1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc

77 808 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 918 KB

Nội dung

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Một xã hội, một doanh nghiệp được coi là phát triển khi lao động có năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả cao Như vậy, nhìn từ góc độ “ Những yếu tố cơ bản trong sản xuất” thì lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình SXKD Nhất là trong tình hình hiện nay, nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế trí thức thì lao động có kiến thức, có kỹ thuật cao sẽ trở thành nhân tố hàng đầu tạo ra năng suất lao động

Trong quá trình lao động, người lao động đã hao tốn một lượng sức lao động nhất định, do vậy muốn quá trình SXKD diễn ra liên tục thì người lao động phải được tái tạo sức lao động.Trên cơ sở tính toán sức lao động mà người lao động bỏ ra với lượng sản phẩm tạo nên, cùng với doanh thu thu được từ những sản phẩm đó, doanh nghiệp trích ra một phần trả người lao động đó chính là tiền lương

Như vậy trong các chiến lược kinh doanh của người lao động, con người luôn là nhân tố hàng đầu Người lao động chỉ phát huy hết khả năng khi sức lao động được bù đắp xứng đáng dưới dạng tiền lương Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT và KPCĐ Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến người lao động

Có thể nói rằng, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm Vì vậy, việc hạch toán, phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nhờ giá cả hợp lý Qua đó người lao động cũng thấy được quyền

và nghĩa vụ của mình trong việc nâng cao năng suất lao động từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Đồng thời việc tính đúng, đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động khiến họ yên tâm, tin tưởng hăng say sản xuất hơn

Là một doanh nghiệp nhà nước mới chuyển đổi sang công ty cổ phần, Công ty cổ phần May Thanh Hoá luôn đặt vấn đề tiền lương và các khoản

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C1

Trang 2

trích theo lương là vấn đề cần thiết hàng đầu Do vậy, trong quá trình kiến

tập, em đã chọn thực hiện đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá”

Nội dung báo cáo gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần May Thanh Hoá

Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá

Trong quá trình kiến tập, nghiên cứu, thu thập tài liệu em đã được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Hà Phương Dung và toàn bộ cô chú, anh chị trong Công ty đặc biệt là phòng Kế toán tạo điều kiện hoàn thành đề tài này.Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp!

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C2

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

CỔ PHẦN MAY THANH HOÁ1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May Thanh Hóa

Thực hiện chính sách tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước của Thủ tướng Chính Phủ, vào tháng 11 năm 2003 Công ty May Thanh Hóa- một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Công nghiệp Thanh Hóa, với bề dày lịch sử gần 30 năm đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần May Thanh Hóa

Do đó cái tên “Công ty Cổ phần May Thanh Hóa” tuy còn khá mới mẻ song bản thân công ty đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài với biết bao thăng trầm mà mỗi cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần May Thanh Hóa ngày nay luôn cảm thấy tự hào

Công ty cổ phần May Thanh Hóa tiền thân là Xí nghiệp may cắt gia công thị xã Thanh Hóa Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 889/UB-TH ngày 20 tháng 04 năm 1974 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chính thức hoạt động có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 07 năm 1974, nhiệm vụ của xí nghiệp là sản xuất kinh doanh hàng may mặc sẵn theo kế hoạch pháp lệnh của cấp trên giao trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung Sản phẩm chủ yếu là quần áo bảo hộ lao động phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh

Năm 1982 Xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp May Thanh Hóa

Tháng 01 năm 1993, sau khi Quyết định 388 ra đời Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Hóa đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận Doanh nghiệp Nhà nước đổi tên thành Công ty May Thanh Hóa Ngay thời kỳ này, công ty được Bộ Thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp và được phân bổ QUOTA thuộc hạn ngạch sản xuất may mặc xuất khẩu sang khối thị trường Đông Âu Hình thức sản xuất là gia công theo đơn đặt hàng

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C3

Trang 4

của các hãng như Peter ( Đài Loan), Hansa ( Hong Kong), Phú Hán, Davit, (Đài Loan)…Doanh thu gia công hàng năm của Công ty May Thanh Hóa luôn giữ mức 3-4 tỷ đồng

Đến năm 2003, thực thi Quyết định số 36/QĐ-TC ra ngày 06 tháng 01 năm 2003 của UBND tỉnh Thanh Hóa, công ty May Thanh Hóa đã chuyển đổi hình thức sở hữu từ một doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần 100% ( không có vốn Nhà nước) với cái tên Công ty cổ phần May Thanh Hóa Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển biến hết sức quan trọng, công ty có một vị trí mới, một tư cách mới trên thị trường, từ đó đòi hỏi công ty phải có nhiều thay đổi về tư duy, về chiến lược, sách lược trong kinh doanh để thích nghi với điều kiện mới, để có bước đi vững chắc trên con đường đầy thách thức khó khăn

Địa chỉ công ty: 119 Tống Duy Tân, Phường Lam Sơn, TP Thanh

Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu

- Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị ngành may

Tuy nhiên do hiện nay chưa có điều kiện nên công việc chính của công ty vẫn chỉ là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu thông qua việc ký kết các hợp đồng gia công cho các đối tác

Trong tương lai không xa công ty sẽ mở rộng hơn nữa quy mô của mình, mở rộng phạm vi ngành nghề sản xuất kinh doanh để giảm bớt rủi ro

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C4

Trang 5

trong kinh doanh, đồng thời đưa công ty phát triển lên tầm cao mới

1.2.2 Sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh

1.2.2.1 Sản phẩm

Công ty thực hiện gia công hàng may mặc xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài Cụ thể công ty nhận nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp sau đó tiến hành tổ chức gia công theo mẫu mã mà khách hàng yêu cầu, thành phẩm hoàn thành được giao lại cho khách hàng theo đúng số lượng, chất lượng và thời gian trong hợp đồng, đơn hàng đã ký Như vậy đối tượng cơ bản là vải, vải được cắt may thành các chủng loại mặt hàng khác nhau, chủ yếu là các loại áo giăcket phục vụ yêu cầu xuất khẩu

HiÖn nay, C«ng ty ®ang s¶n xuÊt nh÷ng mÆt hµng chñ yÕu sau:

