1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Giáo án ôn thi tốt nghiệp lớp 12

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kĩ năng đọc hiểu văn bản
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Giáo án ôn thi tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 286,32 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT Ngày soạn Ngày giảng Tiết 1,2,3 KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN, RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN BÀI MỘT PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ITìm hiểu chung Xác định ph ương thức biểu đạt tron.

Trang 1

Ngày soạn : …………

Ngày giảng : …………

Tiết 1,2,3

KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN, RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

BÀI MỘT: PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I/Tìm hiểu chung

Xác định ph ương thức biểu đạt trong một văn bản là một trong những yêu cầuthường gặp trong phần đọc - hiểu của đề thi THPT Ngữ văn

Thực ra, trong mỗi văn bản thường sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt Tuynhiên, trong một văn bản cụ thể, các phương thức ấy sẽ không có vị trí ngang nhau;tuỳ thuộc vào mục đích cần đạt tới, người viết sẽ xác định phương thức nào là chủđạo

II/ Phương thức biểu đạt:

Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt (6).

- Nắm được: + Khái niệm

+ Đặc trưng của từng phương thức biểu đạt

1.Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

- Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1

chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ýnghĩa

* Lưu ý : Phương thức Miêu tả thường xuất hiện trong tác phẩm truyện, thơ kết hợp với Tự sự hoặc Biểu cảm

3 Biểu cảm:

Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh

* Lưu ý : Phương thức Biểu cảm chủ yếu xuất hiện trong tác phẩm thơ.

4 Nghị luận:

Trang 2

Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõchủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

* Lưu ý : Phương thức Nghị luận chủ yếu xuất hiện trong tác phẩm chính luận.

5.Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức

về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe

- Đặc trưng:

a Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận

b Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm

c Các phương pháp thuyết minh :

+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

+ Phương pháp liệt kê

+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số

+ Phương pháp so sánh

+ Phương pháp phân loại ,phân tích

* Lưu ý : Phương thức Thuyết minh chủ yếu xuất hiện trong các văn bản khoa học.

6 Hành chính – công vụ: Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản

điều hành xã hội, có chức năng xã hội Xã hội được điều hành bằng luật pháp, vănbản hành chính

- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước vớinhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn bảnpháp lý dưới luật từ trung ương tới địa phương

* Lưu ý : Phương thức Hành chính – công vụ chủ yếu xuất hiện trong văn bản hành chính.

2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật,

con người;

Văn tả cảnh, tả người, vật Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.

3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc; Tác phẩm văn học: thơ trữ

Trang 3

chính trị, xã hội, văn hóa.

5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính

chất, phương pháp;

-Thuyết minh sản phẩm

- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật…

- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học.

6 Hành chính - công

vụ

Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.

- Đơn từ

- Báo cáo

- Biên bản

BÀI HAI : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN

I/Giới thiệu chung

Xác định phong cách ngôn ngữ là một trong những yêu cầu thường gặp trong phầnđọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn

Có sáu loại phong cách khác nhau , người học cần nắm vững những quy tắc và đặctrưng của từng loại để trả lời cho chính xác Trong sáu loại phong cách thì các loạihình xuất hiện khá phổ biến : Nghệ thuật – Chính luận – Báo chí - Khoa học

II/Các loại phong cách

Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu loại?

- Khái niệm

- Đặc trưng

- Cách nhận biết

1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong

giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức,dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộcsống

- Đặc trưng:

+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân

+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàngxóm, đồng nghiệp

- Nhận biết:

+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ

+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương

2 Phong cách ngôn ngữ khoa học:

- Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên

cứu, học tập và phổ biến khoa học

Trang 4

+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên mônsâu.

- Đặc trưng

+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học

+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổcập

+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từngữ,câu, đọan văn,văn bản)

a/ Tính khái quát, trừu tượng

+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả

4 Phong cách ngôn ngữ chính luận:

- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực

tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng củađời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội

- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người

- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:

+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường

Trang 5

VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…

+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, vănbản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể vớicác cá nhân

6 Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):

- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự

trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng,nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội

+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả nhữngvấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho cácnơi)

Một số thể loại văn bản báo chí:

+ Bản tin: Cungcấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời

gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả

+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện,

miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn

+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm

biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc

TỔNG HỢP PHONG CÁCH NGÔN NGỮ + PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

Đặc trưng cơ bản Cách nhận diện

Nghệ

thuật - Thơ - Truyện,

- Kí , tùy bút,,,

-Biểu cảm -Tự sự -Miêu tả

tượng

-Tính truyền cảm.

-Tính cá thể hóa.

-Ngôn ngữ gợi cảm ; Lớp từ láy

-Nhân vật , cốt truyện…

-Sử dụng tối đa các phép tu từ.

Chính

luận - Cương lĩnh - Tuyên ngôn, lời

kêu gọi, hiệu triệu

-Các bài bình luận,

xã luận

- Các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị,,,

Nghị luận

-Tính công khai

về quan điểm chính trị

-Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

-Tính truyền

phục.

-Thuật ngữ chính trị , lớp từ Hán – Việt

- Các đại từ nhân xưng : Ta , Chúng ta ,Tôi …

-Ý kiến chủ quan trực tiếp

-Phần chú thích nêu tên trực tiếp người viết

( Thường là lãnh

tụ , danh nhân , chính trị gia …) Báo chí -Bản tin, Phóng sự, Thuyết -Tính thông tin -Thường xuất hiện

Trang 6

Phỏng vấn, Quảng cáo,

- Bình luận thời sự Tiểu phẩm,…

minh

Tự sự

thời sự -Tính ngắn gọn -Tính sinh động, hấp dẫn

thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong văn bản có tính thời sự -Đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)

Khoa

học

- Khoa học chuyên sâu: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo

-Giáo trình, giáo khoa, thiết kế bài dạy,…

- Sách phổ biến khoa học kĩ thuật.

