Nói cách khác, thất bại của thị trường là những trường hợp trong đó thị trường tự do cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn.. Nếu độc quyền vẫn tiếp tục t
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù thị trường thường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế, nhưng quy tắc nào cũng bao hàm một vài trường hợp ngoại lệ quan trọng Có hai nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế Đó là thúc đẩy hiệu quả và sự công bằng Nghĩa là, hầu hết các chính sách đều nhằm vào mục tiêu vừa làm cho chiếc bánh kinh tế lớn lên, vừa làm thay đổi cách thức phân chia chiếc bánh đó
Bàn tay vô hình thường hướng dẫn thị trường phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả Song vì nhiều nguyên nhân, đôi khi bàn tay vô hình bị tê liệt Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ “thất bại thị trường” để chỉ tình huống thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ nguồn lực theo cách có hiệu quả do: sức mạnh thị trường, ảnh hưởng bên ngoài, hàng hóa công cộng, thông tin không đầy đủ, phân phối không công bằng
Vì vậy, để làm rõ hơn những vấn đề nêu trên trong pham vi của đề tài ta đi nghiên cứu về “Những thất bại của thị trường và vai trò của chính phủ”.
II NỘI DUNG 2.1 Những hiểu biết chung về thất bại thị trường
Trong điều kiện tất cả các thị trường trong nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế
sẽ đạt hiệu quả Pareto (hiệu quả phân bổ nguồn lực) Tại đó, lợi ích cận biên mà người tiêu dùng nhận được đúng bằng chi phí cận biên mà người sản xuất bỏ ra để có sản phẩm
đó (MU=MC) Nhưng trên thực tế, nền kinh tế thị trường chưa phải là nền kinh tế hoàn hảo tối ưu mà chính trong lòng nó cũng vốn có những mặt trái, những thất bại mà con người không mong muốn Đây chính là cơ sở để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy tính ưu việt và mặt trái của nó
Những thất bại của thị trường là tình huống trong đó điểm cân bằng trong các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bố có hiệu quả, tức là ngăn cản bàn tay
vô hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả Nói cách khác, thất bại của thị trường là những trường hợp trong đó thị trường tự do cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn
2.2 Nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường
Các thị trường cạnh tranh tự do thất bại vì bốn lý do: sức mạnh thị trường, thông tin không hoàn hảo, các ngoại ứng và thiếu hụt hàng hóa công cộng
Sức mạnh thị trường: là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng của một cá nhân (hay nhóm người) trong việc gây ảnh hưởng quá mạnh lên giá thị trường Ví dụ, chúng ta giả định tất cả mọi người trong một thị trấn đều cần nước, nhưng lại chỉ có một cái giếng Người chủ giếng có sức mạnh thị trường - tức nắm được vai trò độc quyền trong việc bán
Trang 2nước Người chủ giếng không phải tuân theo sự cạnh tranh khốc liệt mà nhờ nó bàn tay
vô hình kiểm soát được lợi ích cá nhân
Ảnh hưởng bên ngoài - các ngoại ứng: là tác động do hành vi của một người tạo ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc Ví dụ kinh điển về ngoại ứng tiêu cực (hay chi phí ngoại ứng) là ôi nhiễm Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ chi phí cho khí thải của nó, thì có thể nó sẽ thải ra rất nhiều khí thải Trong trường hợp, này chính phủ có thể làm tăng phúc lợi kinh tế nhờ các quy định về môi trường Ví dụ, kinh điển về ngoại ứng tích cực (hay ích lợi ngoại ứng) là phát kiến khoa học Khi đi đến một phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn lực có giá trị mà mọi người có thể
sử dụng Trong trường hợp này, chính phủ có thể tăng phúc lợi kinh tế bằng cách trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học
