Bài tập nhóm đề tài quan điểm của adam smith và chủ nghĩa trọng thương về thương mại quốc tếliên hệ việt nam
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói từ rất lâu đời, sự phát triển văn minh của loài người gắn liền với sự phát triển của buôn bán Người Trung Hoa,người Ấn Độ cách đây hàng ngàn năm đã biết đem sản phẩm của mình sang các nước ở Châu Âu,Châu Á trao đổinhững thứ mình cần.Con người sớm nhận ra lơi ích của thương mại quốc tế.VậyThương mại quốc tế là gì?
Thương mại quốc tế:là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ(hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình)giữa các quốc gia,tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với tỉ lệ lớn trong GDP
Thương mại quốc té đóng vị trí quan trọng, nền kinh tế quốc tế vai trò chủ
đạo.Bởi không có bất kỳ chính sách kinh tế nào, một biến động chính trị -xã hội nào xảy ra ở nước này đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế của nước khác.Một quốc gia nào dù giàu có đến đâu đi chăng nữa cũng không
có đủ nguồn tài nguyên, nhân lực dể sản xuất ra tất cả các loại sản phẩm.Vì vậy,
họ phải trao đổi lẫn nhau, điều này cho phép mỗi quốc gia có thể phát huy hết lợithế của mình Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về thương mại quốc tế của nhiều tác giả,của các hệ thống tư tưởng qua các thời kỳ khác nhau Mở đầu cho những quan niệm về thương mại quốc tế đó là hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương và tiếp đó dựa trên những quan niệm của Chủ nghĩa trọng thương đưa ra Adam Smith đã đưa ra quan điểm của mình về thương mại quốc tế
qua”Lý thuyết lợi thế tuyệt đối” Vậy nội dung của từng quan điểm đưa ra như thế nào? Và trong thương mại quốc tế ở Việt Nam có biểu hiện những quan niệm về thương mại quốc tế mà Chủ nghĩa trọng thương và Adam Smith đã đưa
ra hay không? Đây là nội dung mà nhóm chúng tôi sẽ trình bày trong giới hạn của chủ đề tìm hiểu về “Các lý thuyết về thương mại quốc tế”
NỘI DUNG
Trang 2Trước hết chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu quan niệm của Chủ nghĩa trọng thương
và Adam Smith về thương mại quốc tế
I CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VỚI QUAN ĐIỄM VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1 Hoàn cảnh ra đời:
CN trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, hình thành và phát triển ở Tây Âu vào giữa thế kỷ XV và tồn tại trong khoảng 3 thế kỷ.Trong thời kỳ này chế độ phong kiến ở Châu Âu bắt đầu tan rã và là thời kỳ tích lũy ban đầu cho CN tư bản, quan hệ sản xuất TBCN bắt đầu xuất hiện Chủ nghĩa trọng thương đề cao vai trò của Nhà nước cầm quyền trong hoạt động kinh tế và quyền lợi của giới doanh thương
Bối cảnh kinh tế - xã hội
Đầu thế kỉ 15, Tây Âu vừa thoát ra khỏi thời kì Trung Cổ và phong kiến, hình thành một xã hội chủ yếu vẫn là nông nghiệp Sản xuất tự cung tự cấp là
chính, thương mại chưa phát triển
Con người đã khám phá ra những vùng đất mới ,tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa các khu vực (tìm ra tân thế giới giúp giao thương với phương Đông,chinh phục Mexico mở rộng giao thương với châu Mỹ,giao thương cho Bồ Đào
Nha với Ấn độ và các nước Nam Ábằng đường biển nhờ cuộc hành trình
của Vasco da Gama)
Cuối thế kỉ 15 đầu thế kỉ 16, thương mại bắt đầu phát triển nhờ các nhân tố như:các phát kiến địa lý tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường vận
tải thương mại, sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu
Trang 3thụ, làm tăng doanh lợi của các nhà sản xuất và thương gia Ngoài ra, phải kể đến những nguyên nhân khác như: vai trò của các thương gia được nâng cao,
sự hình thành ngày càng nhiều các quốc gia độc lập cả về chính trị, vàng bạc
từ Tân thế giới đổ về…
Trong bối cảnh như vậy, một nhóm người (bao gồm thương gia, nhân viên ngân hàng, nhân viên Chính phủ và cả một số nhà triết học) đã viết những bài tiểu luận và những cuốn sách nhỏ về thương mại quốc tế Những tác phẩm đó đã biện hộ cho một trường phái kinh tếtriết học được gọi là chủ nghĩa trọng thương.
