1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc

99 2,1K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 590,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 5

1.1 Hiệu quả và hiệu quả kinh doanh: 5

1.1.1 Hiệu quả: 5

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh: 6

1.1.2.1 Các nhân tố khách quan: 7

1.1.2.2 Các nhân tố chủ quan: 9

1.2 Cách phân tích hiệu quả kinh doanh: 13

1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh: 13

1.4 Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh: 15

1.4.1.Phương pháp so sánh: 15

1.4.2 Phương pháp chi tiết: 15

1.4.3.Phương pháp loại trừ: 16

1.4.4.Phương pháp liên hệ: 16

1.5 Khái niệm chiến lược kinh doanh: 17

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1 19

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Du lịch Kim Liên 19

2.1.1.Vị trí của công ty: 19

2.1.2 Quá trình phát triển của công ty cổ phần Du lịch Kim Liên: 20

2.1.3 Loại hình công ty: 22

2.1.4 Sản phẩm chính của công ty cổ phần du lịch Kim Liên: 25

2.1.5 Các điều kiện kinh doanh: 27

Trang 2

2.1.5.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật: 27

2.1.5.2 Nguồn vốn: 32

2.1.5.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy: (sơ đồ2.1) 34

2.1.5.4 Nguồn nhân lực: 38

2.1.5.5 Quan hệ với các nhà cung cấp: 39

2.1.6 Kết quả kinh doanh từ năm 2004 - 2008: 41

2.1.6.2 Những nhận xét chung và các đề xuất 45

2.2 Thực trạng và hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng Hoa Sen số 1 48

2.2.1 Tổng quan về nhà hàng Hoa Sen 1: 48

2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà hàng Hoa Sen 1: 48

2.2.1.2.Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của nhà hàng Hoa Sen 1 đối với toàn công ty: 49

2.2.1.3 Chiến lược kinh doanh của nhà hàng: 50

2.2.1.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong nhà hàng Hoa Sen số 1: 52

2.1.5 Các sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng Hoa Sen số 1: 60

2.2.1.6.Thị trường mục tiêu của nhà hàng Hoa Sen số 1: 63

2.2.2 Kết quả kinh doanh của nhà hàng Hoa sen số 1 từ năm 2005-2008: 65

2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh của nhà hàng: 69

2.2.4.2.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Hoa Sen số 1: 69

2.2.4.2.Phân tích sản phẩm do nhà hàng cung cấp qua ma trận SWOT: 79

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 82

Trang 3

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1 84

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển: 84

3.1.1.Mục tiêu: 84

3.1.2 Định hướng phát triển: 86

3.2 Một số giải pháp cơ bản: 86

3.2.1 Các chính sách marketting: 87

3.2.1.1 Chính sách sản phẩm: 87

3.2.1.2: Chính sách về giá: 88

3.2.1.3 Chính sách phân phối: 88

3.2 Công tác đầu tư và nâng cao năng lực kinh doanh: 89

3.2.3 Công tác kiểm tra: 90

3.2.4.Công tác tổ chức lao động: 90

3.2.5.Công tác tìm hiểu đối thủ cạnh tranh: 91

3.2.6 Công tác đời sống văn hóa xã hội: 91

3.3 Những kiến nghị: 92

3.3.1 Tăng nguồn vốn kinh doanh đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật: 92

3.3.2 Hạ thấp chi phí: 93

3.3.3.Tăng doanh số bán hàng: 93

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 94

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Vốn kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2008 32

Bảng 2.2 : Số lượng lao động công ty cổ phần du lịch Kim Liên 38

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2008 .41 Bảng 2.4: Cơ cấu khách du lịch toàn công ty 44

Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu toàn công ty năm 2008 (%) 44

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của hệ thống nhà hàng 53

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của nhà hàng Hoa Sen số 1 55

Bảng 2.6: Nguồn nhân lực của nhà hàng Hoa Sen số 1: 59

Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh nhà hàng Hoa Sen 1 65

Bảng 2.8: Các hằng số trong phương trình hồi quy 68

Bảng 2.9: Nguồn vốn kinh doanh của nhà hàng Hoa Sen 1 từ năm 2005 đến năm 2008: 69

Bảng 2.10: Hiệu quả kinh tế của nhà hàng Hoa Sen 1 từ năm 2005 đến năm 2008 70

Bảng 2.11: Chỉ tiêu doanh lợi tính theo chi phí từ năm 2005 đến năm 2008 72 Bảng 2.12: Chỉ tiêu doanh lợi tính theo vốn kinh doanh từ năm 2005 đến năm 2008 72

Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng vốn tính theo tổng lợi nhuận 74

Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng vốn tính theo tổng doanh thu 74

Bảng 2.15: Tổng lao động nhà hàng Hoa Sen 1 qua các năm 2005 -2008 76 Bảng 2.16: Năng suất lao động bình quân 76

Bảng 2.17: Hiệu quả lao động bình quân 77

Trang 5

Cụ thể tốc độ tăng trưởng của du lịch Việt Nam qua các năm đều tăng trên14% Theo hãng nghiên cứu du lịch toàn cầu RNCOS dự báo Việt Nam sẽ lọtvào danh sách mười điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2016

Các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn cũng dần được mọc lên Chấtlượng cũng không ngừng phát triển để phù hợp với nhu cầu ngày càng caocuả khách du lịch trong nước và quốc tế Công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên

là một trong những doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam không ngừng đổi mới

và phát triển sánh vai với các cường quốc trên thế giới Công ty đã có sựchuyển biến vượt trội từ một doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổphần Từ đó, công ty đã và đang đạt được không ít những thành tựu trongkinh doanh đồng thời là một trong những thương hiệu có tiếng ở Hà Nội cũngnhư trong cả nước về kinh doanh lữ hành, ăn uống và dịch vụ buồng phòng.Trong đó, nhà hàng Hoa Sen 1 là một nhà hàng có quy mô và được đầu

tư lớn nhất trong hệ thống nhà hàng của công ty Nhà hàng đã đóng góp vàodoanh thu của toàn công ty với tỷ trọng cao vào bậc nhất trong hệ thống cácdịch vụ của công ty Vậy hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Hoa Sen số 1 cóthực sự tăng theo tỷ lệ tăng doanh thu hay không? Bởi bất kỳ một nhà hànghay một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường thì mục tiêu về hiệuquả kinh doanh cũng được đặt lên hàng đầu Nó có tính chất quyết định sựsống còn, sự hưng thịnh hay tồn vong của mỗi nhà hàng hay doanh nghiệp nói

Trang 6

riêng và toàn nền kinh tế nói chung Quá trình hoạt động kinh doanh có hiệuquả sẽ giúp cho nhà hàng củng cố nguồn lực tài chính mở rộng quy mô sảnxuất, nâng cao công nghệ kỹ thuật trong nhà hàng Hơn nữa, khi đó nhà hàng

sẽ đảm bảo khả năng thanh toán tạo uy tín với các nhà cung cấp Ngoài rakinh doanh có hiệu quả góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộnhân viên trong nhà hàng Nó sẽ tác động tích cực lại quá trình sản xuất kinhdoanh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của nhà hàng cũng nhưtoàn công ty

Trong quá trình thực tập tại nhà hàng Hoa Sen số 1 em đã có nhữngquan sát và tìm hiểu đặc biệt về quá trình hoạt động kinh doanh của nhà hàngthực sự có hiệu quả hay không Chính vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đềtài:

“Hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Hoa Sen số 1 thuộc công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên - thực trạng và giải pháp”

Mục tiêu của đề tài:

Đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hàng Hoa Sen số

1 thông qua đánh giá hiệu quả kinh doanh Và đưa ra chiến lược hoạt độnghợp lý cho nhà hàng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, đồngthời giúp nhà hàng hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm

Đối tượng nghiên cứu:

Đánh giá hiệu quả kinh doanh thực tế của nhà hàng Hoa Sen số 1 thôngqua báo cáo tài chính của nhà hàng

Nhiệm vụ:

Tìm hiểu tổng quan về công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên về vị trí, quátrình phát triển và các điều kiện kinh doanh cũng như hoạt động kinh doanhchung của toàn công ty

Tìm hiểu về thực trạng hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng Hoa Sen số 1

Trang 7

trong những năm gần đây từ ănm 2005 đến năm 2008.

Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhàhàng Hoa Sen số 1

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:

Thu thập các thông tin sơ cấp từ thực tế làm việc trong quá trình thựctập tại nhà hàng Hoa Sen số 1 Bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp: côThu An – Cửa hàng trưởng nhà hàng Hoa Sen 1,cán bộ nhân viên trong nhàhàng, khách đến dự tiệc Qua quan sát thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạtđộng phục vụ trực tiếp tại nhà hàng trong quá trình thực tập

Đồng thời kết hợp với các thông tin thứ cấp được lấy từ phòng hànhchính nhân sự - công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên, website của công ty:http://www.kimlientourism.com.vn, và một số các website khác Số liệuphòng kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cũng như của nhàhàng Hoa Sen số 1

Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính theo thời gian để dự đoán tổngdoanh thu của nhà hàng Hoa Sen số 1 – công ty cổ phần Du Lịch kim Liên.Bằng cách lập phương trình tuyến tính theo thời gian trên cơ sở nguồn số liệu

đã biết trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2008 từ đó phân tích và dự đoándoanh thu của nhà hàng trong tương lai

Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong du lịch xử lý

số liệu và đưa ra những nhận xét Bao gồm các chỉ tiêu: chỉ tiêu lợi nhuận –doanh lợi, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu hiệu quả lao động gồm năngsuất lao động bình quân và hiệu quả lao động bình quân, chỉ tiêu năng suất laođộng và thu nhập bình quân

Kết cấu của đề tài:

Đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh.

Trang 8

Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng Hoa Sen số 1.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

của nhà hàng Hoa Sen số 1.

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

1.1 Hiệu quả và hiệu quả kinh doanh:

( Giáo trình Kinh Tế Du Lịch – Tr258)Trong mỗi một doanh nghiệp, nếu là làm ăn có hiệu quả thì điều đó sẽđược thể hiện rất rõ ở doanh thu và lợi nhuận Hay nói cách khác là doanhnghiệp đó làm ăn đã có hiệu quả kinh doanh Vậy hiệu quả kinh doanh là gì?

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp Đó là sự so sánh cái thu về với cái doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình kinh doanh trên

cơ sở giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế đó là: sản xuất cái gì, sản xuất kinh doanh như thế nào và sản xuất cho ai?

Trong cơ chế thị trường hiện nay, đặc biệt khi đất nước ta bắt đầu tiếntrình gia nhập WTO Ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịchnói riêng đang phải đương đầu với những cạnh tranh gay gắt, khắc nghiệt.Muốn đứng vững ngành và doanh nghiệp cần phải tính đến hiệu quả ngay từtrong chiến lược và phương án kinh doanh Đây là điều rất quan trọng vì hiệuquả là mối quan tâm hàng đầu và là yêu cầu số một đối với mỗi doanh nghiệp

Trang 10

du lịch nói riêng và toàn xã hội nói chung Để đạt được hiệu quả kinh doanhtrong du lịch cũng như trong tất cả các ngành dịch vụ Chúng ta cần hiểu rõhiệu quả kinh tế du lịch là gì?

Hiệu quả kinh tế du lịch thể hiện mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng lớn nhất các dịch

vụ và hàng hóa có chất lượng cao trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất và thu lợi nhuận tối đa

(Giáo trình: Kinh Tế Du Lịch –Tr262)

Hiệu quả kinh tế có thể được xem xét trên những phạm vi khác nhau:trên toàn quốc, toàn ngành, toàn doanh nghiệp, hay một loại dịch vụ, một nhàhàng,… và có thể xem xét theo thời gian: một năm, năm năm, một chu kỳkinh doanh,…

Các yếu tố sản xuất kinh doanh hay các nguồn lực nói trên bao gồm: tàinguyên du lịch, vốn sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồnnhân lực

Các chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: chi phí về tư liệu lao động, đốitượng lao động và các chi phí về lao động

Doanh thu đó là tiền thu được từ bán hàng hóa và dịch vụ

Hiệu quả kinh tế du lịch đạt được cao hay thấp ảnh hưởng bởi nhiều yếu

tố, cả những yếu tố khách quan và những yếu tố chủ quan

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh:

Vì hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phảnánh yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức

độ hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền sản xuất xã hội, do đó có rất nhiềucác yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh Các yếu tố tác động đến hiệuquả kinh doanh rất đa dạng và phức tạp Chúng bao gồm cả những yếu tố tác

Trang 11

động trực tiếp và các yếu tố tác động gián tiếp Cụ thể các yếu tố đó là:

1.1.2.1 Các nhân tố khách quan:

Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội: đó là cơ sở hạ tầng của địa phương,

nơi doanh nghiệp kinh doanh như hệ thống đường sá, mạng lưới thông tin liênlạc, vị trí địa lý của doanh nghiệp,… Các chủ trương, chính sách của TrungƯơng, chính quyền địa phương,…; trình độ dân trí, bản sắc văn hóa dân tộc,lối sống,…

Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội có ảnh hưởng gián tiếp nhưng là ảnhhưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh Sự ảnh hưởng đó thông qua nguồnkhách và chính sách giá cả đối với các dịch vụ hàng hóa

Môi trường kinh doanh:

Cụ thể, môi trường được biểu hiện như là một tập hợp các điều kiện chủquan và khách quan đến các tổ chức và hoạt động của con người Môi trườngkinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những điều kiện, yếu tố bên trong vàbên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Môi trường đó bao gồm:

Môi trường vĩ mô: bao gồm hệ thống pháp luật, các chủ trương, chínhsách của Nhà nước và của ngành

Các luật lệ, chế độ chính sách nơi doanh nghiệp du lịch hoạt động ảnhhưởng không ít tới hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp Nhất là chính sáchđối ngoại của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách quốc tế.Môi trường trực tiếp: là môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệptrong ngành Do sự phát triển nhanh chóng của du lịch và các dịch vụ kèmtheo trong những năm gần đây Số lượng các doanh nghiệp du lịch, nhất là sốlượng các khách sạn và nhà hàng tăng lên nhanh chóng, dẫn đến sự cạnh tranhgay gắt giữa các doanh nghiệp Vì vậy, trong cơ chế thị trường hiện nay cácdoanh nghiệp nói chung cũng như trong kinh doanh nhà hàng phải chấp nhận

Trang 12

cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệuquả kinh doanh của nhà hàng, nó vừa là đối thủ cạnh tranh gây trở ngại chonhà hàng đồng thời lại là động lực để nhà hàng phát triển Thông thường khixuất hiện đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhàhàng sẽ bị giảm một cách tương đối Các nhà hàng muốn tồn tại và phát triểnphải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường từ đó vạch ra những bước đi phù hợp vớitình hình cụ thể của nhà hàng, phải nhanh chóng nâng cao chất lượng phục

vụ, chất lượng sản phẩm cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật,

Thị trường: thị trường của một doanh nghiệp nói chung hay một nhàhàng nói riêng xét về tổng quát nó bao gồm thị trường đầu vào và thị trườngđầu ra, nó có tính chất quyết định qúa trình tái sản xuất của một nhà hàng, thịtrường đầu vào cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình phục vụ khách baogồm: nguyên vật liệu, hàng hóa, có tính chất đảm bảo khả năng kinh doanhliên tục của nhà hàng Bên cạnh đó thì thị trường đầu ra lại quyết định đếndoanh thu của nhà hàng trên cơ sở chấp nhận hay không chấp nhận dịch vụhàng hóa của nhà hàng Từ đó nhà hàng có kế hoạch để sản xuất kinh doanhtạo khả năng tăng doanh thu bán hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tập quán dân cư và thu nhập của dân cư: đây là nhân tố quan trọngtrong việc nâng cao doanh số bán của nhà hàng Mỗi thị trường có đặc điểmtập quán văn hóa khác nhau, do đó họ có nhu cầu khác nhau, thị hiếu khácnhau khi tiêu dùng sản phẩm Mặt khác những người tiêu dùng lại có mức thunhập khác nhau nên mức sống của họ là khác nhau và khả năng thanh toánkhác nhau Vì vậy nhà hàng cần phải căn cứ và từng thị trường cụ thể cóchiến lược và chính sách khác nhau để tiêu thụ sản phẩm càng nhiều càng tốtnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

Nhân tố môi trường tự nhiên: nó bao gồm các nhân tố như thời tiết, khíhậu, mùa vụ, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các lĩnh vực kinh

Trang 13

doanh nhưng đặc biệt trong dịch vụ ăn uống - kinh doanh nhà hàng thì sự ảnhhưởng đó càng rõ nét Cụ thể như nhân tố vị trí điạ lý - đây là nhân tố có ảnhhưởng rất rõ rệt đến hoạt động kinh doanh ăn uống, nó góp phần tạo sự thuậnlợi cho người tiêu dùng khiến họ thuận lợi hơn trong tiêu dùng sản phẩm từ

đó tăng doanh thu nhà hàng và tăng hiệu quả kinh doanh Hay nhân tố thờitiết khí hậu cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới kinh doanh nhà hàng Cũng nhưvậy nhân tố mùa vụ trong ngành kinh doanh dịch vụ là điều không thể tránhkhỏi và có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng

Nhân tố môi trường pháp luật: bất kỳ một doanh nghiệp nào nói chungcũng như kinh doanh nhà hàng nói riêng đều phải tuân theo một khuôn khổnhất định và đó chính là môi trường pháp luật Pháp luật ra đời không chỉ đơnthuần để quản lý xã hội mà pháp luật còn là công cụ đảm bảo cho sự an toàncho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Pháp luật làm chocác doanh nghiệp làm ăn trong một khuôn khổ nhất định không cho phép họlàm ăn phi pháp Ngoài ra pháp luật còn là bùa bảo hộ cho tất cả các doanhnghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung nhằm ổn định nền kinh tế

xã hội Từ đó làm cho các doanh nghiệp yên tâm hơn trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Nói tóm lại nhân tố môi trường là một trong những nhân tố ảnhhưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

1.1.2.2 Các nhân tố chủ quan:

Môi trường bên trong của các doanh nghiệp: đó là cơ cấu quản lý, chínhsách, nội quy, quy định, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn… của mỗi một doanhnghiệp

Vốn và nguồn vốn kinh doanh của nhà hàng là một nhân tố ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả kinh doanh Bởi vì bất kỳ một doanh nghiệp hay nhàhàng nào muốn hoạt động kinh doanh đều phải có một nguồn vốn nhất định

Trang 14

Vốn là biểu hiện bằng tiền của tổng tài sản để phục vụ quá trình sản xuất kinhdoanh được tiến hành một cách thường xuyên liên tục Bất kỳ một doanhnghiệp hay nhà hàng nào có nguồn vốn dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc mở rộng kinh doanh, sản xuất sẽ ít công đoạn, khả năng thanh toán cao,

mở rộng nguồn vốn sẽ có sức cạnh tranh lớn trên thị trường Ngoài ra nếu nhàhàng có nguồn vốn lớn còn giảm bớt được các khoản chi phí nếu phải trả lãivay dẫn đến hiệu quả kinh doanh được nâng cao

Yếu tố kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp: đây là yếu tố làm cơ sởcho yếu tố kinh tế là sức mạnh “tàn phá sáng tạo” Kỹ thuật và công nghệ bắtnguồn từ thành quả của công cuộc nghiên cứu khoa học đem lại những phátminh sáng tạo làm thay đổi bộ mặt thế giới và là một nhân tố quan trọng nhấttạo ra thời cơ hay những thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp trong mọilĩnh vực Công cuộc cạnh tranh về kỹ thuật công nghệ mới không chỉ chophép các doanh nghiệp, nhà hàng chiến thắng trên phạm vi toàn cầu mà cònlàm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh vì chúng tác động mạnh mẽ đến chiphí sản xuất và năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinhdoanh Do vậy với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật ngày này cácdoanh nghiệp cũng như nhà hàng muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh phảithay đổi công nghệ kỹ thuật hiện đại và tiến tiến Cụ thể như ở nhà hàng HoaSen 1 muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng sảnphẩm và năng suất lao động cần bổ sung thêm: máy rửa bát, máy sấy bát, tạo tính chuyên nghiệp hơn trong kinh doanh ăn uống

Yếu tố lao động: đây là hoạt động của con người nhằm cải tiến tự nhiênphục vụ cho mục đích của mình Lao động trong nhà hàng đó là toàn bộnguồn nhân lực với trình độ tay nghề, kỹ năng và khả năng tiếp thu của ngườilao động Máy móc kỹ thuật dù hiện đại đến đâu cũng do con người sản xuất

và điều khiển, vì vậy yếu tố con người tác động trực tiếp đến năng suất lao

Trang 15

động và chất lượng sản phẩm Trong nhà hàng tổ chức và phân công lao độngmột cách hợp lý cho phép nhà hàng vận dụng tối đa khả năng cũng như trình

độ của người lao động cũng như khơi dậy lòng say mê nhiệt tình của họ đốivới công việc Nếu đội ngũ lao động giỏi sẽ tạo ra sức mạnh cạnh tranh trênthị trường cho nhà hàng Do vậy quản lý lao động trong kinh doanh là mộttrong những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh

từ đó tạo ra hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Quản lý lao động phảiđảm bảo: tăng năng suất lao động, tăng chất lượng phục vụ cũng như chấtlượng sản phẩm, Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh từ đội ngũ laođộng nhà hàng cần có những chính sách hợp lý về tuyển mộ tuyển chọn, haynhững chính sách đãi ngộ nhân viên, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp

và có cơ hội thăng tiến

Trình độ quản lý của nhà hàng: yếu tố kinh nghiệm và khả năng quản lýtrong kinh doanh được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết địnhđến sự phát triển hay không của một nhà hàng Bởi vì nguồn lực của doanhnghiệp có dồi dào đến đâu nhưng nếu không có cách quản lý đúng đắn vàkhông có kinh nghiệm trong điều hành hoạt động kinh doanh thì cuối cùngnhững nguồn lực ấy cũng không phát huy được hết khả năng Quản lý là mộtphạm trù khoa học và nghệ thuật do chính con người sáng tạo ra và được đúckết qua kinh nghiệm thực tế Do vậy nhà hàng phải biết áp dụng quản lý chotừng tình huống, từng giai đoạn cụ thể, để mang lại hiệu qủa kinh tế caonhất cho nhà hàng

Vị thế và uy tín của nhà hàng: Uy tín của một nhà hàng trên thị trường làmột trong những nhân tố không nhỏ tác động đến hiệu quả kinh doanh củanhà hàng, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay có sự cạnh tranh gay gắtgiữa các nhà hàng Hầu hết các nhà hàng đều coi uy tín của mình là sức mạnhchiến lược phát triển trong cơ chế mới Đó là tài sản vô hình phải được xây

Trang 16

dựng và gìn giữ trong nhiều năm mà không phải doanh nghiệp nào cũng cóđược Giá trị của tài sản vô hình này giúp nhà hàng thâm nhập và mở rộng thịtrường nhanh nhưng ngược lại nếu uy tín của nhà hàng không cao sẽ làmgiảm đi sự tín nhiệm và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Do vậy mỗi nhàhàng hay một doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh cần phảikhông ngừng nâng cao vị thế và uy tín của mình trên thị trường trong nướccũng như trên thế giới.

Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cònchịu ảnh hưởng bởi:

Các nguồn lực có sẵn:

Tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh

tế của kinh doanh du lịch, dịch vụ Tài nguyên càng phong phú, càng đa dạngcàng thu hút được lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước

Ngoài ra , vị trí địa lý còn có tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh tế củadoanh nghiệp Đồng thời các nguồn lực khác như lao động, vốn… là nhữngyếu tố cực kỳ quan trọng

Cơ chế quản lý kinh tế: đây là một yếu tố rất quan trọng, nó chi phối, tác

động đến hiệu quả kinh tếcảu cả nền kinh tế nói chung và kinh doanh du lịch

nói riêng

Cơ cấu tổ chức và phương pháp quản lý của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ

chức quản lý của doanh nghiệp phải gọn nhẹ và có hiệu quả

Các nhân tố khách quan và chủ quan bên trên có ảnh hưởng trực tiếp vàgián tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo các hướng khácnhau Nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau Do đó việcđánh giá một cách đúng đắn và khai thác một cách triệt để những tác động cólợi tới doanh nghiệp, là điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quảkinh doanh

Trang 17

1.2 Cách phân tích hiệu quả kinh doanh:

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách chính xác, rõ ràng và kháchquan cần sử dụng hệ thống các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu trong hệ thống nói lênmột mặt của vấn đề Cả hệ thống tổng hòa các chỉ tiêu sẽ phản ánh hiệu quảcuối cùng một cách đúng đắn

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trong du lịch hết sức đa dạng vàphức tạp bởi vì bản thân khái niệm hiệu quả cũng phức tạp và phong phú Đểđánh giá hiệu quả kinh doanh trong du lịch, có thể dùng các chỉ tiêu gắn vớikhách (tổng số khách, tổng số lượt khách,…) và hệ thống các chỉ tiêu giá trị(tổng doanh thu, tổng chi phí, tổng lợi nhuận,…)

Mặt khác, để đánh giá hiệu quả kinh doanh cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải tiến hành trên cơ sở phân

tích lý luận kinh tế từ đó giúp chúng ta hiểu tính chất, xu hướngcủa hiện tượng Trên cơ sở này dùng số liệu và phương pháp phântích khẳng định tính chất cụ thể của nó

- Phải lựa chọn nội dung, sưu tầm và kiểm tra tài liệu theo một nội

dung án định, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn hệ thốngphương pháp thích hợp

- Căn cứ vào tính tổng thể, thống nhất của đối tượng được nghiên

cứu và đặt các chỉ tiêu trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau Để

có thể đánh giá một cách toàn diện vì mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánhmột khía cạnh

- Vận dụng tổng hợp các phương pháp để thấy được tình hình kinh

doanh, vạch ra những tiềm năng còn có thể khai thác trong kỳ kinhdoanh tới và chỉ rõ những hạn chế, tìm biện pháp khắc phục và sửachữa trong kinh doanh

1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:

Trang 18

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp:

Công thức tính: H1 = D/C

Trong đó: + H1: Hiệu quả kinh tế

+ D: Doanh thu của nhà hàng Hoa Sen 1

+ H: Chi phí của nhà hàng Hoa Sen 1

Chỉ tiêu lợi nhuận, doanh lợi:

Công thức tính: L = D - C

H2 = (L/C)*100

H’2 = (L/V)*100

Trong đó: + H2, H’2 là doanh lợi

+ L: tổng lợi nhuận trong kỳ

+ C: tổng chi phí trong kỳ

+ V: vốn kinh doanh trong kỳ

Chỉ tiêu hiệu qủa sử dụng vốn:

Công thức tính: H3A= L/V

H3B= D/V

Trong đó: + H3A, H3B: là hiệu quả sử dụng vốn

+ L: tổng lợi nhuận trong kỳ

+ D: Tổng doanh thu trong kỳ

+ V: tổng vốn

Chỉ tiêu hiệu quả lao động:

- Năng suất lao động bình quân:

Trang 19

+ Công thức tính: H’4= L/N

Trong đó : H’4: Hiệu quả lao động bình quân

L: tổng lợi nhuận

Năng suất lao động và thu nhập bình quân

- Năng suất lao động = Tổng doanh thu / tổng lao động

- Thu nhập bình quân đầu người của nhà hàng Hoa Sen số 1

Từ những chỉ tiêu trên, chúng ta nêu ý nghĩa của từng chỉ tiêu, và tínhtoán theo công thức, đưa ra nhận xét từ kết quả thu được Các kết quả đó sẽphản ánh được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện

1.4 Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh:

Phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh gồm nhiều nội dung lý luận

và phương pháp phong phú Do đó để có một kết quả đúng đắn về hiệu quảkinh doanh của một nhà hàng đòi hỏi phải có phương pháp phân tích hợp lý

để vận dụng những cái chung và cái riêng trong phân tích để xác định hiệuquả kinh doanh một cách chính xác nhất

1.4.1.Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến và rộng rãinhất trong phân tích để xác định hướng và mức độ biến động của chỉ tiêuphân tích

Phương pháp so sánh trong phân tích hoạt động kinh doanh là việc dùngcon số về một chỉ tiêu nào đó để so sánh, bao gồm nhiều nội dung khác nhau

Để tiến hành so sánh được cần phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xácđịnh rõ gốc để so sánh, xác định điều kiện và mục tiêu so sánh

1.4.2 Phương pháp chi tiết:

Phương pháp này thường được thực hiện theo ba hướng cụ thể như sau:

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: tức là mọi kết quả kinh

Trang 20

doanh đều thể hiện trên các chỉ tiêu, đều gồm nhiều bộ phận giúp ích cho việcđánh giá chính xác kết quả đạt được Phương pháp chi tiết theo các bộ phậncấu thành được sử dụng trong phân tích mọi mặt của kết quả kinh doanh.

- Chi tiết theo thời gian: Theo nhiều nguyên nhân chủ quan và kháchquan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình kinh doanh trong từng đơn vị thờigian xác định thường không đồng đều và không giống nhau Vì vậy chi tiết theothời gian sẽ khiến cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát và đúng từ đótìm ra các giải pháp có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng

- Chi tiết theo địa điểm: tức là từng bộ phận, từng tổ, thực hiện các kếtquả kinh doanh được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh: đánh gíakết quả hạch toán kinh doanh nội bộ, phát hiện được những bộ phận tiên tiếnhoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh, khai thác các khảnăng, tiềm năng về sử dụng lao động, tiền vốn, sau khi chi tiết xong số liệucần phải tiến hành các công việc tiếp theo

+ Xem xét, so sánh mức độ đạt được

+ Xác định mức độ ảnh hưởng đến kết quả chung

+ Đánh gía tiến độ thực hiện

1.4.3.Phương pháp loại trừ:

Đây là phương pháp để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đếnkết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác Điềukiện ứng dụng phương pháp loại trừ:

+ Các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng một tích sốhoặc một thương số

+ Việc sắp xếp và xác định ảnh hưởng của các nhân tố cần tuân theo quyluật “lượng biến dẫn đến chất biến”

1.4.4.Phương pháp liên hệ:

Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các

Trang 21

bộ phận và để lượng hóa mối liên hệ đó trong phân tích kinh doanh còn sửdụng các cách nghiên cứu liên hệ phổ biến như:

+ Liên hệ cân đối: có cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt củacác yếu tố trong quá trình kinh doanh như giữa tổng số vốn và tổng số nguồn,giữa tổng số nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán

+ Liên hệ trực tuyến: bao gồm liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp.+ Liên hệ phi tuyến: là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độliên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng luôn biến đổi

1.5 Khái niệm chiến lược kinh doanh:

Để cụ thể hơn về chiến lược kinh doanh của nhà hàng thì khái niệmchiến lược kinh doanh của nhà hàng được hiểu là:

+ Chiến lược kinh doanh là nơi mà nhà hàng cố gắng vươn tới trong dàihạn (phương hướng)

+ Nhà hàng sẽ phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạtđộng nào nhà hàng thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)?

+ Nhà hàng sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnhtranh trên thị trường đó (lợi thế)?

+ Những nguồn lực nào (Kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ,năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để nhà hàng có thể cạnh tranh?+ Các nhân tố từ bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của nhàhàng (môi trường)?

+ Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong vàngoài công ty cần là gì? (những người góp vốn)

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những nội dung lý thuyết sau:

1 Cơ sở lý luận về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh Trong phần này đãgiải thích được những thuật ngữ về hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là đưa

Trang 22

ra khái niệm về hiệu quả kinh tế trong du lịch Và trong phần này cũngphân tích những yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh Những yếu

tố đó bao gồm những yếu tố tác động khách quan: chính trị, pháp luật,

xã hội,… và những yếu tố tác động chủ quan: nguồn vốn, lao động, tổchức quản lý của doanh nghiệp…

2 Cách phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp nói chung.Cách phân tích hiệu quả kinh doanh phải đảm bảo bốn yêu cầu Yêucầu thứ nhất phân tích hiệu quả kinh doanh phải dựa trên phân tích lýluận kinh tế Yêu cầu thứ hai, lựa chọn nội dung và tài liệu phân tích kỹlưỡng Yêu cầu thứ ba, các chỉ tiêu phân tích phải có mối liên hệ ràngbuộc Yêu cầu thứ ba, cần vận dụng tổng hợp các phương pháp phântích

3 Đưa ra các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Hệ thốngbao gồm năm chỉ tiêu chính: chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, chỉ tiêu lợinhuận – doanh lợi, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu hiệu quả laođộng, chỉ tiêu năng suất lao động và thu nhập bình quân

4 Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh, bao gồm bốn phươngpháp phân tích Phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết, phươngpháp loại trừ và phương pháp liên hệ

5 Khái niệm chiến lược kinh doanh là gì?

Trang 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NHÀ

HÀNG HOA SEN SỐ 12.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Du lịch Kim Liên

2.1.1.Vị trí của công ty:

Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên nằm trên đất làng Kim Liên cổ naythuộc phường Phương Mai, quận Đống Đa Làng Kim Liên trước năm 1841 làlàng Kim Hoa còn có tên là Đồng Lầm - Cửa ô Đồng Lầm theo hướng từtrung tâm kinh thành Thăng Long đi về phía Nam, nay là cửa ngõ phía Nam

Hà Nội

Công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên nằm tại địa chỉ số 7 phố Đào DuyAnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Đây là một con phố náo nhiệt ở HàNội và gần nhiều trường đại học, bệnh viện lớn, các di tích lịch sử, danh lamcủa thủ đô Như trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Bách Khoa HàNội, đại học Xây Dựng, bệnh viện Bạch Mai, chùa Kim Liên, đình Kim Liên

- một trong Tứ Trấn Thăng Long thờ Cao Sơn Đại Vương, vị thần nổi tiếng từthời Hùng Vương, khu tưởng niệm Bác Hồ Đặc biệt công ty cổ phần Du LịchKim Liên nằm ngay gần công viên Thống Nhất Đây là một công viên nổitiếng với mặt hồ đẹp và những lối đi dạo lãng mạn và tạo không gian môitrường xanh sạch đẹp Công ty cách sân ga khoảng 5- 10 phút lái xe vàkhoảng 45 phút lái xe để tới sân bay Quốc Tế Nội Bài

Không những vậy, công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên nằm tại một vị trírất có lợi thế thương mại Đây là cửa ngõ phía Nam của thủ đô không nhữngvậy vị trí này còn nằm gần hai nút giao thông hiện đại, quan trọng ở phía Nam