QuÇn jean

Áo giacket các loại

Quần áo sơ mi nam,nữ

Áo mùa đông các loại

1.2.2.2 Thị trường kinh doanh

Lúc đầu khi mới thành lập thị trường chủ yếu của Công ty cổ phần May Thanh Ho á là các nước Xã hội chủ nghĩa( Đông Âu, Liên Xô) Nhưng theo thời gian, cùng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, thị trường đã ngày càng được mở rộng sang các nước khác như: Pháp, Đức, Thuỵ Điển Trong những năm 1990- 1992, do sự sụp đổ của hàng loạt nước XHCN, thị trường của công ty gần như “ mất trắng” Tr ước tình hình đó, Công ty đã đẩy mạnh tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, tập trung hơn vào những nước có tiềm năng kinh tế mạnh như Tây Âu, Nhật Bản Chính vì vậy, Công ty đã mở thêm được nhiều thị trường mới và có quan hệ hợp tác làm ăn với nhiều công ty nước ngoài tên tuổi như: Hansa( HongKong) , Davit( Đài Loan) , Kowa( Nhật Bản) Công ty cũng đã xuất được hàng sang thị trường Mỹ

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C5

Trang 6

Hiện nay Công ty có mối quan hệ làm ăn với hơn 30 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường mạnh tiềm năng như: EU, Nhật Bản, Mỹ Thị trường xuất khẩu chủ yếu và thường xuyên bao gồm: EU, Đông Âu, Nhật Bản, HongKong, Đài Loan, châu Phi, Thuỵ Điển, Mỹ

Công ty may Thanh Hoá luôn xác định vấn đề giữ vững thị trường là vấn đề sống còn, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của Công ty Hiện nay Công ty đã đề ra và đang thực hiện chiến lược phát triển thị trường như sau: Tiếp tục duy trì và giữ vững thị trường truyền thống EU, Đông Âu, Nhật Bản, Mỹ và phát triển sang thị trường mới châu Á, châu Phi nhằm xây dựng hệ thống khách hàng đảm bảo lợi ích của cả hai bên

1.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Hiện tại tên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều công ty may lớn như Công ty May Việt Nhật, Công ty cổ phần Sông Đà,Công ty TNHH Minh Tuyết… cũng như những nhà may uy tín khác.Mặt khác ở Việt Nam dệt may là ngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao, các công ty trực thuộc Tập đoàn Dệt-May Việt Nam cũng như các công ty ở địa phương rất phổ biến.Trước bối cảnh thị trường thu hẹp do khủng hoảng kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với những công ty có tiềm lực và kinh nghiệm vượt trội đòi hỏi Công ty cổ phần May Thanh Hóa phải nâng cao năng lực sản xuất,đổi mới công nghệ, quản lý hiệu quả để đủ sức cạnh tranh cùng các đơn

vị cùng ngành khác, phải nghiên cứu phát triển những sản phẩm, công việc khác như tự thiết kế, cắt may các mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ngành may…Bên cạnh đó,Công ty cần mở rộng,phát triển thị trường mới ở cả trong nước

và nước ngoài như Lào, Campuchia, châu Phi…nhằm tránh việc quá phụ thuộc vào hạn ngạch xuất khẩu như thị trường EU, Hoa Kỳ

Trang 7

lực quan trọng đảm bảo Công ty không ngừng phát triển và đứng vững trên thị trường Công ty may Thanh Hoá hiện nay có nguồn nhân lực mạnh, chất lượng cao Điều này khiến cho Công ty ngày càng lớn mạnh

Do đặc thù của công việc may mặc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ không cần nhiều đến lao động cơ bắp nên lao động nữ trong Công ty nhiều hơn nam Năm 2008, tỷ lệ lao động nữ chiếm 91,63% ; tỷ lệ lao động nam chiếm 8,37%

Trình độ nguồn nhân lực khá cao Hầu hết cán bộ quản lý đều có trình

độ Đại học, trên Đại học đạt khoảng 3% so với tổng số công nhân viên trong Công ty tuy không nhiều về số lượng nhưng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm Công ty.Số công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông tương đối ổn định, có tay nghề, bậc thợ cao

Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty năm 2007 tăng hơn 10% so với năm 2006, năm 2008 tăng hơn 20% so với 2007 do lợi nhuận đạt được tăng cao ước tính khoảng 1.500.000 đồng

Các chính sách đào tạo, phúc lợi và đãi ngộ người lao động thực hiện theo đúng Pháp luật và Điều lệ Công ty Người lao động được ký hợp đồng lao động theo điều 27 Bộ luật Lao động và Nghị Định số 44/2003/NĐ- CP ngày 09/05/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về HĐLĐ Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt Hợp đồng lao động thực hiện theo thông tư số 19/2004/TT- BLĐTBXH Ngoài ra công ty cũng thường xuyên cập nhập và áp dụng những quy định khác nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động Hiện nay Công ty đang khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên theo học Đại học, Cao đẳng và công nhân kỹ thuât nâng cao tay nghề Đồng thời theo phương án cổ phần hoá, toàn bộ số cổ phần được bán cho người lao động đã phát huy quyền làm chủ của người lao động, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C7

Trang 8

1.2.4 Quy mô tài sản, vốn

Bảng 1: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY

A NỢ PHẢI TRẢ 3.658.079.713 3.357.728.596 4.196.346.147 109 80

I Nợ ngắn hạn 2.899.599.713 2.999.248.596 4.037.866.147 96 74

2 Phải trả người bán 122.192.259 268.475.550 283.401.685 45 95

4 Thuế & các khoản nộp

Trang 9

(Nguồn: Phòng Kế toán công ty cổ phần May Thanh Hóa )

1.2.5 Kết quả hoạt động qua các thời kỳ

Bảng 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

( 2006 – 2008 ) Đơn vị tính: đồng

Trang 10

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phấn May Thanh Hoá )

Qua các bảng trên ta thấy quy mô tài sản, nguồn vốn tăng dần, năm

2007 so với 2006 chỉ là 1,1% nhưng đến năm 2008 quy mô này đã tăng lên 989.639.704 đồng tương ứng 14,55% gấp 14 lần sự gia tăng này nằm ở khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền làm cho khả năng thanh khoản của Công ty rất sáng sủa

Có thể nói trong những năm gần đây tình hình phát triển kinh doanh của Công ty là khá khả quan.Doanh thu tăng lên qua các năm, đặc biệt là sự tăng vọt của năm 2008 so với năm 2007 là 4.781.333.293 đồng tương ứng 41,35% Cùng với sự gia tăng doanh thu, giá vốn hàng bán cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng chỉ là 25,89% nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận gộp năm 2008 rõ ràng có chuyển biến vượt bậc, gần bằng tổng lợi nhuận gộp của năm 2006 và 2007 Đây là tín hiệu hết sức tích cực chứng tỏ

sự cố gắng nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên trong Công ty

