MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình Danh mục phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài .... Xác định vấn đề nghiên cứu Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BONG BÓNG TÀI SẢN .................... 1 1.1. Khái niệm bong bóng tài sản............................................................................ 1 1.1.1. Mô hình bong bóng hợp lý (Rational model)............................................... 2 1.1.2. Mô hình bong bóng bất hợp lý (Irrational model)......................................... 5 1.2. Các nguyên nhân hình thành bong bóng tài sản ........................................... ..7 1.2.1. Bong bóng nhà đất theo nghiên cứu của Brunnermeier và Julliard…………8 1.2.2. Bong bóng công nghệ theo nghiên cứu của Hong, Scheinkman và Xiong ....8 1.2.3. Bong bóng giá vàng theo nghiên cứu của cán bộ giảng viên Đại Học California -Hoa Kỳ ....................................................................................... 9 1.2.4. Bong bóng cổ phiếu theo nghiên cứu của nhiều tác giả ................................. 9 1.2.5. Bong bóng bất động sản 2007 ..................................................................... 10 1.3. Tác động và hậu quả của bong bóng tài sản đến nền kinh tế ......................... 11 1.4. Bong bóng tài sản và chính sách tiền tệ.......................................................... 13 Tóm tắt chương 1.................................................................................................................. 15 CHƯƠNG 2. CÁC MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH BONG BÓNG CỔ PHIẾU............ 16 2.1. Kiểm định phần bù bong bóng: ...................................................................... 17 2.2. Kiểm định biến động vượt mức ...................................................................... 19 2.3. Kiểm định tính đồng liên kết của giá và cổ tức ............................................... 20 2.4. Kiểm định Duration Dependence (Phụ thuộc thời khoảng) ........................... 21 Tóm tắt chương 2.................................................................................................................. 25 CHƯƠNG 3. KIỂM ĐỊNH BONG BÓNG CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2011.................. 26 3.1. Nhận diện bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2011 ............................................................................................... 26 3.2. Kết quả kiểm định Duration Dependence(phụ thuộc thời khoảng). .............. .31 3.2.1. Nguồn dữ liệu ...................................................................................... 31 3.2.2. Quy trình kiểm định Duration Dependence .......................................... 32 3.2.3. Kết quả kiểm định ................................................................................ 35 3.2.4. Phân tích và giải thích kết quả ............................................................. 36 3.2.5. Hạn chế và đề xuất cho phương pháp ................................................... 37 Tóm tắt chương 3…………………………………………………………………………… .38 CHƯƠNG 4. TÁC ĐỘNG CỦA BONG BÓNG CỔ PHIẾU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM39 4.1. Tác động của bong bóng của phiếu đến các chỉ số kinh tế cơ bản ................ 39 4.1.1. Tăng trưởng kinh tế và biến động lạm phát giai đoạn 2000-2010 ............. 39 4.1.1.1 Giai đoạn hình thành bong bóng giá chứng khoán........................... 39 4.1.1.2 Giai đoạn bong bóng xì hơi (đầu năm 2008 đến nay) ..................... 40 4.1.2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000-2010 .............................................. 41 4.1.3 Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI giai đoạn 2000-2010 ......................... 42 4.2 Tác động của bong bóng cổ phiếu đến các thị trường khác, tiêu biểu là thị trường bất động sản ...................................................................................................... 44 4.3. Khuyến nghị cho Việt Nam trong việc đối phó với bong bóng cổ phiếu ......... 46 4.3.1. Khuyến nghị cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường ................................. 46 4.3.2. Khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách ....................................... 47 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................................. 