1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại tổng công ty viễn thông quân đội viettel (viettel telecom)

145 13 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNGTrong chương này, tác giả đã đề cập đến một số lý luận cơ bản về công tácxây dựng k

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết luận được đưa ra trong luận văn là trung thực, cónguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Huyền

Trang 2

Để hoàn thành được công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,

tác giả còn nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ TS Trần Quang Tiến – Học viện Phụ

nữ Việt Nam, người đã luôn quan tâm, trách nhiệm và nhiệt tình hướng dẫn, giúp

đỡ, động viên tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình Tác giả xin gửi

lời cảm ơn chân thành tới TS Trần Quang Tiến

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Quản trị Kinhdoanh, Viện Đào tạo Sau đại học, các bạn đồng nghiệp, lãnh đạo và cán bộ nhânviên Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) và các bạn lớp Cao học20H đã giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn củamình

Để đạt được những kết quả nghiên cứu tốt hơn trong tương lai, tác giả rấtmong tiếp tục nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của cácthầy cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh, Viện Đào tạo sau đại học về phương phápluận, cách thức tiếp cận khoa học và hợp lý

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Huyền

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 10

2.1 Kế hoạch hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 10

2.1.1 Khái niệm chung về kế hoạch hoá hoạt động kinh doanh 10

2.1.2 Vai trò của kế hoạch hoá đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 12

2.1.3 Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp 13

2.1.4 Các bước lập kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu kế hoạch và một số phương pháp xây dựng kế hoạch 17

2.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 21

2.2.1 Các bộ phận của kế hoạch sản xuất - kinh doanh 21

2.2.2 Mối liên hệ giữa các bộ phận của kế hoạch 28

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông 31

2.3.1 Sản phẩm 31

2.3.2 Thị trường và khách hàng 31

2.3.3 Kỹ thuật công nghệ 34

2.3.4 Chi phí giá thành 34

2.3.5 Lao động 35

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL (VIETTEL TELECOM) 37

3.1 Giới thiệu về Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel (Viettel Telecom) 37

Trang 4

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37

Trang 5

3.2.1 Hệ thống kế hoạch và quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất – kinh doanh 50

3.2.2 Các kế hoạch bộ phận chính của kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty 54

3.2.3 Tổng hợp và triển khai thực hiện kế hoạch 66

3.3 Một số các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ xây dựng kế hoạch 67

3.4 Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Viettel Telecom.68 3.4.1 Ưu điểm 69

3.4.2 Hạn chế 71

3.4.3 Nguyên nhân 73

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI VIETTEL TELECOM 75

4.1 Định hướng hoạt động của Viettel Telecom trong thời gian tới 75

4.1.1 Đặc điểm tình hình 75

4.1.2 Định hướng hoạt động của Viettel Telecom trong thời gian tới 76

4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Viettel Telecom 77 4.2.1 Hoàn thiện hệ thống lập kế hoạch kinh doanh của Tổng Công ty 77

4.2.2 Thống nhất phương pháp tính toán trong kế hoạch sản xuất - kinh doanh 81

4.2.3 Hoàn thiện các định mức phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh 85

4.2.4 Hoạch định chiến lược kinh doanh làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanh của Công ty 88

4.2.5 Xây dựng chính sách sản phẩm, dịch vụ mới tạo điều kiện chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh 92

4.2.6 Nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu thị trường 95

4.2.7 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản xuất 97 4.3 Kiến nghị, đề xuất 100

4.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và Bộ Thông tin Truyền thông 100

4.3.2 Kiến nghị với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel 100

KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

KÝ HIỆU Ý NGHĨA

ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line – Dịch vụ

cung cấp đường truyền internet

Bộ TT&TT Bộ thông tin và truyền thông

CDMA Code Division Multiple Access- Công nghệ đa

truy cập phân chia theo mã

FTTH Fiber to the home – dịch vụ cáp quang

GSM Global System for Mobile Communications – Hệ

thống thông tin di động toàn cầu

MPLS MultiProtocol Label Switching – Mạch chuyển

nhãn đa giao thức

NGN Next Generation Network – Mạng viễn thông thế

hệ mới

OTT Dịch vụ trên Internet mà không phải do các nhà

cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trực tiếp đưa đến

PSTN Public Switched Telephone Network – Mạng điện

thoại chuyển mạch công cộngViettel Telecom Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel

VOIP Công nghệ truyền tiếng nói của con người (thoại)

qua mạng thông tin sử dụng bộ giao thứcTCP/IP.VPN Virtual Private Network – Mạng riêng ảo

Wimax Worldwide Interoperability for Microwave Access

– Truyền dẫn không dây

Trang 8

Bảng 3.1:Đặc điểm về lao động của Viettel Telecom 44

Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự làm kế hoạch kinh doanh tại Viettel Telecom 45

Bảng 3.3: Số lượng thuê bao hàng năm 49

Bảng 3.4: Kế hoạch sản lượng, thuê bao các năm 2010, 2011, 2012, 2013 55

Bảng 3.5: So sánh kế hoạch duyệt đầu năm và kế hoạch điều chỉnh cuối năm 2012, 2011, 2012, 2013 56

Bảng 3.6: Kế hoạch doanh thu các năm 2010, 2011 62

Bảng 3.7: Kế hoạch doanh thu các năm 2012, 2013 60

Bảng 3.8: Kế hoạch đầu tư qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013 62

Bảng 3.9: Kế hoạch lợi nhuận năm 2013 66

Bảng 3.10: Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý về công tác kế hoạch .68

Bảng 3.11: Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý 69

về công tác kế hoạch 69

Danh mục hình: Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các bộ phận kế hoạch 30

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng Công ty Viễn Thông quân đội 43

Hình 3.2: Các bước xây dựng kế hoạch đăng ký với Tập đoàn 51

Hình 3.3: Các bước xây dựng kế hoạch nội bộ 52

Hình 4.1: Quy trình lập kế hoạch kinh doanh năm 79

Danh mục biểu đồ : Biểu đồ 3.1: Thị phần các mạng di động trên thị trường Việt Nam tính đến cuối năm 2012 48

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu – lợi nhuận giai đoạn 2008-2013 50

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản trị doanh nghiệp với việcphác thảo nhiệm vụ và phương án thực hiện góp phần quan trọng vào việc xác địnhđúng mục tiêu, hướng đi, xác lập, đánh giá, lựa chọn các phương án phối hợp cácnguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện thành công các mục tiêu sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel (Viettel Telecom) là đơn vị trựcthuộc Tập đoàn Quân đội Viettel được thành lập năm 2007, là doanh nghiệp thànhlập sau VNPT tuy nhiên về thị phần cũng như doanh thu tính đến thời điểm hiện tạilà đối thủ cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp này Năm 2012, doanh thu củaViettel đã vượt so với VNPT với doanh thu là hơn 140.000 tỷ đồng trong khi VNPTlà 130.400 tỷ đồng Việc lập kế hoạch kinh doanh là hoạt động quan trọng của Công

ty hàng năm và được lãnh đạo quan tâm sâu sát tuy nhiên về tiến độ lập kế hoạchthường chậm hơn so với mục tiêu đưa ra hằng năm theo quy định phải gửi báo cáoTập đoàn trước ngày 30 tháng 11 tuy nhiên thường phải tháng 12 Tổng Công tyViễn thông Viettel mới có dự thảo báo cáo; phương pháp lập kế hoạch còn dựanhiều vào kinh nghiệm chủ yếu căn cứ theo kết quả sản xuất kinh doanh của cácnăm trước, đối với các dịch vụ mới chủ yêu căn cứ theo đánh giá chủ quan và ướclượng con số kế hoạch; Một số bộ phận xây dựng kế hoạch từ Tổng Công ty Viễnthông Viettel còn chưa đảm bảo về chất lượng, tiến độ như kế hoạch lao động, kếhoạch đầu tư,…

Để tiếp tục tăng trưởng và phát triển, giữ vững vị trí dẫn đầu trong môitrường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao trong thời gian tới, đòi hỏi Công tyViễn thông quân đội Viettel phải đặc biệt chú trọng thực hiện tốt công tác kế hoạch.Các cán bộ quản trị, đặc biệt là các cán bộ quản trị cấp cao, cần nhận thức đầy đủvai trò, tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch và đặc biệt là khâu lập kế hoạch

kinh doanh Chính từ sự cấp thiết đó, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel (Viettel Telecom)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

