KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2003 – 2008
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤTVẬT LIỆU ĐIỆN HẢI PHÒNG 2
1.1 Tổng quan về quá trình hình thành và tình hình sản xuất kinhdoanh của công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng 2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1986 3
1.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2004 4
1.1.1.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 5
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 6
1.1.2.1 Chức năng sản xuất kinh doanh của công ty 6
1.1.2.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 7
1.1.3 Hệ thống tổ chức và chức năng của các phòng ban của công ty 7
1.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 8
1.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 9
1.1.4 Tổ chức thông tin kinh tế và thống kê ở công ty 10
1.2 Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần hóachất vật liệu điện Hải Phòng 11
1.2.1 Đặc điểm về vốn của công ty 11
1.2.2 Đặc điểm về thị trường đầu vào của công ty 13
1.2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm của công ty 14
1.2.3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất 14
Trang 21.2.3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 14
1.2.3.3 Đặc điểm hoạt động dịch vụ 15
1.2.3.4 Hoạt dộng xuất nhập khẩu 15
1.2.3.5 Đặc điểm về quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩmcủa công ty 16
1.2.3.6 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty trong những năm gần đây 16
1.3 Tổng kết những ưu điểm và nhược điểm của công ty 17
1.3.1 Những ưu điểm cần được phát huy của công ty 18
1.3.2 Những nhược điểm cần khắc phục của công ty 18
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊPHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔPHẦN HÓA CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN HẢI PHÒNG 20
2.1 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động ở công ty Cổ phầnhóa chất vật liệu điện Hải Phòng trong giai đoạn 2003 – 2008 20
2.2 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động ở công ty Cổ phầnhóa chất vật liệu điện Hải Phòng trong giai đoạn 2003 – 2008 22
2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty công ty Cổ phầnhóa chất vật liệu điện Hải Phòng trong giai đoạn 2003 – 2008 24
2.3.1 Biến động chung về hiệu quả sử dụng lao động 24
2.3.2 Phân tích chỉ tiêu NSLĐ bình quân một lao động 28
2.3.2.1 Phân tích tình hình tăng trưởng của chỉ tiêu NSLĐ bình quân
Trang 32.3.3 Phân tích các nhân tố về sử dụng lao động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai doạn 2003 – 2008 42
2.4 Phân tích thu nhập của lao động của công ty Cổ phần hóa chất vậtliệu điện Hải Phòng giai đoạn 2003 – 2008 47
2.4.1 Phân tích thu nhập bình quân của lao động của công ty 47 2.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động 48 2.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ phân phối lần đầu của lao động của công ty giai đoạn 2003 – 2008 51 2.4.4 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố về thu nhập và lao động đến sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh 56 2.4.5 Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ với tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động của công ty giai đoạn 2003 – 2008 58
CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆUQUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔPHẦN HÓA CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2003 –2008 60
3.1 Những đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng lao động tạicông ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng giai đoạn 2003 –2008 60
3.1.1 Những ưu điểm cần phát huy 60 3.1.2 Những tồn tại cần khắc phục 61
3.2 Định hướng phát triển của công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điệnHải Phòng trong thời gian tới 623.3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng laođộng ở công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng 64
3.3.1.Kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty 64 3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty 65
Trang 4KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức các phòng ban của công ty Cổ phần hóa chất vậtliệu điện Hải Phòng 8Bảng 1.1: Cơ cấu vốn của công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện HảiPhòng trong giai đoạn 2006 - 2008 12Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ gia công giấy xuất khẩu: 16Bảng 1.2 : Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công tytrong giai đoạn 2003 – 2008 17Bảng 2.1: Số lao động bình quân năm và doanh thu của công ty giai đoạn2003 – 2008 20Bảng 2.2: Bảng kết quả chỉ số số lượng lao động của công ty kỳ nghiêncứu so với kỳ gốc 21Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao độngcủa công ty giai đoạn 2003 – 2008 22Bảng 2.4: Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụngthời gian lao động của công ty giai đoạn 2003 – 2008 23Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu kết quả và hao phí lao động cho sản xuất củacông ty giai đoạn 2003 – 2008 24Bảng 2.6: Bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động dạng thuậncủa công ty giai đoạn 2003 – 2008 25Bảng 2.7: Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao độngcủa công ty giai đoạn 2002 – 2008 26Bảng 2.8: NSLĐ bình quân một lao động tính theo DT của công ty giaiđoạn 2003-2008 29Bảng 2.9 : Tình hình tăng trưởng của NSLĐ bình quân một lao động theoDT của công ty giai đoạn 2003-2008 29
Trang 5Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biểu diễn xu hướng của NSLĐ bình quân một lao
động theo DT của công ty giai đoạn 2003-2008 30
Bảng 2.10: Bảng số liệu phân tích mô hình 1 32
Bảng 2.11: Kết quả phân tích mô hình 1 32
Bảng 2.12: Bảng số liệu phân tích mô hình 2 34
Bảng 2.13: Kết quả phân tích mô hình 2 35
Biểu đồ 2.2: Đường biểu diễn NSLĐ bình quân một lao động và đườngNSLĐ bình quân một lao động ước lượng theo hàm bâc ba 39
Bảng 2.14: Bảng số liệu phân tích mô hình 1 42
Bảng 2.15: Kết quả phân tích mô hình 1 43