Thiếu hụt hàng hóa công cộng: hàng hóa công cộng là hàng hóa không loại trừ, không cạnh tranh vừa là hàng hóa mà mọi người đều có quyền hưởng thụ, quyền sử dụng Chúng cung cấp cho người ta những lợi ích với một chi phí cận biên bằng không Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được tự do hưởng thụ mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào Đứng trên giác độ kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận các cá nhân không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa công cộng (vốn đầu tư rất lớn, lợi nhuận rất thấp hoặc không có lợi nhuận) Do đó, nền kinh tế luôn thiếu hụt hàng hóa công cộng
Thông tin không hoàn hảo (thông tin không đối xứng): là tình huống trong đó người sản xuất, người tiêu dùng không có đủ thông tin về sản xuất, tiêu dùng hoặc tham gia vào công việc nào đó làm giảm tính hiệu quả của thị trường
2.3 Phân tích những thất bại của thị trường
2.3.1 Độc quyền và thị trường (Monopoly)
Độc quyền có thể dẫn đến phân bổ không hiệu quả các nguồn lực vì họ có thể khuyến khích các nhà cung cấp để tính phí với giá cao bất thường và sản xuất quá ít, do
đó làm giảm phúc lợi xã hội tổng thể Họ cũng có tác dụng quan trọng phân phối, dẫn đến
sự phân phối lại lợi ích từ việc trao đổi từ người tiêu dùng để doanh nghiệp độc quyền Nếu độc quyền vẫn tiếp tục tồn tại trong dài hạn, sau đó nó có thể đẩy lùi bất kỳ
ưu đãi cho nhà cung cấp để đổi mới và giảm chi phí
Nguyên nhân quan trọng khác của thất bại thị trường bao gồm sự vắng mặt của thông tin cần thiết để làm cho sự lựa chọn hợp lý hoặc phối hợp các hoạt động của các tác nhân kinh tế khác nhau, sự tồn tại của sự không chắc chắn, tình trạng bất động của các yếu tố sản xuất, và sở thích của người tiêu dùng không thích hợp Chúng tôi đã nhìn thấy rằng lạm dụng quyền lực thị trường độc quyền hoặc oligopolies có thể dẫn đến giá cao hơn và sản xuất thấp hơn mức mong muốn xã hội Sự khác biệt trong sức mạnh thị trường
Trang 3thực hiện bởi các tác nhân kinh tế khác nhau cũng có thể dẫn đến một mức độ không mong muốn của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và của cải
Sen là mô hình thu hút sự chú ý đến tính chất conflictive của thị trường chứ không phải là khía cạnh hài hòa của họ Theo Sen, phân phối lợi nhuận tích luỹ từ một cuộc trao đổi giữa các bên tham gia giao dịch phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế tương đối của các bên giao dịch Kể từ khi tình hình thị trường được kèm theo sự mất cân bằng trong sức mạnh kinh tế, phân phối lợi ích thu được từ trao đổi kết quả cũng không đồng đều, thường dẫn đến sự bất bình đẳng thu nhập cao tại các nền kinh tế thị trường Bất bình đẳng này có thể được làm giảm phần nào bởi những hành động tái phân phối của nhà nước phúc lợi Tất nhiên khác nhau đối với extensiveness của nhà nước phúc lợi, và hầu hết các nước đang phát triển có quy định phúc lợi nhà nước rất hạn chế
Nếu bạn so sánh mô hình của Sen và mô hình của Schumpeter Schumpeter nhấn mạnh tính chất năng động của cạnh tranh, và cảm thấy rằng sự cạnh tranh trên sự đổi mới trong các sản phẩm và quy trình là quan trọng hơn cạnh tranh về giá thuần túy trong ngắn hạn, Đối với ông, chi phí được giảm tiến bộ trong công nghệ và thông qua các nền kinh tế của quy mô đạt được của các công ty thành công Các công ty không thể theo kịp trong cuộc đua này đổi mới đi phá sản: ông gọi là quá trình này “hủy diệt sáng tạo”
Trên thị trường hiện nay có ba hình thức trong mối quan hệ hệ giữa các công ty với nhau thể hiện hành vi độc quyền, hành động của một công ty hoặc sự kết hợp về cấu trúc giữa các công ty độc lập Ba hình thức này là:các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, độc quyền, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh và sáp nhập
