C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 35.273 0,61% 116.198 2,31%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
5.809.42
1 100,00% 5.031.920 100,00%
Tổng tài sản của Kinh đô tăng 15,45% xấp xỉ 778 tỷ đồng, chủ yếu do việc gia tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác (133% tương đương 213 tỷ đồng), tải sản ngắn hạn khác (120% tương đương 52 tỷ), lợi thế thương mại (210%, xấp xỉ 267 tỷ đồng) và Tiền (44% tương ứng tăng 295 tỷ đồng). Ngoài ra việc gia tăng tổng tài sản còn được quy cho bởi sự gia tăng không ít vào đầu tư tài sản cố định (12%, tương đương 152 tỷ đồng). Thêm vào đó, từ năm 2010 đến 2011, Kinh Đô đã giảm tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho trong tổng tài sản, cụ thể từ 20% xuống còn 12% (tương đương giảm 293 tỷ đồng) đối với các khoản phải thu và từ 9% xuống còn 7% (tương đương giảm 36 tỷ đồng) đối với hàng tồn kho. Điều này cho thấy Kinh Đô đã có 1 sự chuyển dịch tỷ trọng tài sản ngắn hạn sang tài sản dài hạn. Và phải chăng sự tương ứng trong việc sụt giảm trong các khoản phải thu và sự gia tăng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy hiệu quả thu hồi công nợ trong năm vừa qua của Kinh Đô? Để thấy rõ hơn vấn đề này, chúng tôi xin trình bày ở phần phân tích dòng tiền.
Nguồn vốn gia tăng do sự gia tăng rất lớn các khoản nợ ngắn hạn (71% tương đương tăng 739 tỷ đồng). Kết hợp với phân tích phần tài sản cho thấy Kinh Đô giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn và gia tăng tỷ trọng tài sản dài hạn là chưa hợp lý vì nguồn tài trợ cho việc chuyển dịch tỷ trọng sang tài sản dài hạn là nợ ngắn hạn. Liệu đây có phải là chiến lược lấy ngắn nuôi dài của Kinh Đô hay không? Muốn biết được điều đó phải thông qua kết hợp các phân tích khác. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là Kinh Đô sẽ phải đối mặt với áp lực chi trả lãi vay trong thời gian tới. Mặc dù vậy nhưng việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể giúp cho hiệu quả kinh doanh của công ty tốt hơn.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Doanh thu bán hàng & cung cấp d.vụ 4.278.052 100,00% 1.942.808 100,00% Các khoản giảm trừ doanh thu (31.166) -0,73% (9.174) -0,47%
Doanh thu thuần 4.246.886 99,27% 1.933.634 99,53%
Giá vốn hàng bán & d.vụ cung cấp (2.573.746) -60,16% (1.248.244) -64,25%
Lợi nhuận gộp 1.673.140 39,11% 685.390 35,28%
Doanh thu hoạt động tài chính 127.493 2,98% 663.953 34,17%
Chi phí tài chính (180.680) -4,22% (242.453) -12,48%
Trong đó: Chi phí lãi vay (117.213) -2,74% (42.458) -2,19%
Chi phí bán hàng (943.674) -22,06% (347.589) -17,89%
Chi phí quản lý doanh nghiệp (331.706) -7,75% (141.635) -7,29%
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 344.573 8,05% 617.667 31,79%
Thu nhập khác 18.467 0,43% 36.464 1,88%
Chi phí khác (20.753) -0,49% (12.800) -0,66%
Lợi nhuận khác (2.285) -0,05% 23.664 1,22%
Lợi nhuận từ công ty liên kết 6.894 0,16% 34.962 1,80%
Tổng lợi nhuận trước thuế 349.181 8,16% 676.293 34,81%
Chi phí thuế TNDN hiện hành (87.310) -2,04% (110.883) -5,71%
Thu nhập thuế TNDN hoãn lại 16.765 0,39% 15.502 0,80%
Lợi nhuận thuần sau thuế 278.635 6,51% 580.912 29,90%
Phân bổ cho
1. Lợi ích cổ đông thiểu số 5.083 56.040
2. Cổ đông của công ty mẹ 273.552 524.871
Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 2.312 5.211
Nhìn chung kết quả kinh doanh năm 2011 sụt giảm rất rõ rệt, giảm hơn 50% so với năm 2010. Mặc dù doanh thu có tăng (120%, tăng từ 1.943 tỷ trong năm 2010 lên đến 4.278 tỷ trong năm 2011) và tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu có sụt giảm chút ít (từ 64% xuống còn 60%), nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại gia tăng với tốc độ vượt quá xa tốc độ gia tăng của doanh thu (161%, tương ứng tăng 786 tỷ VND, từ 489 tỷ VND trong năm 2010 lên 1.275 tỷ VND trong năm 2011). Thêm
vào đó, mặc dù chi phí tài chính năm 2011 có giảm so với năm 2010 (từ 242 tỷ VND xuống còn 181 tỷ VND), nhưng chi phí lãi vay lại gia tăng đáng kể (176%, tương ứng tăng 75 tỷ VND, từ 42 tỷ VND trong năm 2010 lên 117 tỷ VND trong năm 2011), và chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí tài chính (từ 18% năm 2010 lên đến 65% năm 2011). Điều này không mấy ngạc nhiên khi Kinh Đô đã gia tăng các khoản nợ ngắn hạn trong năm 2011 so với 2010.
