Báo cáo thực tập: Anh chị hãy dự báo và nhận định nền kinh tế VN trong vòng 5 năm tới
Câu 1: Anh chị hãy dự báo và nhận định nền kinh tế Việt Nam trong vòng 5 năm tới?I. Tình hình kinh tế Việt Nam. I.1. Những thành tựu đạt được:Năm Tăng trưởng GDPLạm phát2000 6.80% -1.70%2001 6.90% -0.40%2002 7.10% 4.00%2003 7.34% 3.20%2004 7.80% 9.50%2005 8.43% 8.40%2006 8.17% 6.60%2007 8.44% 12.60%2008 6.18% 19,89%Dự kiến 2009 5.00% 7.00% GDP: Có tốc độ tăng trưởng khá cao, liên tục trong suốt thời gian dài từ 2000 - 2007 và được đánh giá là thành công khi vượt qua suy giảm kinh tế khá sớm trong giai đoạn 2008- 2009.- Giai đoạn năm 2000 – 2007 nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, liên tục GDP bình quân đạt 7,5%/năm trong 5 năm 2001 – 2005; 8,17% vào 2006 và năm 2007 là 8,44% cao nhất trong 20 năm trở lại đây, đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9%). Trong năm 2008 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,18% do những bất ổn từ nền kinh tế trong và ngoài nước - tuy nhiên đây vẫn là mức tăng trưởng khá so với thế giới trong tình hình kinh tế khó khăn.- Việt nam có thể coi là đã thành công khi vượt qua suy giảm kinh tế khá sớm quý I/2009 đã là đáy với mức tăng trưởng GDP là 3,1%, dự kiến năm 2009 là 5%/năm.- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ: cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9% và chỉ còn 20% vào năm 2008, tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục. Năm 1988 là 21,6%, năm Đỗ Tuyết Nhung Trang 1 2005 lên 41% và chiếm trên 41,7% vào năm 2008. Khu vực dịch vụ tăng nhẹ, chiếm 38,30%. Lạm phát: kiềm chế thành công lạm phát nhanh chóng- Bước sang năm 2008, chỉ số CPI của 5 tháng đầu năm tăng mạnh 25,2% so với tháng 12 năm 2007 và 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm mặt hàng tăng cao nhất vẫn là hàng hoá, dịch vụ và giá lương thực (tháng 6/2008 tăng 4,29%). Tuy nhiên với chính sách tiền tệ thắt chặt, nhằm kiềm chế lạm pháp, đến quý III/2008, lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từ đỉnh điểm 3,91%/tháng (tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5 xuống các mức thấp hơn trong quý 3 và thậm chí âm trong các tháng cuối năm. Tỷ lệ lạm phát cả năm 2008 chỉ còn là 19,89% và dự kiến lạm phát trong năm 2009 của Việt Nam chỉ ở mức 1 con số 7%/năm. Bất chấp những bất ổn từ nền kinh tế, vốn đầu tư nước ngoài vào VN năm 2008 tăng kỷ lục.- Mặc dù kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2008, nhưng lượng vốn FDI cam kết dành cho Việt Nam vẫn tăng cao kỷ lục. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2008, 1.059 dự án FDI được đăng ký mới với quy mô vốn cam kết vượt trên 60 tỉ USD. Đây là con số rất ấn tượng, gấp hơn 3 lần năm 2007 và hơn 8 lần so với năm 2005. Giải ngân vốn FDI năm 2008 cũng lập một kỷ lục với 10,1 tỉ USD cho đến hết tháng 11-2008, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2007. Mặc dù vậy, tỷ lệ vốn giải ngân mới chỉ bằng 17% vốn đăng ký. - Sự sôi động của thị trường chứng khoán đã thu hút rất nhiều quan tâm của giới đầu tư tài chính quốc tế. Theo thống kê của Emerging Porfolio Fund Research Global (EPFR), hiện có ít nhất 25 quỹ đầu tư dành cho Việt Nam với quy mô vốn trên 10 tỉ USD. Dù rằng “mây đen” khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lởn vởn trên “bầu trời” nền kinh tế Việt Nam, giữa các quỹ đầu tư vẫn có một đồng thuận rằng, rất đông các nhà đầu tư toàn cầu đang bỏ vốn vào sự trỗi dậy trở lại của một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao như Việt Nam. Đỗ Tuyết Nhung Trang 2 Nền kinh tế phục hồi nhanh sau suy thoái.