Quản trị hình thức huy động vốn Nhóm 3: Định giá trái phiếu
Trang 31.1 Khái niệm trái phiếu
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người
phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định
Trang 4Đặc trưng
- Mệnh giá trái phiếu: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là
giá trị ghi trên trái phiếu Giá trị này được coi là số vốn gốc.
- Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái
phiếu hoặc người phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa
- Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến
ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối
- Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm
giữ trái phiếu
- Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành
Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá.
Trang 51.2 Đặc điểm cơ bản
- Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có Công ty, mà còn có
Chính phủ Trung ương và Chính phủ địa phương
- Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay
tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu.
- Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không
phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
- Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể
hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông
Trang 62.Phân loại Trái phiếu
- Phân loại theo người phát hành:
- Phân loại lợi tức trái phiếu
- Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành
- Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu
- Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu
Trang 7Phân loại theo người phát hành
- Trái phiếu Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
Chính phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội
- Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những trái phiếu do
doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động
- Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các
tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động
Trang 8Phân loại lợi tức trái phiếu
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà
lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%)
cố định tính theo mệnh giá
Trái phiếu có lãi suất biến đổi: Là loại trái phiếu mà
lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu
Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu
mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn
Trang 9Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh
toán của người phát hành
- Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu mà người phát hành
dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:
+ Trái phiếu có tài sản cầm cố
+ Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ
- Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành
không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành
Trang 10Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu
- Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên
của người mua và trong sổ sách của người phát hành Trái chủ là người được hưởng quyền lợi
- Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên
của người mua và trong sổ sách của người phát hành
Trang 11Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu
- Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu của
công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang
cổ phiếu của công ty đó.
- Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu
có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty
- Trái phiếu có thể mua lại : Là loại trái phiếu cho phép
nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn
bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán
Trang 123 Định giá trái phiếu
3.1 Định giá trái phiếu không có thời hạn
3.2 Định giá trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi định kỳ
3.3 Định giá trái phiếu có kỳ hạn không được
hưởng lãi định kỳ
3.4 Định giá trái phiếu có kỳ hạn nửa năm
Trang 133.1 Định giá trái phiếu không có thời hạn
- Định nghĩa:
Trái phiếu không có thời hạn (perpetual bond or consol) là trái phiếu không bao giờ đáo hạn Giá trị của loại trái phiếu này được xác định bằng
hiện giá của dòng tiền vô hạn mà trái phiếu này mang lại
Trang 143.1 Định giá trái phiếu không có thời hạn
- Cách tính:
• I là lãi cố định được hưởng mãi mãi
• V là giá của trái phiếu
• kd là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư
Giá của trái phiếu vĩnh cửu chính là tổng hiện giá của toàn bộ lãi thu được từ trái phiếu
Trang 153.1 Định giá trái phiếu không có thời hạn
Ví dụ:
Giả sử bạn mua một trái phiếu được hưởng lãi 50$ một năm trong khoảng thời gian vô hạn và bạn đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận đầu tư là 12%
Hiện giá của trái phiếu này sẽ là:
V = I/kd = 50/0,12 = 416,67$
Trang 163.1 Định giá trái phiếu không có thời hạn
Áp dụng tại Việt Nam
- Ở Việt Nam thời gian qua chưa thấy phát hành loại trái phiếu này, do nhà đầu tư chưa có thói quen với việc bỏ tiền ra mua một công cụ không có đáo hạn mà chỉ để
hưởng lãi
- Đứng trên góc độ huy động vốn cho ngân sách nhằm
mục đích tái thiết đất nước, loại trái phiếu này cũng rất đáng quan tâm Nhà nước có thể phát hành loại trái
phiếu này mà không chịu áp lực hoàn trả vốn gốc, trong khi dân chúng đặc biệt là những người sắp sửa nghỉ hưu
có thể bỏ tiền ra mua loại trái phiếu này như một công
cụ đầu tư để hưởng thu nhập ổn định hàng năm
Trang 173.2 Định giá trái phiếu có kỳ hạn được
hưởng lãi định kỳ
- Định nghĩa:
Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi (nonzero coupon bond) là loại trái phiếu có xác định thời hạn đáo hạn và lãi suất được hưởng qua từng thời hạn nhất định Khi
mua loại trái phiếu này nhà đầu tư được hưởng lãi định
kỳ, thường là hàng năm, theo lãi suất công bố (coupon rate) trên mệnh giá trái phiếu và được thu hồi lại vốn gốc bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn
Trang 183.2 Định giá trái phiếu có kỳ hạn được
hưởng lãi định kỳ
Công thức tính:
• I là lãi cố định được hưởng từ trái phiếu
• V là giá của trái phiếu
• kc là lãi suất của trái phiếu
• kd là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư
• MV là mệnh giá trái phiếu
• n là số năm cho đến khi đáo hạn
Giá của trái phiếu, bằng hiện giá toàn bộ dòng tiền thu nhập từ trái phiếu trong tương lai, được xác định như sau:
Trang 193.2 Định giá trái phiếu có kỳ hạn được
hưởng lãi định kỳ
Ví dụ:
Giả sử bạn cần quyết định giá của một trái phiếu có mệnh giá là 1 triệu đồng hay 1000 nghìn đồng, được hưởng lãi suất 10% trong thời hạn 9 năm trong khi nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận là 12%/năm Giá của trái phiếu này xác định như sau:
Trong đó lãi của trái phiếu là I = MV(kc) = 1000(10%) =
100, tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư yêu cầu là kd = 12%
và thời hạn của trái phiếu là n = 9 năm
Từ đó xác định V= 100(5,328) + 1000(0,361) = 893,8 nghìn đồng
Trang 203.3 Định giá trái phiếu có kỳ hạn không
được hưởng lãi định kỳ
Khái niệm
Là loại trái phiếu không có trả lãi định kỳ mà được bán với giá thấp hơn nhiều so với mệnh giá.