Chỉ tiêu lợi nhuận gộp / doanh thu năm 2006 là 31,6%; năm 2007 là 27,36%; năm 2008 là 35,31% tuy bị giảm trong năm 2007 nhưng lại tăng đáng kể trong năm 2008 cho thấy mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C10

Trang 11

Các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được chú trọng tuy nhiên kết quả không cao, mức doanh thu chỉ đạt xấp xỉ 40 triệu đồng nhỉnh hơn mức chi phí cho các hoạt động đó một chút Điều đáng mừng là chi phí tài chính khá cao năm 2006 là 122.427.175 đồng đã giảm rất đáng kể xuống 15.859.740 đồng năm 2007 và tăng lên ở mức 37.188.467 đồng năm 2008.Chi phí bán hàng và chi phí QLDN hoàn toàn phù hợp với doanh thu của Công ty

Qua phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy những bước tiến vững chắc của Công ty cổ phần May Thanh Hoá Công ty cần tiết kiệm hơn nữa chi phí sản xuất,tăng năng suất lao động, đưa ra các mục tiêu phù hợp Đây là những yếu tố quan trọng cần phát huy đưa Công ty ngày càng phát triển trong điều kiện hội nhập hiện nay

1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

1.3.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Sản phẩm của Công ty mang tính đặc thù cao và chủng loại khác nhau theo từng hợp đồng, hơn nữa sản phẩm của công ty thường được xuất khẩu

ra nước ngoài với những đơn đặt hàng số lượng lớn yêu cầu chất lượng khắt khe nên quy trình sản xuất sản phẩm của công ty rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau

Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng có thể là trực tiếp hoặc thông qua cấp trên ( Bộ Thương Mại, Hiệp hội Dệt-May), Công ty sẽ lập đề cương sơ bộ về nội dung, khối lượng công việc cần thực hiện và những dự toán chi phí sơ lược để làm cơ sở thảo luận và ký kết hợp đồng với khách hàng.Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty phải xây dựng đề cương chi tiết về yêu cầu, nội dung, tiến độ, thời gian hoàn thành các công việc cần thực hiện và các dự toán chi phí tương ứng để khách hàng phê duyệt làm cơ

sở lập kế hoạch triển khai và thanh toán sau khi khối lượng công việc hoàn thành

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C11

Trang 12

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết và nội dung đề cương, dự toán được phê duyệt, Công ty lập kế hoach sản xuất và giá thành kế hoạch theo

dự toán được duyệt phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phân xưởng khoán

để tiến hành thực hiện hợp đồng Nhiệm vụ sản xuất cho từng phân xưởng bao gồm:nội dung, khối lượng, tiến độ và giá trị định mức sản xuất cho từng loại sản phẩm do phòng Kế hoạch xác định, yêu cầu kỹ thuật do phòng Kỹ thuật- Vật tư xác định, kế hoạch tài chính do phòng Tài chính-Kế toán và đơn vị cùng lập

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, từng xí nghiệp tiến hành thực hiện chuyên môn hóa công việc được giao thông qua các phòng quản lý chức năng chủ động bố trí, sắp xếp nhân công Sau khi hoàn thành khối lượng sản phẩm, Công ty đóng kiện chuyển lên phương tiện vận tải đưa đến nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu.Giám đốc và các xí nghiệp liên quan có thể bàn bạc thảo luận với khách hàng để tiến hành nghiệm thu từng đợt theo các mốc tiến độ theo quy định trong hợp đồng và phụ lục kèm theo tránh rủi ro khi khách hàng phát hiện sai sót sau khi nhận hàng rồi trả lại

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C12

Trang 13

1.3.2 Mô hình tổ chức sản xuất – kinh doanh

Công ty tổ chức sản xuất như sau:

May là

May cổ

May tay

May nẹp

Ghép thành sản phẩm

Là gắn mác

KCS thành phẩm

Đóng gói

Nhập kho thành phẩm

Đóng kiện

BB ĐG

Giác mẫu

13

Nguyên

liệu

(Vải)

Trang 14

- 3 xí nghiệp may thành viên trực thuộc công ty, trong mỗi xí nghiệp lại

tổ chức thành các tổ sản xuất

- 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm

MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

THANH HÓA

(Nguồn: Phòng tổ chức Công ty cổ phần May Thanh Hóa)

1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty

1.4.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C

Công ty

Xí nghiệp

May 1

Xí nghiệpMay 2

Xí nghiệpHoằng Hoá

Tổ 2

Tổ 3

Tổ4

Tổ 5

Tổ 1

Tổ 1

Tổ 2

Tổ 4

Tổ 5

Trang 15

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng Đây là một cơ cấu hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bên cạnh đó, Công ty vừa mới thực hiện

cổ phần hóa nên mô hình quản lý cũng có những biến đổi cho phù hợp với loại hình doanh nghiệp này Theo mô hình này, mỗi bộ phận, phòng ban có chức năng nhiệm vụ được quy định cụ thể như sau:

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công

ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hay bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của Công ty,

Hội đồng quản trị: nhiệm kỳ 5 năm, có 5 thành viên, bao gồm 1 chủ

tịch( kiêm giám đốc điều hành), 1 phó chủ tịch ( kiêm kế toán trưởng ), 3 ủy viên HĐQT (trong đó có 1 người kiêm phó giám đốc) HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt

cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty Ban kiểm soát bao gồm 3 thành viên, nhiệm kỳ 5 năm và phải họp ít nhất một quý một lần, mỗi lần họp phải có biên bản gửi HĐQT và là tài liệu lưu giữ tại Công ty.Ban giám đốc Công ty; gồm một giám đốc điều hành và một phó giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành: do HĐQT bổ nhiệm hoặc thuê, nhiệm kỳ không

quá 5năm (trừ khi HĐQT có quy định khác và được nêu trong hợp đồng) Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty theo đúng quy định của Pháp luật, Điều lệ Công ty, Hợp đồng lao động vàQuyết định của HĐQT

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C15

Trang 16

Phó giám đốc điều hành (Phó giám đốc): Là người tham mưu, hỗ trợ

cho Giám đốc điều hành công việc theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc trong lĩnh vực cụ thể