Thuyết minh

-Tính trừu tượng, khái quát.

-Tính lí trí, lôgíc

-Tính phi cá thể.

-Các thuật ngữ chuyên ngành khoa học , số liệu , kí hiệu

- Không sử dụng phép tu từ

Sinh

hoạt

-Dạng nói (độc thoại, đối thoại) -Dạng viết (nhật kí Thư từ.

-Dạng lời nói tái hiện trong tác phẩm văn học.

Biểu cảm

-Tính cụ thể -Tính cảm xúc

- Tính cá thể

- Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng

sã, địa phương.

- Đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí

Hành

chính

-Đơn từ -Báo cáo

- Biên bản

Hành chính- công vụ

-Chức năng thông báo

- Chức năng sai khiến

- Thường xuất hiện lớp từ ngữ trong lĩnh vực hành chính

- Không sử dụng biện pháp tu từ

BÀI BA : CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

1 Thao tác lập luận giải thích:

 Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểuđúng vấn đề

 Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo

lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ,bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm

 Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó Đặt ra hệ thốngcâu hỏi để trả lời

- Ví dụ:

Trang 7

Tình thương là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa Tình thương là hạnh phúc của con người , là tình cảm cao đẹp thuộc bản chất người lao động.

{…} Dân tộc Việt Nam ta xây dựng đất nước trên tình thương và đấu tranh : thương nước , thương nhà , thương người , thương mình ; đồng thời đấu tranh kiên cường bất khuất chống cường quyền , chống xâm lược Dân tộc ta có tình yêu nước rất cao , đồng thời là một dân tộc giàu lòng nhân ái Ngày nay , trong chế độ mới, chúng ta cần nêu cao giá trị tinh thần đó Đặc biệt , thanh niên cần xây dựng tình thương sâu sắc đối với nhân dân lao động và vì tình thương đó mà căm ghét bóc lột ,

ăn bám và tội ác Tình cảm ấy , ý thức ấy phải biểu hiện trong nếp sống , trong sự tiếp xúc hằng ngày với nhân dân …

( Trích “ Con đường tu dưỡng ,rèn luyện đạo đức của thanh niên ” – Lê Duẫn -NXB Sự thật -Hà Nội -1966 )

2 Thao tác lập luận phân tích:

 Là chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cáchtoàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng

 Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo nhữngtiêu chí, quan hệ nhất định

- Ví dụ:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải

ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện

mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác (Đó chính là sự "cho" và "nhận" trong cuộc đời này)

"Cho" và "nhận" là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay Ai cũng có thể nói "Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn" hay "Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về" Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói

và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho

đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương…

(Trích " Lời khuyên cuộc sống " )

3 Thao tác lập luận chứng minh:

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng

Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phùhợp Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cầnchứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí

Trang 8

- Ví dụ:

Kế hoạch xây dựng thương hiệu cũng đã được chuẩn bị chu đáo Cạnh tranh trực tiếp với các nhãn hiệu đa quốc gia như Nescafe, và định vị nhãn hiệu như một phần văn hóa truyền thống của Việt Nam Ngày nay, có rất nhiều quán cà phê sành điệu tại thị trường Việt Nam, nhưng ai cũng nhớ hình ảnh người tiên phong này Nếu bạn hỏi "Thương hiệu cà phê nào gắn liền với hai chữ "khác biệt"? Câu trả lời dễ dàng nhận được là "Trung Nguyên" Trung Nguyên đã thành công khi đưa giá trị và văn hóa quốc gia vào sản phẩm, vào thương hiệu Trung Nguyên đã thật sự thu hút tầng lớp trung lưu, và thay đổi thị trường cà phê Việt Nam."

(Trích Bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên - Diễn đàn Ý tưởng làm giàu – Báo Vietnet, 19/5/2014)

Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” Người nói: phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân” Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.

(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)

5 Thao tác lập luận bình luận:

Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề

Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất vàchứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng Thể hiện rõ chủ kiến củamình

- Ví dụ:

Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ Có người làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lấy chút nhàn rỗi Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi

và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi, là những cái không thể

Trang 9

thiếu Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn

sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển Mọi người và toàn

xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.

(Phỏng theo Hữu Thọ, dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.94)

6 Thao tác lập luận bác bỏ:

Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai

Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiếnđúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần

“ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?

Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những

Trang 10

KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN, RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

THỂ THƠ

Câu hỏi về thể thơ cũng thường xuất hiện trong phần Đọc – hiểu , tuy đơn giảnnhưng đa số thí sinh mất điểm ở câu hỏi này chính là do sự ngộ nhận về tên gọi cácthể thơ Vì vậy , với việc xác định thể thơ cần xác định chính xác các thể loại

Thể thơ Thất ngôn Tứ tuyệt Đường

luật

Thơ tự do

Thể thơ Thất ngôn Bát cú Đường luật Thơ hỗn hợp

Thơ văn xuôi

- Đây là các thể thơ được sử dụng

trong ca dao (Thể Lục bát - Thể

Song thất lục bát ) và trong văn

học thời Trung đại ( Thế kỉ X đến

đầu thế kỉ XX)

- Rất ít nhà thơ hiện đại sử dụng

- Thể thơ xuất hiện vào những thập niên đầu thế kỉ XX ( Từ 1932 đến nay)

- Có nhiều cách gọi tên : Thơ mới – Thơ Tự do – Thơ hiện đại

- Hai thể thơ : Thể Lục bát - Thể Song thất lục bát cũng rất phổ biến trong văn học hiện đại ( Tiêu biểu là nhà thơ Tố Hữu )

1/Thơ Lục bát

Thơ Lục bát là thể văn vần mỗi cặp gồm một câu Sáu tiếng ( CÂU LỤC ) và mộtcâu Tám tiếng ( CÂU BÁT )liên tiếp nhau Thông thường bài thơ mở đầu bằng câusáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ

Ta đi /ta nhớ /những ngày Mình đây/ ta đó/, đắng cay/ ngọt bùi Thương nhau/ chia củ /sắn lùi Bát cơm sẻ nửa/,chăn sui đắp cùng.