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho phép các nhóm công ty hoạt động cùng nhau nhằm đạt được lợi ích trong vị trí độc quyến, tăng giá ,hạn chế sản phẩm và ngăn cản sự xâm nhập mới vào thị trường hoặc các hoạt động phát triển (thường công nghệ hoặc kỹ thuật) Những thỏa thuận nguy hiểm nhất là các thỏa thuận ngăn cản sự ganh đua về các động lực cơ bản của cạnh tranh trên thị trường là giá cả sản phẩm.Tùy theo từng hoàn cảnh, các thỏa thuận về sản phẩm kết hợp chẳng hạn như yêu cầu các nhà phân phối đảm nhận tất cả các khâu hoặc trói buộc các sản phẩm khác nhau lại (chẳng hạn như yêu cầu bán kèm hoặc mua kèm một sản phậm với một sản phẩm được thị trường ưa chuộng), có thể hoặc tạo điều kiện hoặc hạn chế giới thiệu sản phẩm mới Quyền kinh doanh thường bao gồm một tập hợp các thỏa thuận với các yếu tố cạnh tranh quan trọng Một thỏa thuận
về sử dụng quyền kinh doanh có thể bao gồm các điều khoản về cạnh tranh trong cùng môi trường địa lý, về việc liên hệ với nguồn cung và về các quyền đối với sở hữu trí tuệ chẳng hạn thương hiệu (ví dụ như kinh doanh dưới thương hiệu nào đó phải đảm bảo thống nhất về cách thức trang trí cửa hàng hay sử dụng cùng một nhà cung cấp dịch vụ)
Trang 4Lạm dụng vị trí độc quyền đích thực do không phải đối mặt với cạnh tranh hay đe dọa canh tranh sẽ đưa mức giá cao hơn và sản xuất ít hơn hoặc sản phẩm kém chất lượng hơn Công ty này cũng có thể ít giới thiệu các sản phẩm phát triển hay các phương pháp cải tiến chất lượng Thứ ba là “sáp nhập” hay “tập trung kinh tế” bao gồm các loại hợp nhất
về cấu trúc chẳng hạn như cổ phần hoặc tài sản, công ty liên doanh, cùng nắm giữ cổ phần hoặc ban quản trị phối hợp (cùng tham gia trong vấn đề điều hành công ty) Việc sáp nhập tại các thị trường có độ tập trung bất thường hoặc việc sáp nhập tạo ra các công ty
có thị phần cao bất thường được coi là có nhiều khả năng ảnh hưởng tới cạnh tranh
2.3.2 Các yếu tố ngoại ứng (Externalities)
Các thị trường sẽ không dẫn đến hiệu quả xã hội nếu các hành động của các nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng ảnh hưởng đến người khác hơn bản thân họ Những ảnh hưởng trên người khác được biết như là yếu tố ngoại ứng: là các tác dụng phụ, tác dụng của bên thứ ba, sản xuất, tiêu thụ Yếu tố bên ngoài có thể được mong muốn hoặc không mong muốn
- Ngoại ứng tiêu cực
Xảy ra khi hoạt động của một bên áp đặt chi phí hoặc tổn thất cho bên khác mà không được tính đến trong chi phí sản xuất của bên gây ra ngoại ứng Ví dụ, khi một công
ty mỳ chính thải hóa chất ra một dòng sông mà không phải chịu một chi phí nào mặc dù gây tổn thất cho cộng đồng nuôi cá trên sông Điều này gây ra tính phi hiệu quả trong sản xuất mỳ chính Giá bán mỳ chính (=chi phí biên của việc sản xuất mỳ chính) thấp hơn khi chi phí sản xuất bao hàm cả chi phi ôi nhiễm Vậy là ngoại ứng tiêu cực gây ra chi phí ngoài, trong khi giá cả thị trường không phản ánh được tất cả các chi phí sản xuất ra nó dẫn đến thất bại thị trường
Lợi ích dòng xã hội đạt tối đa tại mức hoạt động tối ưu xã hội Q* Tuy nhiên, ở thị trường, các cá nhân sẽ tối đa hóa lợi nhuận của họ ở mức hoạt động tối ưu cá nhân là Q1 Do chi phí cận biên của cá nhân (MPC) nhỏ hơn chi phí cận biên xã hội (MSC) nên Q1>Q* do việc định giá sản phẩm không chính xác, giá thị trường phản ánh MPC nhưng không phản ánh MSC tức giá thị trường là thấp Như vậy, ngoại ứng tiêu cực đã làm cho chi phí xã hội của ngành cao hơn chi phí cá nhân dẫn đến sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tối ưu Sự thất bại của thị trường thể hiện ở chỗ giá cả thị trường chỉ phản ánh chi phí biên cá nhân, nhưng không phản ánh được chi phí biên xã hội và sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tối ưu xã hội
- Ngoại ứng tích cực
Trang 5Khi hoạt động của một bên mang lại lợi ích cho bên khác mà không được tính đến trong chi phí sản xuất của bên gây ra ngoại ứng Ví dụ, Trồng rừng tạo ra ngoại ứng tích cực là bảo vệ đất, làm sạch môi trường không khí, tạo cảnh quan Như vậy, ngoại ứng tích cực là sự ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra bên trong một hệ mang lại phúc lợi cho các yếu tố bên ngoài hệ đó Bên cạnh chi phí ngoài gây nên cho hệ môi trường không được cá nhân tính toán để xác định sản lượng tối ưu là nguyên nhân gây nên sự thất bại của thị trường ở ví dụ trên những ngoại ứng tích cực đã tạo nên những lợi ích ngoài cũng không được phản ánh vào lợi ích xã hội