Trang 24

thủ đô Công ty nằm trong một khuôn viên rộng 33.434m2 tại khu A KimLiên gần ngã tư Đại Cồ Việt đang được đầu tư xây dựng nối giữa Kim Liên

và Ô Chợ Dừa Tuyến đường này sẽ làm thay đổi sâu sắc bộ mặt giao thông

đô thị, làm tăng lưu lượng, mật độ giao thông giữa hai khu vực Đông và Tâythành phố Thêm nữa, công ty cổ phần Du lịch Kim Liên còn nằm trong khuvực với các dự án lớn Các dự án này theo xu hướng đầu tư xây dựng pháttriển hiện nay của Hà Nội là khuyến khích tập trung vào các công trình nhàcao tầng Như trung tâm thông tin công nghệ Hàng Hải cao 19 tầng, khu nhàcao tâng B4 và B14 Kim Liên cao từ 11- 22 tầng, đã và đang hình thành mộtđiểm đô thị văn minh và hiện đại Với vị trí thuận lợi như vậy công ty cổ phần

Du lịch Kim Liên đã và đang ngày càng thu hút một lượng lớn khách vớinhiều nhu cầu khác nhau

2.1.2 Quá trình phát triển của công ty cổ phần Du lịch Kim Liên:

Công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên ngày nay được thành lập vào ngày12/5/1961 của Cục trưởng Cục Chuyên Gia Khách sạn Bạch Đằng và Kháchsạn Bạch Mai được hợp nhất thành khách sạn Bạch Mai, tiền thân của kháchsạn Chuyên Gia Kim Liên - công ty cổ phần du lịch Kim Liên ngàynay.Trong thời gian Bác Hồ còn sống, công ty đã vinh dự được Bác về thămhai lần vào các năm: 5/6/1960 và lần hai là vào ngày 17/3/1963

Trước đây, vào những năm 1961 - 1992 Khách sạn chuyên gia KimLiên là một đơn vị phục vụ chuyên gia trực thuộc cục Chuyên Gia, phủ ThủTướng, nay là Văn Phòng Chính Phủ Đối tượng phục vụ chủ yếu của kháchsạn là chuyên gia các nước xã hội chủ nghĩa và gia đình sang giúp chúng taxây dựng đất nước Đây là cơ sở phục vụ chuyên gia lớn nhất miền Bắc thờibấy giờ

Sau khi đất nước ta thống nhất, số lượng các chuyên gia ngày một đôngkhông những vậy công ty còn phải phục vụ các buổi chiêu đãi, ăn nghỉ cho

Trang 25

khách của Đảng và Nhà Nước, đại biểu Quốc Hội Chứng tỏ công ty đã đượcĐảng và Nhà Nước ta rất tin tưởng vào tinh thần phục vụ của cán bộ nhânviên Điều đó đã như tiếp thêm sức mạnh để khách sạn ngày càng phát triển

và đạt được kết quả như ngày hôm nay

Năm 1971, Sau mười năm hoạt động, khách sạn Bạch Mai được phépđổi tên thành khách sạn Chuyên Gia Kim Liên.Và đến khi miền Nam đượcgiả phóng, sau hơn 30 năm phục vụ chuyên gia nước ngoài, Kim Liên là đơn

vị hàng đầu của cục Chuyên Gia, được xem là đơn vị trụ cột của cục ChuyênGia luôn đi đầu với tinh thần đâu cần Kim Liên có việc gì khó có Kim Liên

Năm 1986, sau đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam định ra đườnglối đổi mới nhằm đưa nên kinh tế vượt qua khủng hoảng, tiếp tục xây dựngđất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa Và theo phương hướng đó, thựchiện nghị định 217- HDBT của hội đồng bộ trưởng khách sạn Chuyên GiaKim Liên bắt đầu chuyển từ một đơn vị sự nghiệp bao cấp thành đơn vị hạchtoán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa

Đến năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ kéo theo sự tan vỡ của các nước xãhội chủ nghĩa Đông Âu Khách sạn Chuyên Gia Kim Liên đã lâm vào tìnhtrạng khó khăn nhưng với sự nỗ lực to lớn của cán bộ công nhân viên, năm

1991 khách sạn đã vượt qua thử thách và đứng vững trong cơ chế mới Đếnnăm 1992 khách sạn Chuyên Gia Kim Liên được chuyển đổi thành khách sạnChuyên Gia Du Lịch Kim Liên với chức năng vừa phục vụ chuyên gia, vừakinh doanh khu vực nội địa, từng bước tham gia dịc vụ du lịch quốc tế đểchuẩn bị cùng các đơn vị khác thuộc cục Chuyên Gia và Du Lịch, trong đó cókhách sạn Chuyên Gia Du Lịch Kim Liên là một đơn vị thành viên

Tháng 3 năm 1993 khách sạn Chuyên Gia Du Lịch Kim Liên trở thànhđơn vị trực thuộc tổng cục Du Lịch

Năm 1996 công ty có sự thay đổi lớn về tổ chức cán bộ Ông Phan Đức

Trang 26

Mấn được tổng cục Du Lịch bổ nhiệm làm giám đốc công ty và công ty đổitên thành công ty Khách Sạn và Du Lịch Kim Liên với chức năng kinh doanh

đa nghành nghề Bộ mặt của công ty hầu như được cải tạo và nâng cấp để trởthành một khách sạn hiện đại đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tếtheo nội dung của pháp lệnh du lịch Và công ty đã được tổng cục du lịchcông nhận và gắn biển 3 sao

Từ đó đến nay công ty Khách sạn Du Lịch Kim Liên không ngừng pháttriển và đưa ra những giải pháp khẩu hiệu hành động mới nhằm đưa công tyvượt qua được những khó khăn trong cơ chế thị trường , những tác động vềmặt khách quan như dịch bệnh để công ty luôn luôn có một vị thế quantrọng trong làng du lịch Việt Nam và có thể sánh vai với các công ty du lịchhàng đầu trong cả nước Điều đó được thể hiện ở việc thành lập trung tâm lữhành quốc tế vào năm 2002 là một chủ trương đúng đắn của đảng ủy và công

ty, là một quyết định mang tính chiến lược lâu dài để doanh nghiệp phát triểnbền vững Đến nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa, ngày 29/02/2008 công tyKhách Sạn Du Lịch Kim Liên đã chuyển đổi thành công ty cổ phần du lịchKim Liên và mang cho mình một thương hiệu mới, một tầm vóc mới ngàycàng không ngừng phát triển

2.1.3 Loại hình công ty:

Ngay ở cái tên công ty: công ty cổ phần du lịch Kim Liên đã giúp chúng

ta nhận ra ngay loại hình công ty là công ty cổ phần

Đặc điểm của loại hình công ty cổ phần:

Để hiểu được loại hình công ty cổ phần có đặc điểm như thế nào chúng

ta cần tiếp cận về định nghĩa công ty cổ phần: công ty cổ phần là một thể chếkinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi

sự góp vốn của nhiều cổ đông Trong công ty cổ phần số vốn điều lệ của công

ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần Các cá nhân hay tổ

Trang 27

chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông Công ty cổ phần là một trong loạihình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thịtrường chứng khoán.

Từ đó có thể đưa ra các đặc điểm của loại hình công ty cổ phần:

- Bộ máy của công ty cổ phần được cơ cấu theo nguyên tắc cơ cấu củatam quyền phân lập nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch

- Nền tảng và nguyên tắc hoạt động của công ty cổ phần chính là tínhdân chủ

- Trong luật Việt Nam quy định rõ công ty cổ phần có ít nhất ba cổ đôngbất kể đó là pháp nhân hay thể nhân Tuy nhiên các quy định đối với mộtcông ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông lớn hơn nhiều

- Cơ quan tối cao của công ty cổ phần là Đại Hội Cổ Đông Các cổ đông

sẽ tiến hành bầu ra hội đồng quản trị với chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủtịch và các thành viên Sau đó hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệmgiám đốc, tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành Hội đồng này cũng có thểthuê hoặc bổ nhiêm phó giám đốc hoặc ủy nhiệm cho ban giám đốc quyếtđịnh Quan hệ giữa hội đồng quản trị và ban giám đốc là quan hệ quản trịcông ty Quan hệ giữa ban giám đốc và người lao động là quan hệ quản lý Và

để đảm bảo khách quan nhiều công ty đã quy định chặt chẽ hội đồng quản trị

và ban quản lý sẽ tách bạch riêng không có mối liên quan

- Tại Việt Nam theo điều 77 luật doanh nghiệp 2005 quy định công ty cổphần là doanh nghiệp trong đó:

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.+ Cổ đông có thể là tổ chức cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba vàkhông hạn chế số lượng tối đa

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản kháccủa doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Trang 28

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho ngườikhác.