Phương pháp định giá
)
( )
1 ( d n MV PVIFk d ,n
Trang 213.3 Định giá TP có kỳ hạn không được hưởng lãi
định kỳ
Ví dụ
Ngân hàng BIDV phát hành trái phiếu không trả lãi có thời hạn 10 năm và mệnh giá 1000 VNĐ Nếu tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi nhà đầu tư là
12%, giá bán của TP này sẽ là:
VNĐ V
PVIF V
000
322 )
322 ,
0 ( 1000
) (
1000 )
12
0 1
(
1000
10,1210
Trang 223.4 Định giá TP trả lãi theo định kỳ nửa
năm
Khái niệm
Là loại trái phiếu trả lãi
theo định kỳ nửa năm một
lần, tức là trả lãi mỗi năm
hai lần
Phương pháp định giá
) (
) )(
2 / (
) 2 / 1
( )
2 / 1
(
2 /
2,2/2
,2/
2
2
1
n k
n k
n d
V
k
MV k
I V
Trang 233.4 Định giá TP trả lãi theo định kỳ nửa
năm
Ví dụ
Công ty USB Corporation phát hành có mệnh giá
1000 VNĐ, kỳ hạn 12 năm, trả lãi theo định kỳ
nửa năm với lãi suất 10%, tỷ suất lợi nhuận
14% Giá bán loại trái phiếu trên
VNĐ V
V
PVIF PVIFA
V
450
770
) 197 ,
0 ( 1000 )
469 ,
11 (
50
) (
1000 )
( 2
100
24 , 2 / 14 24
, 2 / 14
Trang 24Kết luận
Trong các mô hình định giá trái phiếu đã trình bày giá trái phiếu (V) là một hàm số phụ thuộc vào các biến:
+ I: lãi cố định được hưởng từ trái phiếu
+ kd: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư
+ MV: mệnh giá trái phiếu
+ n: số năm cho đến khi trái phiếu đáo hạn
Trong đó các biến I và MV không đổi sau khi trái phiếu được phát hành, biến n và kd thường xuyên thay đổi theo thời gian và tình hình biến động lãi suất trên thị trường.
Trang 25Kết luận
1 Khi lãi suất trên thị trường bằng với lãi suất trái
phiếu thì giá trái phiếu bằng mệnh giá của nó
2 Khi lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất trái
phiếu thì giá trái phiếu sẽ cao hơn mệnh giá của nó
3 Khi lãi suất trên thị trường cao hơn lãi suất trái
phiếu thì giá trái phiếu sẽ thấp hơn mệnh giá của nó
4 Lãi suất gia tăng làm cho giá trái phiếu giảm và
ngược lại
5 Giá trái phiếu tiến dần đến mệnh giá của nó khi thời
gian tiến dần đến ngày đáo hạn
Trang 264 Liên hệ thực tế
4.1 Định giá trái phiếu BIDV
4.2 Định giá trái phiếu CII
Trang 274.1 Định giá trái phiếu BIDV
Tóm tắt
Tổ chức phát hành: NH đầu tư và phát triển Việt Nam
Mệnh giá trái phiếu: 1.000.000 VND
Tổng giá trị phát hành: 3.150 tỷ VND
Giá phát hành: bằng mệnh giá
Kỳ hạn: 10 năm
Ngày phát hành: 30/08/2013
Lãi suất: 10,5%/năm (5 năm đầu) và 11% (5 năm cuối)
Phương thức thanh toán: trả lãi hàng năm, trả gốc cuối kỳ hạn
Trang 284.1 Định giá trái phiếu BIDV
Lsck = lãi suất TPCP (cùng kỳ hạn) + phần bù rủi ro
k = 9% + 2% = 11%
Trang 294.1 Định giá trái phiếu BIDV
Trang 304.2 Định giá trái phiếu CII
Lãi suất: 13,2%/năm (cố định)
Phương thức thanh toán: trả lãi hàng năm, trả gốc cuối kỳ hạn
Trang 314.2 Định giá trái phiếu CII
Lsck = lãi suất TPCP (cùng kỳ hạn) + phần bù rủi ro
k = 8,5% + 3% = 11,5%
Trang 324.2 Định giá trái phiếu CII
132,000
1.1150
1.0000
132,000
Trang 33LOG O