Ngoại ứng tích cực cũng đã tạo nên sự thất bại trên thị trường Nó làm cho sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng hiệu quả xã hội (Q1<Q*)
Ở Việt Nam thực trạng hiện tại là ít có doanh nghiệp có trách nhiệm về môi trường và lợi ích xã hội trong chính sách và tôn chỉ của doanh nghiệp Sự xuất hiện của những “làng ung thư” Liên tục trong thời gian gần đây cho thấy, cái giá phải trả cho ô nhiễm môi trường là quá đắt Đứng đầu là ô nhiễm môi trường nước do các doanh nghiệp sản xuất đã thải chất thải không được xử lý tiêu chuẩn Theo ông Trần Hồng Hà, Cục trưởng Cục Bảo
vệ môi trường-Bộ TN&MT, cho biết tính đến tháng 6/2006, Việt Nam co 134 khu Công Nghiệp, khu chế xuất, trong đó chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung Các khu Công Nghiệp chế xuất này thải ra hàng triệu tấn rác thải mỗi năm, trong đó có hàng vạn tấn chất thải nguy hại
2.3.3 Hàng hóa công cộng (Public Goods)
Hàng hóa công cộng chính là trường hợp có tác động ngoại ứng mạnh tích cực hoàn toàn có lợi ích Ví dụ, sự nghiệp an ninh quốc phòng nếu quân đội và cảnh sát làm tốt công tác này thì mọi công dân đều được hưởng bình yên
Hàng hóa công cộng không có chủ sở hữu riêng, mọi người đều có quyền tiêu dùng hàng hóa đó Loại hàng hóa này mang hai đặc tính chủ yếu là không có tính loại trừ
và không có tính cạnh tranh
- Hàng hóa không mang tính loại trừ: không thể loại trừ khỏi việc tiêu dùng nó Do đó rất khó hoặc không thể thu tiền mọi người về việc sử dụng hay hưởng thụ hàng hóa này nói cách khác không thể đòi người ta trả giá trực tiếp cho việc sử dụng
Hàng hóa không mang tính cạnh tranh: một mức sản lượng đã cho có chi phí cận biên bằng không (MC=0) khi cung cấp thêm hàng hóa đó cho một người tiêu dùng bổ sung Hàng hóa không mang tính cạnh tranh có thể được cung cấp cho mọi người mà không ảnh hưởng đến cơ hội tiêu dùng chúng của bất cứ ai Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó Điều này ngược lại
Trang 6hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng
Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng không, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó ví
dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau Đó là những hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn Một số hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể định giá thì gọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá Ví dụ đường cao tốc, cầu có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người
sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn
Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được tự do hưởng thụ mà không phải trả bất kỳ một khoản phí nào Ở đây xuất hiện “kẻ ăn không” - là người tiêu dùng hàng hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng rất tốn kém nhưng không trả tiền Vì mục tiêu lợi nhuận các nhà kinh tế không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa công cộng dẫn đến tình trạng luôn có sự thiếu hụt hàng hóa công cộng Đây được xem như một dạng thất bại của nền kinh tế thị trường
2.3.4 Thông tin không hoàn hảo (incomplete information)
Nếu người tiêu dùng không có thông tin chính xác về giá thị trường hoặc chất lượng sản phẩm thì hệ thống thị trường sẽ hoạt động không có hiệu quả Việc thiếu thông tin có thể làm cho người sản xuất cung cấp quá nhiều một vài loại sản phẩm và quá ít các sản phẩm khác Hoặc cũng do thiếu thông tin, một số người tiêu dùng có thể không mua sản phẩm mặc dù họ sẽ được lợi nếu mua hàng hóa đó, khi đó một số người tiêu dùng khác lại mua sản phẩm khiến họ bị thiệt Ví dụ, trong thị trường y tế, bác sỹ (người bán) thường có nhiều thông tin về bệnh tật, thuốc men hơn người bệnh (ngươi mua) Chính vì điều này, một số bác sỹ thường lợi dụng sự am hiểu thông tin không đầy đủ của bệnh nhân để mưu lợi cá nhân Đây chính là loại thất bại thị trường do thiếu thông tin, gây thiệt hại cho người tiêu dùng
Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhận xét tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trong năm đầu tiên khi VN gia nhập WTO rất phức tạp Các hình thức gian lận khi tạm nhập tái xuất với mặt hàng ô tô, gian lận xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi từ các nước ASEAN diễn ra phổ biến Cùng đó, đã xuất hiện các phương thức hoàn thiện hàng giả tại Hà Nội, TPHCM đưa đi các tỉnh tiêu thụ như: kính mắt, giày,
Trang 7quần áo, rượu ngoại, sữa bột, mỹ phẩm Đáng nói là phát hiện ngày càng nhiều mặt hàng nhập lậu có giá trị cao qua đường hàng không như: vàng, ngoại tệ, kim loại quý, tân dược,
ma túy, mỹ phẩm, linh kiện điện tử cao cấp, máy tính xách tay Tinh vi hơn là một số doanh nghiệp nhập khẩu phần mềm khai báo giá nhập khẩu với giá trị rất lớn, có dấu hiệu
để chuyển tiền ra nước ngoài Chẳng hạn như các trường hợp, 4,6 tấn gà nhập lậu nguồn gốc không rõ ràng, có nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm cao đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ và tiêu hủy tại huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) Tháng 8-2008, giá cả thị trường có chiều hướng ổn định hơn Cụ thể giá xăng dầu giảm nhẹ, xăng không chì và dầu hỏa giảm 1.000 đồng/lít, vàng SJC giảm 211.000 đồng/chỉ, đô la Mỹ giảm 150VNĐ/USD, giá gas các loại giảm từ 4.000 đồng/bình Tuy nhiên thực tế thị trường vẫn tồn tại nhiều bất cập Một số doanh nghiệp, cá nhân đã lợi dụng chính sách tạo thuận lợi khi tiến hành thủ tục hải quan để xuất nhập khẩu hàng cấm, hàng giả, lợi dụng chính sách quà tặng để nhập khẩu tân dược trái quy định Không chỉ gian lận trong kinh doanh xăng dầu, giả mạo các nhãn hiệu phân bón mà tình hình hàng giả, hàng kém chất lượng đã xảy ra trên diện rộng như: rượu, sữa, thuốc tây, thuốc lá, điện thoại di động, gas, xi măng Nguy hại hơn khi tình trạng sử dụng hàn the - một chất hóa học độc hại để pha chế trong thực phẩm vẫn còn tiếp diễn, bánh Trung thu được sản xuất ở nhiều nơi bất chấp vệ sinh an toàn thực phẩm Biến động nổi bật nhất là tình trạng bán trái giá xăng và ngừng bán sau khi giá xăng đã giảm
2.3 Các biện pháp của chính phủ Việt Nam nhằm khắc phục những thất bại thị trường
2.3.1 Đối với thất bại độc quyền và sức mạnh thị trường
Chính phủ có thể sử dụng luật chống độc quyền hoặc luật cạnh tranh để loại bỏ sức mạnh thị trường của các hãng độc quyền Tuy nhiên với trường hợp độc quyền tự nhiên-độc quyền đạt được do giảm phí theo quy mô, Chính phủ phải dùng đến biện pháp điều tiết để giảm giá bán và tăng sản lượng
- Điều tiết giá cả: Mục tiêu của nó là giảm giá bán sản phẩm của hãng độc quyền, Chính phủ phải lựa chọn một trong ba mục tiêu sau:
+ Hiệu quả giá cả đạt được khi giá cả phản ánh chi phí biên, tức là đặt giá trần PB=MC Nhưng mức sản lượng thu được nhà độc quyền thua lỗ, Chính phủ phải bù lỗ
+ Hiệu quả sản xuất đạt được khi giá cả phản ánh tổng chi phí bình quân tối thiểu (ATCmin) Điều này là phi thực tế
+ Sự công bằng đạt được khi giá cả phản ánh tổng chi phí bình quân (Pc=ATC) Khi đó hãng độc quyền chỉ thu được một khoản lợi nhuận bình thường nên không có động lực thúc đẩy kinh doanh
Trang 8- Điều tiết sản lượng: Chính phủ quy định mức sản lượng tối thiểu mà hãng độc quyền phải sản xuất