49 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................................... 50 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TTCK Thị trường Chứng khoán WTO Tổ chức thương mại thế giới HOSE Sở giao dịch chứng khoán Tp HCM FDI Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm Quốc Nội IPO Phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 : Thống kê mô tả chuỗi số liệu tuần Bảng 3.2 : Thống kê mô tả chuỗi số liệu tháng Bảng 3.3 : Kết quả thống kê và ước lượng giá trị β chuỗi số liệu tuần Bảng 3.4 : Kết quả thống kê và ước lượng giá trị β chuỗi số liệu tháng DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Chỉ số VNINDEX giai đoạn 2000 - 2011 Hình 4.1: Tốc độ tăng trường kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 -2010 Hình 4.2: Biến động lạm phát tại Việt Nam 2000 -2010 Hình 4.3: Tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2000- 2010 Hình 4.4: Tỷ lệ FPI/FDI giai đoạn 2000- 2009 Hình 4.5: Đồ thị tổng hợp sự biến động của các chỉ số kinh tế Việt Nam 2000-2010 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các sự kiện bong bóng nổi tiếng trên thế giới Phụ lục 2: Số liệu về sự biến động các chỉ số kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Phụ lục 3: Giải phương trình tìm α và β PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bong bóng tài sản là một trong những hiện tượng phổ biến và nó thường là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên thế giới. Với lịch sử nền kinh tế thị trường chỉ mới 25 năm và hơn 10 năm phát triển của thị trường chứng khoán, liệu Việt Nam đã từng gặp phải hiện tượng bong bóng tài sản nào hay chưa? Và nếu có, thì tác động của những bong bóng đến nền kinh tế như thế nào? Việc trả lời hai câu hỏi này đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu về bong bóng tài sản, đồng thời tìm ra những cách thức nhằm kiểm định về sự tồn tại của hiện tượng này trong nền kinh tế, cụ thể hơn là bong bóng cổ phiếu trong giai đoạn 2000-2011 trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị để ngăn ngừa và hạn chế tác hại của hiện tượng này, nhằm phát triển thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung một cách lành mạnh và bền vững trong tương lai. 2. Xác định vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những lý thuyết kinh điển về Bong bóng tài sản và các mô hình kiểm định sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu, từ đó, áp dụng để kiểm định cho thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên các mô hình đã thành công trên thế giới. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những đánh giá về tác động của bong bóng cổ phiếu đối với nền kinh tế và các khuyến nghị cho nhà đầu tư cũng như nhà làm chính sách trong việc đối phó với Bong bóng tài sản. 3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: • Bong bóng tài sản là gì? Và nguyên nhân hình thành nó là như thế nào? • Bằng cách nào để kiểm định một cách khoa học sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu? • Đâu là mô hình phù hợp cho việc nhận diện bong bóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011” TÊN CÔNG TRÌNH: KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG BONG BÓNG CỔ PHIẾU TRÊ N THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆ T NAM GIAI ĐOẠN 2000-2011 THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình Danh mục phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Xác định vấn đề nghiên cứu Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BONG BÓNG TÀI SẢN 1 1.1. Khái niệm bong bóng tài sản 1 1.1.1. Mô hình bong bóng hợp lý (Rational model) 2 1.1.2. Mô hình bong bóng bất hợp lý (Irrational model) 5 1.2. Các nguyên nhân hình thành bong bóng tài sản 7 1.2.1. Bong bóng nhà đất theo nghiên cứu của Brunnermeier và Julliard…………8 1.2.2. Bong bóng công nghệ theo nghiên cứu của Hong, Scheinkman và Xiong 8 1.2.3. Bong bóng giá vàng theo nghiên cứu của cán bộ giảng viên Đại Học California -Hoa Kỳ 9 1.2.4. Bong bóng cổ phiếu theo nghiên cứu của nhiều tác giả 9 1.2.5. Bong bóng bất động sản 2007 10 1.3. Tác động và hậu quả của bong bóng tài sản đến nền kinh tế 11 1.4. Bong bóng tài sản và chính sách tiền tệ 13 Tóm tắt chương 1 15 CHƯƠNG 2. CÁC MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH BONG BÓNG CỔ PHIẾU 16 2.1. Kiểm định phần bù bong bóng: 17 2.2. Kiểm định biến động vượt mức 19 2.3. Kiểm định tính đồng liên kết của giá và cổ tức 20 2.4. Kiểm định Duration