MỤC LỤC
Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng có thể là trực tiếp hoặc thông qua cấp trên ( Bộ Thương Mại, Hiệp hội Dệt-May), Công ty sẽ lập đề cương sơ bộ về nội dung, khối lượng công việc cần thực hiện và những dự toán chi phí sơ lược để làm cơ sở thảo luận và ký kết hợp đồng với khách hàng.Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty phải xây dựng đề cương chi tiết về yêu cầu, nội dung, tiến độ, thời gian hoàn thành các công việc cần thực hiện và các dự toán chi phí tương ứng để khách hàng phê duyệt làm cơ sở lập kế hoạch triển khai và thanh toán sau khi khối lượng công việc hoàn thành. Sau khi hoàn thành khối lượng sản phẩm, Công ty đóng kiện chuyển lên phương tiện vận tải đưa đến nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu.Giám đốc và các xí nghiệp liên quan có thể bàn bạc thảo luận với khách hàng để tiến hành nghiệm thu từng đợt theo các mốc tiến độ theo quy định trong hợp đồng và phụ lục kèm theo tránh rủi ro khi khách hàng phát hiện sai sót sau khi nhận hàng rồi trả lại.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm tự tổ chức thực hiện các mảng công tác, nhiệm vụ được giao, có nhiệm vụ chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ chính sách của nhà nước, các nội quy của công ty, từ đó có những đề xuất kịp thời với Ban giám đốc nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. - Phòng tổ chức – bảo vệ: làm công tác tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động, tổ chức cán bộ, làm công tác tính lương, thưởng, nâng bậc lương, bảo hiểm cho người lao động; chịu trách nhiệm trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, chế độ đào tạo, bảo vệ trị an.
Một kế toán viên trình độ Đại học đảm nhận 3 phần hành: Kế toán thanh toán, kế toán công nợ và kế toán tiêu thụ: kiểm tra chứng từ thủ tục trước khi thanh toỏn cỏc khoản chi, theo dừi hạch toỏn tổng hợp TK 131, TK 331; lập chứng từ, bảng kờ vào sổ chi tiết; theo dừi quỏ trỡnh tiờu thụ sản phẩm. Chứng từ về Tài sản cố định: Hợp đồng cung cấp thiết bị, Biên bản bàn giao thiết bị, Hợp đồng bảo hành sửa chữa, Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, Bản kê chi tiết sửa chữa, Biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ và sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ…. Kế toán NVL cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất để ghi số lượng và tính thành tiền NVL nhập, xuất vào “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu ” ( mở tương ứng với thẻ kho ).Cuối kỳ, kế toán đối chiếu số liệu trên “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu ” với “ Thẻ kho ” tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ “ Sổ kế toán chi tiết vật liệu” , kế toán lấy số liệu để ghi vào “ Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu ” theo từng danh điểm, từng loại NVL để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu.
Công ty tiến hành xây dựng giá thành định mức trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Hình thức tiền lương theo thời gian: thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động đối với bộ phận quản lý và nhân viên văn phòng tại Công ty. Quỹ tiền lương của Công ty là toàn bộ tiền lương của Công ty trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.Thành phần bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động theo thời gian thực tế làm việc( theo thời gian, sản phẩm); tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học; các loại tiền thưởng, phụ cấp thường xuyên. Căn cứ vào đơn giá gia công từng mã hàng mà Công ty đã ký hợp đồng, sau khi đã trừ đi các chi phí như phí uỷ thác, phí nguyên liệu bao bì mua ngoài; phần còn lại Công ty khoán 50% cho chi phí trả lương và các khoản có tính chất lương.
“ Sổ danh sách lao động ” là chứng từ ban đầu về tuyển dụng, nâng bậc, thôi việc do phòng tổ chức lập, mọi sự biến động về số lượng lao động đều phải được ghi chép kịp thời vào sổ để làm căn cứ tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động được kịp thời.
Kế toán tiền lương và tình hình thanh toán với nhân viên văn phòng Công ty cổ phần May Thanh Hoá trả lương cho nhân viên khối văn phòng tính trên tổng doanh thu của tháng tính lương. Trong cuộc họp Đại hội đông cổ đông, các cổ đông bầu ra 5 thành viên HĐQT và quy định tổng tỷ lệ thù lao HĐQT được hưởng trên doanh thu là 0,35%; HĐQT họp riêng bầu ra các chức danh cùng với tỷ lệ số lượng cổ phần nắm giữ để phân chia % cụ thể được hưởng. S Hà Phương Dung Cuối tháng, kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho ông Lê Văn Khái trưởng phòng Kế toán có hệ số lương 4,66 và hệ số khoán do Công ty quy định là 1,00.
- Nghỉ thai sản: Được hưởng 100% lương cấp bậc và được tính 4 tháng lương, trợ cấp 1 tháng lương tã lót bằng 1 tháng lương tối thiểu theo ngày - Nghỉ do bản thân ốm, con ốm… thì được hưởng 75% lương cấp bậc theo ngày.
Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 20% trên tổng quỹ lương của Công ty trong đó 15% do Công ty nộp được trích vào chi phí SXKD, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào thu nhập của họ. Quỹ BHXH trợ cấp cho các trường hợp người lao động bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí… cho người lao động tham gia đóng góp quỹ trong thời gian ốm đau, sinh đẻ… Quỹ này do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
Theo chế độ tài chính hiện hành, KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ( tính vào chi phí SXKD ), một phần nộp cho cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại Công ty chi tiêu cho hoạt động công đoàn.
( Bằng chữ: Mười tám triệu ba trăm hai sáu nghìn bốn trăm hai ba đồng) Kèm theo: Bảng thanh toán lương tháng 06/ 2009 chứng từ gốc. Cuối tháng kế toán tiến hành nộp BHXH, BHYT cho cơ quan cấp trên bằng chuyển khoản qua ngân hàng, lúc này kế toán lập “ Lệnh chi ” để thực hiện việc chuyển tiền nộp cơ quan bảo hiểm.
Việc kết hợp cả hai hình thức này đã phản ánh đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc, tạo động lực khuyến khích các nhân viên hoàn thành tốt công việc bên cạnh đó vừa đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân phối vừa gắn kết giữa bộ phận quản lý và bộ phận trực tiếp sản xuất. Hệ thống kế toán tại Công ty được thiết kế hữu hiệu thoả mãn chức năng thông tin và kiểm tra của hoạt động kế toán đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết: tính có thực, sự phê chuẩn hợp lý, tính đầy đủ, sự đánh giá chính xác, sự phân loại nghiệp vụ chính xác, việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh kịp thời và quát trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác. Các nhà quản lý Công ty đã xây dựng các thủ tục kiểm soát dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn tạo sự chuyên môn hoá, minh bạch trong thực hiện công việc, sai sót ít xảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện.
Bên cạnh việc nhanh chóng hợp thức hoá hệ thống chứng từ theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính, hàng tháng lãnh đạo Công ty và Ban kiểm soát nên tổ chức các đợt kiểm tra việc lập và sử dụng chứng từ các nghiệp vụ phát sinh, đối chiếu với sổ sách kế toán trong tháng để có thể phát hiện sớm và kịp thời xử lý những sai sót nếu có.