Như vậy, Sự xuất hiện chủ nghĩa trọng thương gắn liền với những tiền đề lịch sử sau:
- Xuất hiện khối liên minh của nhà nước phong kiến trung ương và tư bản
thương nhân dựa vào nhau để tồn tại
· Văn hóa tư tưởng:
- Phát triển của khoa học đặc biệt là khoa học tự nhiên
- Xuất hiện phong trào phục hưng (do giai cấp tư sản khởi xướng nhằm chống lại tư tưởng đen tối của phong kiến thời trung cổ, đề cao tư tưởng tự
do nhân quyền, bình đẳng)
- Sự chuyển biến tâm lý và lối sống của người dân Đặc biệt trong tôn giáo đã
có sự cải cách đáng kể
Trang 4· Về quan điểm chính trị: Có 2 ý niệm cơ bản.
- Củng cố nền độc lập và chủ quyền của từng quốc gia
- Xem con người là một thực thể hay một công dân của quốc gia, đề cao cá tính và vai trò cá nhân
Kết luận: Sự kiện trên làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt phong kiến trung cổ,
nền sản xuất phong kiến bắt đầu nhường chỗ cho chế độ tư bản thương mại =>
CN trọng thương xuất hiện.quá trình tích lũy nguyên thủy của CNTB, thời kì tích lũy tiền tệ cho sự ra đời của CNTB Thời kì này, khuynh hướng trọng thương là 1điều tất yếu: dề cao vai trò của thương mại, trao đổi Đòi hỏi cấp bách về mặt lí luận, phải có 1 lí thuyết KT được đưa ra để chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động
KT CN trọng thương ra đời
2 Lịch sử phát triển
Chủ nghĩa trọng thương được chia thành hai giai đoạn
Giai đoạn đầu với những đại biểu như William Stafford (1554-1612, người
Anh), Thomas Gresham (1519-1579, người Anh) và Gasparo Scaruffi (1519
-1584, người Ý) với lý thuyết cân đối tiền tệ, chủ trương tăng sở hữu tiền như mộtdạng của cải thông qua luật định Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này còn
được gọi là chủ nghĩa trọng kim.
Giai đoạn sau phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 17 với những người đại diện
là Thomas Mun (1571-1641, người Anh) và Antoine de Montchrétien (1576
-1621, người Pháp) với luận thuyết cân đối thương mại chủ động Chủ nghĩa
trọng thương giai đoạn này còn được gọi là chủ nghĩa thặng dư thương mại.
Tuy những nhà hoạt động kinh tế nói trên sống ở các nước khác nhau và không
có sự trao đổi gì với nhau nhưng họ đã có những quan điểm trùng hợp Trường phái này không chỉ biểu hiện qua lý thuyết, mà còn là một phần của truyền thống văn hóa-chính trị
Trang 5Chủ nghĩa trọng thương bắt đầu thoái trào từ thế kỷ 18 Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương không thể đáp lại một cách thuyết phục trước những phê phán đối với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Chủ nghĩa trọng nông có cơ sở chính ở Pháp là những tư tưởng kinh tế đầu tiên cố gắng phủ nhận chủ nghĩa trọng thương Và cho đến khi kinh tế học cổ điển hình thành rõ ràng nhờ Adam Smith, thì chủ nghĩa trọng thương kết thúc, về mặt lý luận Tuy nhiên, ảnh hưởngcủa nó tới chính sách kinh tế của các nhà nước thì vẫn còn tiếp tục, thậm chí cho đến tận thế kỷ 20.
3 Những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng thương:
· Luận điểm về tiền tệ:
CN trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền, tiền được coi là tiêu chuẩn căn bản của của cải, do đó mục đích chính trong chính sách kinh tế của mỗi nước là phải làm gia tăng khối lượng tiền tệ Mỗi quốc gia càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có, còn hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ
Những người theo phái trọng thương bị cuốn hút vào việc tích lũy các kim
loại sản xuất tiền là vàng và bạc Vì nguồn cung cấp vàng, bạc có giới hạn nên những người trọng thương tin rằng một quốc gia có thể cải thiện dự trữ vàng củamình trên sự thua thiệt của quốc gia khác
· Luận điểm về ngoại thương:
CN trọng thương đánh giá cao vai trò của thương mại đặc biệt là ngoại thương
CN trọng thương xuất phát từ chỗ cho rằng tiền tệ (vàng bạc) chỉ có thể gia tăng qua các hoạt động thương nghiệp, cụ thể là ngoại thương Ngoại thương đóng vai trò sinh tử đối với phát triển kinh tế của một quốc gia CN trọng thương cho rằng: Nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là ống bơm Muốn tăng của
Trang 6cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương Khối lượng tiền tệ chỉ có thể tăng lên bằng con đường ngoại thương và ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu bằng cách hạn chế nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu Sự phồn thịnh của một quốc gia chính là nhờ thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương chứ không phải do sản xuất (trừ việc khai thác vàng).