Dependence (Phụ thuộc thời khoảng) 21 Tóm tắt chương 2 25 CHƯƠNG 3. KIỂM ĐỊNH BONG BÓNG CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2011 26 3.1. Nhận diện bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2011 26 3.2. Kết quả kiểm định Duration Dependence(phụ thuộc thời khoảng). .31 3.2.1. Nguồn dữ liệu 31 3.2.2. Quy trình kiểm định Duration Dependence 32 3.2.3. Kết quả kiểm định 35 3.2.4. Phân tích và giải thích kết quả 36 3.2.5. Hạn chế và đề xuất cho phương pháp 37 Tóm tắt chương 3…………………………………………………………………………… .38 CHƯƠNG 4. TÁC ĐỘNG CỦA BONG BÓNG CỔ PHIẾU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM39 4.1. Tác động của bong bóng của phiếu đến các chỉ số kinh tế cơ bản 39 4.1.1. Tăng trưởng kinh tế và biến động lạm phát giai đoạn 2000-2010 39 4.1.1.1 Giai đoạn hình thành bong bóng giá chứng khoán 39 4.1.1.2 Giai đoạn bong bóng xì hơi (đầu năm 2008 đến nay) 40 4.1.2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000-2010 41 4.1.3 Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI giai đoạn 2000-2010 42 4.2 Tác động của bong bóng cổ phiếu đến các thị trường khác, tiêu biểu là thị trường bất động sản 44 4.3. Khuyến nghị cho Việt Nam trong việc đối phó với bong bóng cổ phiếu 46 4.3.1. Khuyến nghị cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường 46 4.3.2. Khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách 47 Tóm tắt chương 4 49 KẾT LUẬN CHUNG 50 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TTCK Thị trường Chứng khoán WTO Tổ chức thương mại thế giới HOSE Sở giao dịch chứng khoán Tp HCM FDI Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm Quốc Nội IPO Phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 : Thống kê mô tả chuỗi số liệu tuần Bảng 3.2 : Thống kê mô tả chuỗi số liệu tháng Bảng 3.3 : Kết quả thống kê và ước lượng giá trị β chuỗi số liệu tuần Bảng 3.4 : Kết quả thống kê và ước lượng giá trị β chuỗi số liệu tháng DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Chỉ số VNINDEX giai đoạn 2000 - 2011 Hình 4.1: Tốc độ tăng trường kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 -2010 Hình 4.2: Biến động lạm phát tại Việt Nam 2000 -2010 Hình 4.3: Tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2000- 2010 Hình 4.4: Tỷ lệ FPI/FDI giai đoạn 2000- 2009 Hình 4.5: Đồ thị tổng hợp sự biến động của các chỉ số kinh tế Việt Nam 2000-2010 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các sự kiện bong bóng nổi tiếng trên thế giới Phụ lục 2: Số liệu về sự biến động các chỉ số kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Phụ lục 3: Giải phương trình tìm α và β PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bong bóng tài sản là một trong những hiện tượng phổ biến và nó thường là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên thế giới. Với lịch sử nền kinh tế thị trường chỉ mới 25 năm và hơn 10 năm phát triển của thị trường chứng khoán, liệu Việt Nam đã từng gặp phải hiện tượng bong bóng tài sản nào hay chưa? Và nếu có, thì tác động của những bong bóng đến nền kinh tế như thế nào? Việc trả lời hai câu hỏi này đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu về bong bóng tài sản, đồng thời tìm ra những cách thức nhằm kiểm định về sự tồn tại của hiện tượng này trong nền kinh tế, cụ thể hơn là bong bóng cổ phiếu trong giai đoạn 2000-2011 trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị để ngăn ngừa và hạn chế tác hại của hiện tượng này, nhằm phát triển thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung một cách lành mạnh và bền vững trong tương lai. 2. Xác định vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những lý thuyết kinh điển về Bong bóng tài sản và các mô hình kiểm định sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu, từ đó, áp dụng để kiểm định cho thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên các mô hình đã thành công trên thế giới. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những đánh giá về tác động của bong bóng cổ phiếu đối với nền kinh tế và các khuyến nghị cho nhà đầu tư cũng như nhà làm chính sách trong việc đối phó với Bong bóng tài sản. 3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: Bong bóng tài sản là gì? Và nguyên nhân hình thành nó là như thế nào? Bằng cách nào để kiểm định một cách khoa học sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu? Đâu là mô hình phù hợp cho việc nhận diện bong bóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Bong bóng tài sản mà cụ thể là bong bóng cổ phiếu tác động như thế nào đối với nền kinh tế? Và một số khuyến nghị nào cho Việt Nam? 4. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp với phân tích định lượng để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Đối với phân tích định tính, chúng tôi dựa vào các nghiên cứu kinh điển trước đây của các nhà kinh tế trên thế giới về Bong bóng tài sản. Tương tự, các mô hình kiểm định định lượng, tập trung vào phương pháp kiểm định Duration Dependence (phụ thuộc thời khoảng) sẽ được sử dụng dựa trên sự thành công trên thế giới cũng như sự phù hợp đối với thị trường Việt Nam. 5. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Các lý luận cơ bản về Bong bóng tài sản trong đó chúng tôi sẽ đưa ra các định nghĩa về bong bóng tài sản và nguyên nhân hình thành. Chương 2: Các mô hình kiểm định bong bóng chứng khoán. Chúng tôi sẽ đưa ra các phương pháp và ưu nhược điểm của từng phương pháp trong việc tiếp cận với Bong bóng tài sản. Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung phân tích các phương pháp kiểm định Bong bóng đầu cơ cổ phiếu trong phần này. Chương 3: Chúng tôi sẽ nhận diện bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2000-2011 và tiến hành áp dụng phương pháp kiểm định Duration Dependence về sự tồn tại này. Chương 4: Tác động của bong bóng cổ phiếu đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam 6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Về mặt lý luận: đề tài sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc hơn về Bong bóng tài sản. Việc sử dụng phương pháp kiểm định Duration Dependence sẽ mở ra một phương pháp tiếp cận khoa học cho việc nhận biết sự tồn tại của bong bóng tài sản nói chung và bong bóng chứng khoán nói riêng. Về mặt thực tiễn: đề tài cung cấp một công cụ kiểm định định lượng cho các nhà làm chính sách trong việc xác định sự tồn tại của bong bóng tài sản, từ đó họ sẽ có cái nhìn khách quan hơn trong việc nhận định sự vận hành của thị trường tài chính trong quá khứ. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp những cảnh báo và khuyến nghị trong việc điều hành và tham gia vào thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai. 7. Hướng phát triển của đề tài Hướng phát triển trong tương lai của đề tài là tiến hành áp dụng cho các loại tài sản khác như bất động sản, vàng, hàng hóa… từ đó có cái nhìn rộng hơn về các loại tài sản trong nền kinh tế. Thêm vào đó, đề tài cũng mở ra một hướng nghiên cứu mới đó là vấn đề dự báo sự xuất hiện của bong bóng tài sản trong tương tai, nhằm đưa ra các đối sách phù hợp. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BONG BÓNG TÀI SẢN 1.1 Khái niệm bong bóng tài sản. Hiện nay, có nhiều cách để định nghĩa bong bóng. Một trong những định nghĩa dễ hiểu nhất là: bong bóng tài sản là độ lệch giữa giá thị trường và giá trị nội tại của tài sản. Các nhà đầu tư giá trị chuyên tìm kiếm và đầu tư vào các tài sản được định giá thấp. Trái ngược với họ là các nhà bán khống, những người tìm kiếm các thị trường có tài sản được định giá cao để thực hiện bán khống. Việc giao dịch dựa trên tài sản được định giá cao liên quan đến chi phí tăng thêm do việc duy trì một vị thế bán đến khi giá tài sản sụt giảm, và vì vậy, một sự định giá cao liên tục thường phổ biến hơn một sự định giá thấp liên tục. Một sự định giá sai theo chiều hướng tăng cao hoặc giảm thấp có thể xảy ra khi các thông tin ban đầu về hoạt động cơ bản của doanh nghiệp đẩy giá tăng lên hoặc giảm xuống và các nhà đầu tư phản hồi mua hoặc bán thêm các cổ phiếu để phản ứng đối với những biến động giá trong quá khứ mà không quan tâm đến giá trị hiện tại, vì thế, giá có xu hướng vượt quá giá trị nội tại. Tuy nhiên, vì các chi phí đáng kể đang tiềm ẩn của việc bán khống không thể được loại bỏ một cách dễ dàng và thường phổ biến hơn, nên có thể định nghĩa rằng: bong bóng xuất hiện khi giá giao dịch của tài sản vượt quá giá trị chiết khấu của dòng tiền kỳ vọng trong tương lai E t (CF t ): > ∑ () ∞ (1) Với r là tỷ suất chiết khấu hợp lý. Vì có thể rất khó để ước lượng phần bù rủi ro đòi hỏi, một định nghĩa khác có thể được dùng với việc thay thế tỷ suất chiết khấu bằng lãi suất phi rủi ro r f . > ∑ ( ) ∞ (2) [...]... giản để nhận diện bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mà tiêu biểu là sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE Tiếp đến, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp Duration Dependence để trả lời câu hỏi: liệu thực sự có xuất hiện bong bóng cổ phiếu trong giai đoạn 2000- 2011 hay không? 