Trang 11

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về công tác lập kế hoạch kinh doanh Chương 2 Lý luận chung về công tác lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Chương 3 Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Tổng Công ty

Viễn thông quân đội Viettel

Chương 4 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Tổng

Công ty Viễn thông quân đội Viettel

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH

NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Trong chương 1, tác giả tổng kết các công trình nghiên cứu làm cơ sở, nguồntài liệu viết luận văn thạc sỹ của mình Tác giả đã nghiên cứu các công trình như:

o Luận văn thạc sỹ : “Hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch và phân bổ ngân sách cho giáo dục” của tác giả Phạm Xuân Hòa (2004).

o Luận văn thạc sỹ : “Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông ở Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Minh Hiền (2006).

o Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại nhà máy Quy chế II - Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị Công nghiệp” tác giả Nguyễn

Xuân Thanh (2007)

o Luận văn thạc sỹ: “ Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại Công

ty Thông tin di động” tác giả Nguyễn Quốc Chỉnh (2008)

o Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa tại bưu điện tỉnh Yên Bái”

tác giả Phạm Thị Thúy Vân (2007)

o Luận văn thạc sỹ: “Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch

vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel” của tác giả

Đinh Phượng Loan (2010)

o Tham luận tại Hội nghị chuyên đề về phát triển hạ tầng thông tin 12/2012 về:

“Chiến lược phát triển Viettel trở thành Tập đoàn CNTT và đề xuất triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước theo hình thức mới đến 2015 ”

Các công trình nghiên cứu trên phân tích công tác kế hoạch tại các đơn vị khác nhauvà phân tích các khía cạnh thông tin khác nhau tại Tổng Công ty Viễn thông Viettel

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về “Công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Tổng Công ty Viễn thông Viettel”.

Trang 13

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

Trong chương này, tác giả đã đề cập đến một số lý luận cơ bản về công tácxây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tóm tắt một số điểm trọngtâm như sau:

Tiếp cận khái niệm về kế hoạch hóa trong đó tập trung khái niệm lập kếhoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích vai trò của kế hoạch hóa đối với hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường

Phân loại kế hoạch hóa trong doanh nghiệp chia theo mục tiêu, thời gian vàcấp độ Kế hoạch hóa theo mục tiêu phân đoạn kế hoạch theo từng công việc cụ thểthường có tại các doanh nghiệp xây lắp, cung cấp dịch vụ tư vấn,… Kế hoạch hóatheo thời gian gồm dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, mối liên hệ giữa từng loại kếhoạch này Kế hoạch hóa theo cấp độ chia làm hai bộ phận: kế hoạch chiến lược vàkế hoạch chiến thuật

Các bước lập kế hoạch bao gồm năm bước: Bước một là nghiên cứu tìnhhình và dự báo Đây là điểm bắt đầu của việc lập kế hoạch Để nhận thức được cơhội cần phải có những hiểu biết về môi trường, thị trường, về sự cạnh tranh, về điểmmạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh Dự đoán được các yếu tốkhông chắc chắn và đưa ra phương án đối phó Bước hai là xác định mực tiêu Mụctiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện và được lượng hóa đến mức caonhất có thể (mặc dù tổ chức thường có cả hai loại mục tiêu định tính và định lượng).Bước ba là xây dựng các phương án Nội dung của bước này là tìm ra và nghiên cứucác phương án hành động có thể lựa chọn Cần giảm bớt các phương án lựa chọn đểsao cho chỉ có những phương án có triển vọng nhất được đưa ra phân tích Bốn làđánh giá các phương án Đánh giá các phương án theo tiêu chuẩn phù hợp với mụctiêu và trung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định Bước năm là lựa chọn

Trang 14

phương án và ra quyết định Sau quá trình đánh giá các phương án, một vài phươngán sẽ được lựa chọn Lúc này cần ra quyết định để phân bổ con người và các nguồnlực khác của tổ chức cho việc thực hiện kế hoạch.

Căn cứ vào tính chất phản ánh của chỉ tiêu có chỉ tiêu số lượng, chỉ tiêu chấtlượng Căn cứ vào đơn vị tính toán có chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị Căn cứ vàoviệc phân cấp quản lý có chỉ tiêu pháp lệnh, chỉ tiêu hướng dẫn, chỉ tiêu tính toán

Phương pháp lập kế hoạch có phương pháp cân đối, phương pháp định mứcvà phương pháp phân tích các nhân tố tác động

Các kế hoạch bộ phận của kế hoạch sản xuất kinh doanh: Kế hoạch sản xuấtvà tiêu thụ sản phẩm; kế hoạch khoa học – công nghệ; kế hoạch xây dựng cơ bản vàsửa chữa lớn; kế hoạch lao động – tiền lương; kế hoạch cung ứng – vật tư; kế hoạchgiá thành sản phẩm; kế hoạch tài chính Nêu vị trí của từng loại kế hoạch, các chỉtiêu và căn cứ xây dựng của từng kế hoạch, phương pháp xây dựng kế hoạch

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch kinh doanh của các doanhnghiệp viễn thông bao gồm các nhân tố sản phẩm, thị trường và khách hàng,kỹthuật công nghệ, chi phí giá thành, lao động từ đó đưa ra các ảnh hưởng về mặt chỉtiêu định tính và định lượng làm căn cứ cho các bước lập kế hoạch sau

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG

VIETTEL(VIETTEL TELECOM)

Sử dụng khung lý thuyết về lập kế hoạch kinh doanh đã phân tích ở chương

2, tác giả đã đi sâu vào phân tích hiện trạng lập kế hoạch kinh doanh tại ViettelTelecom hiện có nhằm xác định ưu điểm và hạn chế về công tác lập kế hoạch kinhdoanh Để có cơ sở đề xuất giải pháp ở chương sau, tại chương 3 tác giả lần lượtphân tích các nội dung:

Trang 15

Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Viễn thông Viettel Viettel Telecom vềlịch sử hình thành, các thành tựu kết quả đạt được trong các năm qua.

Mô hình tổ chức và cơ cấu bộ máy của Viettel Telecom chỉ rõ nhiệm vụ chứcnăng của từng bộ phận và mối liên hệ về công tác lập kế hoạch giữa các bộ phận

Phân tích các đặc điểm về đội ngũ lao động hiện tại, cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa Tổng Công ty, đặc điểm về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh làmtiền đề cho việc lập kế hoạch, nhận định rõ cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếucủa doanh nghiệp

Phân tích kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh từ năm 2010- 2013 vềchỉ tiêu thuê bao, doanh thu và lợi nhuận

Phân tích thực trạng lập kế hoạch kinh doanh tại Viettel Telecom về mặt hệthống và quy trình lập kế hoạch, phân tích ảnh hưởng của kế hoạch Tập đoàn giaovà kế hoạch nội bộ ( mục tiêu phấn đấu) của doanh nghiệp

Phân tích các kế hoạch bộ phận của doanh nghiệp, tập trung đi sâu vào phântích kế hoạch doanh thu, thuê bao vì đây là kế hoạch chính của doanh nghiệp, các

ưu điểm và nhược điểm cũng xuất phát chính tại kế hoạch này bao gồm phân tích vềphương pháp lập kế hoạch, căn cứ lập kế hoạch, đánh giá mức độ hoàn thành kếhoạch và mức độ điều chỉnh kế hoạch hàng năm

Đánh giá tổng hợp các ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân dựa trên cácphân tích kế hoạch bộ phận đã nêu ở trên làm cơ sở để đề xuất các giải pháp ởchương 4

Trang 16

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI

VIETTEL TELECOM

Dựa trên các phân tích ở chương 3, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Viettel Telecom Trên cơ sở phân tíchđặc điểm tình hình và định hương hoạt động của Viettel Telecom trong năm sau, tácgiả đề xuất một số giải pháp như sau:

Hoàn thiện hệ thống lập kế hoạch kinh doanh của Viettel Telecom ViettelTelecom cần hoàn thiện về mặt quy định, quy trình về các chỉ tiêu, phương pháoxây dựng và xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng loại sản phẩm, phân bổ nguồn lựctối ưu cho các sản phẩm khác nhau Xác định phương pháp tính các chỉ tiêu chotừng loại thuê bao, hiện nay đang xây dựng theo cùng một chỉ tiêu cho nhiều loạisản phẩm giúp dự báo chính xác nhu cầu

Thống nhất phương pháp tính toán trong kế hoạch sản xuất kinh doanh Việcthống nhất phương pháp sẽ giảm thời gian xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu đượcđịnh nghĩa rõ ràng, phương pháp, cách tính đảm bảo xuyên suốt từ trên xuống dưới

Hoạch định chiến lược kinh doanh làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanhcủa Công ty Làm rõ mục đích, hướng đi và khi nào cần đạt tới một điểm nhất định.Quá trình hoạch định phải phân tích dự báo cả tương lai gần và tương lai xa nhằmứng phó với các thay đổi của môi trường kinh doanh

Xây dựng chính sách sản phẩm, dịch vụ mới tạo điều kiện chủ động trong việcxây dựng kế hoạch kinh doanh Phân tích và đưa ra cụ thể chính sách cho từngloại sản phẩm theo từng giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm và từng đối tượngkhách hàng

Nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu thị trường Triển khai việc dựbáo nhu cầu phải thường xuyên và có tính hệ thống, khoa học không chỉ trong ngắn

Trang 17

hạn và cả dài hạn, thu thập qua nhiều kênh thông tin và phải có đầu mối chủ trì thựchiện chính, xây dựng được hệ thống cập nhật trên phần mềm để theo dõi.

Hoàn thiện các định mức phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh.Việc định mức không chính xác đẫn đến các chỉ tiêu xây dựng không chính xác làmlãng phí vật tư, lao động tiền vốn Tiến hành rà soát hệ thống định mức trên toànquốc để điều chỉnh và thống nhất

Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch Xây dựngkế hoạch đào tạo nhân sự làm kế hoạch trên toàn Tổng Công ty từ cấp Tổng Công tyđến các phòng ban chi nhánh và huyện, xã bằng các hình thức khác nhau nhưchuyển tài liệu tự học, cử đi học tại các trường uy tín, tuyển dụng nhân sự mới đúngchuyên ngành về kế hoạch

Kiến nghị đề xuất một số ý kiến với Nhà nước và Bộ thông tin và truyềnthông, kiến nghị với Tập đoàn Viettel

Trang 18

KẾT LUẬN

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh là công việc cần thiết không thểthiếu được đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay Chất lượng của côngtác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp

Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế trong công tác xây dựng kếhoạch sản xuất của Công ty Viettel Telecom một số giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty bao gồm: Hoạch định vàquản trị chiến lược kinh doanh làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinhdoanh của Công ty; Xây dựng chính sách sản phẩm, dịch vụ tạo điều kiện chủ độngtrong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh; Nâng cao chất lượng côngtác dự báo nhu cầu thị trường; Thống nhất phương pháp và cơ sở tính toán các chỉtiêu kế hoạch; Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạchsản xuất

Luận văn mới chỉ đề cập đến một số mặt trong công tác xây dựng kế hoạchkinh doanh tại Công ty Viettel Telecom và không tránh khỏi những thiếu sót, tác giảrất mong muốn nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô và các quý vị

Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ,ủng hộ từ Lãnh đạo Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel, các thầy cô, bạnhọc, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành

đến thầy giáo TS Trần Quang Tiến đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình nghiên cứu và viết luận văn

Trang 19

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản trị doanh nghiệp với việcphác thảo nhiệm vụ và phương án thực hiện góp phần quan trọng vào việc xác địnhđúng mục tiêu, hướng đi, xác lập, đánh giá, lựa chọn các phương án phối hợp cácnguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện thành công các mục tiêu sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, môi trường kinh doanh ngày càng trởnên biến động và mang tính cạnh tranh cao Thực tế cho thấy, để phát triển bềnvững và đạt được tối đa mục tiêu đã đề ra trong phạm vi nguồn lực hữu hạn, càngtrong môi trường cạnh tranh cao, càng đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch sảnxuất kinh doanh cụ thể Lập kế hoạch kinh doanh giúp toàn doanh nghiệp phấn đấumục tiêu chung, là công cụ cho Công ty giám sát và so sánh kết quả hoạt động thựctiễn với những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch để từ đó đánh giá thực hiện kếhoạch, phát hiện rủi ro cũng như kịp thời điều chỉnh kế hoạch tương lai nếu cầnthiết

Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel (Viettel Telecom) là đơn vị trựcthuộc Tập đoàn Quân đội Viettel được thành lập năm 2007 là doanh nghiệp thànhlập sau VNPT tuy nhiên về thị phần cũng như doanh thu tính đến thời điểm hiện tạilà đối thủ cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp này Năm 2012, doanh thu củaViettel đã vượt so với VNPT với doanh thu là hơn 140.000 tỷ đồng trong khi VNPTlà 130.400 tỷ đồng Việc lập kế hoạch kinh doanh là hoạt động quan trọng của Công

ty hàng năm và được lãnh đạo quan tâm sâu sát tuy nhiên về tiến độ lập kế hoạchthường chậm hơn so với mục tiêu đưa ra hằng năm theo quy định phải gửi báo cáoTập đoàn trước ngày 30 tháng 11 tuy nhiên thường phải tháng 12 Tổng Công tyViễn thông Viettel mới có dự thảo báo cáo; phương pháp lập kế hoạch còn dựanhiều vào kinh nghiệm chủ yếu căn cứ theo kết quả sản xuất kinh doanh của cácnăm trước, đối với các dịch vụ mới chủ yêu căn cứ theo đánh giá chủ quan và ướclượng con số kế hoạch; một số bộ phận xây dựng kế hoạch từ Tổng Công ty Viễn

Trang 20

thông Viettel còn chưa đảm bảo về chất lượng, tiến độ như kế hoạch lao động, kếhoạch đầu tư,…

Để tiếp tục tăng trưởng và phát triển, giữ vững vị trí dẫn đầu trong môitrường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao trong thời gian tới, đòi hỏi Công tyViễn thông quân đội Viettel phải đặc biệt chú trọng thực hiện tốt công tác kế hoạch.Các cán bộ quản trị, đặc biệt là các cán bộ quản trị cấp cao, cần nhận thức đầy đủvai trò, tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch và đặc biệt là khâu lập kế hoạch

kinh doanh Chính từ sự cấp thiết đó, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel (Viettel Telecom)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống lý luận liên quan đến công tác lập kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp;

Phân tích và đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh tại ViettelTelecom trong những năm qua (từ năm 2010 – 2013);

Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinhdoanh tại Viettel Telecom

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập kế hoạch kinh doanh hàng năm củaViettel Telecom

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Tại Viettel Telecom;

Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác lập kế hoạchkinh doanh hàng năm tại Viettel Telecom giai đoạn từ năm 2010-2013, từ đó

đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh cho TổngCông ty Viễn thông quân đội Viettel

Về nội dung:

Trang 21

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh nội

bộ của Viettel Telecom, không tập trung phân tích kế hoạch kinh doanh đăng kývới Tập đoàn Viễn thông Viettel

Luận văn tập trung phân tích lập kế hoạch kinh doanh năm và nghiên cứu sâu kếhoạch doanh thu, thuê bao của doanh nghệp, không tập trung nghiên cứu kếhoạch dài hạn, ngắn hạn và các kế hoạch bộ phận khác

Các giải pháp đưa ra trong luận văn nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch năm(về thời gian, kế hoạch bộ phận), các chỉ tiêu, phương pháp tính kế hoạch…

4 Phương pháp nghiên cứu

* Thu thập dữ liệu:

Dữ liệu sơ cấp:

Phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp 55 đối tượng là lãnh đạo, nhân viênliên quan đến công tác lập kế hoạch để rút ra kết luận Dự kiến phỏng vấn 05 đốitượng tại Tập đoàn Quân đội Viettel – Số 1 Trân Hữu Dực – Hà Nội, và 10 đốitượng sẽ phỏng vấn tại Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel – Số 1 Giang VănMinh – Hà Nội, 30 đối tượng phỏng vấn tại 08 Trung tâm trực thuộc Tổng Công tyViễn thông quân đội Viettel, 05 đối tượng phỏng vấn tại Chi nhánh Viettel Hà Nội,

