1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay

39 4,7K 47
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 202 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Thực trạng hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thẩm định giá là một hoạt động tồn tại khách quan trong đời sống kinh tế

xã hội của các nước phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường Ngay từnhững năm 1940, thẩm định giá được thừa nhận là một nghề có vai trò quantrọng trong việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thịtrường Đặc biệt, trong những năm sau thời kỳ 1970 của thế kỷ XX, khi thịtrường tài chính quốc tế xuất hiện và việc toàn cầu hóa thị trường, đầu tưphát triển nhanh chóng, người ta càng nhận thấy tầm quan trọng của thẩmđịnh giá phục vụ cho hoạt động của thị trường này Chính vì vậy các nướctrên thế giới đã rất quan tâm đến việc hoàn thiện và phát triển hoạt độngthẩm định giá, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội

Thẩm định giá “du nhập” vào nước ta khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế kếhoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Hoạtđộng thẩm định giá ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng trênnhiều lĩnh vực như: Xác định giá trị tài sản mua sắm từ nguồn ngân sáchNhà nước; xác định giá trị tài sản để góp vốn, thế chấp, bảo đảm vay vốnngân hàng, mua bán, chuyển nhượng, đặc biệt là trong cổ phần hóa cácdoanh nghiệp Nhà nước trong thời gian gần đây… Tuy nhiên, hoạt độngthẩm định giá ở nước ta mới hình thành ở giai đoạn đầu, còn thiếu kinhnghiệm, chưa được đánh giá đúng vị trí, vai trò trong nền kinh tế, cơ sở pháp

lý và việc đào tạo bồi dưỡng chuyên ngành thẩm định giá còn đang đượchoàn thiện, phát triển…

Từ lý do nêu trên, em xin chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay ” nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động

thẩm định giá ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp cần thiêt

Nội dung đề án gồm 3 phần chính:

- Chương I: Khái luận về hoạt động thẩm định giá.

- Chương II: Thực trạng hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay.

- Chương III: Mục tiêu và giải pháp phát triển hoạt động thẩm định giá ở

Việt Nam

Trang 2

CHƯƠNG I KHÁI LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ

1.1) Bản chất của hoạt động Thẩm định giá:

Hoạt động thẩm định giá (TĐG) là một dịch vụ chuyên nghiệp rất cầnthiết đối với sự vận hành của nền kinh tế thị trường Thẩm định giá là việcxác định giá của tài sản trên thị trường Nhưng TĐG là một dạng đặc biệtcủa việc xác định giá bởi công việc TĐG do các nhà chuyên môn được đàotạo, có kiến thức, có kinh nghiệm và có tính trung thực cao trong nghềnghiệp thực hiện

TĐG có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đưa ra các quyết địnhliên quan tới việc mua, bán, đầu tư, phát triển, quản lý, sở hữu, cho thuê,đánh thuế, bảo hiểm, cầm cố và kinh doanh tài sản

TĐG đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tếtrong thời kỳ mở cửa, nó phù hợp với quy luật kinh tế trong nền kinh tế thịtrường có nhiều thành phần cùng hoạt động, đáp ứng yêu cầu khách quan,cấp thiết của công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướngXHCN có sự quản lý của nhà nước Việt Nam hiện nay

1.2) Vai trò của Thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường:

Thẩm định giá (TĐG) là công tác cơ bản để thực hiện bố trí và kinh

doanh 1 cách hiệu quả:

Trang 3

- Bất cứ ở lĩnh vực nào, ở tầm vĩ mô hay vi mô, việc bố trí và kinh doanhtài sản (TS) đều nhằm mục đích đạt hiệu quả cao Muốn thế phải nắm bắtđược giá trị của các tư liệu sản xuất, tài sản, phản ánh đúng giá trị TS, tìnhhình tăng trưởng và thu lợi.

