Các giải pháp trước mắt:

Một phần của tài liệu Đầu tư quốc tế gián tiếp. Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam (Trang 30 - 32)

4. PHÁT TRIỂN MẠNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

4.1Các giải pháp trước mắt:

Để tăng cường thu hút luồng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán Việt nam thì trước mắt cần áp dụng các giải pháp sau:

Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng tính cạnh tranh của thị trường chứng khoán Việt nam so với các nước trong khu vực. Giữa đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII) có mối liên hệ với nhau. Nếu đầu tư trực tiếp được tăng cường thì góp phần nâng cao lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán . Sở dĩ như vậy là vì các nhà đầu tư nước ngoài cần đầu tư nguồn vốn tạm thời rỗi của họ mà một trong những biện pháp tốt nhất là đầu tư trên thị trường chứng khoán . Do đó nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách và hoàn thiện môi trường đầu tư thông qua thiết lập hệ thống quản lý hành chính rõ ràng, minh bạch và chi phí thấp nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, chính phủ cần xây dựng hệ thống cung cấp thông tin kịp thời và đáng tin cậy cho các nhà đầu tư, hoàn thiện các qui chế kiểm soát thu nhập và ngoại tệ theo hướng rõ ràng, hợp lý nhằm đảm bảo bình đẳng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Sớm hình thành dịch vụ chuẩn hóa về cung cấp thông tin cho người đầu tư chỉ khi nào hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán được hiện đại hóa theo chuẩn mực thì thị trường chứng khoán mới có cơ sở vận hành công bằng và hiệu quả, thu hút nhiều nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán . Hiện tại những nỗ lực cung cấp thông tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán và công ty chứng khoán chưa đáp ứng yêu cầu thông tin của nhà đầu tư do việc cung cấp thông tin còn đơn điệu, sơ lược, chưa đầy đủ. Những qui định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin của các tổ chức niêm yết cũng chưa rõ ràng, hiện tượng cung cấp thông tin sai lệch chưa được xử lý thích đáng. Có thể nói sớm hình thành dịch vụ chuẩn hoá về cung cấp thông tin cho nhà đầu tư có một ý nghĩa đặc biệt. Một mặt dịch vụ chuẩn hoá này tạo sức ép buộc các tổ chức phát hành phải làm ăn đàng hoàng, giúp khắc phục tình trạng lộn xộn trong điều hành ở nhiều công ty hiện nay. Mặt khác dịch vụ thông tin có chất lượng giúp cổ đông kiểm soát được giới doanh nghiệp. Đây là mục tiêu rất quan trọng ở Việt nam hiện nay khi yêu cầu công khai thông tin trở thành trở ngại đối với công ty cổ phần muốn ra niêm yết.

Nới lỏng và tiến tới xóa bỏ tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài. Việc qui định các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn, mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt nam với mức tối đa là 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đang là một trong những lực cản lớn nhất trong việc thu hút luồng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán Việt nam. Mục tiêu của việc khống chế trên là nhằm giảm thiểu nguy cơ thất thoát dự trữ trên cán cân thanh toán quốc tế do các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển vốn ra khỏi Việt nam . Chính vì vậy, trong thời gian tới nhà nước cần nới lỏng và tiến tới xóa bỏ tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với những ngành mà nhà nước không cần phải có sở hữu chi phối. Điều này vừa giúp các doanh nghiệp Việt nam nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy các

doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán mà còn góp phần đáng kể vào sự phát triển cỉua thị trường chứng khoán nước ta trong thời gian tới.

Khi các doanh nghiệp cổ phần hóa lên niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ mang nhiều giá trị cho các nhà đầu tư bởi vì trước khi niêm yết hầu hết các khoản đầu tư giàn tiếp được đánh giá ở vốn, khi lên niêm yết thể hiện được giá trị thực khi có giao dịch phát sinh cụ thể trên thị trường . Đây là kênh thu hút vốn FII hiệu quả nhất.

Khuyến khích công ty có cổ phần đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán . Thực trạng hiện nay của thị trường chứng khoán nước ta có đặc điểm không bình thường ở chỗ công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết khá hơn nhưng đều trù trừ chưa nhập cuộc ngay. Lý doanh nghiệp họ đưa ra rất nhiều trong đó có nguyên nhân thị trường chứng khoán chưa đủ sức khuyến khích các doanh nghiệp tham gia. Do đó để khuyến khích các công ty cổ phần đủ điều kiện ra niêm yết, trước mắt nhà nước nên hỗ trợ có thời hạn cho doanh nghiệp trên các mặt:

+ Đối với công ty cổ phần hình thành từ cổ phần hóa thì nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế, ưu tiên chuyển giao quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường, định hướng tín dụng ưu đãi khuyến khích đầu tư,… nhằm khuyến khích các doanh nghiệp này niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán .

+ Cải tiến chế độ kế toán tài chính các công ty cổ phần, đồng thời tăng cường giám sát để các công ty này cung cấp thông tin chính xác cho thị trường. Bên cạnh đó cần giáo dục, tuyên truyền cho cổ đông ở những công ty có đủ điều kiện niêm yết ý thức được quyền lợi của họ khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán .

+ Cải tiến thủ tục xét duyệt cho phép niêm yết để rút ngắn thời gian và tạo điều kiện dễ dàng cho công ty cổ phần muốn niêm yết từ đó tăng sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với công ty cổ phần.

Tăng cường hàng hóa có chất lượng trên thị trường chứng khoán bằng cách cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích các doanh nghiệp này niêm yết trên thị trường chứng khoán . Cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một biện pháp trước mắt nhằm cung cấp hàng hóa chất lượng cao cho thị trường chứng khoán. Ở Việt nam thời gian qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tương đối hiệu quả do các doanh nghiệp này có mô hình quản trị hiện đại, được hưởng những ưu đãi của nhà nước trong khuyến khích xuất khẩu….Những giải pháp cần thực thi để cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là:

+ Nhà nước cần định hướng rõ ràng trong việc xử lý các vấn đề như ưu đãi mua cổ phiếu của người lao động trong doanh nghiệp , cơ chế chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần, cơ chế chi phối vốn của đối tác nước ngoài trong các doanh nghiệp sau cổ phần hóa….

+ Xây dựng cơ chế quản lý thích hợp với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài: vấn đề niêm yết của công ty có vốn đầu tư nước ngoài, vấn đề chuyển vốn và lợi nhuận từ chuyển nhượng cổ phiếu ra nước ngoài….

+ Ban hành văn bản về lưu hành cổ phiếu của các doanh nghiệp nước ngoài ở thị trường chứng khoán Việt nam , bổ sung văn bản về sự chuyển đổi của công ty TNHH sang công ty cổ phần để các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi tiến hành thủ tục dễ dàng.

Một phần của tài liệu Đầu tư quốc tế gián tiếp. Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam (Trang 30 - 32)