05 đối tượng phỏng vấn tại Chi Nhánh Viettel Bắc Ninh

Quan sát: từ thực tế môi trường và quan điểm của người lãnh đạo trongTổng Công ty về công tác lập kế hoạch kinh doanh

Dữ liệu thứ cấp: xem xét thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh tại

Viettel Telecom, báo cáo, thống kê của Tổng Công ty, các văn bản về quy định lậpkế hoạch tại Tập đoàn, Công ty và các đơn vị trực thuộc, cùng với đó nghiên cứumột số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, qua sách, báo chí, internet…

* Phân tích dữ liệu:

Tác giả sử dụng các phương pháp kỹ thuật như thống kê, sử dụng biểu đồ,bảng dữ liệu, mô hình, so sánh và đánh giá để xử lý và phân tích dữ liệu thu được Trên cơ sở thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh tại ViettelTelecom,tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích và vận dụng các kiến thức

Trang 22

có được từ thực tế công tác tại ViettelTelecom trong việc đề xuất các giải phápnhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại ViettelTelecom.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương:

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về công tác lập kế hoạch kinh doanh Chương 2 Lý luận chung về công tác lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Chương 3 Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Tổng Công ty

Viễn thông quân đội Viettel

Chương 4 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Tổng

Công ty Viễn thông quân đội Viettel

Trang 23

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN

Liên quan đến chủ đề lập kế hoạch kinh doanh, hệ thống cơ sở lý luận về lậpkế hoạch kinh doanh đã thu hút nhiều tác giả quan tâm Tuy nhiên, cách thức tiếpcận, mức độ và phạm vi tiếp cận của mối tác giả là khác nhau Có thể kể ra một sốcông trình nghiên cứu quan trọng có liên quan như:

Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại nhà máy Quy chế II - Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị Công nghiệp” tác giả

Nguyễn Xuân Thanh (2007) Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa lý luậnchung về xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong đó có đi sâu vàonhững đặc thù xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cơkhí Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích tại chương một, tác giả phân tích thực trạngcông tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II chỉ ra những ưu,nhược điểm trong công tác xây dựng kế hoạch từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiệncông tác xây dựng kế hoạch sản xuất của đơn vị Do đặc thù đơn vị là đơn vị sảnxuất sản phẩm, trong chương 2 tác giả tập trung phân tích kế hoạch sản xuất củadoanh nghiệp theo đơn đặt hàng và tập trung đánh giá tiến độ sản xuất Chương 3,tác giả đã đưa ra các giải pháp trong đó đã chỉ ra được nội dung, điều kiện áp dụng,đánh giá ưu nhược điểm của từng giải pháp

Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại Công ty Thông tin di động” tác giả Nguyễn Quốc Chỉnh (2008)- Đại Học Kinh tế

Quốc dân Tác giả Nguyễn Quốc Chỉnh đã dựa trên cơ sở lý luận về công tác xâydựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông, phân tích đánh giá thựctrạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Thông tin diđộng để tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh Trongluận văn này, tác giả đã đưa ra các cơ sở lý thuyết các khái niệm, căn cứ, nhân tố

Trang 24

ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh, các kế hoạch bộ phận.Trong chương phân tích thực trạng, tác giả đã chỉ ra được các nội dung kế hoạchcủa đơn vị bao gồm các kế hoạch bộ phận, phân tích đặc điểm ảnh hưởng tuy nhiêntác giả chỉ đề cập đến mà chưa có phân tích nhiều về mức độ ảnh hưởng của từngloại kế hoạch nêu ra tác động đến công tác xây dựng kế hoạch Trong chương đềxuất giải pháp, tác giả đã đưa ra chi tiết các giải pháp dựa trên phân tích những ưuđiểm, nhược điểm trong công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của đơn vị.

Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa tại bưu điện tỉnh Yên Bái” tác giả Phạm Thị Thúy Vân (2007) – Đại học Kinh tế đã đánh giá thực trạng

công tác kế hoạch hóa tại bưu điện tỉnh Yên Bái dựa trên cơ sở lý luận về công táckế hoạch hóa Về mục tiêu nghiên cứu: Tác giả đưa ra khái niệm kế hoạch hóa, hệthống kế hoạch theo từng góc độ (thời gian, nội dung, phạm vi), phân tích các nhântố ảnh hưởng (nhân tố chủ quan, khách quan), trình tự lập kế hoạch, từ đó phântích thực trạng công tác kế hoạch hóa tại Bưu điện tỉnh Hưng Yên (phân tích nhântố, quá trình triển khai,…) và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế hoạchhóa Luận văn đã vận dụng các lý thuyết về công tác kế hoạch để phân tích thựctrạng tại bưu điện tỉnh Yên Bái trong đó phân tích rõ từng chỉ tiêu kế hoạch, phântích ưu nhược điểm của quy trình, các căn cứ, chỉ tiêu số liệu kế hoạch Trong phầngiải pháp, tác giả đã chỉ rõ về mục đích của từng giải pháp, nội dung của giải phápvà điều kiện áp dụng giải pháp Tuy nhiên, luận văn vẫn còn một số hạn chế ở phầnphân tích thực trạng (một số nội dung phân tích sơ sài, chưa cụ thể như mới chỉdừng lại ở liệt kê mô hình tổ chức của bưu điện mà chưa có phân tích mối liên hệtrong công tác lập kế hoạch tại đơn vị, phân tích ưu nhược điểm chỉ ra chung chung,không có dẫn chứng,…)

Luận văn thạc sỹ: “ Hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch và phân bổ ngân sách cho giáo dục” tác giả Phạm Xuân Hòa (2004) Trong luận văn này, tác giả đã

hệ thống cơ sở lý luận về sự cần thiết phải đổi mới lập kế hoạch phân bổ ngân sáchgiáo dục Trong chương một, tác giả đã đưa ra lý thuyết về phát triển của giáo dụcphổ thông và vai trò của ngân sách Nhà nước, kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo

Trang 25

dục phổ thông, sự cần thiết phải đổi mới lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáodục phổ thông ở các cấp ngân sách, đặc biệt tác giả đã đưa ra kinh nghiêm quốc tếtrong việc đổi mới lập kế hoạch phân bổ ngân sách tại Malaysia, Australia, nhữngkinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam Trong chương hai, tác giả tập trung phân tíchthực trạng lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục phổ thông ở Bắc Ninh.Trong chương này, tác giả phân tích thực trạng phân cấp quản lý, quy trình lập vàphê duyệt kế hoạch phân bổ ngân sách Trong chương giải pháp, tác giả đưa ra mộtsố ý kiến về đổi mới lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục phổ thông ở BắcNinh đến 2010 như: Đổi mới về khuôn khổ thời gian và phương thức lập kế hoạchphân bổ ngân sách, đổi mới định mức phân bổ ngân sách, các bước (tiến trình) thựchiện đổi mới

Luận văn thạc sỹ : “Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông ở Việt Nam” tác giả Đặng Thị Minh Hiền (2006) Trong luận văn

này, tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục

ở Việt Nam trong đó đưa ra khái quát về hệ thống giáo dục ở Việt Nam, phát triểnđội ngũ giáo viên và đánh giá sự phát triển của đội ngũ giáo viên phổ thông, kếhoạch phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông, luận cứ cho việc đổi mới công tác lậpkế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông ở Việt Nam Trong chương hai, tácgiả đưa ra thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông(nghiên cứu cụ thể cho cấp THCS) thông qua hệ thống các kế hoạch phát triển độingũ giáo viên THCS hiện nay, phân cấp lập và quản lý kế hoạch phát triển đội ngũgiáo viên THCS Trong chương ba, tác giả đề xuất một số giải pháp đổi mới côngtác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Theo cách tiếp cận chiến lược, sửdụng ma trận SWOT để đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên và lựa chọnphươn án kế hoạch Tuy nhiên, do phạm vi phân tích rộng và các phương pháp sửdụng dữ liệu thứ cấp nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót và các nhận định chủquan của tác giả

Luận văn thạc sỹ: “Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của Doanh nghiệp thương mai ở thành phố Hồ Chí Minh” tác giả Bùi Tùng Sơn (1998).