- Đánh giá thực tế tài sản không phù hợp, giá trị không đúng, giá cả cơbản của tài sản bị sai lệch, không chỉ ảnh hưởng đến khấu hao thu hồi để bảotoán tài sản mà còn ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, tính cạnh tranh, làmcho việc hạch toán lợi nhuận bị sai lệch, ảnh hưởng đến tính trung thực trongkinh doanh Giá cả tài sản không chính xác khiến cho công tác phân tích vĩ

mô không chính xác ảnh hưởng đến việc quản lý TS, bố trí TS bị sai lệch,việc sử dụng TS thiếu hiệu quả

TĐG là thước đo cơ bản hiệu quả trong việc duy trì và điều hòa quyền lợi của người có quyền sở hữu và các quyền khác có liên quan đến tài sản:

- Theo sự thích ứng của nền kinh tế thị trường, mô hình mới về cơ chếsản quyền được thành lập, không những thực hiện được quyền sở hữu,quyền kinh doanh thích hợp mà còn mở rộng phát triển quyền lưu thông,chuyển nhượng, tổ chức lại tài sản … Trong chế độ sở hữu toàn dân cần xácđịnh rõ trách nhiệm của người kinh doanh đối với việc bảo toàn và tăngtrưởng TS quốc gia Vì vậy cần phải tiến hành định giá một cách công tâm,chính xác tình hình giá trị TS, tình hình bảo toàn và làm tăng giá trị TS

- Khi tiến hành TĐG TS, khi sản quyền bị biến động, không khắc phụcđược sự tính giá không chính xác, công tư bị sai lệch thì không những làmtổn hại đến quyền lợi của Quốc gia mà lại còn duy trì những quyền lợi hợppháp của các bên cùng gây ra những trở ngại chủ yếu

Trang 4

TĐG là điều kiện cần có để khai phá yếu tố thị trường và thị trường sản quyền:

- Kinh tế thị trường phát triển mạnh phải dựa vào yếu tố thị trường sảnxuất và thị trường sản quyền phát triển nhanh

- Tác dụng cơ bản của việc bố trí tài nguyên là do thành quả của thịtrường sản xuất báo tín hiệu định hướng và thông qua thị trường sản xuất để

có điều kiện trực tiếp tác động thực hiện

- Bất cứ loại hình hàng hóa nào cũng phải có thước đo giá trị, cho nên thịtrường tài sản, thị trường sản quyền cũng phải có TĐG làm thước đo giá trị.TĐG TS một cách khoa học và có quy phạm mới có thể đảm bảo cho thịtrường tài sản, thị trường sản quyền vận hành có nề nếp Giá cả hàng hóa vàsản quyền không những chỉ có quan hệ trực tiếp đến quyền lợi các mặt của

TS mà còn phát ra tín hiệu định hướng cho việc bố trí tài nguyên Nếu nhưgiá cả mất chuẩn xác, tất cả những định hướng sai sẽ làm tổn hại đến cácmặt quan hệ liên quan của quyền lợi TS

- Với điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta, thựchiện hợp tác đầu tư trong và ngoài nước, hợp tác kinh doanh, cổ phần hóadoanh nghiệp, chuyển nhượng, cho thuê, liên doanh … đều cần phải tiếnhành TĐG Thẩm định giá TS có lợi cho việc thúc đẩy và qui phạm hóa nềnkinh tế phát triển, bảo hộ quyền lợi cho người sở hữu, phát huy ngày cànglớn tác dụng cải cách mở cửa

TĐG dựa theo thông lệ quốc tế có lợi cho việc mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài, duy trì lợi ích quốc gia:

Trang 5

- Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cần phải ổn định, tích cựckêu gọi đầu tư của nước ngoài và ứng dụng các kỹ thuật quản lý tiên tiến,trong đó tiến hành hợp tác và góp vốn liên doanh là loại hình có hiệu quả.