+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh

+ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy độngvốn

- Công ty cổ phần phải có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và giámđốc hoặc tổng giám đốc Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đôngphải có ban kiểm soát

- Lợi thế của công ty cổ phần là trách nhiệm của công ty cổ phần làtrách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụtài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổđông không cao Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầuhết các lĩnh vực, ngành nghề Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linhhoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người góp vốn Khả năng huy độngvốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra thịtrường - đây là điểm riêng có của công ty cổ phần Và việc chuyển nhượngvốn trong công ty cổ phần cũng là tương đối dễ dàng do vậy phạm vi, đốitượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng ngay cả cán bộ công chứccũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần

Cụ thể, đối với công ty cổ phần du lịch Kim Liên gồm có những cổ đônglà: Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch có nguồn vốn nhà nước chiếm 35% vốnđiều lệ Người đại diện phần vốn này là ông Tạ Xuân Lai – phó vụ trưởng vụ

kế hoạch tài chính Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Phần còn lại là 65%vốn điều lệ của công ty được bán cho nhân viên trong công ty với tỷ lệ từ caoxuống thấp theo chức vụ Và công ty còn huy động vốn từ cổ đông ở cácdoanh nghiệp và cá nhân khác ngoài nội bộ Nhưng mỗi cổ đông thuộc diện

Trang 29

này đều nắm dưới 35% vốn điều lệ

Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cổ đông chi phối là ông TạXuân Lai – phó vụ trưởng vụ kế hoạch tài chính Bộ Văn Hóa Thể Thao và

Du Lịch Hay có thể hiểu, vốn điều lệ của công ty là do Nhà Nước chi phối

Và ông Tạ Xuân Lai hiện nay là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổphần Du Lịch Kim Liên

2.1.4 Sản phẩm chính của công ty cổ phần du lịch Kim Liên:

Công ty cổ phần du lịch Kim Liên có hệ thống khách sạn lớn gồm 3khách sạn: Khách sạn Kim Liên 1, khách sạn Kim Liên 2, khách sạn KimLiên 3 Vì vậy sản phẩm của công ty là sản phẩm lưu trú với số lượng buồngphòng lớn với nhiều dịch vụ bổ sung đặc biệt: bể bơi thông minh, cửa hànglưu niệm, trung tâm vật lý trị liệu

Không những vậy, khi nói đến công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên nhiềungười sẽ dễ dàng nhận ra một sản phẩm nổi trội của công ty đó là phục vụ ănuống với hệ thống bẩy nhà hàng: nhà hàng Hoa Sen 1, Hoa Sen 2, Hoa Sen 3,Hoa Sen 5, Hoa Sen 6, Hoa Sen 7, Hoa Sen 9 Hệ thống nhà hàng trong công

ty cổ phần du lịch Kim Liên là một trong những bộ phận lớn và quan trọngtrong công ty, doanh thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu Ỏ đây,phục vụ ăn uống tất cả các món Âu, Á, phục vụ tất cả những bữa tiệc lớn nhỏ

Tổ chức phục vụ tiệc cưới, hội nghị hội thảo, vui chơi giải trí từ 50-1000khách với chất lượng tốt

Công ty cổ phần du lịch Kim Liên còn bao gồm trung tâm lữ hành quốc

tế Kim Liên - là một hãng lữ hành có tiếng tại Việt Nam với các sản phẩmchính như: chuyên tổ chức phục vụ các chương trình tham quan du lịch trong

và ngoài nước, các chương trình tham quan, khảo sát cho doanh nhân, cácdoanh nghiệp Ngoài ra trung tâm còn cung cấp dịch vụ visa, đặt chỗ kháchsạn, vận chuyển bằng đường không, đường bộ và đường biển với nhiều

Trang 30

chương trình du lịch phong phú và hấp dẫn Đặc biệt trung tâm còn tổ chứccác chuyến du lịch công vụ cho cá nhân, tập thể gặp gỡ, trao đổi với các cấpchính quyền Việt Nam về các vấn đề kinh tế nhất là vến đề về đầu tư trực tiếpnước ngoài.

Trung tâm thương mại thuộc công ty cổ phần du lich Kim Liên còn hoạtđộng trong các lĩnh vực: làm dịch vụ xuất nhập khẩu với Lào, Campuchia vàcác nước Đông Âu Trung tâm còn kinh doanh các sản phẩm mỹ nghệ, cácthiết bị tin học, thiết kế cải tạo và xây lắp mạng điện thoại, mạng tin học,mạng truyền hình cáp

Từ hệ thống sản phẩm như trên, công ty đã đưa ra những thị trường mục tiêu:

Trước hết để xác định thị trường mục tiêu thì công ty đã tổ chức phânđoạn thị trường Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổngthể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ướcmuốn và các đặc điểm trong hành vi Chúng ta có thể phân đoạn thị trườngdựa trên các cơ sở: địa lý, nhân khẩu, tâm lý và hành vi

Công ty cổ phần du lịch Kim Liên gồm ba khách sạn và họ phân đọanthị trường dựa trên cơ sở tâm lý: tức là dựa theo yếu tố tầng lớp xã hội và lốisống Công ty cổ phần du lịch Kim Liên là khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 3sao nên họ lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu đó là khách có thu nhập trungbình, khá ở tầng lớp trung lưu Cụ thể là:

Khách sạn Kim liên 1 bao gồm các khu nhà 4A, 4B,nhà 8, nhà 9 Đốitượng chính là khách quốc tế và trong nước đi du lịch, công vụ, thương mại

và các mục đích khác Đặc biệt là tổ chức các hội nghị, hội thảo và các tour

du lịch lớn đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao với giá phòng giao động từ 32$ đến150$

Khách sạn Kim Liên 2 bao gồm nhà 1, nhà 2, nhà3, nhà 5 và nhà 6 Đối

Trang 31

tượng chính là khách dự hội nghị, hội thảo, công vụ từ các cơ quan, đơn vịtrong cả nước, các tour du lịch quốc tế và nội địa Ngoài ra khách sạn KimLiên 2 còn là địa chỉ thân quen cuả khách hàng đi thăm quan, lễ hội, thămthân và học sinh, sinh viên với giá cả giao động từ 15$-40$.

Khách sạn Kim Liên 3 bao gồm hai khu biệt thự riêng biệt với phongcách kiến trúc Pháp, nằm ở trung tâm thành phố nơi tập trung các cơ quan vănphòng chính phủ, đại sứ quán và các tổ chức nước ngoài tại Hà Nội Kháchsạn Kim Liên 3 hướng tới những khách công vụ và những khách có mục đíchlưu trú dài hạn hoặc đặt văn phòng đại diện

Không những vậy với vị trí đẹp và hệ thống nhà hàng lớn, sang trọngcông ty cổ phần Du Lịch Kim Liên còn có một đoạn thị trường mục tiêu mà

họ đang hướng tới và đã làm tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp đó làdịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức đám cưới

2.1.5 Các điều kiện kinh doanh:

2.1.5.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Vào những năm 1061-1990 của thế kỷ trước công ty cổ phần Du LịchKim Liên là cơ sở phục vụ chuyên gia lớn nhất miền Bắc hồi đó bao gồm 10nhà 4 tầng với trến 600 phòng được xây dựng trên khu đất rộng tới 5,6ha Khi

đó cơ sở vật chất của khách sạn còn chưa đồng bộ thậm trí rất nghèo nàn

Sau khi công ty trở thành đơn vị trực thuộc Tổng Cục Du Lịch vàotháng 3 năm 1993 thì số vốn kinh doanh là 9 tỷ 447 triệu đồng, vốn ngân sáchcấp là 6 tỷ 893 triệu đồng Khi đó tài sản cố định có tới 50% không phù hợpvới yêu cầu kinh doanh dịch vụ du lịch

Phải tới năm 1996, khi ông Phan Đức Mấn được bổ nhiệm làm giámđốc công ty thì ban giám đốc quyết định vay vốn ngân hàng và huy độngnguồn vốn nội bộ để cải tạo và nâng cấp công ty Công ty đã đầu tư 30 tỷđồng nâng cấp 200 phòng khách sạn và xây mới một nhà hàng có thể phục vụ

Trang 32

cùng lúc 1000 khách ăn và hội họp, một bể bơi 500m3 nước với trang thiết bịhiện đại theo công nghệ Pháp, cải tạo khách sạn Kim Liên 1 đạt tiêu chuẩnkhách sạn 3 sao, phần còn lại là khách sạn Kim liên 2 chủ yếu phục vụ kháchnội địa.