Trang 26

Luận văn đã hệ thống hóa về mặt lý luận về vai trò nội dung cơ bản của kế hoạchkinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường Trongchương hai, tác giả nhận xét đánh giá thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh trongthời gian 1994-1998 Từ đó, đề ra các giải pháp để sử dụng có hiệu quả kế hoạchkinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại thành phố Hồ Chí Minh.

Luận văn thạc sỹ: “Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel” của tác giả

Đinh Phượng Loan (2010) – Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông Trong luậnvăn của tác gải Đinh Phượng Loan đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn vềdịch vụ viễn thông công ích, đánh giá phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ viễnthông công ích tại Viettel, đánh giá tồn tại, ưu nhược điểm ( 2006- 2010) và đề xuấtgiải pháp phát triển dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn ( 2011-2015) Luận vănđã đưa ra các sở cứ xây dựng kế hoạch viễn thông công ích cho từng năm căn cứvào kế hoạch thuê bao doanh thu các dịch vụ di động, quan điểm của Bộ Thông tintruyền thông về dịch vụ viễn thông công ích tuy nhiên trong luận văn tác giả chưacó phân tích quan điểm của lãnh đạo về hoạt động viễn thông công ích từ đó có kếhoạch xây dựng kế hoạch dịch vụ viễn thông công ích phù hợp với mục tiêu của tổchức

Tham luận tại Hội nghị chuyên đề về phát triển hạ tầng thông tin 12/2012 về:

“Chiến lược phát triển Viettel trở thành Tập đoàn Công nghệ thông tin và đề xuất triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước theo hình thức mới đến 2015 ” Nội dung tham luận gồm 03 nội dung chính: Mục tiêu, quan điểm

và chiến lược của Viettel trong sản xuất thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin,phát triển sản phẩm phần mềm – dịch vụ công nghệ thông tin; kết quả bước đầutriển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ; đề xuất triển khai ứng dụngcông nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước theo một số hình thức đầu tư mới Từtham luận này, tác giả sử dụng làm cơ sở định hướng xây dựng kế hoạch kinh doanhcho Viettel Telecom giai đoạn 2013-2015

Trang 27

Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về công tác xây dựng kế hoạchtại các công ty khác nhau và các đơn vị có mối liên quan đến Tổng Công ty Viễnthông Viettel Công trình trước đây nghiên cứu tại các đơn vị công ty khác nhau,phân tích các khía cạnh khác nhau từ Tổng Công ty Viễn thông Viettel nhưng chưacó công trình nào nghiên cứu về công tác lập kế hoạch kinh doanh tại ViettelTelecom Đây là nguồn tư liệu quý giá giúp tác giả triển khai công trình của mình.

Xuất phát từ thực tế nghiên cứu, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom)” làm đề

tài nghiên cứu Một số đóng góp của luận văn:

Tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh củaTổng Công ty Viễn thông Viettel (thị trường, sản phẩm, công nghệ, kháchhàng, đối thủ cạnh tranh, nhân lực);

Tập trung phân tích công tác lập kế hoạch kinh doanh năm tại một đơn vị làTổng Công ty Viễn thông Viettel, đánh giá phân tích dựa trên các phươngpháp phân tích số liệu quá khứ (2010-2013), phỏng vấn trực tiếp về công táckế hoạch của một số đơn vị trực thuộc Tổng Công ty (bao gồm lãnh đạo đơn

vị và các cá nhân làm trực tiếp công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh);Phân tích mối liên hệ giữa các phòng ban đơn vị trong công tác lập kế hoạchkinh doanh, các kế hoạch bộ phận, đánh giá công tác lập kế hoạch dựa trêncác tiêu chí về tiến độ lập kế hoạch, cơ sở lập kế hoạch, chất lượng lập kếhoạch (về nội dung hình thức);

Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh cho Tổng Công tyViễn thông quân đội Phân tích nội dung cụ thể của từng giải pháp, đánh giá

ưu nhược điểm của giải pháp và điều kiện áp dụng giải pháp;

Đề xuất, kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông, kiến nghị với Tậpđoàn Viettel nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của TổngCông ty Viễn thông Viettel

Trang 28

CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN

THÔNG

2.1 Kế hoạch hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm chung về kế hoạch hoá hoạt động kinh doanh

Kế hoạch hoá từ lâu đã được coi như là một công cụ để thiết lập cũng nhưthực hiện các quyết định chiến lược Tuy nhiên vai trò này không phải lúc nào cũngđược thừa nhận một cách nhất quán, nó có thể là công cụ quản lý không thể thiếuđược đối với đối tượng này, nhưng lại là nguyên nhân dẫn tới sự cứng nhắc đối vớiđối tượng khác Kế hoạch hoá có nhiều ý nghĩa khác nhau và đã từng là chủ đề củanhiều ý kiến trái ngược, cho dù nó liên quan đến doanh nghiệp hay là nền kinh tếquốc dân

Hiểu một cách tổng quát nhất, kế hoạch hoá là một phương thức quản lý theomục tiêu Nó là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quyluật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vịkinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theonhững mục tiêu thống nhất

Kế hoạch hoá hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (gọi tắt làkế hoạch hoá doanh nghiệp) được xác định là một phương thức quản lý doanhnghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủđịnh của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinhdoanh của đơn vị mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Hay nói cách khác,kế hoạch hoá doanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng mộthình ảnh mong muốn về tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khaithực hiện mong muốn đó

Trang 29

Như vậy, kế hoạch hoá trong doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoánmục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra Công tác này baogồm các hoạt động:

Lập kế hoạch là khâu giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác kế hoạchhoá doanh nghiệp, nó là quá trình xác định các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và đềxuất chính sách giải pháp áp dụng Kết quả của việc lập kế hoạch là một bản kếhoạch của doanh nghiệp được hình thành và nó chính là cơ sở cho việc thực hiệncác công tác sau của kế hoạch hoá Bản kế hoạch doanh nghiệp là hệ thống cácphương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tàichính cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt ra trong thời

kỳ kế hoạch nhất định Kế hoạch doanh nghiệp chính là thể hiện ý đồ phát triển củacác nhà lãnh đạo và quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và các giải pháp thực thi

Mặc dù đều là định hướng tương lai, nhưng việc lập kế hoạch khác với việcdự báo và xác định triển vọng Quá trình dự báo thường nhằm mục đích trả lời câu

hỏi cái gì sẽ xảy ra thông qua con đường ngoại suy, việc xác định triển vọng cũng

trả lời câu hỏi trên nhưng bằng con đường nội suy Kế hoạch ngoài các nội dungtrên còn xác định cái mà chúng ta sẽ làm để đạt mục tiêu

Như vậy, có thể hiểu bản kế hoạch doanh nghiệp được hình thành thông quanhững câu hỏi mang tính bản chất của nó như sau: (1) Trạng thái của doanh nghiệphiện tại, kết quả và những điều kiện hoạt động kinh doanh? (2) Hướng phát triểncủa doanh nghiệp? (3) Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn lực của doanhnghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra?

Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch lànhững hành động tiếp sau của công tác kế hoạch hoá nhằm đưa kế hoạch vào thựctế hoạt động của doanh nghiệp Đây là quá trình tổ chức, phối hợp hoạt động củacác bộ phận, các nguồn lực của doanh nghiệp, triển khai các hoạt động khác nhautheo các mục tiêu kế hoạch đặt ra Quá trình triển khai kế hoạch không chỉ đơnthuần là xem xét những hoạt động cần thiết của doanh nghiệp mà nó còn thể hiện ở

Trang 30

khả năng dự kiến, phát hiện những điều bất ngờ có thể xuất hiện trong quá trìnhhoạt động và khả năng ứng phó với nó Quá trình kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh kếhoạch giúp doanh nghiệp không chỉ xác định được tất cả những rủi ro trong hoạtđộng của mình mà còn có khả năng quản lý rủi ro với sự hỗ trợ của việc tiên đoáncó hiệu quả và xử lý những rủi ro đó trong quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra Côngtác đánh giá kế hoạch sẽ là cơ sở giúp cho doanh nghiệp xây dựng những phương ánkế hoạch tiếp sau một cách chính xác và sát thực hơn.