- Dựa vào các thông lệ quốc tế, xử lý chính xác mối quan hệ lợi ích trongngoài mang thước đo cơ bản vẫn là nguyên tắc làm giá đầu tư cân bằng.Nguyên tắc đó làm cho việc TĐG có ý nghĩa rất lớn là đưa ra được thước đoquyền lợi của cả hai bên

- Đầu tư trong và ngoài nước tình hình rất phức tạp, TS thị trường mangtính đặc thù, sự khác biệt thị trường trong và ngoài nước lớn, có nhiều nhân

tố không xác định được, do đó cần phải có trình độ quốc tế về TĐG, đây làbiện pháp kỹ thuật rất quan trọng nhằm bảo hộ cho quyền lợi của quốc gia,của dân tộc

1.3) Cơ sở pháp lý cho hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam:

Ngay từ những năm 1997-1998 hoạt động thẩm định giá đã được hìnhthành và thâm nhập vào nền kinh tế Việt Nam; hệ thống pháp luật về thẩmđịnh giá của Việt Nam chưa được quy định cụ thể, rõ ràng; hoạt động thẩmđịnh giá chỉ căn cứ vào kinh nghiệm học hỏi và tài liệu của các nước đã pháttriển nghề thẩm định giá trong khu vực và dựa vào kinh nghiệm làm giá,quản lý giá mà Việt Nam đã quy định để vận dụng và dựa vào hoạt độngthẩm định giá Sau khi Pháp lệnh giá được UBTV Quốc Hội ban hành, ViệtNam đã xây dựng được hành lang pháp lý về thẩm định giá Chính phủ đãban hành Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 31/8/2005 của Chính phủ vềthẩm định giá và Bộ Tài chính đã ban hành được bộ 12 tiêu chuẩn thẩm địnhgiá

Trang 6

Một số Quyết định, Nghị định khác như: Nghị định 153/2007/NĐ- CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản;Quyết định số 87/2008/QĐ- BTC về quy chế đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụchuyên ngành thẩm định giá; Quyết định số 55/2008/QĐ- BTC về việc banhành quy chế thi, cấp, sử dụng và quản lý thẻ thẩm định viên về giá…

Hành lang pháp lý cơ bản này đã giúp triển khai có hiệu quả trong thựctiễn các hoạt động sau đây:

+ Quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá tài sản

+ Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá tài sản + Thẩm định giá các tài sản, hàng hóa và dự án theo yêu cầu của các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước

+ Hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản

Chính vì vậy:

- Hoạt động thẩm định giá tài sản đã được điều chỉnh bằng văn bản quyphạm pháp luật, giảm thiểu rủi ro cho thẩm định viên trong quá trình hànhnghề

- Tài sản được thẩm định giá tài sản ngày càng tăng về giá trị và mở rộng

về đối tượng Hoạt động này đã góp phần tích cực thúc đẩy mua bán, traođổi hàng hóa, tài sản, thực hiện tiết kiện chi cho ngân sách, phục vụ côngtác đến bù giải phóng mặt bằng…

- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế thànhlập doanh nghiệp thẩm định giá, đã xuất hiện yếu tố cạnh tranh về giá cả vàchất lượng dịch vụ thẩm định giá tài sản

Trang 7

- Tạo điều kiện cho mọi người có đủ điều kiện tham dự thi cấp thẻ thẩmđịnh viên về giá để thành lập doanh nghiệp thẩm định giá hoặc hành nghềthẩm định giá.

- Tạo điều kiện cho hoạt động thẩm định giá của Việt Nam phát triển hộinhập với khu vực và thế giới

Trang 8

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1) Sự cần thiết phát triển hoạt động Thẩm định giá ở nước ta hiện nay:

2.1.1) Xuất phát từ yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý giá phù hợp với nền kinh

tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế:

Trong những năm qua, đổi mới cơ chế quản lý giá là một nội dung quantrọng trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo mô hình kinh tế thịtrường, định hướng Xã hội chủ nghĩa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ X đã chỉ rõ: nền kinh tế nước ta phải tiếp tục chuyển mạnh “ sangkinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng

bộ và hoàn thiện các loại thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng

Xã hội chù nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta” “ Tôn trọng quyền tựđịnh giá và cạnh tranh về giá của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;thực hiện quản lý Nhà nước về giá đối với một số mặt hàng, dịch vụ độcquyền, phù hợp với cơ chế thị trường và nguyên tắc hội nhập thị trường”