- Về sản xuất công nghiệp, 10 tháng đầu năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 8,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,4%.- Sản xuất nông nghiệp và thủy sản, thu hoạch lúa mùa ở miền Bắc đạt 885,1 nghìn ha, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2008.- Tổng sản lượng khai thác thủy sản ước 10 tháng là 1.843 nghìn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng nuôi trồng là 2.177,6 nghìn tấn tăng 1,9% so với năm 2008.- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng ước tăng 18% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, khu vực thương nghiệp tăng 18%, khách sạn – nhà hàng tăng 18,2%, dịch vụ khác tăng 19,6%.- Khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 4,4%, khối lượng luân chuyển ước tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2008; số lượng vận chuyển hành khách ước tăng 8,4%, khối lượng luân chuyển hành khách ước tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.I.2. Những khó khăn:- Thâm hụt cán cân thương mại, cán cân vãng lai, và nợ nước ngoài: Nợ nước ngoài của Chính Phủ Việt Nam ở mức dưới 40% GDP có thể tạm coi là an toàn, nhưng thâm hụt cán cân thương mại (balance of trade) đang ở mức rất cao (đến 1/4 GDP). Sự thâm hụt đó chủ yếu được bù lại bằng các khoản đầu tư vào Việt Nam hoặc tiền gửi không hoàn lại từ nước ngoài về Việt Nam. Nhưng nó sẽ là một trong những yếu tố gây bất ổn định rất nguy hiểm (gây tăng nợ hoặc/và giảm dự trữ ngoại tệ), nếu như các khoản tiền rót vào Việt Nam bị cắt giảm hay đơn giản là không theo kịp sự thâm hụt cán cân thương mại. Tuy Việt Nam có tỷ lệ tiết kiệm khá cao (hơn 30% GDP), nhưng đầu tư cao hơn tiết kiệm (đến 40% GDP), dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai năm 2007 gần 10% GDP. (Những năm 2005 và 2006 thâm hụt cán cân vãng lai chỉ có 0,9% và 0,3% GDP). Tỷ lệ -10% chư phải quá cao. (Các nước Đông Âu trong quá trình chuyển đổi Đỗ Tuyết Nhung Trang 3 có cáng cân vãng lai đến -20%). Tuy nhiên trong tình hình nguồn tiền từ nước ngoài khan hiếm thì sự thâm hụt cán cân vãng lai cũng đáng lo ngại.- Thâm hụt ngân sách nhà nước: Những năm vừa qua trung bình thâm hụt ngân sách khoảng 5% GDP một năm. Tuy nhiên năm 2009 thâm hụt ngân sách có nguy cơ tăng lên mạnh. Lượng thuế thu từ cuối 2008 có chiều hướng giảm, trong khi nhu cầu chi tiêu tăng lên, đặc biệt là nhu cầu cho chính sách kích thích nền kinh tế.- Các nguồn tiền đầu tư và viện trợ vào Việt Nam, kể cả trực tiếp và gián tiếp, dài hạn hay ngắn hạn, chính phủ hay tư nhân, đều có xu hướng giảm trong năm 2009. Các nguồn FDI có nguy cơ giảm (hầu hết tiền FDI vào Việt Nam không phải tiền tự có của các nhà đầu tư, mà cũng là tiền đi vay; ngoài ra một lượng lớn tiền FDI là đổ vào bất động sản, nhưng các dự án BĐS sẽ trở nên kém hấp dẫn trong năm 2009). Khoản kiều hối đang ở mức 6-7 tỷ USD một năm, cũng sẽ bị giảm đáng kể. Các khoản viện trợ ODA cũng sẽ bị cắt giảm (ví dụ như Nhật đa tuyên bố tạm ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam).- Nếu như những năm trước các luồng tiền chảy vào Việt Nam bù lại được cho thâm hụt cán cân thương mại, thì đến 2007-2008 đa không còn được như thế nữa, và đến 2009 thì tình hình có xu hướng tồi thêm. Có thể có net outflow lên đến 7-10 tỷ USD vào năm 2009 (bằng một nửa dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện tại ?). Điều này sẽ có ảnh hưởng xấu trực tiếp đến dự trữ ngoại tệ của Việt Nam, và có thể gây mất ổn định cho nền kinh tế.- Tỷ giá USD/VND: Hiện tại Việt Nam đang cố định tỷ giá USD/VND, nhưng đứng trước hai vấn đề: 1) bản thân đồng USD mất ổn định hơn trước nhiều 2) các yếu tố như thâm hụt cán cân thương mại, cáng cân vãng lai, lạm phát cao làm cho VND có xu hướng giảm giá so với các ngoại tệ, và như vậy việc cố định tỷ giá cứng nhắc quá có thể dẫn đến khủng hoảng ở một thời điểm nào đó, như đa từng xảy ra ở nhiều nơi. Thực tế, tỷ giá giao dịch USD/VND phi chính thức (tỷ giá giao dịch) nằm Đỗ Tuyết Nhung Trang 4 ngoài biên độ cho phép của NHNN đã kéo dài gần như trong suốt từ đầu năm 2009 đến nay, mức chênh lệch giữa tỷ giá công bố và tỷ giá phi chính thức liên tục được nới rộng từ 50 điểm vào đầu tháng 4 lên tới hơn 1.600 điểm ngày 11/11, cao hơn nhiều so với mức các năm trước. Và trong thời gian gần đấy đã lên đến mức đỉnh điểm gần 20.000.- Giá vàng trong nước ngày càng cao hơn, bỏ xa giá thế giới, chênh lệch giữa giá trong nước và quốc tế tăng mạnh từ mức dưới 1 triệu đồng/ lượng lên trên 3 triệu đồng/ lượng, cao điểm ngày 11/11 lên trên 5 triệu đồng/ lượng do giá vàng trong nước cũng tăng mạnh theo, thậm chí với mức độ cao hơn, do giá vàng trong nước chịu tác động tăng kép từ giá vàng quốc tế và tỷ giá USDVND, cộng với thực tế nguồn cung trong nước giảm do Việt Nam ngừng nhập khẩu vàng từ tháng 4/2008, và xuất khẩu vàng nguyên liệu khoảng 40 tấn từ 2008 đến nay.- Bong bóng bất động sản: Giá bất động sản ở Việt Nam đi lên chóng mặt trong những năm vừa qua, và hiện quá cao và bất hợp lý so với mức thu nhập trung bình. Sự tăng giá đó một phần là do kinh tế đi lên, nhưng mặt khác là do ảnh hưởng của "nguồn tiền dễ dãi" (trong đó tiền nước ngoài, và cả tiền tham nhũng) và đầu cơ quá nhiều (ước tính lên đến 80% ở TP HCM). Giá BĐS lên nhanh kéo theo xây dựng ồ ạt, dẫn đến dư thừa trong năm 2008 (thừa ở đây là thừa tương đối, do quá mất cân bằng so với khả năng tài chính, còn tất nhiên về tuyệt đối thì vẫn thiếu), cộng với việc "nguồn tiền dễ dãi" trở nên "khó khăn", khiến giá rớt xuống, dẫn đến nhiều công ty xây dựng và "nhà đầu cơ" với đon bẩy cao đứng bên bờ phá sản.- Đầu tư kém hiệu quả. Chỉ số ICOR (incremental capital output ratio) là một chỉ số đo hiệu quả đầu tư, và chỉ số đó càng thấp thì hiệu quả đầu tư càng cao, và ngược lại. Việt Nam hiện tại có ICOR xấp xỉ 5 (tăng lên từ 4,4 trong giai đoạn 2001-2006) là thuộc loại quá cao, chứng tỏ hiệu quả đầu tư kém. Đỗ Tuyết Nhung Trang 5 - Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong năm 2009, bởi sự sụt giảm mức tiêu thụ ở các thị trường đó, sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các nước xuất khẩu khác, và sự giảm giá của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như hàng nông lâm nghiệp và dầu hỏa. Kim ngạch xuất khẩu có nguy cơ sẽ bị giảm trong năm 2009. Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối năm 2008 đa giảm đi, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Trung Quốc và những nước khác. Điều tất yếu là nhập khẩu của Việt Nam cũng sẽ phải giảm theo. Tuy nhiên thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam có thể bị tiếp tục tăng lên đáng kể, từ mức hơn 17 tỷ USD năm 2008 lên đến mức 20-25 tỷ USD vào năm 2009. Ngoài ra, ngành du lịch, là một ngành phát triển khá mạnh trong những năm trước và góp phần thu hút tiền từ nước ngoài vào Việt Nam, đến năm 2009 cũng gặp suy thoái, do các du khách nước ngoài có ít tiền để tiêu hơn và sẽ ít chọn những địa điểm xa xôi tốn kém như Việt Nam.- Khủng hoảng tài chính 2008. Trong khi thế giới có khủng hoảng tài chính thế giới mà đến nửa sau 2008 mới bộc lộ rõ, thì Việt Nam có khủng hoảng tài chính của Việt Nam từ nửa đầu 2008 (và đến cuối 2008 đa giải quyết được phần nào). Hệ thống ngân hàng bị thiếu thanh khoản trong nhiều tháng, có khi lãi suất qua đêm lên đến 43% hồi đầu năm. Lãi suất quá cao trong năm 2008 góp phần tạo khó khăn cho phần lớn các doanh nghiệp. Theo hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì vào tháng 10/2008 có đến 80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn, trong đó có 20% có nguy cơ đóng cửa, 60% còn lại có sản xuất sút kém. Đến khi lãi xuất giảm vào cuối 2008 thì các ngân hàng lại đứng trước một khó khăn mới, là đa có thời gian vay vào với lãi suất cao (gần 20% cho tiền gửi 1 năm), và bây giờ cho vay ra với lãi suất thấp hơn (khoảng 13%) nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn sợ không dám vay, và tiền ứ đọng trong ngân hàng (vào thời điểm 11/2008 thừa gần 100 nghìn tỷ VND không có người vay). - Hoạt động hệ thống NHTM: Thanh khoản của hệ thống ngân hàng chưa thực sự được đảm bảo an toàn, tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng có thể rất Đỗ Tuyết Nhung Trang 6 cao, và có thể đến năm 2009 mới thể hiện rõ điều này, Mất cân đối giữa tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng. Đến hết tháng 10, dư nợ tín dụng toàn ngành đã tăng 33,29% so với đầu năm, trong đó dư nợ tín dụng bằng VND tăng 39,46%. Trong khi đó, huy động vốn toàn ngành chỉ tăng 25,72% so với đầu năm, huy động vốn bằng VNĐ chỉ tăng 30,51%. Bên cạnh đó, tổng phương tiện thanh toán (M2) tính đến hết tháng 10 chỉ tăng 23,99% so với cuối năm 2008, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng chỉ tăng 14,88% (năm 2008 M2 tăng 20,3%; dư nợ tăng 25,4%; tiền gửi tăng 22,9%). II. Nhận định nền kinh tế Việt Nam trong các năm tới.Từ những thành công đã đạt được và những khó khăn Việt Nam đang phải đối mặt và tình hình kinh tế trên thế giới, có thể nhận định nền kinh tế Việt Nam trong các năm tới qua những điểm chính sau:1. Triển vọng môi trường kinh doanh- Chỉ số về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam trong giai đoạn năm 2009-2013 sẽ cải thiện so với thời kỳ 2004-2008, chỉ số sẽ tăng lên mức 5,42 từ mức 5,03 của giai đoạn 2004-2008.