Bảng 2.16 : Bảng số liệu phân tích mô hình 2 45
Bảng 2.17: Kết quả phân tích mô hình 1 45
Bảng 2.18: Bảng tính các chỉ tiêu thu nhập bình quân của lao động củacông ty giai đoạn 2003 – 2008 47
Bảng 2.19: Tính tốc độ phát triển của các chỉ tiêu thu nhập bình quâncủa công ty giai đoạn 2003 – 2008 47
Bảng 2.20: Tính các chỉ tiêu hiệu năng sử dụng quỹ phân phố lần đầu củalao động của công ty giai đoạn 2003 – 2008 49
Bảng 2.21: Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu hiệu năng sử dụng quỹ phânphối lần đầu của lao động của công ty giai đoạn 2003 – 2008 50
Bảng 2.22: Bảng số liệu phân tích mô hình 1 52
Bảng 2.23: Kết quả phân tích mô hình 1 52
Bảng 2.24: Bảng số liệu phân tích mô hình 2 54
Bảng 2.25: Bảng kết quả phân tích mô hình 2 54
Bảng 2.26 : Bảng số liệu phân tích mô hình 57
Bảng 2.27: Bảng kết quả phân tích mô hình 57
Bảng 2.28: Bảng kết quả so sánh tốc độ tăng NSLĐ bình quân một laođộng với tốc độ tăng thu nhập bình quân 59
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2008 được đánh giá là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế thế giới Khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá cả tăng cao, lạm phát lan rộng, kinh tế thế giới suy thoái đã ảnh hưởng trực tiếp, bất lợi đến nền kinh tế nước ta Có thể tồn tại và tiếp tục phát triển trong bối cảnh đó là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đó cũng là lúc vai trò của nhân tố nguồn nhân lực được đề cao hơn bao giờ hết Một doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của lao động của doanh nghiệp đó Nếu như một doanh nghiệp có một đội ngũ công nhân trình độ chuyên môn cao, lực lượng lãnh đạo sáng suốt, tận tâm, có năng lực quản lý thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ giải quyết được mọi khó khăn để vươn lên phát triển Việt Nam hiện đang là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế WTO, tình hình mới đặt ra yêu cầu mới đối với người lao động Một lao động chất lượng cao phải là một lao động có kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, thành thạo ứng dụng khoa học công nghệ và có khả năng vận hành máy mọc hiện đại…Vì vậy các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng tới vấn đề đạo tạo nguồn nhân lực, thậm chí coi đây là một chiến lược phát triển trọng tâm và lâu dài.
Xuất phát từ vai trò to lớn của nhân tố lao động đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung, trong quá trình thực tập ở công
ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng em xin chọn đề tài: “Vận dụng một sốphương pháp thống kê phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty Cổ phầnhóa chất vật liệu điện Hải Phòng giai đoạn 2003 – 2008 “.
Nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương I: Tổng quan về công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng Chương II: Vận dụng một số phương pháp thống kể phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp
Trang 7CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN HẢI PHÒNG
1.1 Tổng quan về quá trình hình thành và tình hình sản xuất kinh doanhcủa công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa theo Nghị định 64 – 2002/NĐ-CP của Chính phủ và quyết định số 1803 – 03/ QĐ-TM của Bộ Thương mại được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/06/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2000.
- Tên công ty: Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng - Tên giao dịch đối ngoại: Hai Phong chemical and electrial join stock company
- Tên giao dịch đối ngoại viết tắt: Cemaco Hai Phong - Đăng ký tài khoản giao dịch tại:
+) Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hải
Trang 8Số tài khoản: 160314851002630
Trụ sở chính của công ty đặt tại số 20 – Lê Quýnh – Điện Biên Phủ -Quận Ngô Quyền – Hải Phòng.
- Trụ sở chi nhánh đặt tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
+ Kinh doanh hóa chất vật liệu điện, dụng cụ cơ khí.
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng công nghiệp tiêu dùng + Kinh doanh cao su, gỗ cao su, nông lâm sản đã qua chế biến + Kinh doanh bất động sản.
+ Kinh doanh giao nhận, vận chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.
+ Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi + Sản xuất, gia công giấy để xuất khẩu.
1.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1986
Tiền thân Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng là công ty Hóa chất vật liệu điện Hải Phòng được thành lập từ năm 1970 trực thuộc bộ Vật tư, công ty hoạt động đến năm 1979 thì chia tách, sát nhập vào công ty Tiếp nhận vận tải Hải Phòng và Liên hiệp cung ứng vận tải khu vực III thuộc bộ Vật tư Đến tháng 9/1985, công ty Hóa chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí Hải Phòng chính thức được thành lập lại từ các bộ phận được tách ra từ hai đơn vị trên, trực thuộc Tổng công ty Hóa chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí thuộc bộ vật tư.
Trang 9Đây là cả một thời kỳ dài nền kinh tế cả nước vận hành theo cơ chế bao cấp nên chức năng, nhiệm vụ của công ty đơn thuần là nhận nhiệm vụ Tổng công ty giao cho tiếp nhận hàng hóa vật tư qua cảng Hải Phòng, sua đó vận chuyển đến các đơn vị khác thuộc các tỉnh Bắc Bộ Mặt khác công ty được phép cấp vật tư cho các đơn vị sản xuất tại Hải Phòng sau đó thu mua lại sản phẩm để cung ứng cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác.
1.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2004
Từ năm 1986 Nhà nước bắt đầu từng bước xóa bỏ chế độ quản lý bao cấp Công ty lúc này ngoài nhiệm vụ tiếp nhận và điều chuyển vật tư theo kế hoạch của Tổng công ty còn có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh với các đơn vị khác và bán hàng đến tận tay người tiêu dùng Công ty được Bộ Vật tư cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp Các xí nghiệp thành viên được ra đời theo Nghị định 388 của Chính phủ Chức năng nhiệm vụ này của công ty kéo dài đến tháng 5/1993 khi Chính phủ quyết định sát nhập Bộ Vật tư, Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương thành Bộ Thương mại.