2.1.2. Vai trò của kế hoạch hoá đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động tuân theo các quyluật kinh tế khách quan, hay còn gọi là cơ chế thị trường Do đó, những dấu hiệu thịtrường là cơ sở để các doanh nghiệp quyết định và thực hiện hành vi sản xuất, kinhdoanh của mình Tuy vậy, kế hoạch hoá vẫn hết sức cần thiết và hữu hiệu của cácdoanh nghiệp Sở dĩ như vậy xuất phát từ vai trò của kế hoạch hoá trong quản lýdoanh nghiệp Những vai trò chính được thể hiện như sau:

Kế hoạch hoá giúp cho doanh nghiệp ứng phó với những thay đổi của môitrường kinh doanh: Trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanhthường xuyên biến động, tác động mạnh đến doanh nghiệp Đồng thời trongbản thân doanh nghiệp, các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận, các hoạtđộng khác nhau cũng vô cùng chặt chẽ Kế hoạch hoá giúp nhà quản trị phácthảo bức tranh tổng thể của doanh nghiệp, các lực lượng tác động từ bênngoài, các mối quan hệ đan xen bên trong Nhờ đó, khi mỗi yếu tố thay đổi,doanh nghiệp có thể nhận thức nhanh chóng điều đó có ảnh hưởng gì, cầngiải quyết như thế nào để tận dụng cơ hội hoặc giảm thiểu rủi ro

Kế hoạch hoá giúp doanh nghiệp khai thác các nguồn lực, tập trung vào việcthực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp Kế hoạch hoá là nhằm đạt đượccác mục tiêu của doanh nghiệp, cho nên chính các hoạt động của công tác kếhoạch hoá là tập trung sự chú ý vào những mục tiêu này Thông qua sự tậptrung vào mục tiêu, các nguồn lực của doanh nghiệp được khai thác tối đa

Trang 31

Kích thích sự tham gia một cách chủ động của các thành viên trong doanhnghiệp vào hoạt động kinh doanh Việc lập kế hoạch không chỉ giúp các cấpquản trị, mà toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp suy nghĩ, đề xuất các ýtưởng, giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Mặt khác, kế hoạch được Hội đồng quản trị hay Giám đốc Công ty phê duyệtvà giao cho các đơn vị trực thuộc, là nhiệm vụ của đơn vị Để hoàn thànhnhiệm vụ, toàn thể đơn vị đó phải chủ động tham gia vào quá trình triển khaithực hiện kế hoạch, đánh giá, điều chỉnh,…

Tạo ra sự phối hợp tốt giữa các bộ phận trong doanh nghiệp Kế hoạch hoá làhệ thống bao gồm kế hoạch chung của doanh nghiệp và các bộ phận trựcthuộc Các kế hoạch bộ phận này có những chỉ tiêu riêng nhưng giữa chúngcó quan hệ mật thiết với nhau mà tác dụng của nó không gì ngoài việc hướngtới hoàn thành kế hoạch chung Trong quá trình kế hoạch hoá, giữa các bộphận thường xuyên có những mâu thuẫn mà kết quả của nó dẫn tới việc cáccấp quản trị phải điều hoà, giải quyết Chính bởi vậy, kế hoạch hoá giúp các

bộ phận có xu hướng phối hợp tốt với nhau trong hoạt động

Tạo ra hệ thống kiểm tra có hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh củadoanh nghiệp Kết quả sản xuất kinh doanh được so sánh với kế hoạch đã đề

ra, phân tích đánh giá nguyên nhân dẫn tới việc hoàn thành hay không hoànthành kế hoạch Do đó, nó trở thành hệ thống kiểm tra tự nhiên, chi tiết, đầyđủ và có hiệu quả đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

2.1.3. Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp

Đứng trên mỗi góc độ khác nhau, hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp đượcchia thành những bộ phận khác nhau

2.1.3.1 Kế hoạch hóa theo mục tiêu

Kế hoạch hoá theo mục tiêu là việc phân đoạn kế hoạch theo từng công việccụ thể nhằm hoàn thành mục tiêu tại một thời điểm xác định Kế hoạch hoá theomục tiêu thường có tại các doanh nghiệp xây lắp, cung cấp dịch vụ tư vấn,…

Trang 32

Đặc điểm chung có việc kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh theomục tiêu là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh đó là xác định Nội dung kếhoạch là việc lập tiến độ thực hiện theo từng phần việc cụ thể, tổ chức thực hiệntheo tiến độ, đánh giá điều chỉnh theo tiến độ.

2.1.3.2.Kế hoạch hoá theo thời gian

Đây là thể hiện việc phân đoạn kế hoạch theo thời gian cần thiết để thực hiệnchỉ tiêu đặt ra Theo góc độ này, kế hoạch doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận cấuthành:

Kế hoạch dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm Quá

trình soạn lập kế hoạch dài hạn được đặc trưng bởi:

Môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã cómặt;

Dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, bao gồm xu hướng dự tính của nhucầu, giá cả và hành vi cạnh tranh;

Chủ yếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính;

Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo

Cần lưu ý rằng kế hoạch dài hạn không đồng nghĩa với kế hoạch chiến lượcvì kế hoạch chiến lược bao trùm nội dung khác không phải chỉ đứng trên góc độthời gian

Kế hoạch trung hạn cụ thể hoá những định hướng của kế hoạch dài hạn ra

các khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm

Kế hoạch hàng năm: thường được gọi là kế hoạch sản xuất - kinh doanh Kế

hoạch sản xuất - kinh doanh đề ra các chỉ tiêu cụ thể phải đạt được trong năm kếhoạch, đồng thời bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của doanhnghiệp để đạt được mục tiêu Kế hoạch năm phản ánh mọi hoạt động của doanhnghiệp dự kiến thực hiện trong năm kế hoạch như tiêu thụ, sản xuất, kỹ thuật côngnghệ, tiền lương,…

Kế hoạch quý, 06 tháng: là việc chia nhỏ kế hoạch năm nhằm tiến hành các

phân tích, đánh giá tình hình thực hiện trong thời gian qua, đề ra những công việc

Trang 33

cần thực hiện để hoàn thành kế hoạch năm, hoặc điều chỉnh kế hoạch theo thực tế.Nhìn chung, kế hoạch quý, 06 tháng chỉ bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu, quan trọngtrong kế hoạch của doanh nghiệp như sản xuất, doanh thu, đầu tư,…

Kế hoạch tác nghiệp tháng, tuần, ngày: là việc chia nhỏ các kế hoạch quý

nhằm phân tải hoạt động của doanh nghiệp một cách hợp lý Đồng thời giúp các cấpquản trị phát hiện kịp thời các đột biến trong quá trình kinh doanh để có giải pháp

Việc phân chia thời hạn của các kế hoạch chỉ mang tính tương đối, nhất làđối với những điều kiện thị trường hiện nay thay đổi với tốc độ nhanh hơn nhiều sovới cách đây vài thập kỷ Do vậy, trong những lĩnh vực mà điều kiện thị trường biếnđộng nhiều (chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng nhanh, vòng đời sản phẩm ngàycàng ngắn,…) thì những kế hoạch từ 3 đến 5 năm cũng có thể coi là dài hạn

Ba loại kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cần phải được liên kết chặt chẽ vớinhau và không được phủ nhận lẫn nhau Cần thiết phải nhấn mạnh đến tầm quantrọng của việc giải quyết mối quan hệ giữa các loại kế hoạch theo thời gian vì trênthực tế, đã nảy sinh nhiều lãng phí từ các quyết định theo những tình huống trướcmắt mà không đánh giá được ảnh hưởng của các quyết định này đối với các mụctiêu dài hạn hơn Nhiều kế hoạch ngắn hạn đã không những không đóng góp gì chomột kế hoạch dài hạn mà còn gây nhiều trở ngại, hay có những đòi hỏi nhiều đối vớicác kế hoạch dài hạn Ví dụ như nếu một doanh nghiệp nhỏ nhận một đơn đặt hànglớn mà không tính đến ảnh hưởng của đơn đặt hàng tới khả năng sản xuất hay cungcấp tiền mặt của doanh nghiệp thì điều đó có thể cản trở tới khả năng tương lai đểtrang trải tài chính cho mở rộng một cách hệ thống, đủ để tạo ra những thay đổitrong chương trình dài hạn của doanh nghiệp Trong nhiều trường hợp quyết định sathải một số công nhân không có lý do chính đáng có thể cản trở mục tiêu dài hạncủa công ty trong việc phát triển một chương trình nhân sự đúng đắn và có hiệu quả

Để thực hiện được mối quan hệ giữa kế hoạch dài, trung và ngắn hạn, cácnhà lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp nên thường xuyên xem xét và sửa đổi cácquyết định trước mắt xem chúng có phục vụ các chương trình dài hạn hay không vàcác nhà quản lý cấp dưới nên được thông báo một cách thường xuyên về kế hoạch

Trang 34

dài hạn của doanh nghiệp sao cho các quyết định của họ phù hợp với các mục tiêudài hạn của doanh nghiệp.