Các hình thức hợp tác giữa các công ty hoặc của một công ty đơn lẻ nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường đang diễn ra ngày càng nhiều Đó cũng là lý do luật cạnh tranh đang được thông qua ngày càng nhiều trên thế giới với xu hướng ngày càng trừng phạt nặng hơn đối với các hành vi có hại cho cạnh tranh, làm giảm sự năng động của thị trường và làm méo mó quan hệ cung cầu.Và 1/7/2005 theo tờ trình của Chính phủ, sự cần thiết tạo công cụ pháp lý hạn chế cạnh tranh không lành mạnh đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong kinh doanh, Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực
Luật cạnh tranh quy định các hành vi gây hạn chế cạnh tranh bị cấm như: Thỏa thuận
ấn định giá, phân chia thị trường lạm dụng vị thế độc quyền, vị trí thống lãnh thị trường (chiếm trên 30% thị phần)…để áp đạt giá mua, bán bất hợp lý Tuy nhiên, trên thực tế, vụ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thống nhất mức chi phí bảo hiểm len 3.95%/năm cho tất cả các đối tượng khách hàng…Theo luật cạnh tranh, những doanh nghiệp tham gia “liên minh làm giá” này sẽ bị phạt tối đa 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi Luật gia Vũ Xuân Tiền đã chỉ ra rằng, Luật cạnh tranh đã bao quát hàng loạt nội dung mới không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế theo mô hình
“con anh, con tôi, con chúng ta” như đã xảy ra trong không ít Luật và Pháp lệnh ở nước ta; Luật cạnh tranh cũng bao quát một cách toàn diện những vấn đề liên quan đến cạnh tranh thương trường…Và bên cạnh đó việc Bộ Công thương trình Chính phủ đề án xóa
bỏ độc quyền, xây dựng thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh điện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và mong muốn của người tiêu dùng là một nỗ lực rất đáng hoan nghênh Vấn đề lớn và phức tạp nên có ý kiến khác nhau là điều không lạ và
có thể giúp cho việc hoàn thiện đề án Điều quan trọng là vấn đề này không nên đóng khung việc thảo luận trong các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp mà cần phát huy được trí tuệ của nhiều người, đặc biệt là các trí thức ở trong và ngoài nước.Việc này làm tốt sẽ thúc đẩy những nổ lực xóa bỏ độc quyền, tạo lập môi trường kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác, đồng thời tạo tiền đề cho việc xây dựng luật bảo đảm quyền của dân được tiếp cận thông tin và đóng góp ý kiến hoàn thiện thể chế, đặc biệt là những chủ trương, chính sách có quan hệ mật thiết tới sản xuất và đời sống của dân
2.3.2 Đối với thất bại yếu tố ngoại ứng
Trong trường hợp ngoại ứng tích cực, Chính phủ có thể tài trợ hoàn toàn như chương trình tiêm chủng mở rộng, hoặc trợ cấp cho các cá nhân để thực hiện hoạt động đó
Trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực, Chính phủ có thể đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để tạo ra mức sản lượng hiệu quả VD Ô nhiễm, Chính phủ có thể đặt ra chuẩn ô
Trang 9nhiễm, nếu như công nghệ không thể thay đổi được thì các hãng gây ô nhiễm phải thu hẹp sản lượng sản xuất gần mức sản lượng hiệu quả Chính phủ có thể thu phí gây ô nhiễm, khoản phí này được hãng tính đến khi đưa ra quyết định sản xuất làm cho chi phí biên cá nhân tăng lên (MPC) và sản lượng giảm xuống gần mức sản lượng hiệu quả Ngoài ra Chính phủ cấp giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng được, những giấy phép này có thể mua bán được vì thế nó tạo động cơ cho các hãng giảm ô nhiễm để bán giấy phép
Với các vấn đề ô nhiễm thực tế, trước hết Chính phủ cần phải có một chính sách giúp doanh nghiệp thích ứng với những đòi hỏi của xã hội và thế giới bên ngoài thay đổi theo chiều hướng và nhận thức chung của thế giới trong thời đại toàn cầu hóa mà Việt Nam bắt đầu tích cực tham dự sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) Thí
dụ, các hàng xuất khẩu nông nghiệp và công nghiệp ở một số nước gần đây đã bị trả về hoặc thu hồi do sự kém chất lượng, tác hại vào môi trường và an toàn sức khỏe