Trong quan điểm ngoại thương, tính dân tộc thể hiện rất rõ Các đại biểu của CNtrọng thương đều đòi hỏi nhà nước phải có các biện pháp nhằm bảo vệ thị
trường nội địa tránh sự xâm nhập, cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài; chủ trương tìm mọi cách để bảo vệ vàng bạc nước mình không chảy ra nước ngoài
· Luận điểm về chính sách ngoại thương:
Xuất phát từ chỗ coi nguồn gốc của của cải được sinh ra trong lưu thông và luậnđiểm về ngoại thương phải thực hiện xuất siêu của mình, CN trọng thương chủ trương xuất siêu với các mức độ khác nhau giữa các khuynh hướng của quốc gia trong những thời kỳ khác nhau Để thực hiện xuất siêu thì phải phát triển công nghiệp Nhập khẩu có thể giảm nếu từ bỏ việc tiêu dùng quá mức hàng nước ngoài Chỉ nên nhập khẩu những hàng hóa mà trong nước không sản xuất được hay sản xuất được nhưng có chi phí quá lớn so với hàng ngoại cùng kiểu cách, chất lượng Xuất khẩu phải chú ý đến những mặt hàng dư thừa trong nước và nhu cầu của nước quan hệ trong hoạt động ngoại thương
Chỉ chú ý đến xuất khẩu.Họ cho rằng cần tập trung hoàn toàn vào xuất khẩu, vì xuất khẩu là nguồn mang lại kim loại quý Còn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm đã hoàn chế và hàng hóa xa xỉ phẩm Họ bảo vệ chính sách bảo hộ: khuyến khích xuất khẩu(thông qua trợ giá) và cản trở nhập
khẩu (dựa vào thuế quan)
Đối với hoạt động xuất khẩu, giá trị xuất khẩu phải càng nhiều càng hay, nghĩa làkhông những số lượng hàng hóa xuất khẩu phải nhiều, mà còn phải cố gắng
Trang 7xuất khẩu những hàng hóa có giá trị cao ưu tiên hơn hàng hóa có giá trị
thấp.Chủ nghĩa trọng thương đánh giá thấp việc xuất khẩu nguyên liệu và cố sử dụng nguyên liệu để sản xuất trong nước rồi đem xuất khẩu thành phẩm
Đối với hoạt động nhập khẩu, gữi nhập khẩu ở mức tối thiểu, dành ưu tiên cho nhập khẩu nguyên liệu so với thành phẩm Hạn chế hoặc cấm nhập khẩu thành phẩm, nhất là hàng sa xỉ
CN trọng thương ủng hộ chính sách thuế quan, chính sách bảo hộ mậu dịch có lợi cho những hoạt động ngoại thương.Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế quan bảo hộ) nhằm bảo hộ cho giới doanh thương quốc nội trên thị trườngnước ngoài và tạo ra những hạn chế đối với giới giao thương ngoại quốc trên thị trường trong nước Chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia, ưu tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu Kết quả khả quan của giao thương được đánh giá bằng
sự vượt trội lượng hàng xuất đối với lượng hàng nhập, bằng lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình thành khái niệm cân đối thương mại chủ động
· Luận điểm về cơ chế kinh tế:
Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển tốt đẹp nếu như có sự điều chỉnh và quản lý của nhà nước, khuyến khích sự độc quyền trong ngoại thương Vai trò của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế được CN trọng thương đề cao và cho rằng: Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển có hiệu quả nếu chịu sự chi phối, quản
lý của nhà nước Thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà nước phối hợp bảo vệ thương nhân
Một quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương, cũng là sự thừa nhận truyền thống quân chủ từ thời kỳ tiền trung cổ, xem người cầm quyền là tối cao,
là phụ mẫu của dân tộc, người có quyền điều hành các chính sách kinh tế với
Trang 8mục đích tạo nên sự hùng mạnh của quốc gia Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng đầu tiên xác định các chức năng lãnh đạo cho người đứng đầu nhà nước.