Mô hình tổ chức của công ty thời kỳ này là các đơn vị trực tiếp kinh doanh sản xuất nhiều, các đơn vị gián tiếp giảm hẳn.
Từ tháng 5/1993 công ty Hóa chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí Hải Phòng trực thuộc Tổng công ty Hóa chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, Bộ Thương mại đến hết năm 1995 Sau khi Tổng công ty Hóa chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí giải thể, công ty Hóa chất vật liệu điện Hải Phòng là đơn vị thuộc Bộ Thương mại quản lý trực tiếp và tồn tại đến khi thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm tháng 3/2004.
Đây là thời gian công ty hoạt động tự do theo cơ chế thị trường, cọ sát với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong toàn quốc, từng bước trưởng
Trang 10thành và đứng vững trên thương trường Hoạt động của công ty đã mở rộng trong toàn quốc với giấy phép kinh doanh được Bộ Thương mại cấp là hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng hóa theo danh mục Nhà nước cho phép.
Mô hình hoạt động trong thời gian này có nhiều đổi mới: giải tán các xí nghiệp thành phần, thành lập các cửa hàng, các chi nhánh, hoạt động theo quy chế công ty ban hành được ban giám đốc công ty chỉ đạo trực tiếp nhằm thâm nhập sâu vào thị trường trong nước và nước ngoài.
1.1.1.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
Ngày 02/03/2004 Đại hội cổ đông thành lập công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng được tiến hành thành công tốt đẹp và từ ngày 22/03/2004 công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp.
Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty từ ngày thành lập qua bao biến đổi về cơ cấu tổ chức Đến nay công ty đã chấm dứt mấy chục năm là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế bao cấp chuyển hẳn sang doanh nghiệp cổ phần với chủ sở hữu vốn là tư nhân (vốn điều lề là do cổ đông đóng góp) hoạt động theo luật doanh nghiệp, tự thân vận động theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước.
Việc cổ phần hóa công ty Hóa chất vật liệu điện Hải Phòng nhằm đạt được mục tiêu:
- Thực hiện mục tiêu cổ phần hóa của Nhà nước để chuyển hình thức sở hữu Nhà nước thành hình thức sở hữu của nhiều người, tạo ra sự thay đổi
Trang 11căn bản về hình thức quản lý, kết hợp với quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh hiện có của doanh nghiệp với khả năng về vốn, thị trường và năng lực quản lý tiên tiến của các cổ đông nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hiện nay và những năm tới.
- Huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm cho người lao động, phát triển doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Không ngừng phát triển doanh nghiệp về mọi mặt nhằm tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như lợi tức của các cổ đông và phát triển nguồn thu trong ngân sách Nhà nước, góp phần tăng trưởng nền kinh tế nói chung.
Từ năm 2004 cho đến nay, công ty hoạt động tự do theo cơ chế thị trường, cọ sát với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong toàn quốc, từng bước trưởng thành và đứng vững trên thị trường Hoạt động của công ty đã mở rộng trong toàn quốc với giấy phép kinh doanh được Bộ Thương mại cấp là hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng hóa theo danh mục mà Nhà nước cho phép.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
1.1.2.1 Chức năng sản xuất kinh doanh của công ty
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh tất cả các loại vật tư, hàng hóa theo danh mục Nhà nước cho phép, xây dựng kinh doanh nhà đất, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, cung cấp dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu và kho ngoại quan.
Trang 121.1.2.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Trong giai đoạn hiện nay, công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được quy định trong luật doanh nghiệp: đóng góp ngân sách Nhà nước thông qua các nghĩa vụ thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng ngành nghề kinh doanh mình đăng ký.
-Tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu, xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, khai thác gia công và chế biến hàng xuất khẩu theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Huy động các nguồn vốn của toàn xã hội, các nhân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước đầu tư vào công ty để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
-Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh doanh với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Quản lý tốt đội ngũ công nhân viên Đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho người lao động, giải quyết việc làm ổn định và nâng cao thu nhâp cho người lao động, thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác theo quy định), luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực, phân phối lợi nhuận theo kết quả lao động công bằng và hợp lý.
- Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường giám sát các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp.
- Ngoài ra còn phải đảm bảo an ninh, trật tự cảnh quan, môi trường nơi công ty làm việc.
1.1.3 Hệ thống tổ chức và chức năng của các phòng ban của công ty
Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực
Trang 13tuyến, chức năng bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc quản lý ngày càng phức tạp và yêu cầu quản lý ngày càng mở rộng nên bộ phận tham mưu đã phân ra làm các bộ phận chức năng riêng đi sâu vào các lĩnh vực quản lý nhằm chuẩn bị các dự án quyết định để người lãnh đạo trực tiếp thông qua và hướng dẫn kiểm tra giám sát việc thực hiện.
1.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức các phòng ban của công ty Cổ phần hóa chất vật liệuđiện Hải Phòng
Đại hội cổ đông
Trang 141.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Đại hội đồng cổ đông
Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông Mọi hoạt động của công ty đều phải tuân thủ theo điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua và bổ xung hàng năm theo tình hình thực tế Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm thảo luận và thông qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm, các phương án phân phối lợi nhuận Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để quản trị công ty giữa 2 kỳ đại hội, bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có trách nhiệm thay mặt các cổ đông để quản lý công ty Người đại diện là chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu ra từ trong số các thành viên của Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có quyền quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty đồng thời có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về những vi phạm điều lệ công ty, sai phạm theo luận doanh nghiệp gây thiệt hại cho công ty.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có quyền kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của công ty Cụ thể là kiểm tra tính hợp pháp, tính chính xác trong các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, thẩm tra từng vấn đề cụ thể có liên quan đến quản trị khi xét thấy cần thiết.