( Việt Bắc ! Tố Hữu )

2/ Thơ Song thất lục bát

Trang 11

Thơ Song Thất Lục Bát cũng là thể thơ của Việt Nam, gồm hai câu Bẩy chữ, kếđến một câu Sáu và một câu Tám chữ Cứ như thế tiếp tục, không giới hạn số câu

Ba mươi năm đời ta có Ðảng Hôm nay ôn lại quãng đường dài Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay

Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm

( Ba Mươi Năm Đời Ta Có Đảng- Tố Hữu)

3/Thơ Năm chữ ( Thơ năm tiếng -Thơ mới )

Đạp trên lá vàng khô?(Lưu Trọng Lư )

4/Thơ Sáu chữ (Thơ sáu tiếng -Thơ mới )

Ai đi xa cũng nhớ nhiều (Đỗ Trung Quân)

5/Thơ Bảy chữ (Thơ bảy tiếng -Thơ mới )

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.( Hàn Mặc Tử )

6/Thơ Tám chữ (Thơ tám tiếng -Thơ mới )

Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất

Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân (Xuân Diệu )

7/ Thơ tự do ( Thơ Hỗn hợp )

Em ơi em!

Hãy nhìn rất xa Vào bốn ngàn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Trang 12

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh( Nguyễn Khoa Điềm )

BÀI NĂM : BIỆN PHÁP TU TỪ

Gần như trong các câu hỏi xuất hiện thường xuyên nhất chính là câu hỏi về biệnpháp tu từ Có hai dạng tu từ chủ yếu:Phép tu từ về từ và phép tu từ về câu

- Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nóigiảm, nói tránh, thậm xưng,…

- Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, imlặng,…

I/PHÉP TU TỪ VỀ TỪ

- Được thể hiện qua từ ngữ ,các hình ảnh sự vật

- Tác dụng chính :

+Tăng sức gợi tả , gợi cảm của các từ ngữ.

+ Tạo cho sự vật , hiện tượng sinh động

+ Mang đến nhiều cảm xúc , hứng thú cho người đọc.

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]

-Biện pháp so sánh được thể hiện : Nỗi nhớ của anh về em như đông về nhớ rét

Tình yêu so sánh cánh kiến hoa vàng , chim rừng lông trở biếc

-Tác dụng : Hình ảnh so sánh làm cho câu thơ giàu sức gợi tả về sức sống của thiên

nhiên cánh kiến hoa vàng…đồng thời tăng sức biểu cảm về tình yêu tha thiết mặn

( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )

- Biện pháp so sánh qua các câu thơ :

Trang 13

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

-Tác dụng : Ngợi ca vẻ đẹp mượt mà êm ái của tiếng Việt ; đồng thời biểu hiện tìnhcảm yêu qúy , tự hào về tiếng nói của dân tộc

2/ NHÂN HÓA:

Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,tên gọi vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cốikhiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn

Ví dụ:

… Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng Ðôi càng tôi

mẫm bóng Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách

vào các ngọn cỏ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã Lúc tôi đi bách bộ thì cả người

tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc Sợi râu tôi

dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt

râu…

( Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài )

- Biện pháp nhân hóa trong đoạn truyện :

+Tôi đã trở thành mộtchàng dế thanh niên cường tráng.

+ Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm.

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau

( Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)

- Biện pháp nhân hóa trong khổ thơ :

Trang 14

Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

( Xuân Quỳnh )

Dùng hình ảnh Thuyền ngầmso sánh với người con trai Dùng hình ảnh Biển ngầmso

sánh với người con gái nhằm diển tả tình yêu đôi lứa

4/ HOÁN DỤ:

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiệntượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho ýdiễn đạt

Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ người Việt Bắc Hiệu

quả nghệ thuật của biện pháp hoán dụ: gợi tâm trạng lưu luyến trong giây phút chiatay giữa nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ kháng chiến giả từ Việt Bắc vềthủ đô Hà Nội

5) NÓI QUÁ/ PHÓNG ĐẠI/ KHOA TRƯƠNG/ NGOA DỤ/ THẬM XƯNG/ CƯỜNG ĐIỆU:

- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượngđược miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

VD

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây, hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng?

( Người con gái Việt Nam -Tố Hữu )

Trang 15

6) NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH:

- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.VD

Mác - Lênin, thế giới Người hiền Ánh hào quang đỏ thêm sông núi Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

VD“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

[Cây tre Việt Nam – Thép Mới]

“Mai sau Mai sau Mai sau

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh”

[Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]

Trang 16

Không giết được em, người con gái anh hùng!”

( Người con gái Việt Nam -Tố Hữu )

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi ) 4/ ĐẢO NGỮ:

Là thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý,nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm,hài hòa về âm thanh,…

Ví dụ:

“Lom khom dưới núi: tiều vài chú

Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”

[Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan]

=> khẳng định hùng hồn, đanh thép về sự đoàn kết, thống nhất ý chí của nhân dân ta

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta”

[Đất nước – Nguyễn Đình Thi]

=> Khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng,…

6/ CHÊM XEN:

- Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháptrong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảmxúc Thường đứng sau dấu gạch nối hoặc trong ngoặc đơn

- Ví dụ:

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích!

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

Trang 17

[Quê hương – Giang Nam]

=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín đáo

7/ CÂU HỎI TU TỪ:

Là đặt câu hỏi nhưng không đòi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩakhác

Ví dụ:

“Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu?”