Các phòng ban chức năng của công ty bao gồm:

- Văn phòng công ty: chịu trách nhiệm về công tác hành chính, công tác quản trị, điện, nước, xe, nhà xưởng…

- Phòng tổ chức – bảo vệ: làm công tác tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động, tổ chức cán bộ, làm công tác tính lương, thưởng, nâng bậc lương, bảo hiểm cho người lao động; chịu trách nhiệm trong công tác

đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, chế độ đào tạo, bảo vệ trị an

- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về chất lượng sản xuất, cụ thể là: về chất lượng tát cả các công đoạn sản xuất, chất lượng tay nghề nhân công, và chất lượng của dây chuyền công nghệ sản xuất Xây dựng hệ thống định mức về vật tư, lao động, xây dựng giá thành sản xuất khi cần thiết

- Phòng kế hoạch vật tư: đảm nhiệm các công tác về kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất có hiệu quả, tham mưu về công tác thị trường (cả thị trường đầu vào và đầu ra)

- Phòng kế toán: chịu trách nhiệm việc ghi chép, phản ánh các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh, phối hợp với các phòng ban để lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, cung cấp các thông tin tài chính cần thiết cho các nhà quản lý trong công ty, các cơ quan chức năng Phòng kế

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C16

Trang 17

- Các xí nghiệp may thành viên: đứng đầu các doanh nghiệp may là các giám đốc xí nghiệp, chịu trách nhiệm chính trước giám đốc điều hành công ty về toàn bộ hoạt động của xí nghiệp, dưới giám đốc xí nghiệp

có phó giám đốc và tổ trưởng tổ sản xuất giúp việc

Các xí nghiệp may có chức năng tổ chức các công đoạn may, hoàn chỉnh sản phẩm nhập kho đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu, kế hoạch được giao Mỗi phòng ban chức năng trong bộ máy quản lý có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau tạo bộ máy quản lý linh hoạt và có hiệu quả cao

1.4.2 Mô hình bộ máy quản lý

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C17

Trang 18

MÔ HÌNH BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

THANH HÓA

CHƯƠNG 2

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C

Phòng

kế toán

Phòng

tổ chức bảo vệ

Phân xưởng cắt

Giám đốc xí nghiệp thành viên

Ban cơ điện

Kho

vật tư

Kho thành phẩm

Cửa hàng giới thiệu SP

Tổ trưởng

tổ sản xuất

18

Trang 19

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HOÁ

2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Công ty cổ phần May Thanh Hoá có quy mô vừa, hoạt động sản xuất kinh doanh được phân chia cho nhiều xí nghiệp nên thuận lợi cho việc quản

lý thống nhất nên tổ chức bộ máy kế toán áp dụng theo hình thức tập trung Toàn bộ công việc ké toán đều tập trung về phòng kế toán, đảm bảo công việc được tiến hành một cách liên tục, không bị gián đoạn

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các nhân viên kế toán tại Công ty như sau:

Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng kế toán trình độ chuyên môn Đại học: phụ trách chung toàn bộ công tác kế toán của Công ty, tổ chức xây dựng, điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mặt quản lý công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính của Công ty, có mối quan hệ với các bộ phận tham mưu, phòng ban về những vấn đề chuyên trách khác Ngoài ra Kế toán trưởng còn trực tiếp làm công tác tài vụ, công tác thống kê tổng hợp và công tác ĐTXDCB

Phó phòng kế toán trình độ chuyên môn Trung cấp: điều hành và quản

lý công tác kế toán khi Kế toán trưởng vắng mặt Hiện nay Công ty có 1 phó phòng kế toán, được phân công nhiệm vụ cụ thể: lập báo cáo tài chính, lập

và giao kế hoạch tài chính cho các xí nghiệp thành viên, xem xét kế hoạch tài chính hàng quý của các đơn vị khoá; cùng với phòng Kế hoạch xem xét giá cả chất lượng máy móc mua sắm, kiểm kê TSCĐ theo định kỳ hàng năm; làm công tác giao dịch với các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, cuối mỗi tháng đối chiếu, xác nhận số dư với Ngân hàng; đăng ký nộp thuế và

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C

Phó phòng Kế toán kiêm kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ, kế toán công nợ

Ngân hàng19

Trang 20

Một kế toán viên trình độ Đại học đảm nhận 3 phần hành: Kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền lương và kế toán chi phí giá thành: theo dõi vật

tư, vào sổ chi tiết TK 152, 153 Báo cáo tổng hợp, kiểm kê vật tư theo định

kỳ hàng năm Chịu trách nhiệm lên báo cáo giải quyết những tồn đọng xử lý sau kiểm kê.Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên Theo dõi các hợp đồng, tập hợp và tính giá thành sản phẩm toàn Công ty

Do số lượng nghiệp vụ phát sinh ở các xí nghiệp không nhiều và ít phức tạp nên Công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán tại trung tâm, còn ở các

xí nghiệp thành viên thì không có nhân viên kế toán thống kê

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C

Phó phòng Kế toán kiêm kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ, kế toán công nợ

Ngân hàng20

Trang 21

2.2.1 Đặc điểm hệ thống chứng từ tại Công ty

Hiện nay Công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Quy trình lập, luân chuyển và lưu giữ, bảo quản chứng từ được thực hiện đầy đủ theo từng phần hành cụ thể và đúng chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán và thông tin cho quản lý Bên cạnh những chứng từ bắt buộc, Công ty còn sử dụng nhiều chứng từ hướng dẫn nhằm phục vụ cho công tác quản trị nội bộ và nâng cao công tác hạch toán kế toán

Theo đó, tại Công ty hiện nay đang sử dụng những loại chứng từ sau:

Chứng từ về Lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C

Trưởng phòng Kế toánkiêm Kế toán trưởng

Phó phòng Kế toán kiêm kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ, kế toán công nợ

21

Trang 22

tiền lương, Phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội, Biên bản thanh lý hợp đồng…

Chứng từ về Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Thẻ kho,

Giấy đề nghị nhập vật tư thiết bị, Biên bản kiểm kê…

Chứng từ về Bán hàng: Hoá đơn GTGT, Hợp đồng kinh tế…

Chứng từ về Tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy

thanh toán tiền tạm ứng, Biên lai thu tiền, Giấy đi đường, Cước vận chuyển, Hợp đồng dịch vụ, Phiếu xin thanh toán, Uỷ nhiệm chi, Hoá đơn bán hàng thông thường, Bản kiểm kê quỹ…