Ban giám đốc
Ban giám đốc nắm quyền điều hành công ty theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và luật doanh nghiệp Các kế hoạch kinh doanh, sản xuất hàng
Trang 15năm do ban giám đốc xây dựng và chỉ được thực hiện khi đã được Hội đồng cổ đông thường niên biểu quyết thông qua với những chỉ tiêu cơ bản như doanh số, lợi nhuận, cổ tức, tổng quỹ lương…
Khối văn phòng
Khối văn phòng gồm các phòng ban và các đơn vị trực thuộc công ty, hoạt động theo quy chế cụ thể đã được ban giám đốc thông qua và ban hành trong điều lệ của công ty
Khối kinh doanh, sản xuất và dịch vụ
Các đơn vị trực tiếp kinh doanh, sản xuất và dich vụ được chỉ đạo trực tiếp từ ban giám đốc với sự tư vấn, kiểm tra, giám sát của các phòng nghiệp vụ trên công ty Các đơn vị này có mối quan hệ ngang bằng nhau, độc lập trong công việc nhưng cũng hỗ trợ nhau về thông tin thị trường, giá cả, hàng hóa vật tư, mua bán hàng hóa với nhau trên nguyên tắc cùng có lợi.
Các đơn vị kinh doanh, sản xuất và dịch vụ hoạt động trên nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu Hàng năm, các đơn vị được công ty giao kế hoạch về doanh số, lợi nhuận Trong hoạt động tự lo các khoản chi phí thích hợp để thực hiện kế hoạch được giao Đơn vị nào thua lỗ phải chịu trách nhiệm vật chất đến cùng, phải bồi hoàn vốn cho cổ đông Công ty có trách nhiệm đáp ứng đủ vốn và kịp thời khi các đơn vị có yêu cầu.
1.1.4 Tổ chức thông tin kinh tế và thống kê ở công ty
Các số liệu thống kê được phòng kế toán xử lý, tổng hợp theo từng quý ,từng năm sau đó báo cáo các kết luận về tình hình tài chính cho ban lãnh đạo của công ty Ban lãnh đạo sẽ căn cứ vào các kết luận này để hoạch định những kế hoạnh sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn Giữa các nghiệp vụ kế toán có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, đảm bảo tính thống nhất về
Trang 16phương pháp tính toán và ghi chép, từ đó tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng, phát hiện nhanh chóng các sai sót để kịp thời sửa chữa.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các thông tin kinh tế liên quan đến tình hình hoạt động của công ty đòi hỏi phải được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và nhanh chóng Xuất phát từ yêu cầu đó, công ty đã trang bị cho mình phần mềm kế toán Vacom ngay từ năm 2004 Chương trình được cung cấp bởi công ty Công nghệ phần mềm tài chính – kế toán STC, địa chỉ: tòa nhà 106 B6 Phạm Ngọc Thạch-Hà Nội.
Đây là một chương trình rất tiện ích, hỗ trợ đắc lực cho công tác kế toán ở công ty, bao gồm các nghiệp vụ sau:
- Nghiệp vụ kế toán thường xuyên - Kế toán tiền mặt – tiền gửi ngân hàng - Kế toán hàng hóa – thành phẩm - Kế toán tài sản cố định
- Phân bổ kết chuyển
- Kế toán quản trị - hệ thống…
1.2 Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần hóachất vật liệu điện Hải Phòng
1.2.1 Đặc điểm về vốn của công ty
Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng thực hiện cổ phần hóa với số vốn điều lệ ban đầu là 12 tỷ VNĐ Sau 5 năm không ngừng phát triển, hiện tại số vốn điều lệ đã được nâng lên là 17 tỷ VNĐ
Trang 17Dưới đây là bảng phân tích cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm gần đây
Bảng 1.1: Cơ cấu vốn của công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng trong giai đoạn 2006 - 2008
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh – Phòng kế toán
Kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy : Nguồn vốn của công ty phân bố không đồng đều Trong cả 3 năm, nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, lượng vốn CSH của công ty chỉ bằng một phần ba nợ phải trả được hình thành từ sự đóng góp của các cổ đông nhưng đây là nguồn vốn quan trọng hình thành nên các loại tài sản của công ty Năm 2007, tình hình kinh tế trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng có nhiều thuận khiến cho lợi nhuận của công ty tăng đáng kể, đây là điều kiện để công ty bổ sung cho nguồn vốn CSH Cuối năm 2008, công ty không tránh khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy thoái kinh tế cả nước, công ty đã thu
Trang 18hẹp quy mô sản xuất kinh doanh dẫn đến sự sụt giảm đáng kể của tổng lượng vốn huy động.
1.2.2 Đặc điểm về thị trường đầu vào của công ty
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên 3 nguồn đầu vào chính là: hàng nhập khẩu để bán trong nước; hàng mua bán nội địa và giấy đế để sản xuất giấy xuất khầu.
- Trong đó hàng nhập khẩu để tiêu thụ trong nước là nguồn đầu vào cơ bản do hoạt động đặc thù của công ty là hoạt động xuất nhập khẩu Các mặt hàng nhập chủ yếu là:
+Hạt nhựa nguyên sinh các loại
+Một số hóa chất cơ bản để phục vụ cho ngành dệt, ngành công nghiệp chế biến cao su, ngành da giầy…
Công ty nhập hàng từ nhiều nước khác nhau như: Thái Lan, Singapo, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út…Trong đó chủ yếu là Hàn Quốc do thị trường nhựa nguyên sinh ở Hàn Quốc rất lớn, chủng loại phù hợp với nền sản xuất nhựa ở nước ta Bên cạnh đó là yếu tố giá cả rất hợp lý cùng với những thuận lợi trong giao dịch giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa nhanh chóng.