[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

=> Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mác, chia lìa, hoang tàn của quê hương trong chiếntranh

BÀI THỨ SÁU: CÂU CHỦ ĐỀ - CÁC PHÉP LIÊN KẾT CÂU

I/ CÂU CHỦ ĐỀ

Câu chủ đề là câu mang ý chung , khái quát ;thường đứng đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn

- Tuy không xuất hiện thường xuyên như các câu hỏi khác nhưng câu hỏi yêu cầu chỉ

ra câu mang ý khái quát thường gặp trong những ngữ liệu thuộc các loại văn bản vănxuôi ( truyện , tùy bút , chính luận , báo chí )

- Câu hỏi thường theo dạng sau : Chỉ ra ( Xác định , Cho biết …) câu mang ý kháiquát trong phần trích ( trong đoạn nào đó của ngữ liệu )

- Khi yêu cầu chỉ ra câu chủ đề , HS cần chú ý câu thứ nhất đoạn hoặc câu cuối đoạn( vị trí câu chủ đề thường xuất hiện một trong hai vị trí )

- Sau khi xác định thì viết cả câu văn vào Chỉ một câu duy nhất không viết thêmcâu thứ hai hoặc câu đứng trước

VD

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”( Hồ Chí Minh)

Trong đoạn văn trên câu chủ đề chính là câu thứ nhất : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Câu văn mở đầu định hướng về nội dung cho các câu tiếp theo làm rõ

VD

Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ: “Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo”(1) Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2) Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3) Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy

Trang 18

ý nghĩa(4) Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5) Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6) Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui(7) Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc

Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở(8).Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời(9).

Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ “Đồngchí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn:

đánh giá về hình tượng thơ : Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời(9).

II/ CÁC PHÉP LIÊN KẾT CÂU

Các phép liên kết Đặc điểm nhận diện

Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

Phép liên tưởng (đồng

nghĩa / trái nghĩa)

Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ tráinghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câutrước

Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế

Trang 19

Tiết 7 -8 -9

RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI RÈN KĨ NĂNG

VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1 Kiến thức

- Nắm được cách thức làm bài văn nghị luận xã hội

2 Kĩ năng

- Biết cách làm các dạng đề nghị luận xã hội :

+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

+Nghị luận về một hiện tượng đời sống

+ Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

3 Tư duy, thái độ

- Rèn luyện tư duy khoa học, nâng cao kiến thức về xã hội, có ý thức bênh vựccái đúng, phê phán cái sai

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

- Giáo án dạy thêm

- Phương tiện, đồ dùng dạy học

- Sgk, tài liệu tham khảo, vở ghi

- Đọc và tìm hiểu các tài liệu viết, tài liệu tham khảo hoặc trên các trang web

III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1 Yêu cầu chung

Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ cần bám sát yêu cầu của đề và dựa trên nội

dung dẫn câu văn trong phần đọc hiểu Điều quan trọng là các em cần hiểu yêu cầu của đề và xác định hướng đi đúng đắn.

Trang 20

+ Thứ nhất: Phải xác định được Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (nội dung của

Đối với dạng “đề nổi” , học sinh có thể dễ dàng nhận ra phạm vi nội dung

và phương pháp lập luận Đối với dạng đề chìm, học sinh phải tự mày mò hướng đi

+ Đề chìm : Viết 1 đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa câu

chuyện được trích dẫn ở phần đọc hiểu

1 Về hình thức:

- Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn văn( không được ngắt xuống dòng ), dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy thi ( khoảngtrên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng cũng không bị trừ điểm.Nếu viết quá 1 trang giấy thi sẽ bị trừ 0.25 điểm

- Đoạn văn cần diễn dạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Đoạn văn phải đảm bảo bố cục ba phần: Đặt vấn đề - Giải quyết vấn đề - Kết thúcvấn đề

- Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích – Phân tích – Chứng minh –Bình luận – Bác bỏ - Bình luận mở rộng Diễn đạt phải trong sáng, không mắc lỗichính tả, dùng từ, ngữ pháp

3 Hai loại đoạn văn thường gặp

a Dạng 1: Bàn luận về một tư tưởng, đạo lí:

 Mở đoạn: (khoảng 2 dòng)

 Dẫn dắt vào vấn đề ( Giới thiệu vấn đề)

 Trích dẫn câu nói

 Thân đoạn: Giải – Nguyên – Minh – Luận – Dụng

 Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề

Trang 21

Yêu cầu:

+ Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.

+ Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý nghĩa của cả câu nói.

+ Nên dựa vào phần Đọc hiểu để giải thích ý nghĩa, tránh suy diễn tùy tiện.

 Bước 2: Bình luận, nêu quan điểm của cá nhân về vấn đề

+ Phân tích mặt đúng hoặc sai , vấn đề tích cực hay tiêu cực

+ Ảnh hưởng tới con người, xã hội

Yêu cầu:

+ Phân tách các vế của câu nói để xem xét cặn kẽ, thấu đáo.

+ Khi bàn luận, cần có căn cứ khách quan.

 Bước 3: Minh chứng bằng các dẫn chứng, ví dụ cụ thể (Biểu hiện như thế

nào?)

Yêu cầu:

+ Dẫn chứng phải tiêu biểu, hợp lí, phục vụ cho việc bàn luận.

+ Nên kết hợp dẫn chứng lịch sử - hiện tại, trong nước – ngoài nước, người nổi tiếng – người bình thường… sao cho phong phú và có sức thuyết phục.

+ Có 4 cách nêu dẫn chứng:

Cách 1: nêu số liệu (Ví dụ: số liệu về người mắc ung thư do thực phẩm bẩn).

Cách 2: nêu hiện tượng hiển nhiên, không thể chối cãi (Ví dụ: thủng tầng ô-zôn khiến bầu khí quyển bị ảnh hưởng)

Cách 3: nêu tấm gương điển hình, nổi tiếng (Ví dụ: Walt Disney, Bill Gate…)

Cách 4: nêu lời nói của một người nổi tiếng (Ví dụ: Nhà văn Mark Twain từng nói:

“Không có gì buồn hơn tiếng thở dài của người còn trẻ mà đã bi quan).

