Hình 3.5 : Chức năng của bộ điều khiển cổng đa phương tiện MGC
Đáp ứng các yêu cầu của AS-F và MGC-F về xử lý lưu lượng trên các dòng lưu lượng đóng gói.
Thành phần chính của chuyển mạch mềm là bộ điều khiển cổng thiết bị MGC, ngoài ra còn có các thành phần khác hỗ trợ hoạt động như: cổng báo hiệu SG, cổng đa phương tiện MG, máy chủ đa phương tiện MG và các máy chủ ứng dụng như đã trình bày ở trên. Trong đó cổng đa phương tiện MG là thành phần nằm trên lớp phương tiện, cổng báo hiệu SG là thành phần ở trên cùng lớp với MGC, MS và AS nằm trên lớp ứng dụng. Các chức năng chính của MGC được thể hiện ở hình 3.5.
CA-F và IW-F là hai chức năng con của MGC-F. CA-F được kích hoạt khi MGC thực hiện điều khiển cuộc gọi. IW-F được kích hoạt khi MGC-F thực hiện các báo hiệu giữa các mạng báo hiệu khác nhau. Thực thể chức năng Inter – operator Manager có nhiệm vụ liên lạc, trao đổi thông tin giữa các MGC với nhau. MGC có nhiệm vụ tạo ra cầu nối giữa các mạng có đặc tính khác nhau gồm PSTN, SS7, IP. Các chức năng chính của MGC gồm:
• Điều khiển cuộc gọi, duy trì trạng thái mỗi cuộc gọi trên một MG
• Điều khiển và hỗ trợ hoạt động của Media Gateway, Signalling Gateway. • Trao đổi các bản tin cơ bản giữa hai MG-F
• Xử lý bản tin SS7 (khi sử dụng SIGTRAN) • Xử lý bản tin liên quan QoS
• Định tuyến gồm bản định tuyến, phân tích số và dịch số
• Tương tác với AS-F để cung cấp dịch vụ hay đặc tính cho người dùng • Có thể quản lý các tài nguyên mạng (cổng, băng tần)
Các giao thức của MGC được sử dụng: • Để thiết lập cuộc gọi: H.323, SIP
• Điều khiển Media Gateway: MGCP, MEGACO/H248 • Để truyền thông tin: RTP, RTCP
• Điều khiển Signalling Gateway: SIGTRAN (SS7)