Bottom of Form
· Luận điểm về lợi nhuận:
CN trọng thương cho rằng lợi nhuận là kết quả của sự tro đổi không ngang giá
do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra Nó là kết quả việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt Họ coi thương nghiệp như là một sự lường gạt, cái được của người này là cái mất của người kia và tương tự như vậy là quan hệ thương mại giữa các quốc gia Họ cho rằng trao đổi phải có một bên thua để bên kia được, dân tộc này làm giàu bằng cách hi sinh lợi ích của dân tộc khác
4 Nhận xét về lý luận kinh tế của CN trọng thương:
Mặt tích cực:
CN trọng thương đả phá mạnh mẽ hệ tư tưởng kinh tế phong kiến Lần đầu tiên trong lịch sử, CN trọng thương giúp mọi người thoát khỏi cách giải quyết các vấn
đề kinh tế bằng các giáo lý đạo đức, các lý thuyết tôn giáo thần học
CN trọng thương đưa ra được cương lĩnh của giai cấp tư sản Châu Âu trong thời
kỳ tích lũy ban đầu
CN trọng thương đã đưa ra tuyên ngôn hướng vào việc phát triển hệ thống công trường thủ công và lần đầu tiên trong lịch sử thế giới đã cố gắng nhận thức CNTB, giải thích các quá trình kinh tế dưới góc độ lý luận dựa trên cơ sở các thành tựu khoa học
Mặt hạn chế:
Trang 9Những thành tựu lý luận còn nhỏ bé, những vấn đề kinh tế đã được lý giải một cách giản đơn, chỉ là sự mô tả các hiện tượng chưa đi sâu tìm hiểu bản chất bêntrong của nó Ví dụ: chỉ thấy vấn đề lưu thông, không thấy được sản xuất là gốc
và cũng chưa thấy được mối liên hệ giữa sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng
Hệ thống các luận điểm kinh tế chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm thực tế
5 Ý nghĩa:
Các lập luận nói trên của trường phái ngoại thương không phải là hoàn toàn vô
lý mà vẫn chúa đựng những luận điểm mà cho đến nay vẫn còn giá trị Trên thực
tế khi năng lực sản xuất trong nước vượt quá mức cầu thì việc khuyến khích xuất khẩu và hạn chế bớt nhập khẩu là điều đáng hoan nghênh Cũng có khi quốc gia gặp khó khăn trong việc cân bằng thanh toán với nước ngoài cho nên mong muốn tạo ra được mức thặng dư trong hoạt động ngoại thương để bù đắp thiếu hụt đó Thậm chí ngay cả khi chưa có nhu cầu tức thời về ngoại tệ nhưng quốc gia vẫn có thể mong muốn tích lũy càng nhiều ngoại tệ càng tốt để đề phòng những bất trắc trong tương lai
Trong bối cảnh có khả năng nổ ra chiến tranh hoặc để đề phòng những bất trắc trong tương lai thì việc bảo hộ các nghành công nghiệp có tầm quang trọng chiến lược cũng là điều hợp lý
Mặc dù CN trọng thương còn những hạn chế khó tránh được do điều kiện lịch
sử khách quan cũng như chủ quan nhưng CN trọng thương đã tạo những tiền
đề lý luận kinh tế - xã hội cho kinh tế chính trị tư sản phát triển Bởi lẽ CN trọng thương đã cho rằng: Sự giàu có không phải là ở giá trị sử dụng mà là ở giá trị (tiền); Mục đích của hoạt động kinh tế hàng hóa là lợi nhuận Các chính sách thuế quan bảo hộ đã góp nhần thúc đẩy sự ra đời của CNTB
6 liên hệ Việt Nam
Trang 10Hiện nay, những nghiên cứu về CN trọng thương vẫn còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với chúng ta Ví dụ: vấn đề tích lũy vốn, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài Vai trò của ngoại thương trong thời kỳ mở cửa hội nhập với thế giới Vấn
đề bảo hộ mậu dịch, các chính sách bảo vệ sản xuất trong nước, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và những vấn đề xã hội Việc nghiên cứu CN trọng
thương có ý nghĩa thời sự đáng được nghiên cứu và vận dụng đối với nền kinh
tế chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN như Việt Nam ta hiện nay
6.1 Vấn đề tích lũy vốn ở Việt Nam
Cơ cấu tích lũy vốn bao gồm trong và ngoài nước
· Nguồn vốn trong nước bao gồm : Nguồn vốn từ nội bộ nền kinh tế, các nguồn ngân sách nhà nước, tiết kiệm của dân cư