- Thị trường đầu vào thứ hai là mua hàng nội địa Thị trường này hàng năm đưa đến một doanh thu tương đối lớn.
- Cuối cùng là thị trường giấy đế là nguyên liều đầu vào của hoạt động sản xuất giấy xuất khẩu Công ty mua giấy của các công ty ở một số tỉnh Miền Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Bắc, Quảng Ninh, Hòa Bình Trước năm 2008 nguồn cung này tương đối ổn định nhưng sau năm 2008, giá cả thị
Trang 19trường liên tục biến động và ở mức cao khiến cho nguồn nguyên liệu trở nên khan hiếm gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất.
1.2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm của công ty
1.2.3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất
Nhiều năm nay công ty sản xuất hàng vàng mã xuất sang thị trường Đài Loan với tổng sản lượng là 28500 tấn sản phẩm (bình quân hàng năm khoảng 5700 tấn/năm).
Công tác sản xuất đem lại lợi nhuận lớn trong hoạt động của công ty Mặt khác nó không chỉ giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động phổ thông của địa phương mà còn đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể hỗ trợ cho nguồn vốn nhập khẩu.
1.2.3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của công ty phần lớn là nhập khẩu các hóa chất cơ bản, nhựa nguyên sinh các loại để bán cho các đơn vị có nhu cầu trên thị trường trong nước Bên cạnh đó các đơn vị kinh doanh khai thác nguồn hàng nội địa đa dạng hóa mặt hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Thông thường hàng năm công ty nhập khẩu hàng hóa đạt kim ngạch khoảng 4 – 6 triệu USĐ
Trong 5 năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty đã bám sát thị trường trong nước và khu vực do đó công ty đã đạt được những kết quả nhất định, không những duy trì được quan hệ làm ăn với những bạn hàng truyền thống mà còn từng bước mở rộng thị trường
1.2.3.3 Đặc điểm hoạt động dịch vụ
Với lợi thế có cảng Hải Phòng tại địa bàn công ty với cơ sở vật chất tương đối lớn nên hoạt động dịch vụ có nhiều thuận lợi Hoạt động dịch vụ
Trang 20tập trung vào dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu, kho ngoại quan và cho thuê kho bãi Đây là hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận tương đối ổn định hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và sản xuất mà không cần dùng vốn lưu động lớn
Khối dịch vụ của công ty hoạt động tương đối toàn diện và ổn định từ năm 2004 cho đến nay, tập trung tại khu 114 Lạch Tray và Đoạn Xá Các dịch vụ du lịch lữ hành, vận tải, kho ngoại quan có đem lại lợi nhuận nhưng còn rất khiêm tốn chưa phát huy hết được thế mạnh sẵn có Riêng dịch vụ cho thuê bến bãi là có hiệu quả cao và sẽ rất ổn định do cơ sở vật chất được công ty đầu tư tốt.
1.2.3.4 Hoạt dộng xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu trong 5 năm qua công ty đạt tổng kim ngạch là 44521000 USĐ.
Trong đó: - Kim ngạch xuất khẩu: 18577000 USĐ - Kim ngạch nhập khẩu: 25944000 USĐ
Công tác nhập khẩu đảm bảo được hàng hóa đáp ứng cho hoạt động kinh doanh nội địa Công tác xuất khẩu của công ty chủ yếu tập trung vào giấy vàng mã và cao su tự nhiên Công tác xuất khẩu năm 2007 và 2008 cũng giảm sút nhiều do biến động của thị trường Trung Quốc và Đài Loan.
Thực tế 5 năm qua hoạt động xuất khẩu đã đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể đáp ứng đến 71 % giá trị nhập khẩu giúp cho hoạt động tài chính khi vay ngoại tệ tại ngân hàng với lãi suất và tỷ giá cao, giảm được áp lực nhất là khi khan hiếm USĐ để nhập khẩu hàng hóa.
Trang 211.2.3.5 Đặc điểm về quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm củacông ty
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ gia công giấy xuất khẩu:
Trong hình thức sản xuất kinh doanh mang tính tập thể bao giờ cũng hình thành sự phối hợp hoạt động của những người tham gia lao động sản xuất về mặt không gian Để thuận lợi cho công tác quản lý lao động trong công ty đã có sự hình thành những tập thể lao động phân nhỏ.
Do đó đặc điểm của xí nghiệp liên doanh của công ty là sản xuất, gia công giấy xuất khẩu cho nên sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Vì thế công ty đã xây dựng một cơ cấu sản xuất hợp lý.
Quá trình sản xuất, gia công giấy xuất khẩu phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, công nhân làm việc tiếp xúc trực tiếp với nguyên vật liệu và qua máy móc thiết bị Với đội ngũ công nhân viên có trình độ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại, công ty đã đạt chỉ tiêu chất lượng cả về số lượng và có uy tín cao trên thị trường.
1.2.3.6 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công tytrong những năm gần đây
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt, phải đối mặt với nhiều khó khăn công ty vẫn hoạt động có hiệu quả, và thu được một số thành tựu
Mua giấy cắt tập
Quét hòe ( màu )
Trang 22đáng kể như : liên tục tăng doanh thu bán hàng, đảm bảo cổ tức ở mức 15 – 20 %/năm Tiến hành bổ sung vốn điều lệ từ 12 tỷ VNĐ lên 17 tỷ VNĐ như hiện tại Hàng năm nộp đầy đủ các nguồn thu cho Nhà nước và có thặng dư vốn điều lệ Đặc biệt trong năm 2007, công ty vinh dự được xếp trong tốp 500 doanh nghiệp trong cả nước hoạt động tốt có hiệu quả cao.