3.1 Nhận diện bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 Bắt... tìm hiểu hành vi bong bóng và cố gắng khẩn trương kiểm định và phát hiện ra bong bóng Nhiều phương pháp kiểm định khác nhau được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu tùy theo các lĩnh vực đặc thù của họ Trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung giới thiệu những phương pháp kiểm định được thực hiện đối với bong bóng cổ phiếu, một trong những hiện tượng phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán của tất cả... về bong bóng cổ phiếu Chẳng hạn Rappoport và White (1993) kiểm định xem có bong bóng cổ phiếu năm 1929 không, còn Cunado, Gil-Alana và Perez de Gracia (2005) kiểm định đối với bong bóng hợp lý theo chỉ số NASDAQ giai đoạn 1994-2003 Mokhtar, Nassir và Hassan thì cho rằng những nhà đầu cơ tin rằng họ sẽ nhận lại được lợi nhuận khổng lồ, đó là khả năng tạo ra bong bóng đầu cơ hợp lý trên thị trường cổ phiếu. .. diện và kiểm định bong bóng cổ phiếu Có bốn phương pháp chính được các nhà kinh tế sử dụng hiện nay là kiểm định phần bù bong bóng, kiểm định biến động vượt mức, kiểm định tính đồng liên kết của giá và cổ tức, cuối cùng là kiểm định phụ thuộc thời khoảng Mỗi phương pháp đều đã được sử dụng thành công tuy nhiên cũng có gặp phải những phản biện từ các học giả khác Phương pháp kiểm định phần bù bong bóng. .. điểm phù hợp của bong bóng đầu cơ hợp lý, vì các nhà đầu tư sẽ nhận các thu nhập bất thường như phần bù cho rủi ro bóng bóng bị vỡ Mô hình có thể đưa ra các hàm ý quan trọng đối với việc kiểm định bong bóng giá trong thị trường chứng khoán Hơn nữa, Rappoport và White (1993) đã phát triển một phương pháp khác để kiểm định sự hiện diện của một phần bù bong bóng trong thị trường chứng khoán Các tác giả... cậy và khả năng áp dụng là kiểm định Duration Dependence, hay phụ thuộc thời khoảng Phương pháp đo lường xác suất rủi ro mà một chuỗi các tỷ suất sinh lợi vượt trội dương sẽ kết thúc Từ đó đưa ra kết luận về sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu nếu rủi ro này giảm khi độ dài của chuỗi tăng lên 26 CHƯƠNG 3 KIỂM ĐỊNH BONG BÓNG CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Qua các phân... thực hiện rất thành công kiểm định phụ thuộc thời khoảng, cùng với các kiểm định độ lệch có điều kiện dựa trên nghiên cứu của McQueen và Thorley (1994) để định giá sáu thị trường chứng khoán ở châu Á (Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaisia, Thái Lan và Đài Loan) và thị trường chứng khoán Mỹ về bằng chứng tồn tại các bong bóng đầu cơ hợp lý Họ nhận ra rằng: dù dòng thu nhập chứng khoán ở châu Á biểu thị. .. của bong bóng nhà đất 1.2.4 Bong bóng chứng khoán theo nghiên cứu của nhiều tác giả Theo lý thuyết, những chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán là phân phối nguồn vốn giới hạn một cách hợp lý và tạo sự thuận tiện cho việc tích luỹ vốn bằng cách chuyển tiết kiệm ngắn hạn sang đầu tư dài hạn Các nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu sẽ nhận được lợi nhuận từ cổ tức hoặc lãi vốn Thị trường chứng khoán. .. thị trường chứng khoán sụp đổ vào ngày 29 tháng 10 năm 1929 Họ kết luận rằng khoảng cách giữa lãi suất vay vốn của các nhà môi giới và các thị trường tiền tệ khác không thể được dùng để xác nhận sự tồn tại của bong bóng trong thị trường chứng khoán trong thời kỳ 1928-1929, và vì vậy, họ đã loại bỏ giả định về sự hiện diện của bong bóng 19 Nhìn chung, các lý thuyết đều nhất trí rằng: kiểm định sự hiện. .. như cổ tức kỳ vọng, và vì vậy, rất khó để phát hiện ra chúng Với tất cả kết quả trên, cho thấy các kiểm định tính dừng và sự đồng liên kết đưa ra một sự dự báo kém tin cậy về bong bóng Tóm lại, theo các nghiên cứu trước đây, có thể thấy ba nhóm kỹ thuật được dùng để phát hiện bong bóng: các kiểm định phần bù bong bóng, các kiểm định biến động vượt mức và các kiểm định sự đồng liên kết của dòng cổ tức . đời sống vĩnh viễn nếu tốc độ tăng trưởng của bong bóng bằng với tỷ suất chiết khấu. Santoni (1 987) cho thấy rằng bong bóng hợp lý có ba đặc điểm : thứ nhất, bong bóng duy trì liên tục. Đặc điểm. giá mà theo sau đó là hệ lụy của sự sụp đổ. Giá cổ phiếu ở Mỹ rớt nhanh chóng vào tháng 10 năm 1 987 gây ảnh hưởng rất lớn trong suốt khoảng giữa những năm 1980, và chỉ số NASDAQ sụt giảm vào