Cho tới nay, với diện tích khuôn viên rộng 33.434m2 tại khu A KimLiên được đầu tư liên tục bằng vốn vay ngân hàng, vốn tự tích lũy và cácnguồn vốn khác lên đến hàng trăm tỉ đồng Công ty đã tạo nên một cơ ngơikhang trang hiện đại với 450 phòng khách sạn trong đó có 70 phòng tươngđương tiêu chuẩn 4 sao, 7 nhà hàng, phòng hội nghị từ 50- 600 chỗ và hàngloạt cơ sở vật chất giành cho các dịch vụ bổ sung như: sân tenis, tắm hơi,karaoke, bể bơi, thể dục, bán hàng mỹ nghệ cụ thể như sau:

Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lưu trú:

Khách sạn Kim Liên 1 trang thiết bị đạt tiêu chuẩn 3 sao có tổng sốphòng là 183 phòng với diện tích từ 25m2 tới 50m2 / 1 phòng bao gồm cáctrang thiết bị: ti vi vệ tinh, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, điện thoại, bồn tắm,bình nóng lạnh, két an toàn, máy sấy tóc, máy tập thể dục, cân đo sức khỏetùy theo giá phòng và hạng phòng

Khách sạn Kim Liên 2 với tổng số 256 phòng, trong đó 144 phòng đạttiêu chuẩn 3 sao, mỗi phòng có diện tích từ 24m2 đến 33m2 với các trangthiết bị ti vi vệ tinh, điều hòa nhiệt độ, bình tắm nóng lạnh và tủ lạnh, tùytheo giá từng loại phòng

Khách sạn Kim Liên 3 là hai khu biệt thự, khu biệt thự đường Trần Phúvới diện tích mặt bằng 400m2, diện tích sử dụng 2 tầng là 6 phòng 200m2, bãi

để ô tô chứa từ 4 - 6 xe, hệ thống điện nước ổn định Khu biệt thự đường ChuVăn An diện tích mặt bằng 300m2, diện tích sử dụng 3 tầng 9 phòng 290m2,gara ô tô 4 xe, hệ thống điện nước ổn định

Cơ sở vật chất của bộ phận nhà hàng:

Trang 33

Nhà hàng Hoa Sen 1 có hai tầng mới được xây dựng theo kiểu kiến trúcPháp hiện đại với trang thiết bị hiện đại các sảnh xung quanh rộng được trangtrí nhã nhặn Xung quanh là các lối đi được trồng rất nhiều cây xanh và cómột không gian thoáng đạt Ở nhà hàng này cùng một lúc có thể phục vụ được

1000 du khách với tầng trên khoảng 700 người và tầng dưới là 300 người Trongnhà hàng có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho hội nghị, hội thảo, tiệc như loađài, âm thanh, ánh sang và mỗi tầng có một sân khấu rộng tầm 10m2 Trong nhàhàng được trang trí trong rất sang trọng và tiện nghi, sạch sẽ

Nhà hàng Hoa Sen 2 cách nhà hàng Hoa Sen 1 khoảng 50m có mộttầng song trang thiết bị cũng rất hiện đại, có sảnh xung quanh được trang trínhã nhặn cùng một lúc có thể phục vụ được 400 du khách Nhà hàng nàychuyên phục vụ tiệc lớn nhỏ

Nhà hàng Hoa Sen số 3 nằm ở vị trí ngay cổng ra vào của công ty nênnhà hàng rất thuận tiện cho việc phục vụ các bữa cơm văn phòng cho nhânviên trong và ngoài công ty Vì vậy nhà hàng này với hai tầng, phòng ăn nhỏchuyên phục vụ khách cá nhân hoặc nhóm khách không quá lớn ăn ở trongcũng như ngoài công ty Trong cùng một thời gian nhà hàng có thể phục vụ

240 khách

Nhà hàng Hoa Sen 5 với quy mô nhỏ nên nhà hàng không tổ chức phục

vụ các tiệc lớn hay hội nghị hội thảo mà nhà hàng này chuyên phục vụ kháchvới nhu cầu cá nhân và thường xuyên trong và ngoài công ty

Nhà hàng hoa sen 6 là nhà hàng được thiết kế theo kiến trúc hiện đạibao gồm ba tầng (tầng 1 và tầng 2 làm phòng ăn, phòng 3 là hội trường), nằm

ở thẳng cổng chính đi vào với vị trí trung tâm của công ty Nhà hàng gồm cáctrang thiết bị hiện đại vào bậc nhất của công ty nên nhà hàng này thườngxuyên tổ chức tiệc cưới và hội nghị hội thảo lớn Cụ thể để phục vụ đám cướitầng 1 có thể phục vụ 220 người, tầng hai phục vụ được khoảng 350 người và

Trang 34

tầng 3 phục vụ được 260 người, đối với hội nghị, hội thảo hội trường tầng 3

có sức chứa tới 400 khách

Nhà hàng Hoa Sen 7 có hai tầng với trang thiết bị hiện đại, các gianphòng được bài trí hợp lý và sang trọng với quy mô lớn cùng một thời gian cóthể phục vụ tới 700 khách Vì vậy, nơi đây thường xuyên có những cuộc hộinghị, hội thảo lớn nhỏ, tiệc cưới, tiệc trà

Nhà hàng Hoa Sen 9 là nơi có trang thiết bị hiện đại mang phong cáchChâu Âu có bar uống cốc tay và thư giãn Nhà hàng này chuyên phục vụnhững du khách có nhu cầu cao và phong cách hiện đại Bên cạnh đó, nhàhàng còn kinh doanh phục vụ hội nghị, hội thảo, tiệc cưới có thể phục vụkhoảng 350 khách

Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lễ tân bao gồm:

Khu vực lễ tân của khách sạn Kim Liên 1 thuộc gian tiền sảnh nhà 4với diện tích rộng và thoáng tới 50 m2 Trong quầy lễ tân bao gồm; quầy lễtân và khu vực đón tiếp khách với cơ sở vật chất kỹ thuật tiện nghi để phục vụkhách một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất: 4 bàn kính, hai máy tính nốimạng, 2 ti vi siêu phẳng 17inch, hai điều hòa lớn, máy điện thoại trong nước

và quốc tế, một hòm từ thiện gây quỹ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khókhăn Bên cạnh đó còn có 1 tủ để giấy và chìa khóa phòng, 1 máy photocopy,

1 máy Fax, 1 máy in laser, đồng hồ treo tường có giờ của các nước Việt Nam,Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản Quầy đổi tiền cho khách du lịch đếnlưu trú và sử dụng các dịch vụ của công ty Quầy lễ tân của khách sạn KimLiên 2 có diện tích 35m2 và trong đó quầy lễ tân chiếm 8 m2 diện tích, còn lại

là để khoảng không cho du khách

Bên cạnh những lĩnh vực kinh doanh đó, công ty cổ phần Du Lịch KimLiên còn có trung tâm lữ hành quốc tế đặt tại công ty đồng thời thiết lập nhiềuvăn phòng đại diện tại nước ngoài như Trung Quốc, Đức cũng như các văn

Trang 35

phòng đại diện ở trong nước như Quảng Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ ChíMinh Và trong công ty còn có các tòa nhà giành cho trung tâm thương mại,trung tâm công nghệ.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoàinước cùng với sự phát triển của dịch vụ ăn uống tại càng nhà hàng tại Hà Nội

Và căn cứ vào tình hình kinh doanh dịch vụ ăn uống của khối nhà hàng trên

cả nước những năm gần đây Nhất là kết quả kinh doanh hội nghị và tiệc cưới,công ty cổ phần du lịch Kim Liên nhận thấy rằng: đây là một trong những thếmạnh của khối nhà hàng và đã góp một phần không nhỏ trong việc tăngdoanh thu của toàn công ty Từ đó công ty cổ phần du lịch Kim Liên đã cónhững cải tạo và nâng cấp cho cơ sở vật chất kỹ thuật như sau:

Đối với nhà hàng hoa sen 1: cải tạo lại hệ thống cửa cách âm giữaphòng lớn tầng hai và phòng C và phòng D, lắp đặt mới hệ thống loa đài tạiphòng D để tận dụng tối đa khả năng nhận một lúc 3 hội thảo tại tầng 2 nhàhàng Hoa Sen 1 Đồng thời làm mới hệ thông cách âm, cải tạo nội thất của haiphòng VIP nhỏ tại tầng 1 cụ thể trong phòng được bố trí rất đẹp và lịch sựbằng những bức trang lụa với cảng đồng lúa, phong cảnh hữu tình mang đậmbản sắc văn hóa Việt Nam nhằm nhận thêm những hội thảo có số lượng nhỏ

từ 15- 20 người Nhà hàng cũng thay thế một số rèm cửa đã cũ tại tần một vàtầng hai đồng thời có biện pháp cải tạo và nâng cấp cũng như mua mới để tạođiều kiện tốt nhất phục vụ hội nghị hội thảo cũng như tiệc cưới Không nhữngvậy nhà hàng Hoa Sen 1 cũng được làm mới mặt tiền tại 3 cửa khách ra vào ởtầng 1 Với những tu sửa cần thiết đó nhà hàng Hoa Sen 1 có thể cùng một lúcphục vụ được năm hội nghị, hội thảo

Nhà hàng Hoa Sen 2 công ty đã có kế hoạch xây dựng lên thành haitầng đồng thời nâng cấp sửa chữa tầng 1 để có để phục vụ tối đa được 600khách trong cùng một thời điểm

Trang 36

Nhà hàng Hoa Sen 3 sẽ cải tạo nội thất, thay rèm, làm phông, lắp đặtđiều hòa để có thể nhận được cả hội nghị, hội thảo và tiệc cưới.