 Bước 4: Luận bàn mở rộng vấn đề: Phê phán điểm hạn chế, phân tích mặt tích

 Kết đoạn:

Đưa ra một thông điệp hay một lời khuyên cho mọi người

Ví dụ : Trong bài thơ Một khúc ca xuân, Tố Hữu cũng đã viết: “Sống là cho đâu

Trang 22

+ “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”: Biết cho đi yêu thương, sống tận tâm, quantâm những người xung quanh, có trách nhiệm với chính mình và người khác.

+ Giữa “cho” và “nhận” luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau Muốn nhận đượcđiều tốt đẹp ta phải biết “cho” đi những điều tốt đẹp

- Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về vấn đề tư tưởng đạo lí

+ Biểu hiện của sự cho đi: Chúng ta có thể "cho" đi về vật chất hoặc sẻ chia về mặttinh thần

+ Tác dụng của việc cho đi: Cuộc sống trở nên vui vẻ, ý nghĩa; nhận được tình cảmyêu thương, sự kính trọng từ mọi người

+ Kết hợp hài hòa giữa "cho" và "nhận"

- CHứng minh :

+ Nêu một số tấm gương của việc cho và nhận: Hồ Chí Minh, Bill Gates

- Luận điểm 3: Phản đề, bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

+ Lối sống vô cảm, sống chỉ biết “nhận” chứ không hề “cho” - “Ăn cỗ đi trước,

lội nước theo sau” đáng phê phán

+ "Cho" đi đúng lúc, đúng mức, không nên mù quáng

+ Bài học trong cuộc sống: biết yêu thương, trân trọng cuộc sống

Ngày soạn………

Ngày giảng………

Trang 23

Tiết 10 - 11 - 12 RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI RÈN KĨ NĂNG

VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1 Kiến thức

- Nắm được cách thức làm bài văn nghị luận xã hội

2 Kĩ năng

- Biết cách làm các dạng đề nghị luận xã hội :

+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

+Nghị luận về một hiện tượng đời sống

+ Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

3 Tư duy, thái độ

- Rèn luyện tư duy khoa học, nâng cao kiến thức về xã hội, có ý thức bênh vựccái đúng, phê phán cái sai

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

- Giáo án dạy thêm

- Phương tiện, đồ dùng dạy học

- Sgk, tài liệu tham khảo, vở ghi

- Đọc và tìm hiểu các tài liệu viết, tài liệu tham khảo hoặc trên các trang web

III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

b.Dạng 2: Bàn luận về một hiện tượng đời sống:

- Mở đoạn:

+ Dẫn dắt vào hiện tượng

+ Nêu thái độ đánh giá về hiện tượng

- Thân đoạn: Thực – Nguyên – Thái – Biện – Liên.

Trang 24

+ Bước 1: Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ thể của hiện tượng trong đời sống (Nó

như thế nào?)

+ Bước 2: Nêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Nguyên nhân khách quan và

chủ quan; Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp)

+ Bước 3: Nêu thái độ đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả - hậu

quả, biểu dương – phê phán

+ Bước 4: Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả (Cần phải làm gì?)

+ Bước 5: Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình.

- Kết đoạn:

Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho tất cả mọi người

Ví dụ: Viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về việc

giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay (Đề thi Vănvào lớp 10 Hà Nội năm 2015)

- Luận điểm 1: Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa truyềnthống tốt đẹp được lưu giữ trong lịch sử

- Luận điểm 2: Biểu hiện của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:

+ Tiếp nối, phát huy những phong tục văn hóa tốt đẹp trong đời sống

+ Quảng bá, tuyên truyền văn hóa trên thế giới

- Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Đề cao tinhthần dân tộc, tự tôn, lòng yêu nước

- Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp/liên hệ thực tế: Tiếp tục giữ gìn nét đẹp văn hóadân tộc; giao lưu, chia sẻ những nét đẹp ấy đến với bạn bè quốc tế

Đề bài : "Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn

vách/ Có mấy cũng không vừa” Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay ”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứhai ngày 13.4.2015)

Câu 1 Đoạn trích trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

Trang 25

Câu 2 Nội dung của đoạn trích là gì? Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề đoạn

trích (1.0 điểm)

Câu 3 Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như

“cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (0,5 điểm)

Câu 4 Theo anh/chị, đọc sách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con

người? (Nêu ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách) (1,0 điểm)

II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của

anh/chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiề

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, biểu cảm, miêu

tả, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ

- Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: “Song sách vẫn luôn cần thiết, khôngthể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.”

cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Học sinh nêu được ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách Sau đây là gợi ý:

- Bồi dưỡng kiến thức

- Bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Trang 26

Yêu cầu về hình thức:

Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn nghị luận (không đúng hình thức đoạn văn trừ0,5đ); Trình bày hệ thống ý trong đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, hợp lý; lập luận chặtchẽ, có sức thuyết phục; không sai chính tả, cách dùng từ, viết câu

Yêu cầu về nội dung:

Học sinh có thể cấu trúc đoạn theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo nhữngnội dung sau:

* Giải thích:

+ Sách tốt: Là sách có nội dung tích cực, có tác dụng cung cấp cho ta những tri thức

về mọi lĩnh vực của cuộc sống, giúp ta bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách…

+ Bạn hiền: là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những buồn vui, giúp ta vượt quanhững thử thách, khó khăn để vươn lên trong học tập, cuộc sống

+ Sách tốt là người bạn nâng đỡ tâm hồn ta những lúc ta buồn

+ Sách tốt khơi gợi cho ta những ước mơ, những hoài bão đẹp

* Bài học nhận thức và hành động:

+ Biết trân trọng sách tốt và việc đọc sách

+ Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách và chọn sách ở một bộ phậngiới trẻ hiện nay

Trang 27

- Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gìmình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa

- Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thựchiện ước mơ

- Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình

để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn

* Ý nghĩa của việc sống đẹp

- Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải

sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn

- Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sựyêu thương, giúp đỡ từ người khác

- Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữangười nữa

* Thân đoạn:

Trang 28

- Ý nghĩa của sống có bản lĩnh:

+ Khi sống bản lĩnh, sẽ dễ dàng thành công hơn

+ Khẳng định được vị trí của bản thân trong các mối quan hệ xã hội

+ Mang lại cho những người thân, mọi người xung quanh niềm tin tưởng

+ Giữ được nhân cách cao quý trong mọi hoàn cảnh

- Muốn trau dồi bản lĩnh nhất thiết phải rèn luyện từng ngày

Trang 29

- "Các hành động nhỏ" tức là những việc làm bình dị, diễn ra xung quanh chúng tatrong đời sống thường ngày, không có ý nghĩa tạo tiếng vang hay sự nổi tiếng.

- ”Anh hùng giữa đời thường" được hiểu là những con người đã có đóng góp, cốnghiến có ích cho xã hội dưới nhiều hình thức

* Bàn luận:

- Trong cuộc sống thiết nghĩ rằng không tất cả những điều đẹp, điều tốt đều mangtrong mình dáng vẻ hào nhoáng, kỳ vĩ và lớn lao, trái lại những sự kiện ấy chỉ chiếmmột phần rất nhỏ và không phải lúc nào cũng có thể xảy ra

- Ngày nay chúng ta vẫn có thể trở thành những anh hùng tí hon giữa đời thường, màkhông cần công trạng kinh thiên động địa

c Biểu hiện:

+ Giúp đỡ người già qua đường, tuy chỉ là một hành động nhỏ, thế nhưng có lẽ trongmắt bà cụ bạn đã trở thành ân nhân, trở thành người anh hùng có tấm lòng lươngthiện

+ Nhặt một chú mèo con yếu ớt bị vứt bỏ, mang về chăm sóc, nuôi nấng hoặc tìmcho nó một người chủ tốt, giải cứu được một sinh mạng, đã cứu rỗi cuộc đời của mộtcon vật tội nghiệp và trở thành một anh hùng tí hon

+ Nhân viên ngành y tế, hay lực lượng vũ trang công an, quân đội, dân phòng đangtích cực khoanh vùng dập dịch Covid 19, Họ đều là những người anh hùng đangngày đêm lao động trong thầm lặng, ngay lúc này đây họ đang hành động bằng tất cảtinh thần, trách nhiệm, ý chí quyết tâm "chống dịch như chống giặc"

+ Hành động đóng góp của cải vật chất của các mạnh thường quân cũng là nhữnghành động mang ý nghĩa tích cực ủng hộ tuyến đầu đương đầu với khó khăn, vànghiễm nhiên họ cũng xứng đáng được gọi là anh hùng

=> Anh hùng chính là những người sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân của mình đểgiúp đỡ cộng đồng, giúp đỡ người khác bằng tấm lòng lương thiện, không kể đó làviệc nhỏ hay việc lớn

* Liên hệ bản thân học sinh:

- Mỗi chúng ta cần làm tốt bổn phận học tập của mình, tích cực rèn luyện tư cáchđạo đức, sống nhân hậu, lương thiện, sẵn lòng giúp đỡ những người xung quanh bằngkhả năng của mình và bằng tấm lòng tự nguyện

- Mỗi một hành động có ích nó sẽ giúp ta trở nên tự hào, phấn chấn, trở thành độnglực khiến chúng ta muốn cho đi nhiều hơn, muốn cống hiến nhiều hơn

Trang 30

ĐỀ SỐ 4: Nghị luận về hiện tượng nghiện Internet trong giới trẻ hiện nay.

DÀN Ý

* Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bên cạnh những mặt tốt mà Internet mang

lại, việc lạm sử dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng đó là hiện tượng nghiệnInternet trong giới trẻ hiện nay

* Giải thích: Internet là gì? là một loại phương tiện công nghệ của xã hội Tại đó,

con người có thể trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin, dùng nó cho nhiều mục đíchkhác nhau

* Thực trạng: Nó trở thành một căn bệnh khó chữa của giới trẻ hiện nay

+ Quên ăn, quên ngủ, xao nhãng trong mọi công việc

+ Nhiều người trẻ hiện nay lâm vào tình trạng nghiện game

* Nguyên nhân:

+ Internet có nhiều tính năng tiện dụng

+ Do con người không kiểm soát được bản thân khi sử dụng Internet

* Hậu quả:

+ Bỏ học, dẫn đến nhiều hành vi xấu khác như cướp vặt, đánh nhau

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây cận thị, bệnh tự kỷ

* Biện pháp: Cần định hướng đúng đắn cho giới trẻ về Internet để tận dụng lợi ích

của nó mang lại

* Bài học: Bản thân cần biết sắp xếp thời gian học tập, giải trí cho phù hợp

IV HƯỚNG DẪN HS HỌC BÀI Ở NHÀ: ( 1 phút )

- Ghi nhớ nội dung bài học:

+ Cách viết đoạn văn NLXH

- Tìm hiểu một số đề bài liên quan

Trang 31

- Học bài cũ.