Bảng 1.2 : Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty trong
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh - Phòng kế toán
1.3 Tổng kết những ưu điểm và nhược điểm của công ty
Nhìn lại quá trình hoạt động của công ty nhất là trong 5 năm trở lại đây, công ty đã trải qua không ít khó khăn, thử thách để đi lên phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Sau mỗi giai đoạn phát triển, công ty đều thực hiện tổng kết những mặt mạnh và nghiêm khắc chỉ ra những mặt yếu để xây dựng những bước đi phù hợp trong giai đoạn mới Trên tinh
Trang 23thần phát huy tối đa mặt làm tốt, khắc phụ triệt để những tồn tại, không ngừng hoạn thiện mình, công ty đang từng bước phấn đầu để trở thành một doanh nghiệp thành công và có uy tín trên thương trường.
1.3.1 Những ưu điểm cần được phát huy của công ty
- Công ty hoạt động đã lâu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên có những lợi thế nhất định về đầu vào và đầu ra, cụ thể là nguồn mua vật tư hàng hóa, nơi tiêu thụ tương đối ổn định Đó đều là những bạn hàng truyền thống đã có quan hệ làm ăn lâu dài.
- Đội ngũ làm công tác kinh doanh đã bám sát được thị trường để điều tiết quá trình mua bán tạo ra lợi nhuận có những năm lợi nhuận rất cao Trong hoạt động sản xuất, công ty có đội ngũ công nhân tâm huyết với nghề vì công ty rất chú trọng bảo đảm đời sống và các quyền lợi khác cho người lao động.
- Công ty đóng trên địa bàn có cơ sở hạ tầng thuận tiện như đường xá, bến cảng cùng với cơ sở vật chất hoàn thiện ở những vị trí tốt….đây là yếu tố giúp công ty phát triển hoạt động dịch vụ cũng là một kênh quan trọng mang lại lợi nhuận hàng năm cho công ty.
1.3.2 Những nhược điểm cần khắc phục của công ty
- Trong hoạt động kinh doanh do đầu vào, đầu ra tương đối ổn định nên sự tăng trưởng không cao Công ty chưa làm tốt công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ Bên cạnh đó công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh rất quyết liệt và gay gắt trên thị trường Thị trường giấy vàng mã ở Đài Loan ngày càng trở nên khó tính trong khi đó có hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất giấy khác ra đời với nguồn vốn lớn và công nghệ hiện đại đang là mối đe dọa lớn đối với công ty.
Trang 24- Tính chủ động của công ty chưa cao, vẫn còn mang nặng tính bao cấp, chưa dám mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực mới.
- Vốn là nhân tố quan trọng quyết định trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Khó khăn lớn nhất của công ty là vấn đề huy động vốn Công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn, trong khi đó việc tiếp cận nguồn vốn vay là khó vì vay phải có thế chấp.
- Một nhược điểm lớn không thể không nhắc đến là tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao Lao động giản đơn chiếm tỷ trọng lớn, số lượng lao động có chất lượng không nhiều và đang trong tình trạng đã lão hóa Đứng trước thực trạng đó công ty đã và đang chú trọng đến vấn đề đào tạo kỹ năng cho người lao động, bên cạnh đó có những chính sách tuyển dụng, đãi ngộ,khen thưởng hợp lý để khuyến khích năng lực sáng tạo của người lao động.
- Nhân lực quản lý không được đáng giá cao nhất là nhân lưc quản lý tài chính nên việc sử dụng vốn nhàn rỗi không hiệu quả.
- Trong quá trình mua bán công nợ quá cao, công ty phải chịu lãi vay thay cho người mua dẫn tới giảm lợi nhuận kinh doanh.
- Hệ thống máy móc lạc hậu, thua kém so với hàng loạt nhà máy mới đầu tư sau này, tiềm năng mở rộng thấp.
- Thêm vào đó là những khó khăn từ phía Nhà nước Các chính sách vĩ mô chưa nhất quán, chồng chéo, chưa rõ ràng gây ra nhiều trở ngại cho công ty trong việc điều hành và thực hiện chủ trương của Nhà nước.
