Trong lộ trình tiến tới NGN, tiếp cận hội tụ các dịch vụ trên nền mạng IP được coi là chiếnlược cho mạng hội tụ. Công nghệ truyền thoại qua IP được đánh giá là công nghệ có khá nhiều điểm lợi thế khi hạ tầng mạng viễn thông chưa chuyển đổi hoàn toàn sang mạng gói. VoIP làcông nghệ được xây dựng trên mô hình 3.14 là mô hình hỗ trợ truyền thông đa phương tiện trên nền mạng gói, mô hình này bao gồm cả các phần tử thuộc tiêu chuẩn H.323 quy định và các mạng khác như PSTN, ISDN và mạng di động như chỉ ra trên hình 4.3.
Hình 3.15: Kết nối các phần tử trong mạng VoIP
Chuyển mạch mềm được ứng dụng trong công nghệ VoIP thể hiện qua các thành phần chức năng như Gateway GW và Gatekeeper.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của các công nghệ viễn thông, hệ thống chuyển mạch mềm ra đời với các tính năng ưu việt có thể khắc phục được phần lớn các hạn chế của hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống. Vì vậy hệ thống chuyển mạch mềm đã trở thành một yếu tố quan trọng bậc nhất trong mạng thế hệ sau NGN, việc ứng dụng công nghệ chuyển mạch mềm là điều tất yếu nhằm thỏa mãn sự gia tăng nhu cầu của khách hàng, đa dạng hóa và giảm giá thành dịch vụ.
Do hạn chế về thời gian, và nguồn tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tiễn của nhóm em chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của cô và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Văn Thành, Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2000.
2. THS.Hoàng Trọng Minh, THS. Nguyễn Thanh Trà - Kỹ thuật chuyển mạch 1- Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông, 2007.
3. THS. Vũ Thị Thúy Hà, TS. Lê Nhật Thăng – Kỹ thuật chuyển mạch 2 – Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông, 2007.
4. TS. Nguyễn Quý Minh Hiển, TS. Đỗ Kim Bằng – Mạng viễn thông thế hệ sau, NXB Bưu Điện, 12-2002.
5. Mạng thế hệ sau và tiến trình chuyển đổi- Thạc sĩ Ngô Mỹ Hạnh, nhà xuất