Như vậy, cơ chế quản lý giá cần được tiếp tục đổi mới theo hướng Nhànước quản lý và điều hành giá bằng hệ thống pháp luật là chủ yếu; tiếp tụcgiảm mạnh quyền định giá trực tiếp, chỉ còn quy định giá một số hàng hóa,dịch vụ độc quyền, sản phẩm công ích, còn lại đại bộ phận hàng hóa, dịch vụcủa nền kinh tế thực hiện theo cơ chế giá thị trường do người mua và ngườibán thỏa thuận có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước

Trang 9

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các nguồn lực vốn vật tư, laođộng, đất đai … đã trở thành hàng hóa và tham gia vào các giao dịch kinhdoanh rất đa dạng Khi Nhà nước “ rời bỏ” quyền định giá trực tiếp đại bộphận hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường thì xuất hiện nhu cầucần phải đánh giá khách quan, chính xác giá trị của các nguồn lực để đảmbảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng diễn ra sâurộng, nhu cầu về liên doanh, liên kết kinh tế với các doanh nghiệp nướcngoài; vay nợ của Chính phủ và vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp cần có

sự bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án ngày một gia tăng, xuất hiện yêucầu ngày càng nhiều, đa dạng trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước tanhư: xác định giá trị tài sản để góp vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp, thế chấp,mua bán, chuyển nhượng tài sản trong việc thi hành án… của các bên liênquan Việc xác định đúng đắn giá trị của các nguồn lực, từng loại hình tàisản thuộc nguồn lực này là hết sức quan trọng, có ý nghĩa trong việc manglại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường không phải baogiờ giá trị thị trường cũng xuất hiện và vận động đúng giá trị thị trường docác yếu tố độc quyền, móc ngoặc, đầu cơ, gian lận thương mại chi phối Vìthế khi đầu tư, mua bán cả hai phía ( nguời mua và người bán) đều muốn cógiá trị thị trường thực để ra quyết định mua bán, đầu tư Do vậy, họ thỏathuận cùng thuê một tổ chức thẩm định giá để xác định Nhu cầu này đã xuấthiện ngày càng nhiều và đa dạng trên nhiều lĩnh vực của nước ta như: xácđịnh giá trị tài sản mua sắm từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, xác định giátrị tài sản để góp vốn, thế chấp, mua bán, chuyển nhượng… Điều đó đòi hỏi

Trang 10

phải hình thành các tổ chức trung gian tài chính có đủ điều kiện cung cấpdịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật để xác định đúng giá trịthị trường của tài sản, phục vụ cho việc trao đổi giao dịch về tài sản, hànghóa trên thị trường là hết sức cần thiết để góp phần tạo ra môi trường kinhdoanh minh bạch, lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi tham nhũng, lãng phí,góp phần đề cao trách nhiệm và tinh thần tôn trọng kỷ cương, pháp luật củamọi người dân, mọi doanh nghiệp và làm cho kinh tế phát triển bền vững.

Những nhu cầu trên đã và đang đòi hỏi hoạt động thẩm định giá phảiđược phát triển cả về chất lượng cũng như số lượng, trở thành một hoạt động

tư vấn dịch vụ mang tính chuyên nghiệp cao, độc lập, khách quan, trungthực, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của Xã hội, phù hợp với chương trìnhhiện đại hóa ngành Tài chính và đòi hỏi của các tổ chức thẩm định giá quốc

tế mà Việt Nam tham gia ( ngày 8/6/1997 Ban vật giá Chính phủ nay là CụcQuản lý giá thuộc Bộ tài chính đã gia nhập và là thành viên chính thức củaHiệp hội Thẩm định giá ASEAN; từ ngày 1/6/1998 tham gia Ủy ban tiêuchuẩn thẩm định giá quốc tế với tư cách là hội viên thông tấn)

2.1.2) Thực tế trong thời gian vừa qua, hoạt động thẩm định giá đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết của nền kinh tế thị trường:

Từ khi Pháp lệnh giá ra đời, nhất là khi nghị định số 101/2005/ NĐ- CPngày 3/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá được ban hành, các cơ quan

có thẩm quyền đã cho phép thành lập 47 công ty thẩm định giá đủ điều kiệnhoạt động thẩm định giá theo yêu cầu của pháp luật