Nhà hàng Hoa Sen 6 lắp thêm hệ thống chiếu sáng, may áo bọc ghế ở

cả 3 tầng tạo không gian sang trọng và sạch sẽ hơn, bổ sung hệ thống âmthanh ở tầng 1 Mở rộng diện tích tầng một nhằm tăng diện tích phục vụkhách Mở rộng diện tích khu phụ tầng 2 để làm kho chứa đồ Đồng thời mởrộng quy mô cả về diện tích và nhân lực đội bánh nhằm đa dạng hóa các sảnphẩm về bánh cả về số lượng và chất lượng để phục vụ du khách một cách tốtnhất Thay thế hệ thống thang máy vận hành thức ăn từ tầng 1 lên tầng 2 và 3

để đảm bảo một cách tốt nhất và vệ sinh nhất công đoạn vận chuyển thức ăn

để phục vụ khách

Nhà hàng Hoa Sen 9 là nơi chuyên phục vụ các bữa tiệc đứng nhưnghiện tại diện tích rất hẹp, nếu khách ăn sáng trên 150 khách là bị thiếu chỗ Vàcông ty có định hướng sẽ cải tạo nhà hàng 9 rộng hơn để phục vụ đa dạng hơnvới số lượng khách đông hơn

2.1.5.2 Nguồn vốn:

Năm 2008, công ty có số vốn điều lệ là 44.000.000.000 Việt Nam đồng,

và vốn kinh doanh của công ty qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Vốn kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2008

Trang 37

( Theo: phòng hành chính nhân sự - công ty cổ phần du lịch Kim Liên)

Là một công ty cổ phần nên nguồn vốn lưu động của công ty do các cổ đôngcung cấp thông qua việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Cụ thể, đối với công ty cổ phần du lịch Kim Liên gồm có những cổ đônglà: Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch có nguồn vốn nhà nước chiếm 35% vốnđiều lệ Người đại diện phần vốn này là ông Tạ Xuân Lai – phó vụ trưởng vụ

kế hoạch tài chính Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Phần còn lại là 65%vốn điều lệ của công ty được bán cho nhân viên trong công ty với tỷ lệ từ caoxuống thấp theo chức vụ Và công ty còn huy động vốn từ cổ đông ở cácdoanh nghiệp và cá nhân khác ngoài nội bộ Nhưng mỗi cổ đông thuộc diệnnày đều nắm dưới 35% vốn điều lệ

Trang 38

2.1.5.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy: (sơ đồ2.1)

Trang 39

Đặc điểm của các vị trí:

Đại hội đồng cổ đông: là những người tham gia cuộc họp thường kỳhoặc bất thường của các cổ đông của công ty cổ phần du lịch Kim Liên để:tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh qua một năm tài chính, biểu quyết vềchiến lược và các kế hoạch phát triển công ty trong những năm tới, giải quyếtnhững vấn đề quan trọng khác liên quan đến đường lối phát triển công ty, bầuchủ tịch hội đồng quản trị mới khi chủ tịch hội đồng cũ đã hết nhiệm kỳ

Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện cho các cổ đông để quản trị công

ty Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh các cổ đông của công ty đểquyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩmquyền của đại hội cổ đông Về vị thế, hội đồng quản trị là bộ phận có vị thếcao nhất trong công ty quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của ban giámđốc công ty và bản thân công ty đó

Ban Kiểm soát: có nhiệm vụ giống như các cơ quan tư pháp trong môhình tam quyền phân lập nhằm giúp các cổ đông kiểm soát các hoạt độngquản trị và quản lý điều hành công ty Ban kiểm soat bao gồm: trưởng bankiểm soát, thành viên ban kiểm soát chuyên trách và thành viên ban kiểm soátkhông chuyên trách Ban kiểm soát thường có nhiệm kỳ 3- 5 năm trùng vớinhiệm kỳ của hội đồng quản trị và do đại hội cổ đông bầu ra

Tổng giám đốc: là chức vụ điều hành cao nhất của nột tập đoàn, công

ty hay tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức haymột cơ quan nào đó đồng thời chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị hoặccấp trên tương đương hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của công ty

Phó tổng giám đốc: là chức vụ chịu sự điều hành trực tiếp của tổng

Trang 40

giám đốc và điều hành hoạt động của các bộ phận phụ trách chức năng,chuyên môn nghiệp vụ trong công ty.

Ban thư ký: ban thư ký do hội đồng quản trị chỉ định bao gồm một hoặcnhiều người tùy theo quy mô của công ty với nhiệm kỳ và những điều khoảntheo quyết định của hội đồng quản trị Vai trò và nhiệm vụ của ban thư ký là

tổ chức các cuộc họp của hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và đại hội đồng cổđông theo lệnh của chủ tịch hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát Đồng thờilàm biên bản các cuộc họp, tư vấn về thủ tục của các cuộc họp, cung cấp cácthông tin tài chính, bản sao biên bản họp hội đồng quản trị và các thông tinkhác cho các thành viên của hội đồng quản trị và ban kiểm soát Thư ký công

ty có trách nhiệm bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và điều lệ củacông ty

Ban đầu tư: là những người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giámđốc nhằm đưa ra những quyết định nên hay không nên đầu tư vào bộ phậnnào, công trình nào và đầu tư như thế nào? đầu tư vào đâu? để nguồn vốn củacông ty được sử dụng có hiệu quả nhất

Ban kiểm tra nội bộ: kiểm soát, kiểm tra tính hợp lý, tính chính xác củahoạt động tại công ty, công tác pháp chế tại công ty, đề xuất kiến nghị và yêucầu công ty hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và quy định tài chínhhiện hành

Kế toán: có vai trò quản trị tài chính và kế toán của doanh nghiệp và cócác nhiệm vụ sau: tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán của công

ty như theo dõi, ghi chép chi tiêu, doanh thu của doanh nghiệp theo đúng hệthống tài khoản và chế độ kế toán của nhà nước, theo dõi và phản ánh tìnhhình sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp

Phòng hành chính nhân sự: có vai trò quản trị nhân lực và văn phòngcủa công ty Nhiệm vụ chủ yếu của phòng hành chính nhân sự là: thực hiện

Ngày đăng: 03/09/2012, 13:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành Đồng chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh và TS Phạm Hồng Chương.Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân Khác
2. Giáo trình Công nghệ phục vụ trong khách sạn - nhà hàng Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Đính và Th.S Hoàng Lan Hương Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội (2003) Khác
3. Giáo trình Markettinh du lịch 4. Giáo trình marketting căn bản Chủ biên: GS.TS Trần Minh Đạo.Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân Khác
5. Giáo trình kinh tế du lịchĐồng chủ biên: GS. TS Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội Khác
6. Giáo trình quản trị chiến lược Chủ biên: PGS.TS Lê Văn Tâm Nhà xuất bản Thống Kê (2005) Khác
7. Kim Liên - 45 năm phát triển và hội nhập Công ty cổ phần Du lịch Kim LiênVà một số website Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Vốn kinh doanh của công ty từ năm 2005đến năm2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
Bảng 2.1 Vốn kinh doanh của công ty từ năm 2005đến năm2008 (Trang 35)
Bảng 2.1: Vốn kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
Bảng 2.1 Vốn kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2008 (Trang 35)
2.1.5.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy: (sơ đồ2.1) - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
2.1.5.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy: (sơ đồ2.1) (Trang 37)
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2005đến năm2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2005đến năm2008 (Trang 44)
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2008                                                                                   Đơn vị: Nghìn đồng - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2008 Đơn vị: Nghìn đồng (Trang 44)
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của hệ thống nhà hàng - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của hệ thống nhà hàng (Trang 54)
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của nhà hàng Hoa Sen số 1 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức của nhà hàng Hoa Sen số 1 (Trang 56)
Áp dụng công thức (1) và bảng 2.2 kết hợp bảng số liệu 2.3 chúng ta có: Hiệu quả sử dụng vốn năm 2005 đến năm 2008: - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
p dụng công thức (1) và bảng 2.2 kết hợp bảng số liệu 2.3 chúng ta có: Hiệu quả sử dụng vốn năm 2005 đến năm 2008: (Trang 74)
Và nhìn từ hai bảng số liệu 2.13 và 2.14 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một điều là hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của nhà hàng Hoa  Sen số 1 theo tổng doanh thu trong kỳ là rất lớn - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
nh ìn từ hai bảng số liệu 2.13 và 2.14 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một điều là hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của nhà hàng Hoa Sen số 1 theo tổng doanh thu trong kỳ là rất lớn (Trang 76)
Bảng 2.15: Tổng lao động nhà hàng Hoa Sen 1 qua các năm 2005 -2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
Bảng 2.15 Tổng lao động nhà hàng Hoa Sen 1 qua các năm 2005 -2008 (Trang 77)
Bảng tổng hợp kết quả: - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
Bảng t ổng hợp kết quả: (Trang 77)
Bảng 2.17: Hiệu quả lao động bình quân - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
Bảng 2.17 Hiệu quả lao động bình quân (Trang 78)
Bảng tổng hợp kết quả: - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG HOA SEN SỐ 1.doc
Bảng t ổng hợp kết quả: (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w