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước là số chênh lệch giữa số tổng thu so vớitổng số chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước Do đó nó phụ
thụôc vào các yếu tố sau :
+ Tăng hay giảm tổng số thu nân sách, mà chủ yếu thông qua hệ thống thuế
+ Việc bán hay cho thuê một số tài sản thuộc sở hữu toàn dân
+ Tăng hay giảm các khoản chi tiêu thường xuyên của ngân sách
Nguồn vốn của dân cư : lâu nay nguồn vốn này chưa được đánh giá đúng
mức, chưa có phương thức huy động hợp lý để tập trung Nó bao gồm :
+ Tiết kiệm của dân cư từ thu nhập trong nước
+ Tiết kiệm của các đơn vị sản xuất kinh doanh
+ Tiết kiệm của các chuyên gia, những người đi lao động, học tập và công tác ở nước ngoài có thu nhập đem về
+ Tiết kiệm của bộ phận dân cư có thu nhập do thân nhân từ nước ngoài gửi về
· Nguồn vốn từ ngoài nước :
- Đây là nguồn vốn rất đa dạng như viện trợ, vay nợ và đầu tư nước ngoài
Trang 11- Vay nợ nước ngoài của chính phủ và các doanh nghiệp thông qua các chức tiền tệ, ngân hàng thế giới.
- Đầu tư trực tiếp của các tổ chức và công ty nước ngoài gồm đầu tư 100%đầu tư từng phần và liên doanh
- Nguồn vốn nước ta ngày càng tăng từ khi thực hiện chính sách mở cửa
- Kinh tế thị trường đòi hỏi phải có thị trường đầu tư , phải có sự thỏa thuận của các bên, lấy ích lợi kinh tế làm chuẩn, bàn bạc thoả thuận trên nguyên tắc tự nguyện đôi bên cùng có lợi
Để có được nhiều vốn thì chúng ta phải tạo dựng được sự ổn định trên 3 mặt sau đây:
+ Ổn định pháp lý ( luật lệ)
+ Ổn định chính trị xã hội
+ Ổn định kinh tế
=> Nhưng vấn đề quan trọng vẫn là việc sử dụng vốn có hiệu quả
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại : Phải có chính sách ngoại giao hữu hiệu để tranh thủ được nhiều vốn và khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới
Tóm lại : Để phát huy được những điều kiện tiền đề cần thiết trong quá
trình mở cửa hội nhập, phải thực hiện tích lũy vốn ngay từ bây giờ
6.2 Kêu gọi đầu tư từ nước ngoài
Thực tiễn nước ta hiện nay cho thấy, muốn phát triển kinh tế nước ta cần phải tăng cường thu hút đầu tư từ nước ngoài.Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, quan trọng nhất vẫn là các doanh nghiệp Việt Nam phải xác định rõ kế hoạch cụ thể cho sự phát triển lâu dài của chính mình Chính sự chậm chân của các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư của các nhà đầu
tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất Thu hút đầu tư từ nước ngoài đang là một trong những ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh cạnh tranhngày càng gay gắt hiện nay Nhiều chuyên gia cảnh báo, trong điều kiện lộ trình
mở cửa hoàn toàn thị trường trong nước, nếu không xây dựng được chính sách đầu tư tốt, đủ sức cạnh tranh quốc tế và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài, thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển sang đầu tư thương mại, sản xuất, sang nước khác
Trang 12Bên cạnh đó nhà nước cũng cần phải đưa ra các chính sách đầu tư thích Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi và bổ sung 3 lần từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 9 tháng 6 năm 2000.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành danh mục 11 loại hình dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, 34 loại hình dự án khuyến khích đầu tư và 4 loại hình dự án cấm đầu tư (đính kèm phụ lục) Với một số nội dung:
- Thời hạn đầu tư là 50 năm (nếu cần sẽ được gia hạn)
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu
- Nhà nước Việt Nam bảo vệ tài sản của các nhà đầu tư với trách nhiệm cao nhất
- Quy trình thực hiện cấp phép đầu tư được thực hiện đơn giản nhanh chóng, từ
và tái đầu tư từ lợi nhuận
=> Các chính sách ưu đãi trên cho thấy Việt Nam hiên nay luôn mở rộng cánh cửa để hội nhập,tăng cường hơn nửa các hoạt động thương mại quốc tế