Trang 11

Qua quá trình hoạt động, thẩm định giá đã góp phần rất lớn vào việc xácđịnh giá trị đất đai, tài nguyên, tài sản làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư trong nước, cổphần hóa doanh nghiệp Nhà nước, dự toán cấp phát kinh phí mua sắm từnguồn ngân sách Nhà nước… Theo báo cáo của các doanh nghiệp thẩm địnhgiá, kết quả thẩm định giá đã giúp tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà nướckhoảng 10- 15% giá trị thẩm định; góp phần tích cực vào việc ngăn chặn tiêucực, lãng phí, thất thoát nguồn lực của Xã hội; làm cho hoạt động thị trườngcông khai minh bạch hơn.

2.1.3) Xuất phát từ yêu cầu phải khắc phục những bất cập hiện tại để phát triển hoạt động thẩm định giá:

Từ khi xuất hiện đến nay, bằng kinh nghiệm thực tiễn của các nước trongkhu vực và trên thế giới đã cho thấy: để hoạt động thẩm định giá phát triểnbền vững thì phải giải quyết rất nhiều vấn đề về pháp lý, tiêu chuẩn, xâydựng cơ sở dữ liệu thông tin, đào tạo đội ngũ thẩm định viên chuyênnghiệp… Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước trong khuvực và trên thế giới, nghề thẩm định giá cũng đã ra đời và bước đầu pháttriển Hoạt động thẩm định giá đã có môi trường pháp lý thuận lợi dựa trên

cơ sở một số luật quan trong như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đấtđai, Luật kinh doanh bất động sản, Pháp Lệnh giá… Đối với chuyên ngànhthẩm định giá Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đã ban hành nhiều văn bản quyphạm pháp luật như: quy định các phương pháp thẩm định giá phù hợp vớitiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và ASEAN, xây dựng và ban hành được 12tiêu chuẩn thẩm định giá; cho phép các loại hình doanh nghiệp nếu đủ điềukiện thì được tổ chức hoạt động thẩm định giá… Tuy nhiên trước những yêu

Trang 12

cầu mới theo tinh thần Nghị quyết của Đảng là phải xây dựng các dịch vụ tàichính (trong đó có dịch vụ thẩm định giá) phát triển trở thành trung tâm củacác nước trong khu vực thì thẩm định giá đang gặp những bất cập sau đòihỏi phải được giải quyết đó là:

- Khung pháp lý cho hoạt động thẩm định giá còn thiếu và chưa đồng bộ,

vì thế rủi ro nghề nghiệp trong hoạt động thẩm định giá luôn có khả năngxảy ra

- Số lượng đội ngũ thẩm định viên về giá còn ít, tính chuyên nghiệp cònhạn chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao… Công tác đào tạo, bồidưỡng chuyên ngành thẩm định giá còn nhiều bất cập (chưa có chiến lượcđào tạo, bồi dưỡng dài hạn…)

- Số lượng các doanh nghiệp thẩm định giá thành lập theo quy định củapháp luật chưa nhiều, cơ cấu sản lượng dịch vụ thẩm định giá cung ứng chưacân đối (chủ yếu thẩm định giá bất động sản và tài sản mua sắm từ nguồnngân sách Nhà nước)…

2.1.4) Kinh nghiệm các quốc gia khu vực và thế giới cho thấy thẩm định giá

là một hoạt động cung ứng dịch vụ cho xã hội không thể thiếu của nền kinh

tế thị trường:

Tại hầu hết các quốc gia, hoạt động thẩm định giá được quản lý theo quyđịnh của pháp luật, các thẩm định viên về giá được hành nghề độc lập vàhoạt động trong tổ chức theo mô hình Hiệp hội nghề nghiệp Tuy tên gọi củaHiệp hội có khác nhưng về cơ bản các Hiệp hội này tập trung giải quyếtnhững vấn đề sau:

- Xây dựng, ban hành và giảm sát chấp hành các quy định về thẩm địnhgiá tài sản (trong đó có hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản)

Trang 13

- Quản lý hoạt động hành nghề của thẩm định viên và doanh nghiệp thẩmđịnh giá.

- Đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ thẩm định viên

- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên; xử lý tranh chấp phát sinhtrong việc thực hiện thẩm định giá của các Hội viên khi cung cấp dịch vụthẩm định giá cho khách hàng

- Nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm, hội thảo

- Hợp tác quốc tế

Kinh nghiệm qua khảo sát thực tế ở một số nước trên thế giới (Hoa Kỳ,

Úc, Trung Quốc, Anh, Canada….) và trong khu vực (Thái Lan, Singapo,Indonexia, Malaysia, Philipin…) cho thấy:

- Hoạt động thẩm định giá (đất đai, công trình kiến trúc, doanh nghiệp…)được coi là một nghề hình thành từ lâu và không thể thiếu được trong việcgóp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước

- Có sự phân biệt rõ giữa thẩm định giá công (do đội ngũ công chức củachính phủ tiến hành, phục vụ Chính phủ thu thuế tài sản, đền bù thu hồi đất,xét xử của cơ quan tư pháp ) và thẩm định giá tư (do các doanh nghiệp tưvấn định giá tài sản tiến hành, phục vụ các giao dịch dân sự về tài sản côngdân)

- Hoạt động thẩm định giá được quản lý theo quy định của pháp luật.Chính phủ một số nước giao Hiệp hội thẩm định giá thay mặt Chính phủquản lý, giám sát hoạt động thẩm định giá, ban hành tiêu chuẩn thẩm địnhgiá, thẩm định cấp giấy phép hành nghề thẩm định giá, đào tạo nghiệp vụ

Trang 14

thẩm định giá, quan hệ quốc tế về thẩm định giá, đào tạo nghiệp vụ thẩmđịnh giá, quan hệ quốc tế về thẩm định giá…

- Thẩm định viên về giá được đào tạo bài bản, chính quy phân theo nhiềucấp trình độ khác nhau (cao học, đại học…) phù hợp với tiêu chuẩn, chuẩnmực của thế giới và khu vực Thẩm định viên về giá thường có trình độ đạihọc thẩm định giá Một số nước (Singaporre, Thái Lan…) còn đào tạo Thẩmđịnh viên có trình độ chuyên sâu về từng lĩnh vực như: cử nhân về bất độngsản, cử nhân quản lý bất động sản, cử nhân kinh tế học về bất động sản…Trong quá trình hành nghề, thẩm định viên phải thực hiện cập nhật kiến thức

về thẩm định giá hàng năm theo các hình thức tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp

vụ, hội thảo về thẩm định giá

Tóm lại: thẩm định giá tài sản là một yêu cầu khách quan không thể thiếu

được của nền kinh tế thị trường, khi nền kinh tế thị trường vận hành theođúng các yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, các loại thị trườngđược hình thành đồng bộ thì nhu cầu về thẩm định giá tài sản của xã hộicàng lớn… Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, của nền kinh tế thị trường, thẩmđịnh giá tài sản phải trở thành một dịch vụ tư vấn mang tính chuyên nghiệp,độc lập, khách quan, đủ năng lực hoạt động

2.2) Tình hình chung về hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam:

2.2.1) Hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thẩm định giá ( theo thời gian):

2.2.1.1) Giai đoạn 1997- 2002:

Trang 15

Cả nước có 2 trung tâm Thẩm định giá tài sản được thành lập theo quyếtđịnh của Trưởng Ban vật giá Chính phủ là: Trung tâm Thẩm định giá; Trungtâm Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam với số lượng nhân viên gần 300người.