Trang 25CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCHHIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA
CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN HẢI PHÒNG
2.1 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động ở công ty Cổ phần hóachất vật liệu điện Hải Phòng trong giai đoạn 2003 – 2008
Ta áp dụng phương pháp so sánh (hay phương pháp tính các chỉ số phát triển) để phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động ở công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng trong giai đoạn 2003 – 2008
Trang 26Kết quả tính toán như sau:
Bảng 2.2: Bảng kết quả chỉ số số lượng lao động của công ty kỳ nghiên cứu so
Kết quả tính toán cho thấy:
- Với phương pháp so sánh trực tiếp:
Trong giai đoạn 2003 – 2008 lao động bình quân qua các năm của công ty liên tục biến động, chủ yếu là biến động giảm Chỉ số số lượng lao động năm 2004, 2006, 2007 và năm 2008 so với những năm trước đó đều nhỏ hơn 100 % phản ánh số lượng lao động trong năm 2004, 2006, 2007 và 2008 đã giảm xuống Trong đó giảm mạnh nhất là năm 2004 so với năm 2003 Năm 2003, công ty có 372 lao động nhưng đến năm 2004 số lao động của công ty đã giảm đi 52 lao động tức giảm 13,98 % Nguyên nhân là do năm 2004 công ty thực hiện cổ phần hóa, giải quyết cho 52 cán bộ công nhân viên về hưu theo chế độ 41 theo quy định của Nhà nước
Năm 2005 là giai đoạn công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển, thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp trong các xí nghiệp Chỉ số số lượng về lao động năm 2005 so với năm 2004 là 115,63 %, như vậy số lao động bình quân năm 2005 đã tăng lên 15,63 % tức là tăng 50 người để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh
Trang 27- Với phương pháp so sánh có tính đến hệ số quy đổi:
Chỉ số số lượng lao động ở các năm 2004, 2007 và năm 2008 so với các năm trước đó đều nhỏ hơn 100 % phản ánh ở các năm 2004, 2007 và 2008 công ty sử dụng lao động tiết kiệm hơn, trong đó tiết kiệm nhất là năm 2004 so với năm 2003 Có 2 năm công ty sử dụng lao động lãng phí hơn so với những năm trước là năm 2005 và 2006, trong đó lãng phí nhất là năm 2006 so với năm2005
2.2 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động ở công tyCổ phầnhóa chất vật liệu điện Hải Phòng trong giai đoạn 2003 – 2008
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao độngcủa công ty giai đoạn 2003 – 2008
Kết quả phân tích như sau:
Bảng 2.4: Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụngthời gian lao động của công ty giai đoạn 2003 – 2008
Trang 28Kết quả phân tích cho thấy:
-Về chỉ tiêu số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động:
Xu hướng biến động chủ yếu là xu hướng tăng, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2004 so với năm 2003 Năm 2003 bình quân một lao động làm việc thực tế 243,58 ngày còn năm 2004 là 260,28 ngày tăng 6,86 % Năm 2008 số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động giảm mạnh nhất là 3,17% vì đây là năm tình hình sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn.
-Về chỉ tiêu hệ số làm thêm ngày:
Xu hướng biến động chủ yếu là xu hướng giảm, trong đó giảm mạnh nhất là năm 2006 so với năm 2005 với tốc độ giảm là 76,73 % Năm 2004 so với năm 2003, hệ số làm thêm ngày tăng mạnh nhất là 82,49 %
2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty công ty Cổ phầnhóa chất vật liệu điện Hải Phòng trong giai đoạn 2003 – 2008
2.3.1 Biến động chung về hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu kết quả và hao phí lao động cho sản xuất của công ty giai đoạn 2003 – 2008
Trang 29Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh - Phòng kế toán
Từ bảng số liệu trên ta tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động (HQSD) dạng thuận của công ty như sau:
Trang 30Bảng 2.6: Bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động dạng thuận của công ty giai đoạn 2003 – 2008
Chỉ tiêuCôngthứcĐơn vịtính200320042005200620072008
Tỷ suất lợi nhuận trước thuếtrên một ngày-người làm việc
Trang 31Bảng 2.7: Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty giai đoạn 2002 – 2008
Đơn vị: lần
So sánh liên hoàn
Tốc độ phát triển của chỉ tiêu HQSD số lượng lao động trong sản xuất
Tốc độ phát triển của chỉ tiêu HQSD số ngày-người trong sản xuất
Trang 32Nhận xét:
+ Về HQSD số lượng lao động trong sản xuất được phản ánh qua 4 chỉ tiêu: NSLĐ bình quân một lao động tính theo DT, tỷ suất lợi nhuận gộp tính trên một lao động , tỷ suất lợi nhuận trước thuế tính trên một lao động và tỷ suất lợi nhuận sau thuế tính trên một lao động.
Đi vào từng chỉ tiêu ta thấy:
- Chỉ tiêu NSLĐ bình quân một lao động tính theo DT có xu hướng tăng qua các năm, trong đó tăng cao nhất là năm 2004 so với năm 2003 Năm 2003, cứ một lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 792,67 triệu đồng doanh thu còn năm 2004 tạo ra được 981,58 triệu đồng tăng 23,83 %.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp tính trên một lao động có xu hướng giảm qua các năm, trong đó giảm mạnh nhất là năm 2006 so với năm 2005 Năm 2005, cứ một lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 38,55 triệu đồng lợi nhuận gộp còn năm 2006 chỉ tạo ra được 33,21 triệu đồng giảm 8,07 %.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế tính trên một lao động có xu hướng tăng qua các năm, trong đó tăng cao nhất là năm 2007 so với năm 2006 Năm 2006, cứ một lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 7,76 triệu đồng lợi nhuận trước thuế còn năm 2007 tạo ra được 11,07 triệu đồng tăng 42,47 %.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế tính trên một lao động có xu hướng tăng qua các năm, trong đó tăng cao nhất là năm 2007 so với năm 2006 Năm 2006, cứ một lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 6,68 triệu đồng lợi nhuận sau thuế còn năm 2007 tạo ra được 9,52 triệu đồng tăng 42,51 %.