- Tuy nhiên xét trên toàn cầu, Việt Nam sẽ không cải thiện được nhiều về thứ hạng. Từ năm 2009 đến năm 2013, Việt Nam chỉ ở vị trí thứ 15/17 nước trong khu vực, Việt Nam đứng sau Sri Lanka, Indonexia, Ấn Độ, Philippin và ở trên Pakistan và Bangladesh. Chỉ số giá trị Xếp hạng toàn cầu b Xếp hạng vùng c2004 -2008 2009-2013 2004 -2008 2009-2013 2004 -2008 2009-20135.03 5.42 69 67 15 15 aTrong số 10 . bTrong số 82 quốc gia. cTrong số 17 quốc gia: Úc, Banglades, Trung Quốc, HongKong, Ấn độ, Indonesia, Nhật Bản, New Zealand, Pakistan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài loan, Thái lan và Việt Nam.2.Triển vọng kinh tếĐỗ Tuyết Nhung Trang 7 - Theo đánh giá của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới vẫn rất lạc quan về tình hình kinh tế của Việt Nam trong các năm tiếp theo, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, cụ thể như ADB đã nâng GDP năm 2009 của Việt Nam lên mức 4,7% thay vì mức dự báo 4,5% đưa ra hồi tháng 3/2009 - đây là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á sau Lào. Tương tự với nhận định của ADB, HSBC cũng đã công bố bản báo cáo về triển vọng kinh tế Việt Nam và đưa ra dự báo, năm 2009, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 4,7% và sẽ có sức bật mạnh mẽ hơn trong năm 2010, với tăng trưởng GDP có thể đạt 6,8%. Và dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trên đến 2013.- Nhận định chung về nền kinh tếĐỗ Tuyết Nhung Trang 8 2008 2009 2010 2011 2012 2013Tăng trưởng GDP thực tế (%)6.2 4.2 5.0 6.8 6.9 7.5Lạm phát giá tiêu dùng (trung bình, %)23.1 7.3 8.0 8.5 8.0 7.8Cân đối ngân sách (% của GDP)-5.1 -9.4 -8.3 -7.5 -6.3 -5.2Tỉ giá đô la Mỹ (tính trung bình)16,440 17,760 18,200 18,241 18,277 18,3433. Cơ hội thị trường- Những cơ hội tại thị trường Việt Nam sẽ tăng dần cùng với tăng trưởng dân số và thu nhập dù mức tăng trưởng GDP/đầu người thấp tính theo chuẩn khu vực sẽ là cản trở đối với các cơ hội tiềm năng.- Tiêu dùng cá nhân giảm trong năm 2009 và sẽ hồi phục trở lại trong khoảng thời gian năm 2010 đến hết 2013. Thu nhập khả dụng giai đoạn 2010 đến hết 2013 tăng cao sẽ khiến nhu cầu hàng tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là khi thị trường Việt Nam chưa phát triển hoàn toàn cho các loại hàng hóa đó. 2008 2009 2010 2011 2012 2013GDP (USD theo tỉ giá hối đoái thị trường)90.2 90.5 97.3 103.4 119.9 132.5GDP/đầu người (USD theo tỉ giá hối đoái thị trường)1,048 1,040 1,109 1,166 1,340 1,466Thu nhập cá nhân sau khi nộp thuế (Tỷ Đô la Mỹ)41.3 38.7 40.8 46.3 51.8 57.4Tiêu dùng hộ gia đình (Tỷ Đô la Mỹ)58.3 57.8 62.2 70.5 79.6 89.6Tiêu dùng hộ gia đình/đầu người (Đô la Mỹ)680 670 710 800 890 990 4. Triển vọng dài hạn của kinh tế Việt NamKinh tế Việt Nam sẽ vẫn tăng trưởng tốt trong vài thập kỷ tới, nguyên nhân chính là bởi lĩnh vực tư nhân phát triển tốt, cạnh tranh tăng lên, phân phối Đỗ Tuyết Nhung Trang 9 nguồn tài nguyên hiệu quả hơn. Cải cách kinh tế giúp chỉ số niềm tin nhà đầu tư nước ngoài cải thiện, FDI tăng trưởng, công nghệ và tính cạnh tranh lên cao hơn. EIU dự báo tăng trưởng GDP tính trung bình đầu người sẽ ở mức trung bình 3,9% trong năm 2009 đến 2030. 