Hai trung tâm này tiến hành thẩm định giá chủ yếu đối với: Tài sản Nhànước phải thẩm định giá; tài sản theo yêu cầu của khách hàng

Tổng giá trị tài sản thẩm định của 2 trung tâm này khoảng 4500 tỷ đồng

2.2.1.2) Giai đoạn 2003- 2005:

Trung ương có 2 Trung tâm Thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính có khoảng

18 thẩm định viên được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp thẻ thẩm định viên vềgiá

Hoạt động của 2 trung tâm chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Tài sảnNhà nước phải thẩm định giá; xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước để cổphần hóa; xác định giá trị tài sản theo yêu cầu của khách hàng

Tổng giá trị tài sản thẩm định của 2 trung tâm này khoảng 238.400 tỷđồng Tăng 5,5 lần so với thời kỳ 1997-2002

Ở địa phương, cả nước có 34 trung tâm Thẩm định giá trực thuộc Sở Tàichính; nhiệm vụ chủ yếu của các trung tâm này là thẩm định giá tài sản Nhànước phải thẩm định giá, tài sản theo yêu cầu của khách hàng

Trang 16

Trong thời kỳ 2003- 2005, tham gia thị trường thẩm định giá, ngoài cáctrung tâm thẩm định giá, còn có trên 40 công ty kiểm toán, kế toán trongnước và 5 công ty kiểm toán, kế toán nước ngoài làm nhiệm vụ xác định giátrị doanh nghiệp để cổ phần hóa… các công ty này có chức năng thẩm địnhgiá, bên cạnh chức năng kế toán là chủ yếu.

Trên thực tế, 80% hồ sơ thẩm định giá của các công ty kế toán và kiểmtoán là xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa (dựa trênhành lang pháp lý là Nghị định 187/2004/NĐ-CP và Thông tư số 126/TT-BTC; ngoái ra xác định giá trị bất động sản

2.2.1.3) Giai đoạn từ 2005 đến nay:

Thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 củaChính phủ về thẩm định giá; Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3năm 2006 của Chính phủ về thẩm định giá hoạt động thẩm định giá đã đượctăng cường cả về chất lượng đào tạo, số lượng thẩm định viên, số lượng các

tổ chức tham gia thị trường thẩm định giá

Tính đến tháng 6 năm 2008 cả nước có khoảng 2500 người làm việctrong lĩnh vực thẩm định giá, trong đó có 216 người được Bộ Tài chính cấpthẻ thẩm định viên về giá và có 174 thẩm định viên đăng ký hành nghề tại

47 doanh nghiệp thẩm định giá được Bộ Tài chính thông báo có đủ điều kiệnhoạt động thẩm định giá

Ngoài ra, còn có các tổ chức định giá xác định giá trị doanh nghiệp nhànước để cổ phẩn hóa theo quy định của Nghị định 109/2007/NĐ- CP về Cổphần hóa doanh nghiệp nhà nước

Trang 17

Hoạt động của các công ty thẩm định giá giai đoạn này rất đa dạng, phục

vụ nhiều mục đích khác nhau

* Đánh giá chung:

- Các trung tâm thẩm định giá đã chuyển sang hoạt động theo mô hìnhdoanh nghiệp Các Trung tâm không đủ điều kiện chuyển đổi theo quy địnhcủa Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chínhphủ về thẩm định giá và Thông tư 67/2007/TT-BTC về việc chuyển đổi cáctrung tâm thẩm định giá sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp thì phảichuyển đổi nhiệm vụ hoạt động và không được phép hoạt động thẩm địnhgiá Vì vậy đã có 30 trung tâm ở các địa phương không đủ điều kiện chuyểnđổi phải chấm dứt hoạt động thẩm định giá

- Trình độ của thẩm định viên về giá đã được nâng cao do được đào tạobồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá một cách cơ bản, thường xuyên được cậpnhật các kiến thức mới về thẩm định giá, về các quy định của Nhà nước vềthẩm định giá

- Hoạt động thẩm định giá của thẩm định viên, của các doanh nghiệpthẩm định giá đã tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp thẩm định giá, hệthống tiêu chuẩn

- Thị trường về thẩm định giá có tốc độ tăng rất nhanh về nhu cầu tài sảnthẩm định giá theo yêu cầu xã hội và đòi hỏi về thẩm định giá rất lớn, vì vậy

xã hội phải nhanh chóng tăng cả về số lượng thẩm định viên, số lượng doanhnghiệp thẩm định giá và chất lượng của hoạt động thẩm định giá Đây là yêucầu khách quan của nền kinh tế thị trường, đồng thời phù hợp với hội nhập