Khuynh hướng hiện nay là để nâng cao chất lượng cho sản phẩm và thương hiệu của mình trong nước và ngoài nước, các doanh nghiệp vì thế đã dần áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về bảo vệ môi sinh, bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất từ vật liệu đến sản phẩm sau cùng, thậm chí sao cho sản phẩm cuối đời có thể được tái chế hay dễ được sinh hủy không gây ô nhiễm đến môi trường Ngoài luật trong nước liên quan đến môi trường mà các doanh nghiệp sản xuất phải tuân theo, vai trò của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo ra một môi trường cạnh tranh với các cơ chế khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn sản xuất phù hợp, các dịch vụ môi trường và sự xử dụng các kỷ thuật bảo vệ môi sinh và an toàn sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh trong và ngoài nước
Hiện nay trong khu vực ASEAN, một số nước như Thái Lan, Mã lai, Singapore, bắt đầu
áp dụng hệ thống chuẩn nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm, ít tác hại vào môi trường
và an toàn cho lao động trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến nông phẩm Dự định trong tương lai gần, ASEAN sẽ đề ra tiêu chuẩn chung gọi là ASEANGAP dựa vào các chuẩn đang được thực hiện ở các nước trên Chính phủ Việt Nam vì thế nên đề ra một chuẩn tương tự và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước áp dụng để sửa soạn cho sản phẩm của mình có chất lượng cao về độ an toàn, không tác hại vào môi sinh và sức khỏe con người Áp dụng được chuẩn này sẽ giúp cho nông dân và doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm có sức cạnh tranh tốt vào thị trường thế giới, nhất là ở các thị trường
có tiêu chuẩn cao như Nhật, Mỹ và Âu Châu Không những sản phẩm có sức cạnh tranh
về chất lượng mà giá thành và rủi ro sẽ được giảm nhiều và tạo được tiếng tốt cho thương hiệu của các doanh nghiệp áp dụng chuẩn GAP Đây không phải vì luật pháp bắt buộc mà
là sự sống còn của thương hiệu và của chính doanh nghiệp
Trang 102.3.3 Đối với vấn đề hàng hóa công cộng
Chính phủ có thể sử dụng giải pháp dùng sự lựa chọn công cộng
Tính không hiệu quả khi khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng
Cây cầu - một ví dụ về hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá nhưng điều đó là không được mong muốn Đối với những hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá thì
để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn, cần áp dụng việc thu phí để những người tiêu dùng có thể được hưởng đầy đủ lợi ích do hàng hóa công cộng mang lại Tuy nhiên nếu mức phí quá cao (chẳng hạn do chi phí giao dịch để thực hiện cơ chế loại trừ lớn) thì số lượng người sử dụng có thể thấp hơn điểm gây tắc nghẽn quá nhiều dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội Trong trường hợp khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa cộng cộng thì mức phí
họ thu của người tiêu dùng sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội xảy ra Hình bên là đồ thị minh họa trường hợp một cây cầu có công suất thiết kế là Qc, trong khi nhu cầu đi lại tối
đa qua đó chỉ là Qm Nếu việc qua cầu miễn phí thì sẽ có Qm lượt người đi qua nhưng nếu thu phí ở mức p thì chỉ còn Qe lượt và xã hội bị tổn thất một lượng bằng diện tích hình tam giác bôi đậm Do vậy, đối với hàng hóa công cộng mà chi phí biên để cung cấp bằng không hoặc không đáng kể thì hàng hóa đó nên được cung cấp miễn phí, kể cả khi
nó có thể được loại trừ bằng giá Một nguyên nhân nữa khiến cho tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không hiệu quả là nó thường có xu hướng được cung cấp với số lượng ít Một người có vườn bên đường được trồng hoa thì cả khu vực gần đó sẽ tăng vẻ mỹ quan cũng như nhiều người cùng được thưởng thức vẻ đẹp của hoa Thế nhưng người trồng hoa sẽ cân đối thời gian, chi phí bỏ ra với nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp của hoa của cá nhân mình chứ không tính đến nhu cầu của những người hàng xóm, chính vì vậy người
đó nhiều khả năng sẽ trồng ít hoa đi