2.1.3.3.Kế hoạch hoá theo cấp độ

Xét về nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch hoá, chúng ta có thể chiahệ thống kế hoạch doanh nghiệp làm hai bộ phận: kế hoạch chiến lược và kế hoạchchiến thuật (hay kế hoạch tác nghiệp)

Kế hoạch chiến lược: Khái niệm chiến lược xuất phát từ tiếng Hy Lạp vàxuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực quân sự Chiến lược có nghĩa là “nghệ thuậtcủa tướng lĩnh” để tìm ra con đường đúng đắn nhất giành chiến thắng Lậpkế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp phổ biến vào những năm 1960 đối vớicác doanh nghiệp lớn khi mà hoạt động của chúng trở nên phức tạp hơn,đồng thời cạnh tranh gay gắt hơn, đa dạng hơn trong khi các tiến bộ về khoahọc công nghệ trở nên tăng tốc hơn khiến cho các doanh nghiệp khó khăntrong việc lựa chọn mục tiêu phát triển công nghệ và sản phẩm mới, thâmnhập thị trường, lựa chọn các phương thức phát triển ….Kế hoạch chiến lượcáp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng lớn cho phép doanh nghiệpthay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những phươngpháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó Soạn lập kế hoạch chiến lược khôngphải từ những kỳ vọng mà doanh nghiệp muốn đạt tới mà là xuất phát từ khảnăng thực tế của doanh nghiệp và như vậy nó là sự phản ứng của doanhnghiệp đối với hoàn cảnh khách quan bên trong và bên ngoài của hoạt độngdoanh nghiệp.Thường thì kế hoạch chiến lược được soạn thảo cho thời giandài, tuy vậy nó không đồng nghĩa với kế hoạch dài hạn Nhiều doanh nghiệpđã dựa vào những kế hoạch chiến lược ngắn hạn Nói đến kế hoạch chiếnlược không phải là nói đến góc độ thời gian của kế hoạch mà nói đến tínhchất định hướng của kế hoạch và bao gồm toàn bộ mục tiêu tổng thể pháttriển doanh nghiệp Trách nhiệm soạn thảo kế hoạch chiến lược trước hết làcủa lãnh đạo doanh nghiệp, vì kế hoạch chiến lược đòi hỏi trách nhiệm rấtcao, quy mô hoạt động rộng lớn của các nhà quản lý

Trang 35

Kế hoạch chiến thuật: Kế hoạch chiến thuật là công cụ cho phép chuyển cácđịnh hướng chiến lược thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận củadoanh nghiệp trong khuôn khổ các hoạt động của doanh nghiệp, nhằm thựchiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược Kế hoạch tác nghiệp đượcthể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt độngkinh doanh như: kế hoạch sản xuất, kế hoạch marketing, kế hoạch tài chính,nhân sự của doanh nghiệp.

Kế hoạch chiến lược tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đếntương lai của doanh nghiệp, trong khi đó kế hoạch tác nghiệp liên quan đến tất cảcác lĩnh vực và tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, quy trình kế hoạch hoá chiếnlược đòi hỏi chủ yếu là sự tham gia của các nhà lãnh đạo trong khi kế hoạch tácnghiệp huy động tất cả các cán bộ phụ trách bộ phận

2.1.4. Các bước lập kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu kế hoạch và một số phương pháp xây dựng kế hoạch

2.1.4.1 Các bước lập kế hoạch kinh doanh

Bước 1: Nghiên cứu tình hình và dự báo: Là điểm bắt đầu của việc lập kế hoạch.

Để nhận thức được cơ hội cần phải có những hiểu biết về môi trường, thị trường, vềsự cạnh tranh, về điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh

Dự đoán được các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án đối phó Đối với

công tác kinh doanh: Cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch

Bước 2: Xác định mục tiêu: Mục tiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực

hiện và được lượng hóa đến mức cao nhất có thể (mặc dù tổ chức thường có cả hailoại mục tiêu định tính và định lượng)

Bước 3- Xây dựng các phương án: Tìm ra và nghiên cứu các phương án hành động

có thể lựa chọn Cần giảm bớt các phương án lựa chọn để sao cho chỉ có nhữngphương án có triển vọng nhất được đưa ra phân tích

Bước4 - Đánh giá các phương án: Đánh giá các phương án theo tiêu chuẩn phù

hợp với mục tiêu và trung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định

Trang 36

Bước 5- Lựa chọn phương án và ra quyết định: Sau quá trình đánh giá các

phương án, một vài phương án sẽ được lựa chọn Lúc này cần ra quyết định để phân

bổ con người và các nguồn lực khác của tổ chức cho việc thực hiện kế hoạch

Sản phẩm trong bước lập kế hoạch: Kế hoạch công tác năm, tháng/tuần của đơn vịvà các kế hoạch tác nghiệp ( kế hoạch bán hàng lưu động, vùng lõm, )

2.1.4.2 Các chỉ tiêu kế hoạch

Chỉ tiêu kế hoạch là các đích, các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp viễnthông, có thể tính toán, so sánh, đối chiếu và phân tích được

Các chỉ tiêu kế hoạch có đặc trưng và khác biệt với các loại chỉ tiêu khác (tàichính, hạch toán…) ở chỗ, chúng là các đích và mục tiêu phác thảo cho hoạt độngtrong tương lai Vì vậy, ngoài kết quả phân tích hiện trạng, khi xác định các chỉ tiêukế hoạch còn phải căn cứ vào kết quả dự đoán và dự báo Về bản chất, chỉ tiêu kếhoạch là phương tiện ngôn ngữ để chuyển tải thông tin về nhiệm vụ thực hiện cácmục tiêu kinh tế từ người lập kế hoạch mong muốn Mặc dù trong đa số các trườnghợp, giữa người lập kế hoạch và người thực hiện kế hoạch không có mối liên hệtrực tiếp

Yêu cầu đối với các chỉ tiêu kế hoạch:

- Phải có khả năng chuyển tải thông tin, phản ánh nội dung của các nhiệm vụkế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác và dễ hiểu

- Phải đồng bộ và có khả năng so sánh được với các chỉ tiêu kinh tế khác

- Nội dungh của hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phải phản ánh bao quát, toàn diệncác mặt hoạt động của doanh nghiệp, cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp và lợiích kinh tế mà doanh nghiệp được hưởng

- Phải có tác dụng kích thích, khuyến khích thực hiện hoàn thành nhiệm vụđược giao Nói cách khác, chỉ tiêu kế hoạch phải mang tính khả thi cao, được giaođúng hạn và đúng địa chỉ người thực hiện

Các loại chỉ tiêu kế hoạch:

Căn cứ vào tính chất phản ánh của chỉ tiêu:

Trang 37

- Chỉ tiêu số lượng: thể hiện quy mô và cơ cấu của các đối tượng kế hoạch,bao gồm các chỉ tiêu phản ánh về mặt quy mô, số lượng… các hoạt động của doanhnghiệp, như giá trị tổng sản lượng, số lượng lao động, giá trị tài sản cố định, số thuêbao phát triển, doanh thu viễn thông,…

- Chỉ tiêu chất lượng: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng từng mặt côngtác hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ vào đơn vị tính toán gồm:

