN vẫn bố trí đủ nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu chi cho các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội Trước một thế giới còn nhiều biến động khó lường, việc giảm mức dần bội chi ngân sách là tiền đề quan trọng để từng bước nâng cao tính bền vững của NSNN, đảm bảo nợ công trong giới hạn an toàn, đồng thời tạo không gian tài khoá đủ lớn để giúp nền kinh tế có thể đối phó với những cú sốc bất lợi từ bền ngoài Đây cũng là bước khởi đầu quan trọng để thực hiện hiện có hiệu quả mục tiêu giảm mức bội chi ngân sách xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 (bao gồm cả trái phiếu chính phủ) mà Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011

-2015 của Quốc hội đã đặt ra

8 Lạm phát được kiểm soát ở mức 7,5%

Lạm phát và tín tụng là hai vấn đề nóng của Việt Nam trong năm 2012 Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt của Chính phủ, lạm phát đã dần được kiểm soát, giảm mạnh trong nửa đầu năm và đạt mức thấp trong tháng 8, sau đó tăng chậm trong nửa cuối năm Việc giảm nhanh chóng và vững chắc tỷ lệ lạm phát từ mức đỉnh trên 23% vào tháng 8/2011 xuống 5% trong 12 tháng đã gây bất ngờ cho hầu hết những người quan sát Động lực lớn nhất cho sự thay đổi này là mức giảm đáng kể về giá lương thực thực phẩm, từ 34% xuống 2% trong cùng thời điểm trên Việt Nam làm được điều này chủ yếu là nhờ mùa màng thu hoạch tốt và việc giá hàng hóa trên toàn cầu tăng chậm hoặc thậm chí không tăng, nhất là giá gạo Chỉ số CPI tháng 12/2011 so với cùng kỳ tăng 7,5%

9 GDP bình quân đầu người đạt 1.540 USD

2012 là năm cả nước phải đối với lạm phát cao, kinh tế bất ổn, sản xuất kinh doanh sụt giảm, đời sống nhân dân, nhất là người nghèo gặp khó khăn, nhưng nhờ triển khai quyết

Trang 10

liệt nhiều giải pháp đồng bộ, kiên trì kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chú trọng đảm bảo an sinh xã hội , nhờ đó cuộc sống của người dân đã từng bước được cải thiện Đến cuối năm 2012, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.540 USD, cao hơn mức 1.355 USD/người của năm 2011 và hơn gấp 11 lần so với 140 USD của năm 1994 Đây là kết quả đáng khích lệ, thể hiện sự quan tâm, đổi mới kinh tế của Việt Nam là đúng hướng

10 Giải quyết việc làm mới cho 1,5 triệu người

Mặc dù sản xuất kinh doanh khó khăn, có hàng chục nghìn DN phải giải thể, song năm

2012 vẫn có 1,5 triệu người có việc làm mới Chính sách bảo hiểm xã hội tiếp tục được thực hiện tốt, góp phần giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống và giúp người lao động tìm được việc làm mới Tỷ lệ hộ nghèo cả nước tính đến cuối năm 2012 ước còn 10%, giảm 1,76% so với năm 2011

2.2 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2.2.1 Góp phần tạo ra nguồn lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm và đã đạt khoảng 19% vào năm

2011, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế (hiện chiếm 25% tổng vốn đầu tư xã hội); làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012); đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (14,2 tỷ USD trong giai đoạn 2001 – 2012, riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD

Biểu đồ 2.4 : Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội và GDP cả nước

(Nguồn : Chinhphu.vn)

Ngày đăng: 02/04/2014, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tính đến hết năm 2012, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 67% về tổng vốn đăng kí ,hình thức liên doanh chiếm 25% tổng vốn đăng kí, còn lại là hình thức công ty cổ phần, hợp đồng BOT, BT , hợp đồng hợp tác kinh doanh và các loại khác. - Bai tieu luan Thuong mai quoc te docx
nh đến hết năm 2012, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 67% về tổng vốn đăng kí ,hình thức liên doanh chiếm 25% tổng vốn đăng kí, còn lại là hình thức công ty cổ phần, hợp đồng BOT, BT , hợp đồng hợp tác kinh doanh và các loại khác (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w