Trang 18

kinh tế quốc tế Các doanh nghiệp thẩm định giá đã mở rộng thị trường trong

và ngoài nước, sự cạnh tranh về hoạt động thẩm định giá là rất lớn

2.2.2) Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá:

2.2.2.1) Đào tạo dài hạn:

Việc đào tạo dài hạn học viên chuyên ngành thẩm định giá tài sản hiệnđang được thực hiện ở 5 trường đại học và cao đẳng, cụ thể là:

- Hai trường Đại học Marketing và Cao đẳng quản trị kinh doanh thuộc

Bộ Tài chính có khoa Thẩm định giá, bắt đầu chiêu sinh từ năm học

1998-1999, hằng năm mỗi trường đào tạo khoảng 50- 70 học sinh Hai trường này

đã đào tạo được 4 khóa với khoảng 400 học viên tốt nghiệp bậc cao đẳng; sốhọc viên này ra trường chỉ có 40- 50% là tìm được việc làm đúng chuyênngành đào tạo Năm học 2004-2005 trường đại học Marketing đã có chiêusinh hệ đại học với 81 học viên; năm học 2006- 2007 trường đã chiêu sinhkhoảng 100 sinh viên học khoa Thẩm định giá; năm học 2008- 2009 chiêusinh hệ cao đẳng là 107 học viên và hệ dại học la 66 học viên Trường caođẳng tài chính- QTKD năm 2007-2008 chiêu sinh 100 học viên và năm2008- 2009 chiêu sinh 100 học sinh khoa Thẩm định giá

- Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội mới hình thành tổ bộ môn định giá với

4 giáo viên; năm học 2007-2008 đã chiêu sinh 50 học viên và năm học

2008-2009, 2009- 1010 đã chiêu sinh 50 học viên vào học chuyên ngành Thẩmđịnh giá

- Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có tổ bộ môn Thẩm định giáthuộc khoa Kinh tế phát triển đảm nhiệm việc giảng về thẩm định giá với 7

Trang 19

giáo viên và đã tuyển sinh được 3 khóa, mỗi khóa 1 lớp, tổng số học viêncủa 3 khóa là 170 người; kết thúc khóa học đầu tiên 2005-2006 có 40 người

ra trường, trường có dự kiến sẽ hình thành và phát triển bộ môn chuyênngành Thẩm định giá, là một trong năm chuyên ngành của khoa kinh tế pháttriển thuộc trường Năm học 2006-2007; năm học 2007-2008 đã chiêu sinh

80 học viên và dự kiến năm học 2008-2009 chiêu sinh 100 học viên họcchuyên ngành Thẩm định giá

- Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) đã tuyển sinh 5 khóa đào tạo hệ đạihọc chuyên ngành Thẩm định giá từ năm học 2004-2005, mỗi khóa 1 lớp với

40 – 50 học viên/lớp Năm 2007 đã có 41 học viên; năm 2008 có 45 họcviên được đào tạo chuyên nghành thẩm định giá ra trường và năm 2009 sẽ

có 56 học viên tốt nghiệp ra trường

2.2.2.2) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá và cấp thẻ thẩm định

viên về giá:

Thực hiện quy định tại Điều 16 Pháp lệnh giá, để chuẩn bị cơ sở cho việccấp thẻ thẩm định viên về giá, Ban Vật giá chính phủ ( trước đây) đã giaocho 2 trung tâm thẩm định giá thuộc Ban Vật giá Chính phủ tổ chức 3 lớpbồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá tại miền Bắc, miền Trung và miền Namvào cuối năm 2002 cho 203 học viên là cán bộ đang làm công tác quản lí giátại cơ quan nhà nước, Sở Tài chính, doanh nghiệp, mỗi lớp thực hiện trong 2tuần, giảng viên và nội dung bồi dưỡng do các đơn vị thuộc Ban Vật giáChính phủ ( trước đây) biên soạn, thực hiện giảng Sau khóa học, Trưởngban Ban Vật giá cho các học viên và đã cấp 38 thẻ thẩm định viên về giátrong số 203 học viên tham gia học

Ngày đăng: 19/12/2012, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w