Kết quả kinh doanh năm 2011 như thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của cổ đông thiểu số (giảm 91%, từ 56 tỷ VND xuống còn 5 tỷ VND) và cổ đông của công ty mẹ (giảm 48%, từ 525 tỷ VND xuống còn 274 tỷ VND), cũng lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu (giảm 56%, tương ứng giảm 2.899 VND).
Bây giờ, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 của Kinh Đô với 2 công ty khác trong cùng ngành có niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là Bibica (BBC) và Hải Hà (HHC). BBC chiếm 20% và HHC chiếm 25% thị phần kẹo và đồ ngọt, trong khi Kinh Đô (KDC) chiếm đến 30 – 35% thị phần bánh nướng.
Cả BBC và KDC đều không đạt kế hoạch kinh doanh nửa đầu năm 2012 và báo cáo mức lợi nhuận âm. Do chi phí nguyên vât liệu tăng (đối với BBC) và các khoản lỗ đầu tư tài chính (đối với KDC), BBC và KDC chỉ đạt 28.44% và 27.64% kế hoạch doanh thu. Ngược lại, HHC đã đạt kết quả tốt với doanh thu và lợi nhuận đạt tương ứng 300 tỷ và 7 tỷ đồng, hoàn thành 44.12% kế hoạch năm. Theo báo cáo tài chính quý 2/2012, KDC có kết quả tốt hơn về mức tăng doanh thu và hiệu quả quản lý chi phí đầu vào so với BBC và HHC. Biên lợi nhuận gộp của KDC là 41.7%, cao hơn 6.2% so với năm ngoái trong khi BBC và HHC chỉ đạt 19.4% và 13.8%. Tuy nhiên, chỉ số chi phí quản lí/doanh thu của KDC là 31.7%, cao hơn nhiều so với 2 đối thủ cạnh tranh. Cùng với khoản lỗ đầu tư 71.3 tỉ đồng ở Nutifood, KDC đã báo cáo mức lỗ ròng 6.9 tỉ đồng trong Q2/2012.
Ngoài ngành kinh doanh cốt lõi, KDC và HHC còn đầu tư vào lĩnh vực tài chính để mở rộng các hoạt động của mình và do đó có lợi nhuận tiềm năng từ mảng đầu tư tài chính. Hơn nữa, KDC và HHC có lượng tiền mặt cao hơn so với BBC, do đó có lợi thế thu nhập đến từ lãi tiền gửi.
Xét về sức khỏe tài chính, KDC có tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu ở mức 16.8% cao hơn so với 2 đối thủ là BBC ở mức 0.3% và HHC là 0.13%. Áp lực chi trả lãi vay đối với KDC là không tránh khỏi, tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp công ty có được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Hơn nữa, trong giai đoạn lãi suất đang xu hướng phần nào giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính cho KDC do đó, có thể kỳ vọng KDC sẽ ghi nhận kết quả ấn tượng cho 6 tháng cuối năm 2012.