2009-2010 2010 - 2020 2011 - 2030 2009 -2030Năng suất và tăng trưởng (%thay đổi, tính trung bình)Tăng trưởng GDP thực tế trên đầu người3.6 4.2 3.7 3.9Tăng trưởng GDP thực tế 4.6 5.2 4.4 4.8Tăng trưởng năng suất lao động 3.9 3.7 3.8 3.8III.Một số giải pháp - Thứ nhất, giai đoạn vượt qua suy thoái mang tính chu kỳ luôn là cơ hội tốt để những nước đang chuyển đổi như Việt Nam đẩy mạnh cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chỗ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, xuất khẩu tài nguyên chuyển sang tăng trưởng nhờ vào năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh .- Thứ hai, đối với một nền kinh tế có độ mở cao như nước ta thì các cú sốc từ bên ngoài sẽ nhanh chóng tác động tới nền kinh tế trong nước và đẩy chu kỳ kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái.- Cuối tháng 9, đầu tháng 10-2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng tại Mỹ đang ở giai đoạn khó khăn nhất và đã lan ra nhiều nước trên thế giới, nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế vẫn khẳng định “sẽ không ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế Việt Nam”, “không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam” hoặc “không gây quan ngại nhiều đến nền kinh tế Việt Nam” . một cách rất chủ quan và thiếu căn cứ.- Thứ ba, kỳ vọng (expectations) của người dân và doanh nghiệp là phạm trù của môn tâm lý học nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế học hiện đại và do đó các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua.- Ở các nước phát triển, việc tính toán và theo dõi các chỉ số nói lên kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp như chỉ số lòng tin người tiêu dùng, Đỗ Tuyết Nhung Trang 10 [...]... rất phức tạp, không những chịu sự chi phối của những yếu tố nội tại TTCK mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế Kinh tế thế giới đã vào cuối chu kỳ phát triển Khủng hoảng năng lượng luôn đe doạ, giá dầu tăng cao đã làm gia tăng lạm phát toàn cầu Kinh tế Việt Nam cũng rơi vào tình trạng đó Lạm phát tăng cao cùng với sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, lợi tức thấp... nguồn tài chính trong tổng thể nền kinh tế Sự đa dạng hoá về thời hạn sử dụng các nguồn tài chính, vừa tận dụng được nguồn tài chính trong nền kinh tế, vừa tạo điều kiện cho nguồn tài chính vận động từ nơi kinh doanh kém hiệu quả sang nơi kinh doanh có hiệu quả hơn với chức năng cung cấp thông tin chính xác, thị trường tài chính giúp cho người có nguồn tài chính phân tích và có quyết định đúng đắn,... tài chính trong và ngoài nước góp phần quan trọng tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư Đỗ Tuyết Nhung Trang 13 Để phát triển kinh tế xã hội cần huy động tối đa các nguồn tài chính cung cấp cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, trong khi đó nền kinh tế luôn luôn tồn tại các nguồn tài chính nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi với thời hạn ngắn, dài và quy mô khác... không cho vay, doanh nghiệp không thể tiếp cận tín dụng như trong thời gian qua ở nước ta Khi đó chính sách tiền