- Chỉ tiêu hiện vật: phản ánh đặc tính hữu dụng của đối tượng kế hoạch,thường áp dụng cho các đối tượng là thành phẩm hoặc bán thành phẩm

- Chỉ tiêu giá trị: là các chỉ tiêu được đo lường bằng các đơn vị tiền tệ (nội tệ,ngoại tệ), như doanh thu, năng suất lao động tính bằng tiền, giá thành sản phẩm.Căn cứ vào đại lượng đo lường có:

- Chỉ tiêu tuyệt đối: phản ánh thuần túy quy mô, độ lớn của các đối tượng kếhoạch Chúng được diễn đạt bằng các đơn vị đo lường có giá trị tuyệt đối, với nhiềuloại đơn vị khác nhau

- Chỉ tiêu tương đối: phản ánh sự vận động của đối tượng kế hoạch Chúngđược diễn đạt bằng các đại lượng tương đối

Căn cứ vào việc phân cấp quản lý gồm:

- Chỉ tiêu pháp lệnh: là chỉ tiêu nhà nước, cấp trên giao kế hoạch cho cácdoanh nghiệp Nhà nước Đó là các chỉ tiêu được quy định thống nhất về nội dung,phương pháp, tính toán và bắt buộc phải thực hiện Trong tương lai, hệ thống chỉtiêu này sẽ được thay thế bằng các đơn đặt hàng, các hợp đồng, khi mà Nhà nước cócác điều kiện và các bộ luật tương ứng

- Chỉ tiêu hướng dẫn: đó là các chỉ tiêu không có ý nghĩa bắt buộc trong thựchiện, song lại bắt buộc về nội dung và phương pháp tính toán Trong điều kiện kinhtế thị trường, các chỉ tiêu này sẽ được áp dụng rộng rãi nhằm phục vụ hoạt độngthông tin kinh tế và phân tích các chỉ tiêu kinh tế quốc dân

Trang 38

- Chỉ tiêu tính toán: là các chỉ tiêu do từng doanh nghiệp quy định và tính toánphục vụ cho công tác quản lý và kế hoạch hóa trong phạm vi doanh nghiệp Đây làloại chỉ tiêu chiếm số lượng tuyệt đại đa số trong các văn bản kế hoạch, với sốlượng không hạn chế.

2.1.4.3 Phương pháp lập kế hoạch

* Phương pháp cân đối: Phương pháp cân đối được tiến hành qua 3 bước:

Bước 01: Xác định nhu cầu các yếu tố sản xuất để thực hiện các mục tiêu kinhdoanh dự kiến

BƯớc 02: Xác định khả năng bao gồm khả năng đã có và chắc chắn sẽ có vềcác yếu tố sản xuất

Bước 03: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về các yếu tố sản xuất

Trong cơ chế thị trường, phương pháp cân đối phải đảm bảo các yêu cầu sau:Cân đối được thực hiện là cân đối động, cân đối để lựa chọn phương án sảnlượng chứ không phải cân đối theo phương án sản lượng được chỉ định Phương áncân đối dựa trên cơ sở 2 yếu tố biến động đó là nhu cầu thị trường và các nguồn khảnăng có thể khai thác

Thực hiện cân đối liên hoàn, tức là tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhau để liêntục bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi môi trường kinhdoanh Quá trình cân đối được tiến hành liên tục theo chu trình “Cân đối-mất cânđối-cân đối mới” Sự biến động nhanh chóng của nhu cầu thị trường và điều kiệnkinh doanh làm cho các mối quan hệ cân đối ngày hôm qua đến hôm nay đã trở nênmất cân đối Tính chất mất cân đối có cơ sở từ sự biến đổi động của nhu cầu thịtrường và các nguồn cung ứng Vì vậy, việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch là việclàm tất yếu

Thực hiện cân đối trong từng yếu tố trước khi tiến hành cân đối giữa các yếutố Kết quả cân đối tổng hợp phải là căn cứ xác định năng lực sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và là cơ sở để xác định hoặc điều chỉnh phương án kinh doanhcủa doanh nghiệp Để thuận tiện cho việc quản lý, người ta phân biệt các bảng cân

Trang 39

đối thành ba loại tương ứng với ba yếu tố nguồn lực đầu vào chủ yếu của doanhnghiệp: cân đối vật tư, cân đối lao động và cân đối tài chính.

*Phương pháp định mức:

Nội dung của phương pháp định mức là dựa trên việc sử dụng các định mức kinh tế

kỹ thuât về tiêu hao các yếu tố nguồn lực cho một đơn vị sản phẩm đầu ra hoặc mộtđơn vị kết quả trung gian (đơn vị thời gian vận hành máy móc thiết bị, một côngđoạn của quá trình sản xuất, ) để tính toán tổng nhu cầu về từng yếu tố kinh tế cầncó để đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã dự định Đặc điểm củaphương pháp định mức: Hệ thống định mức chính là yếu tố cần phỉa có trong quátrình tính toán Chất lượng của các định mức sẽ quyết định chất lượng của các chỉtiêu kế hoạch Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các kế hoạch khi chúngđược triển khai thực hiện Vì vậy, các hệ thống kinh tế kỹ thuât được sử dụng trongquá trình lập kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu:

- Các định mức phải đảm bảo tính tiên tiến về kỹ thuật sản xuất và tổ chức sảnxuất, tổ chức lao dộng

- Trong một số trường hợp, các định mức có thể dùng làm tiêu chuẩn để đánhgiá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, cần phải xem xét mức độ tương đồng giữacác doanh nghiệp khác nhau về chế độ phân cấp quản lý và khả năng đầu tư cơ sởvật chất kỹ thuật

* Phương pháp phân tích các nhân tố tác động:

Phương pháp phân tích các nhân tố tác động là phương pháp lập kế hoạch cótính chất truyền thông được sử dụng rộng rãi Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏicác nhà quản trị phải có cách xem xét, phân tích hệ thông và tổng thể nhiều vấn đề,có sự hiểu biết sâu sắc bản chất của đối tượng kế hoạch, về các đặc điểm định tínhvà định lượng của nó, biết đặt tình trạng của các yếu tố nội tại của doanh nghiệptrong bối cảnh kinh tế của các yếu tố ngoại lai Phương pháp này có 2 phạm vi sửdụng: để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể và để xây dựng kế hoạch tổng thể

Trang 40

2.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.1. Các bộ phận của kế hoạch sản xuất - kinh doanh

2.2.1.1 Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chiếm vị trị chủ đạo trong kế hoạchsản xuất kinh doanh hàng năm Mọi bộ phận kế hoạch khác đều phải bắt đầu và dựavào kế hoạch tiêu thụ và sản xuất để mà lập các chỉ tiêu kế hoạch bộ phận

Các chỉ tiêu của kế hoạch tiêu thụ và sản xuất sản phẩm:

Danh mục các mặt hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ sản xuất và tiêu thụ trongnăm kế hoạch

Tên từng mặt hàng dịch vụ, chất lượng quy cách và số lượng sẽ tiêu thụtrong năm kế hoạch

Tổng doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

Để có những chỉ tiêu này, nội dung công tác kế hoạch bao gồm các việc sau: Xác định danh mục mặt hàng sản phẩm, dịch vụ sẽ sản xuất kinh doanh nămkế hoạch

Xác định số lượng từng sản phẩm, dịch vụ sẽ tiêu thụ

Xác định số lượng từng mặt hàng sẽ sản xuất sau khi cân đối số tiêu thụ vớitồn kho đầu năm cuối năm

Phân phối nhiệm vụ kế hoạch sản xuất cho các đơn vị sản xuất

Phân phối nhiệm vụ sản xuất cho các quý, tháng trong năm

Để lập kế hoạch tiêu thụ và sản xuất sản phẩm, nhà xây dựng kế hoạch phảidựa vào một số căn cứ nhất định Những căn cứ quan trọng nhất là:

Chiến lược kinh doanh trong dài hạn

Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng, dịch vụ năm trước, kỳ trước

Đơn đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký

Dự đoán sự thay đổi của cầu

Cân đối quan hệ cung cầu

Năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Ngày đăng: 27/02/2023, 19:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w