Trang 32

-Ngày soạn:

Ngày dạy:………

Tiết 13,14,15

KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

TÂY TIẾN (QUANG DŨNG)

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1 Kiến thức : Giúp HS:

Giúp HS: Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và hìnhtượng người lính Tây Tiến Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bàithơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu

2 Kĩ năng

Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc cua bài thơ, về giai điệu, hình tượng người línhTây Tiến trong bài thơ Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài thơ, về sự thểhiện hình tượng người lính của bài thơ so với thơ ca cách mạng cùng thời đại

3 Thái độ, tư tưởng

Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính Tây Tiến, qua đó

tự rút ra bài học cho cá nhân

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

- Giáo án dạy thêm

- Phương tiện, đồ dùng dạy học

- Sgk, tài liệu tham khảo, vở ghi

- Đọc và tìm hiểu các tài liệu viết, tài liệu tham khảo hoặc trên các trang web

Trang 33

III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

VÀ TRÒ

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: GV hướng

dẫn HS ôn lại lí thuyết về

văn nghị luận về một bài

thơ, đoạn thơ:

được yêu cầu của đề, GV yêu

cầu HS lập dàn ý cho đề bài?

+ Mở bài: Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ, tác giả, tác

phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề…

+ Thân bài: đi vào khai thác giá trị nội dung và nghệ

thuật của bài thơ, đoạn thơ

Để khai thác các giá trị ấy cần đi vào tìm hiểu các từngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ của bài thơ,đoạn thơ Từ đó rút ra ý nghĩa tư tưởng của bài thơ,đoạn thơ Tránh lối diễn xuôi bài thơ, đoạn thơ

+ Kết bài: đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

II Thực hành

Đề : Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người.

Nắng mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

(Nguyễn Bính, Tương tư) Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phongcách trữ tình chính trị Việt Bắc là bài thơ xuất sắc củaông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiếnkhu và những kỉ niệm kháng chiến (0,5)

b Thân bài:

Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết

Trang 34

* Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0)

- Nội dung (1,0 điểm)

+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộthành những nhớ mong da diết, trĩu nặng Nỗi niềm ấyđược xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡnglại, một thứ "tâm bệnh" khó chữa của người đang yêu.+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quêkhiến cho cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tươngtư

- Nghệ thuật (1,0 điểm)

+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao

+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thànhngữ gần gũi; cách tổ chức lời thơ độc đáo; sử dụngnhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hóa,đối sánh, tăng tiến, khoa trương

Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp

nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

* Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm)

- Nội dung (1,0 điểm)

+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng củangười cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đóchan hòa tình nghĩa riêng chung

+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thânthương, với cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịpsống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm

- Nghệ thuật (1,0 điểm)

+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển vàchất dân gian, nhịp điệu linh hoạt uyển chuyển, âmhưởng tha thiết, ngọt ngào

+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quenthuộc mà vẫn độc đáo; cách tổ chức lời thơ với phép tiểuđối, phép điệp cân xứng, khéo léo

Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm)

- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ dadiết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện

- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ củatình yêu lứa đôi, gắn với không gian làng quê Bắc Bộ,vừa bày tỏ vừa "lí sự" về tương tư, với cách đối sánh táobạo ; đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tìnhcảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc,nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví vonduyên dáng

Trang 35

Lý giải sự khác biệt:

Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bốicảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phongcách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu làthao tác lập luận phân tích)

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc

- Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, thơ giàu chất nhạc,họa

- Các tác phẩm chính: Rừng về xuôi; Mây đầu ô

2 Tác phẩm

a Hoàn cảnh ra đời bài thơ

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộđội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ởThượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiếnchủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dântộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc Lính Tây Tiến phần đông là thanhniên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên Họ sinh hoạt và chiến đấu trongđiều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm

- Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến Cuối năm 1948, ôngchuyển sang đơn vị khác Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ vềđơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh HàĐông cũ, nay là Hà Nội) Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986)

b

Cảm xúc chủ đạo của bài thơ:

Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, vềnhững kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miềnTây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình, thơ mộng

* Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Tây Tiến.

- Cảm hứng lãng mạn: Thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tô đậm cái phithường, tạo ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ của núi rừng miền tây

+ Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến

+ Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng

+ Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyền thoại

- Tinh thần bi tráng:

+ Nhà thơ không che giấu cái bi, nhưng bi mà không lụy Cái bi được thể hiện bằngmột giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng

Trang 36

+ Người lính Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất mặc dù chịu mất mát, đau buồn.Cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng Trên cái nền thiênnhiên hùng vĩ tráng lệ, người lính xuất hiện với tầm vóc khác thường.

- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộnghưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo củatác phẩm

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

* Đoạn mở đầu bằng những dòng thơ chan chưa nối nhớ, lời thơ như chợt thốt lên đầy nhớ nhung và tiếc nuối:

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”

- Từ láy “chơi vơi”, hiệp vần “ơi” mở ra một không gian vời vợi của nối nhớ đồngthời diễn tả tinh tế một cảm xúc mơ hồ, khó định hình nhưng rất thực

- Điệp từ “nhớ” tô đậm cảm xúc toàn bài, không phải ngẫu nhiên mà nhan đề ban đầucủa bài thơ tác giả đặt là Nhớ Tây Tiến Nỗi nhớ trở đi trở lại trong toàn bài thơ tạonên giọng thơ hoài niệm sâu lắng, bồi hồi Nỗi nhớ tha thiết, niềm thương da diết mànhà thơ dành cho miền Tây, cho đồng đội cũ của mình khi xa cách chan chứa biếtbao

* Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng thật êm đềm thơ mộng.