+ Về NSLĐ bình quân một ngày-người làm việc thực tế được phản ánh qua 4 chỉ tiêu: NSLĐ bình quân một ngày-người làm việc thực tế tính theo DT, tỷ suất lợi nhuận gộp tính trên một ngày-người làm việc thực tế, tỷ
Trang 33suất lợi nhuận trước thuế tính trên một ngày-người làm việc thực tế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế tính trên một ngày-người làm việc thực tế
Đi vào từng chỉ tiêu ta thấy:
- Chỉ tiêu NSLĐ bình quân một ngày-người làm việc thực tế tính theo DT có xu hướng tăng qua các năm, trong đó tăng cao nhất là năm 2004 so với năm 2003 Năm 2003, cứ một ngày-người tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 3,25 triệu đồng doanh thu còn năm 2004 tạo ra được 4 triệu đồng tăng 15,89 %.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp tính trên một ngày-người làm việc thực tế có xu hướng tăng qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2004 so với năm 2003 Năm 2003, cứ một ngày-người tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,11 triệu đồng lợi nhuận gộp còn năm 2004 tạo ra được 0,15 triệu đồng tăng 27,68 %.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế tính trên một ngày-người làm việc thực tế có xu hướng tăng qua các năm, trong đó tăng cao nhất là năm 2005 so với năm 2004 Năm 2004, cứ một ngày-người tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,034 triệu đồng lợi nhuận trước thuế còn năm 2005 tạo ra được 0,044 triệu đồng tăng 34,16 %.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế tính trên một ngày-người làm việc tế có xu hướng tăng qua các năm, trong đó tăng cao nhất là năm 2005 so với năm 2004 Năm 2004, cứ một ngày-người tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,028 triệu đồng lợi nhuận sau thuế còn năm 2005 tạo ra được 0,039 triệu đồng tăng 40,64 %.
2.3.2 Phân tích chỉ tiêu NSLĐ bình quân một lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh mức hiệu quả của lao động Có rất nhiều chỉ tiêu năng suất lao động khác nhau, mỗi chỉ tiêu phản ánh một nội dung kinh tế khác nhau Để nghiên cứu về năng suất lao động của công ty, ta đi
Trang 34phân tích chỉ tiêu NSLĐ bình quân một lao động tính theo DT, các chỉ tiêu còn lại phân tích tương tự.
2.3.2.1 Phân tích tình hình tăng trưởng của chỉ tiêu NSLĐ bình quân một lao
lao động theo DT Trđ/người 792,67 981,58 857,82 717,43 839,06 895,51
Bảng 2.9 : Tình hình tăng trưởng của NSLĐ bình quân một lao động theo DTcủa công ty giai đoạn 2003-2008
Lượng tăng (giảm)tuyệt đối (trđ/người)
Trang 35Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biểu diễn xu hướng của NSLĐ bình quân một lao động theoDT của công ty giai đoạn 2003-2008
Từ biểu đồ và kết quả tính toán ta nhận thấy: NSLĐ bình quân một lao động tính trên doanh thu bình quân qua các năm là 847,35 Trđ/người, tốc độ phát triển trung bình là 102,47 % Xu hướng biến động của chỉ tiêu NSLĐ bình quân một lao động liên tục thay đổi, lúc tăng lúc giảm Từ năm 2004 đến năm 2006, NSLĐ bình quân một lao động giảm, giảm mạnh nhất là giai đoạn 2005 – 2006 ở mức 16,37 % (tức là giảm 83,63 Trđ/người) Nguyên nhân là do doanh thu giảm và tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của số lao động bình quân
Tuy nhiên xu hướng biến động chủ yếu vẫn là xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân là 9,19 % NSLĐ bình quân tăng trong hai giai đoạn 2003 – 2004 và 2006 – 2008 Đặc biệt, năm 2004 NSLĐ bình quân một lao động cao nhất 981,58 Trđ/người,tăng 23,83 % so với năm 2003 do tổng doanh thu của công ty tăng lên 6,52 % (tức là tăng 19234 trđ) trong khi đó số lao động bình quân lại giảm đi 13,98 % (tức là giảm 52 người) 2006 – 2007, NSLĐ
Trang 36bình quân một lao động biến động tương tự Đây là hai giai đoạn công ty làm ăn thực sự hiệu quả, tận dụng triệt để năng lực sáng tạo và tinh thần lao động tự chủ của tập thể cán bộ công nhân viên Năm 2008, công ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, doanh thu giảm 16644 Trđ, NSLĐ bình quân một lao động vẫn tăng nhưng tăng ít do tốc độ giảm của doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm của số lao động bình quân
2.3.2.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ bình quân một lao động
- Mô hình 1: Biến động của chỉ tiêu NSLĐ bình quân một lao động
do ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) tính trên doanh thu (HK ) + Mức trang bị TSCĐ bình quân một lao động (MK ).
Trang 37Kết quả phân tích như sau:
Bảng 2.11: Kết quả phân tích mô hình 1
Trang 38* Xu hướng biến động chủ yếu của chỉ tiêu NSLĐ bình quân một lao động của công ty giai đoạn 2003 – 2008 là biến động tăng NSLĐ bình quân một lao động ở các năm 2004, 2007 và 2008 tăng so với những năm liền trước nó Đặc biệt tăng mạnh nhất là năm 2004 so với năm 2003, NSLĐ bình quân một lao động tăng 23,83 % (tức là tăng 188,92 Trđ/người) do ảnh hưởng của hai nhân tố :
- Do năng suất sử dụng TSCĐ tính trên doanh thu tăng 0,06 % làm NSLĐ bình quân một lao động giảm 0,54 Trđ/người.
- Do mức độ trang bị TSCĐ cho lao động tăng 23,76 % làm NSLĐ bình quân một lao động tăng 188,38 Trđ/người.
* NSLĐ bình quân một lao động ở các năm 2005 và 2006 giảm so với những năm liền trước nó Đặc biệt giảm mạnh nhất là năm 2006 so với năm 2005, NSLĐ bình quân một lao động giảm 16,37 % (tức là giảm 140,39 Trđ/người) do ảnh hưởng của hai nhân tố :
- Do năng suất sử dụng TSCĐ tính trên doanh thu giảm 10,66 % làm NSLĐ bình quân một lao động giảm 85,55 Trđ/người.
- Do mức độ trang bị TSCĐ cho lao động giảm 6,39 % làm NSLĐ bình quân một lao động giảm 54,84 Trđ/người.