Chứng từ về Tài sản cố định: Hợp đồng cung cấp thiết bị, Biên bản bàn

giao thiết bị, Hợp đồng bảo hành sửa chữa, Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, Bản kê chi tiết sửa chữa, Biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ và sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ…

2.2.2 Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty hiện nay có kết cấu giống như mẫu ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính

2.2.3 Đặc điểm hệ thống sổ kế toán

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô, hiện nay Công

ty áp dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký - Chứng từ ” Trong công tác kế toán NVL Công ty sử dụng các sổ cái, thẻ kho và các tài khoản liên quan khác Ngoài các sổ sách theo đúng chế độ của Nhà nước, Công ty còn yêu cầu lập thêm các bảng biểu khác như: bảng kê - nhật ký chứng từ để tiện cho công tác quản lý chặt chẽ, dễ kiểm tra và giảm khối lượng công việc

Niên độ kế toán quy định từ 1/1 đến 31/12 hàng năm

Kỳ hạch toán: theo từng tháng

Đơn vị tiền tệ: VNĐ

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C22

Trang 23

Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ

2.2.4 Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo tài chính mà Công ty đang áp dụng hiện nay tuân theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ Tài chính Ngoài các mẫu biểu do Nhà nước quy định, Công ty còn lập thêm những biểu mẫu báo cáo quý, năm nhằm phục vụ mục đích quản trị doanh nghiệp Theo đó, hệ thống báo cáo của Công ty bao gồm:

Báo cáo kế toán do Nhà nước ban hành, bao gồm:

Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- DNBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DN

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C

Sổ (thẻ) kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 24

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03- DNThuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B04- DN

Báo cáo kế toán quản trị, bao gồm:

Báo cáo thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Báo cáo khấu hao TSCĐ

Báo cáo thu, chi các quỹ

Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành( theo khoản mục )

2.3 Đặc điểm kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu:

TK 112 “ Tiền gửi ngân hàng” TK này phân thành 2 TK cấp 2:

- TK 1121 Tiền Việt Nam: Phản ánh các khoản VNĐ đang gửi tại Ngân hàng

- TK 1122 Ngoại tệ: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng đã quy đổi ra VNĐ

TK 113 “ Tiền đang chuyển” TK này phân thành 2 TK cấp 2:

- TK 1131 Tiền Việt Nam: Phản ánh tiền đang chuyển bằng VNĐ

- TK 1132 Ngoại tệ: Phản ánh tiền đang chuyển bằng ngoại tệ ( quy đổi thành VNĐ)

Việc thu, chi tiền tại quỹ phải có lệnh thu, lệnh chi; lệnh thu, lệnh chi phải có chữ ký của Giám đốc( hoặc người được uỷ quyền ) và kế toán trưởng Trên cơ sở các lệnh thu, lệnh chi, kế toán tiền mặt tiến hành lập

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C24

Trang 25

Căn cứ để hạch toán trên NKCT số 2 mẫu số S04a1 - DN là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc ( uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản…) Khi nhận được các chứng từ ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Cuối kỳ, kế toán mới vào sổ cái TK 112 Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu xác minh và xử lý kịp thời Nếu đến cuối kỳ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng Số chênh lệch được ghi vào các

TK tài sản chờ xử lý ( TK 1381 “ Tài sản thiếu chờ xử lý”; TK 3381 “ Tài sản thừa chờ xử lý”) Sang kỳ sau phải tiếp tục đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ

Số dư TK 111, 112, 113 được trình bày trên Bảng cân đối kế toán

2.3.2 Kế toán TSCĐ

TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài TSCĐ của Công ty được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình Công ty không có tài sản thuê tài chính Nguyên giá TSCĐ là giá thực

tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng, TSCĐ tại Công ty hình thành chủ yếu do mua sắm được tính theo công thức:

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C25

Trang 26

NG = Gt + Tp + Pt + Lv – Tk – Cm – Th

Trong đó:

- NG: Nguyên giá TSCĐ

- Gt: Giá thanh toán cho người bán tài sản ( tính theo giá thu tiền 1 lần)

- Tp: Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước ngoài giá mua( thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt)

- Pt: Phí tổn trước khi dùng, như: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử…

- Lv: Lãi tiền vay phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng

- Tk: Thuế trong giá mua hoặc phí tổn được hoàn lại

- Cm: Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng

- Th: Giá trị sản phẩm, dịch vụ thu được khi chạy thử

Trong quá trình sử dụng luôn có sự giảm dần giá trị do bị cọ xát, ăn mòn hoặc tiến bộ kỹ thuật… gọi là hao mòn TSCĐ Hiện tượng này là một phạm trù khách quan, cho nên khi sử dụng Công ty đã tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng

kỳ hạch toán theo phương pháp khấu hao đường thẳng Mức khấu hao hằng năm của 1 TSCĐ ( Mkhn ) được tính theo công thức sau:

Mkhn = Nguyên giá TSCĐ × Tỷ lệ khấu hao nămTrong đó:

Tỷ lệ khấu hao năm = 1/ Số năm sử dụngQuyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, Công ty ghi nhận

là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không trích khấu hao

Khi có TSCĐ mới đưa vào sử dụng, Công ty lập hội đồng giao nhận gồm có đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một số uỷ viên để lập “ Biên bản giao nhận TSCĐ” cho từng đối tượng TSCĐ Đối với những TSCĐ cùng loại, giao cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập cùng một biên bản Sau đó phòng kế toán phải sao lại cho mỗi đối tượng ghi TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng cho từng TSCĐ Mỗi bộ hồ sơ TSCĐ bao gồm: “ Biên bản giao nhận TSCĐ”, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ,các

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C26

Trang 27

bản sao tài liệu kỹ thuật và các chứng từ khác có liên quan Căn cứ vào hồ

sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của Công ty.Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận Thẻ này được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ Khi lập xong,thẻ TSCĐ được dùng để ghi vào “ Sổ TSCĐ”

Để phản ánh biến động TSCĐ, doanh nghiệp phải sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

TK 211 “ TSCĐ hữu hình” : TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có

và tình hình tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của Công ty theo nguyên giá TK 211 được chi tiết để theo dõi tình hình biến động của từng loại TSCĐ hữu hình như:

- TK 2111 “ Nhà cửa, vật kiến trúc ”

- TK 2112 “ Máy móc thiết bị ”

- TK 2113 “ Phương tiện vận tải, truyền dẫn ”

- TK 2114 “ Thiết bị vận tải, truyền dẫn ”

Số dư TK 211, 213, 214 được trình bày trên Bảng cân đối kế toán

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C27

Trang 28

2.3.3 Kế toán hàng tồn kho

Do hoạt động sản xuất của Công ty là gia công hàng may mặc xuất khẩu nên nguyên vật liệu phần lớn do phía đối tác cung cấp Mặc dù vậy, Công ty cũng đã quản lý tốt khâu dự trữ, bảo quản và sử dụng vật liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty

Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán NVL Công ty đã xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL rõ ràng, chính xác tương ứng về quy cách, chủng loại của NVL Bên cạnh đó, kế toán NVL đã thực hiện ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị của NVL xuất kho, nhập kho, tồn kho đồng thời phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào chi phí sản xuất – kinh doanh Điều này đòi hỏi Công ty áp dụng phương pháp tính giá NVL xuất kho hợp lý dựa vào đặc điểm sản xuất, trình độ nhân viên kế toán trong Công ty đó chính là phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân

Giá thực tế của NVL xuất kho = Giá bình quân của 1 đơn vị NVL × Lượng vật liệu xuất kho

Với đặc điểm ít danh điểm NVL, Công ty sử dụng phương pháp hạch toán chi tiết NVL là phương pháp thẻ song song Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất NVL để ghi “ Thẻ kho ” Kế toán NVL cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất để ghi số lượng và tính thành tiền NVL nhập, xuất vào “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu ” ( mở tương ứng với thẻ kho ).Cuối kỳ, kế toán đối chiếu số liệu trên “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu ” với “ Thẻ kho ” tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ “ Sổ kế toán chi tiết vật liệu” , kế toán lấy số liệu để ghi vào “ Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu ” theo từng danh điểm, từng loại NVL để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu

Công ty thực hiện kiểm kê NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên, theo dõi, phản ánh liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C28

Trang 29

nó được tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh của kỳ xuất dùng, được quản

lý và hạch toán giống như NVL

Cũng do đặc điểm hoạt động là gia công hàng may mặc theo hợp đồng xuất khẩu đi nước ngoài nên Công ty thường không có số dư TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, TK hàng hoá, hàng gửi bán

Để hạch toán tổng hợp về NVL theo phương pháp KKTX Công ty sử dụng TK 152: “ Nguyên liệu, vật liệu ” chi tiết thành:

- TK 1521: NVL chính

- TK 1522: Vật liệu phụ

TK 151: “ Hàng mua đang đi đường ”

TK sử dụng để hạch toán CCDC là TK 153: “ Công cụ, dụng cụ ” được chi tiết thành TK 1531: CCDC

- TK 1532: Bao bì luân chuyển

- TK 1533: Đồ dùng cho thuê

Số dư các TK 152, 153 được trình bày trên Bảng cân đối kế toán

2.3.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức tiền lương:

- Tiền lương thời gian theo cấp bậc và dựa trên kết quả SXKD tính cho bộ phận quản lý; nhân viên văn phòng trong Công ty

- Tiền lương theo sản phẩm: tính cho các đối tượng còn lại Ngoài ra, bộ phận quản lý cũng được hưởng % trên tổng giá trị sản phẩm sản xuất

Hàng tháng phòng Kế toán tính lương, thưởng cho người lao động trên

cơ sở các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan ( giấy nghỉ phép, giấy tạm ứng, biên bản ngừng

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C29

Trang 30

việc…) Tất cả các chứng từ trên phải được kiểm tra trước khi tính lương, thưởng và phải đảm bảo các yêu cầu của chứng từ kế toán Sau khi kiểm tra xong, kế toán tiến hành tính lương, thưởng, trợ cấp phải trả người lao động Dựa vào các bảng thanh toán lương, thưởng kế toán tiến hành phân loại tiền lương, thưởng theo đối tượng sử dụng lao động để tiến hành lập chứng

từ phân bổ tiền lương , thưởng vào chi phí kinh doanh

“ Bảng thanh toán tiền lương ” là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động được lập cho từng bộ phận tương ứng với “ Bảng chấm công ” Khi tính tiền thưởng kế toán dựa trên “ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ”… và phương án thưởng đã được người có thẩm quyền phê duyệt Trong trường hợp thưởng đột xuất cho người lao động kế toán có thể tự thiết kế mẫu phù hợp

“ Bảng thanh toán tiền lương ” theo mẫu số 02 – LĐTL

“ Bảng thanh toán tiền thưởng ” theo mẫu số 03 – LĐTL

Phương pháp tính lương tại Công ty sẽ được trình bày chi tiết ở phần 2.4Công ty thực hiện trích các khoản theo lương đúng theo tỷ lệ chế độ Nhà nước quy định

TK sử dụng để hạch toán tổng hợp tiền lương, thưởng, các khoản trích theo lương là:

- TK 334: “ Phải trả người lao động ”

- TK 338: “ Phải trả, phải nộp khác ” được chi tiết thành 3 TK cấp 2:

TK 3382: Kinh phí công đoàn

TK 3383: BHXH

TK 3384: BHYT

- TK 351: “ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm ”

- TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp ”

- TK 627: “ Chi phí sản xuất chung ”

- TK 641: “ Chi phí bán hàng ”

- TK 642: “ Chi phí QLDN ”

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C30

Trang 31

Số liệu trên các TK 334, 338 được đưa vào Bảng cân đối kế toán theo dõi tình hình nguồn vốn của Công ty

2.3.5 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó, Công ty phân chia chi phí thành 6 yếu tố sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu

- Chi phí nhân công

- Chi phí gia công

- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí khác bằng tiền

Công ty tiến hành xây dựng giá thành định mức trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm…

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhanh chóng Công ty tiến hành hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tính giá

- Bước 1: Mở sổ ( hoặc thẻ ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng bộ phận Sổ được mở riêng cho TK 621, 622, 627, 631, 142, 242, 335, 641,

642 Căn cứ để ghi vào sổ là sổ chi tiết các TK tháng trước và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ ( tiền lương, BHXH, vật liệu, dụng cụ, khấu hao…), bảng kê chi phí theo dự toán

- Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến từng đối tượng hạch toán

- Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng yếu tố thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ hoặc kết thúc đơn đặt hàng làm cơ sở cho

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C31

Trang 32

việc tính giá thành Đồng thời lập thẻ tính giá thành sản phẩm căn cứ vào các thẻ tính giá thành sản phẩm kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và bảng kê khai khối lượng sản phẩm hoàn thành khi kết thúc đơn đặt hàng

Việc tập hợp chi phí sản xuất thực hiện từ tập hợp các chi phí cơ bản liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng sau đó tính toán, phân bổ cho các loại sản phẩm liên quan vào NKCT số 7 mẫu số S04a7 - DN Do không hạch toán sản phẩm dở dang nên ngay sau đó Công ty có thể tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm

Các TK sử dụng:

- TK 621: “ Chi phí NVL trực tiếp ”

- TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp ”

- TK 627: “ Chi phí sản xuất chung ”

kỳ dự trữ hạch toán theo phương pháp thẻ song song

Khi có sản phẩm sản xuất xong, nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm xác nhận chất lượng theo tiêu chuẩn quy định Căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ trưởng sản xuất lập “ Phiếu nhập kho ” và giao thành phẩm vào kho Mỗi lần xuất kho thành phẩm để tiêu thụ cần lập “ Phiếu xuất kho thành phẩm” Trên cơ sở phiếu nhập kho, xuất kho thành

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C32

Trang 33

phẩm, thủ kho phản ánh tình hình nhập, xuất kho thành phẩm vào thẻ kho Việc hạch toán thành phẩm ở phòng kế toán được hạch toán trên các sổ chi tiết sau đó vào sổ cái TK

Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, Công ty chuyển thành phẩm cho đối tác, được trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT và Công ty sử dụng “ Hoá đơn GTGT ” Ở Công ty, việc tiêu thụ thành phẩm xem như đã được thực hiện, chỉ cần theo dõi công việc thanh toán với khách hàng

Để hạch toán tình hình tăng, giảm và tồn kho thành phẩm, kế toán sử dụng TK 155: “ Thành phẩm ” Khi số lượng sản phẩm chuyển giao cho người đặt hàng mà chưa được chấp nhận thanh toán thì sẽ phản ánh vào TK 157: “ Hàng gửi bán” Công ty còn sử dụng các TK phản ánh doanh thu:

- TK 511: “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ” chi tiết TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm

- TK 521: “ Chiết khấu thương mại”

2.3.7 Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Kết quả hoạt động SXKD được tính theo công thức:

Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN

Sau một kỳ hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả hoạt động SXKD trên TK 911 chi tiết theo từng hoạt động ( hoạt động SXKD, hoạt

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C33

Trang 34

- TK 635: “ Chi phí hoạt động tài chính ”

- TK 515: “ Doanh thu hoạt động tài chính ”

- TK 911: “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh ”

2.3.8 Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu:

Công ty cổ phần May Thanh Hoá nguồn vốn chủ sở hữu được hạch toán chi tiết thành:

- Vốn đầu tư của CSH : TK 4111

- Thặng dư vốn cổ phần : TK 4112

- Vốn khác của CSH : TK 4118

- Cổ phiếu quỹ : TK 419

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản : TK 412

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái : TK 413

- Quỹ đầu tư phát triển : TK 414

- Quỹ dự phòng tài chính : TK 415

- Các quỹ khác thuộc nguồn vốn CSH : TK 418

Số dư các TK này được trình bày trên Bảng cân đối kế toán

2.4 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá:

2.4.1 Đặc điểm về lao động và quản lý lao động tại Công ty:

2.4.1.1 Đặc điểm về lao động:

Do đặc thù là đơn vị gia công hàng may mặc xuất khẩu nên lao động trong Công ty phần lớn là công nhân trực tiếp sản xuất, chủ yếu là nữ

Việc phân công lao động được tiến hành rất cụ thể và khoa học thành:

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C34

Trang 35

- Lao động gián tiếp: Bao gồm lao động làm công tác quản lý và hỗ trợ SXKD

- Lao động trực tiếp: Là lao động trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm

Trong lao động trực tiếp lại được phân thành lao động kỹ thuật và lao động phổ thông, căn cứ vào bậc thợ để phân loại

Về định mức lao động của Công ty cụ thể:

- Đối với lao động quản lý: Căn cứ vào khối lượng và chất lượng công tác

để xây dựng định mức lao động cho từng nghiệp vụ cụ thể sẽ xác định biên chế cho từng phòng ban

- Đối với lao động trực tiếp: Định mức lao động sẽ xác định theo theo từng

lô hàng cụ thể, căn cứ vào đường chuyền công nghệ để xác định định mức.Hàng năm Công ty căn cứ vào kế hoạch SXKD, căn cứ điều kiện hiện tại và tương lai để lập kế hoạch sử dụng lao động

2.4.1.2 Đặc điểm quản lý lao động:

Công ty thực hiên việc quản lý và sử dụng lao động theo Bộ luật lao động và thoả ước đã ký giữa Giám đốc với đại diện tập thể người lao động Căn cứ vào hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, Công ty quản

lý về số lượng và chất lượng lao động dựa trên sổ theo dõi tổng hợp và sổ theo dõi chi tiết về lao động Công ty phân lao động thành các phòng ban, tổ sản xuất cụ thể để tiện cho việc quản lý

2.4.2 Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương

2.4.2.1 Các hình thức tiền lương

Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức tiền lương

- Hình thức tiền lương theo thời gian: thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động đối với bộ phận quản lý và nhân viên văn phòng tại Công ty

- Hình thức tiền lương theo sản phẩm: thực hiện việc tính trả lương cho

người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành đối với

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C35

Trang 36

lao động trực tiếp sản xuất

2.4.2.2 Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của Công ty là toàn bộ tiền lương của Công ty trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.Thành phần bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động theo thời gian thực tế làm việc( theo thời gian, sản phẩm); tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học; các loại tiền thưởng, phụ cấp thường xuyên

Căn cứ vào đơn giá gia công từng mã hàng mà Công ty đã ký hợp đồng, sau khi đã trừ đi các chi phí như phí uỷ thác, phí nguyên liệu bao bì mua ngoài; phần còn lại Công ty khoán 50% cho chi phí trả lương và các khoản có tính chất lương Phần tiền công 50% được phân bổ cho bộ phận gián tiếp và bộ phận trực tiếp sản xuất theo tỷ lệ hợp lý