tệ sẽ không còn tác dụng kích thích nền kinh tế - Nước Mỹ đã áp dụng chính sách lãi suất bằng 0 từ ngày 16-12-2008 nhưng cũng giống như Nhật Bản trước đây, họ dường như đang mắc kẹt trong chiếc bẫy thanh khoản vô hình và bây giờ việc khôi phục nền kinh tế chỉ còn biết trông chờ vào các gói kích... nước ngoài vào trong nước mà không cần phải qua các thủ tục phức tạp và không cần số vốn lớn Đỗ Tuyết Nhung Trang 14 như các hình thức đầu tư trực tiếp Thị trường tài chính là nơi các nhà đầu tư nước ngoài theo dõi và nhận định hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp trong nước Nó là cầu nối giữa vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư trong nước, góp phần thực hiện chính sách “mở cửa nền kinh tế “ Như... kinh doanh tối ưu, lựa chọn hình thức và thời điểm thích hợp để giảm giá của việc tài trợ Mặt khác, thị trường tài chính bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố các vấn đề tài chính, những thông tin về doanh nghiệp và phải đảm bảo tính chính xác của các thông tin đó Ban quản lý thị trường chỉ chấp nhận các chứng khoán của doanh nghiệp có đủ điều kiện: kinh doanh hợp pháp, tài chính lành mạnh, có doanh... phiếu đó biểu hiện Nếu sau một năm xác định giá trị mà cổ phiếu công ty chưa lên sàn giao dịch thì phải xác định lại giá trị công ty và mệnh giá cổ phiếu Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp đã huy động được vốn trên TTCK tiếp tục đầu tư mở rộng ngành nghề đang kinh doanh nhằm tạo nên những doanh nghiệp lớn có nền tảng khoa học công nghệ cao tầm cỡ quốc tế, tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hoá của công... tệ Điều hoà nguồn tài chính trong tổng thể nền kinh tế, nhằm thoả mãn nhu cầu nguồn tài chính cho nền kinh tế đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính luôn luôn là mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia Thông qua sử dụng các công cụ trên thị trường và cơ chế hoạt động của thị trường, bằng hoạt động phát hành và mua bán chứng khoán cả thị trường tập trung và phi tập trung, dưới tác động... giá và dự trữ ngoại hối điều hành linh hoạt để bình ổn tỷ giá, theo hướng xác định biên độ tỷ giá mục tiêu, đồng thời xác định rõ các biện pháp can thiệp khi tỷ giá vượt quá giới hạn biên độ cho phép Các chính sách về tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước cần rõ ràng, công khai và thông báo trước tới các đối tượng có liên quan để thống nhất và chủ động thực hiện 3 Thị trường chứng khoán Trong thời gian tới. .. chỉ số lòng tin các chủ doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách vĩ mô - Thứ tư, trong thời kỳ khó khăn của chu kỳ kinh tế, chính sách tiền tệ và tài khóa cần được kết hợp linh hoạt để phục hồi tăng trưởng GDP và tạo việc làm Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn là cần thiết nhưng cần chú ý không rơi vào bẫy thanh khoản (liquidity trap) . Câu 1: Anh chị hãy dự báo và nhận định nền kinh tế Việt Nam trong vòng 5 năm tới? I. Tình hình kinh tế Việt Nam. I.1. Những thành tựu đạt được :Năm Tăng. mặt và tình hình kinh tế trên thế giới, có thể nhận định nền kinh tế Việt Nam trong các năm tới qua những điểm chính sau:1. Triển vọng môi trường kinh doanh-