C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 35.273 0,61% 116.198 2,31%
B. Tài sản dài hạn 1.715 40 2.703 54 3.250
I.Phải thu dài dạn 0.681 0,016 0.611 0,012 0.345 0,006
II.Tài sản cố định 656 15 1.279 25 1.431 25
III.Bất động sản đầu tư - - 29 1 26 0
IV.Đầu tư tài chính dài hạn 994 23 1.163 23 1.255 22
V.Tài sản dài hạn khác 0.049 0,001 104 2 143 2
VI. Lợi thế thương mại 32 1 127 3 393 7
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4.247 100 5.031 100 5.809 100
Theo dõi bảng cơ cấu tài sản qua các năm ta có thể thấy rằng có xu hướng giảm dần tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng dần tài sản dài hạn (tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2011 tăng 2% so với năm 2010 và tăng 16% so với năm 2009), tuy nhiên vẫn giữ được sự cân bằng tương đối giữa 2 khoản mục này.
Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản đang tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất. Điều này là tốt và phù hợp với tình trạng kinh doanh phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cũng là để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một tăng của thị trường đối với các sản phẩm của công ty. Đó cũng là bước cần phải làm để thực hiện được mục tiêu chiến lược mà công ty đề ra - trở thành
một tập đoàn đa ngành phát triển bền vững. Từ đó có thể kết luận: về cơ bản thì doanh nghiệp đang xây dựng một cơ cấu tài sản phù hợp, hợp lý.
Về tài sản ngắn hạn
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tại năm 2009 là 60%, tại năm 2010 là 46% (giảm 16%) và năm 2011 là 44% (giảm nhẹ 2%). Trong đó chủ yếu là giảm tỷ trọng Tiền và các khoản tương đương tiền cùng tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tỷ trọng của hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác tăng nhẹ trong khi tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn không đổi qua 2 năm 2009 và 2010 tuy nhiên giảm mạnh vào 2011.
• Tiền và các khoản tương đương tiền
Việc giảm tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền có thể lý giải là tại thời điểm cuối năm 2010, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền có thể được dùng để đầu tư cho bất động sản và thanh toán các khoản vay, nợ ngắn hạn và cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy tiền và các khoản tương đương tiền giảm so với thời điểm năm 2009 và 2010 nhưng hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty tại 2010 lại được đánh giá là tốt với hệ số này ở mức 2.2 công ty vẫn bảo đảm khả năng thanh toán do chính sách sử dụng vốn của công ty an toàn cao. Tuy giảm vào 2010 nhưng đã có sự gia tăng vào cuối 2011 là do có sự gia tăng mạnh các khoản tương đượng tiền là khoản tiền gởi tại ngân hàng với kỳ hạn dưới 3 tháng được hưởng lãi suất tiền gửi có thể áp dụng. Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng khoản mục Tiền và các khoản tương đương vẫn có một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Điều này giúp tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
• Các khoản phải thu
Đối với các khoản phải thu thì tại thời điểm cuối năm 2010, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn là 1018 tỷ đồng, chiếm 20% trong tổng giá trị tài sản. Đến ngày cuối năm 2011, khoản mục này giảm xuống 724 tỷ đồng, chiếm 12% tức là đã giảm 294 tỷ đồng, tương ứng 8%. Tuy nhiên tỷ trọng của tổng tài sản vẫn tăng qua các năm.
Các khoản phải thu giảm theo thuyết minh báo cáo tài chính thì chủ yếu là do Công ty đã sử dụng các khoản phải thu để thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng. Các khoản phải thu chiếm trên 12% tổng tài sản không phải là một mức quá cao đối với một công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm. Xu hướng tăng tỷ trọng của khoản mục này
cho thấy doanh nghiệp đang áp dụng chính sách thanh toán sau với khách hàng (bán buôn) để khuyến khích tăng doanh thu.
•Hàng tồn kho
Giá trị khoản mục hàng tồn kho giảm từ 434 tỷ đồng (chiếm 9%) xuống còn 398 tỷ đồng (chiếm 7%), tức là đã giảm 36 tỷ đồng hay giảm 2%. Sự sụt giảm trên là không lớn và nguyên nhân chính là do doanh nghiệp đã sử dụng một lượng nguyên vật liệu trong kho cho quá trình sản xuất kinh doanh làm giá trị nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp giảm từ 307 tỷ xuống còn 266 tỷ.
Tỷ trọng của khoản mục hàng tồn kho trong tổng tài sản không lớn, trong đó chủ yếu lại là nguyên vật liệu, tỷ trọng của thành phẩm và hàng hóa không lớn (chỉ chiếm 1,59% giá trị tổng tài sản vào thời điểm cuối năm 2011. Điều này có thể giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có thể dẫn đến tình trạng cháy hàng và mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh khác.
Về tài sản dài hạn
Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng từ 40% (2009) lên 54% (2010) và lên 56% (năm 2011). Trong đó chủ yếu là tăng tỷ trọng của Tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và lợi thế thương mại, tỷ trọng của phải thu dài hạn và bất động sản đầu tư biến động không đáng kể hoặc không biến động trong khi tỷ trọng của tài sản dài hạn khác tăng nhẹ.
•Tài sản cố định
Tài sản cố định trong đó 2/3 là tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (khoảng 25%) là hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm quy mô lớn như Kinh Đô. Xu hướng tăng của khoản mục này về cả giá trị và tỷ trọng trong tổng tài sản là phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Sự tăng lên chủ yếu là do mua sắm mới và xây dựng hoàn thành nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, … Nó cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư thêm để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn trong tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của công ty.
Khoản mục đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (khoảng trên 22%) hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty Kinh Đô. Bởi lẽ công ty Kinh Đô không phải chỉ là một công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm thông thường mà là một tập đoàn đa ngành, trong đó Đầu tư - tài chính cũng là một ngành quan trọng. Chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục đầu tư tài chính dài hạn là các khoản đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết, công ty đồng kiểm soát. Nó cho thấy CTCP Kinh Đô đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một tập đoàn đa ngành nghề trong tương lai.
2.4.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Bảng: Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) A.Nợ phải trả 1.772 42 1.176 23 1.959 34 I.Nợ ngắn hạn 1.637 39 1.045 21 1.783 31 II.Nợ dài hạn 134 3 131 3 175 3 B. Vốn chủ sở hữu 2.413 57 3.739 74 3.814 66