2.4.3 Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động

2.4.3.1 Hạch toán số lượng lao động

Chỉ tiêu số lượng lao động của Công ty được phản ánh trên “ Sổ danh sách lao động ” do phòng tổ chức lập và quản lý bao gồm cả số lao động dài hạn, tạm thời; lao động trực tiếp, gián tiếp “ Sổ danh sách lao động ”không chỉ được lập chung cho toàn doanh nghiệp mà còn được lập riêng cho từng

bộ phận để thường xuyên nắm vững số lượng lao động hiện có Cơ sở để ghi

“ Sổ danh sách lao động ” là chứng từ ban đầu về tuyển dụng, nâng bậc, thôi việc do phòng tổ chức lập, mọi sự biến động về số lượng lao động đều phải được ghi chép kịp thời vào sổ để làm căn cứ tính lương phải trả và các chế

độ khác cho người lao động được kịp thời

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C36

Trang 37

( Nguồn: Phòng Tổ chức- Bảo vệ Công ty cổ phần May Thanh Hoá )

2.4.3.2 Hạch toán thời gian lao động

Theo quyết định số 15/ 2006 QĐ- BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ Tài

chính, Công ty theo dõi thời gian lao động của người lao động bằng: Bảng

chấm công( Mẫu số 01- LĐTL ) Bảng chấm công do tổ trưởng mỗi tổ phụ

trách, ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ, nguyên nhân nghỉ việc của từng cá

nhân để căn cứ tính lương, BHXH cho từng người, từng tổ sản xuất, từng

phòng ban

Hàng tháng trưởng phòng, tổ trưởng được phân công theo dõi chấm

công cho người lao động ghi từ cột 1 đến cột 31 theo quy định Sau chuyển

bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như: Giấy chứng nhận nghỉ

hưởng BHXH… về phòng tổ chức để kiểm tra đối chiếu Căn cứ ký hiệu

trên bảng chấm công của từng người để quy ra số ngày công tác tính lương

và BHXH theo từng loại tương ứng để ghi vào cột 32, 33, 34 Sau đó chuyển

lên phòng kế toán, kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho người lao

động trong Công ty

Thời gian làm việc của Công ty quy định như sau:

- Ngày làm việc: 8h

- Tuần làm việc: 6 ngày

- Nghỉ do bản thân ốm, con ốm,… được hưởng 75% lương cơ bản Nghỉ thai

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C37

Trang 38

sản được hưởng 100% lương cơ bản và BHXH chi trả

2.4.3.3 Hạch toán kết quả lao động

Để phản ánh kết quả lao động của CNV biểu hiện bằng khối lượng sản phẩm hoàn thành, Công ty sử dụng “ Bảng kê thanh toán sản phẩm ” và “ Phiếu nhập kho thành phẩm ” đối với các tổ sản xuất hay đối với các xí nghiệp Cuối tháng dựa vào: “ Bảng kê thanh toán sản phẩm ” thể hiện số sản phẩm mỗi lao động hoàn thành được trong tháng theo từng công đoạn sản xuất và “ Phiếu nhập kho thành phẩm ” làm căn cứ tính, trả lương cho người lao động

Cụ thể ta xem biểu “ Bảng kê thanh toán sản phẩm ” và “ Nhập kho thành phẩm ” trong tháng 06/ 2009 của tổ 3- XN 2

2.4.4 Kế toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động

2.4.4.1 Xây dựng đơn giá tiền lương và tính lương, thưởng cho người lao động

Việc xây dựng đơn giá tiền lương do cán bộ phòng kỹ thuật trực tiếp xây dựng căn cứ vào công nghệ sản xuất, từng bước công việc trong quá trình sản xuất Cán bộ định mức tiền lương tiến hành bấm giờ để xác định thời gian lao động tiêu hao cho từng chi tiết sản phẩm và tổng hợp cho từng sản phẩm Căn cứ vào kinh nghiệm đơn giá của các lô hàng tương tự để xây dựng định mức tiền lương trình hội đồng lương Công ty duyệt thì đơn giá tiền lương mới được thực hiện

Công việc tính lương, thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện hàng tháng tại phòng Kế toán Căn cứ để tính là các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác

có liên quan như: Giấy nghỉ phép, biên bản ngừng việc “Bảng thanh toán tiền lương” theo mẫu số 02- LĐTL là căn cứ tính lương, phụ cấp cho người lao động được lập cho từng bộ phận tương ứng với “ Bảng chấm công”.Khi tính tiền thưởng thường xuyên cho người lao động, kế toán lập “ Bảng thanh toán tiền thưởng ” theo mẫu 03- LĐTL dựa trên các chứng từ

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C38

Trang 39

ban đầu như “ Bảng chấm công”, “ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”… và phương án tính thưởng đã được lãnh đạo phê duyệt Trong trường hợp thưởng đột xuất kế toán tự thiết kế mẫu phù hợp với phương án tính thưởng

2.4.4.2 Hạch toán tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động ở phân xưởng sản xuất

Cụ thể trong tháng 06/ 2009 Công ty tính lương cho tổ 3- XN 2 như sau:

Kế toán tiền lương căn cứ vào:

Sinh viên: Nguyễn Thị Định Kiểm toán: 48C39

Ngày đăng: 03/09/2012, 10:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
Bảng 1 TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY (Trang 8)
Bảng 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
Bảng 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (Trang 9)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Trang 21)
Bảng cân đối kế toán                                                    Mẫu số B01- DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh                        Mẫu số B02- DN - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
Bảng c ân đối kế toán Mẫu số B01- DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DN (Trang 23)
Bảng kê t ký  Nhậ - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
Bảng k ê t ký Nhậ (Trang 23)
Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như: Giấy chứng nhận nghỉ - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
Bảng ch ấm công cùng các chứng từ liên quan như: Giấy chứng nhận nghỉ (Trang 37)
BẢNG CHẤM CÔNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 40)
BẢNG KÊ THANH TOÁN SẢN PHẨM - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
BẢNG KÊ THANH TOÁN SẢN PHẨM (Trang 42)
BẢNG THANH TOÁN THÙ LAO HĐQT VÀ BKS THÁNG 06/ 2009 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
06 2009 (Trang 47)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trang 51)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TOÀN CÔNG TY THÁNG 06/ 2009 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
06 2009 (Trang 53)
BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG (Trang 58)
BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG (Trang 59)
BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá.doc
BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG (Trang 60)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w