- Nhớ những địa danh mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua, Sài Khao, Mường Lát, PhaLuông, Mường Hịch, Mai Châu những địa danh khi đi vào thơ Quang Dũng nókhông còn mang màu sắc trung tính, vô hồn trên bản đồ nữa mà gợi lên không khínúi rừng xa xôi, lạ lẫm, hoang sơ và bí ẩn

- Nhớ con đường hành quân gập ghềnh, hiểm trở, đầy sự hiểm nguy giữa một bên lànúi cao với một bên là vực sâu thăm thẳm: Dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, Heo hút,sương lấp Không gian được mở ra ở nhiều chiều: chiều cao đến chiều sâu hút củanhững dốc núi, chiều sâu của vực thẳm, bề rộng của những thung lũng trải ra saumàn sương Các từ láy giàu sức tạo hình khiến người đọc hình dung những conđường quanh co, dốc rồi lại dốc, những đỉnh đèo hoang vắng khuất vào mây trời;Cách ngắt nhịp 4/3 của câu thơ thứ ba tạo thành một đường gấp khúc của dáng núi;

ba dòng thơ liên tiếp sử dụng nhiều thanh trắc gợi sự vất vả nhọc nhằn

- Nhớ những những ngôi nhà nơi xóm núi như cánh buồm thấp thoáng trên mặt biểntrong không gian bình yên và êm ả của mưa giăng đầy biến thung lũng thành ‘xakhơi”

- Nhớ âm thanh “gầm thét” của thác dữ, tiếng gầm gào của loài hổ dữ rình rập vồngười mỗi khi chiều đến, đêm về Thời gian buổi chiều, về đêm lại càng nhấn mạnhthêm cảm giác hoang sơ của chốn “sơn lâm bóng cả cây già” Những từ ngữ và hìnhảnh nhân hóa được nhà thơ sử dụng để tô đậm ấn tượng về một vùng núi hoang vu dữdội Nơi đây thiên nhiên hoang dã đang ngự trị và chiếm vai trò chúa tể

Trang 37

-> Bức tranh của núi rừng miền Tây giàu được vẽ bằng bút pháp vừa hiện thực, vừalãng mạn, vừa giàu chất họa lại giàu chất nhạc Nét vẽ vừa gân guốc, mạnh mẽ, dữdội nhưng lại cũng rất mềm mại tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho bức tranh thiên nhiên.

* Nỗi nhớ về đồng đội và những kỉ niệm trên đường hành quân:

- Nhớ cái tếu táo, lạc quan trong gian khổ với vẻ đẹp hồn nhiên qua cách nói hómhỉnh “súng ngửi trời” Nếu viết “súng chạm trời”, nhà thơ sẽ chỉ tả được độ cao củađỉnh dốc mà khi đứng trên đó, mũi súng của người lính Tây Tiến như chạm cả vàonền trời Còn ở đây, Quang Dũng đã gợi được “chất lính” trẻ trung, vẻ tươi mới, sứcsống dạt dào trong tâm hồn của người lính Tây Tiến vốn xuất thân từ những thanhniên trí thức trẻ Hà Nội

- Nhớ những người đồng đội đã ngã xuống nhưng không bi luỵ Nỗi mất mát, niềmcảm thương được nói bằng giọng thơ ngang tàng, kiêu hãnh gục bên súng mũ bỏquên đời”

- Nhớ tình cảm quân dân giữa những người lính Tây Tiến và đồng bào Tây Bắc “Nhớôi… thơm nếp xôi” Họ dừng chân nơi xóm núi sau chặng đường dài vất vả, họ quâyquần trong niềm vui ấm áp, niềm hạnh phúc bên những nồi cơm còn thơm làn gạomới Nhớ ôi!- nỗi nhớ da diết, đằm thắm, sự gắn kết tình nghĩa thủy chung, giữanhững con người miền Tây Bắc của tổ quốc với bộ đội kháng chiến

- Nhận xét: Đoạn thơ chỉ là khúc dạo đầu của một bản nhạc về nối nhớ, song cũng đãkịp ghi lại những vẻ đẹp rất riêng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trên nền của bứctranh thiên nhiên dữ dội ấy, những người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp Sự gắn bócủa nhà thơ với thiên nhiên và con người nơi ấy là biểu hiện của tấm lòng gắn bó vớiquê hương, đất nước Đồng thời là tấm lòng trĩu nặng yêu thương với những ngườiđồng đội, đồng chí của mình

c.2 Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

* Những kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết qua những đêm liên hoan văn nghệ đậm màu sắc lãng mạn, trữ tình

- Đêm liên hoan được miêu tả bằng những chi tiết lãng mạn:

+ Đêm liên hoan như đêm hội giao duyên, đêm tân hôn của những cặp tình nhân (hộiđuốc hoa)

+ Nhân vật trung tâm của đêm hội là những thiếu nữ Tây Bắc trong những bộ trangphục và vũ điệu vừa lộng lẫy, vừa e thẹn, tình tứ

+ Cái nhìn trẻ trung, ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say mê sung sướng của những ngườilính Tây Tiến trước vẻ đẹp phương xa

- Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, thi trung hữu nhạc,tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹpgiàu bản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tình cảm quân dânthắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến

* Vẻ đẹp của con người và cảnh vật miền Tây Bắc trong chiều sương trên sông nước Châu Mộc

- Không gian trên dòng sông, cảnh vật Châu Mộc hiện lên thật mờ ảo, thơ mộngnhuốm màu sắc cổ tích, huyền thoại

Trang 38

- Nổi bật lên trên bức tranh sông nước là cái dáng mềm mại, uyển chuyển của các côgái Thái trên con thuyền độc mộc.

- Những bông hoa rừng cũng như đang đong đưa làm duyên trên dòng nước lũ

- Những bông lau ven rừng như có hồn và gợi nhớ da diết

c.3 Đoạn 3: Bức tượng người lính Tây Tiến bất tử với thời gian

- Đoạn thơ tập trung vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãngmạn nhưng không thoát ly hiện thực với cảm xúc bi tráng

- Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn:

+ Sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: Thân hình tiều tuỵ vìsốt rét rừng của người lính Tây Tiến : không mọc tóc, xanh màu lá

+ Trong gian khổ, hình tượng người lính Tây Tiến vẫn hiện ra với dáng vẻ oai phong,lẫm liệt, vẫn toát lên cốt cách, khí phách hào hùng, mạnh mẽ: xanh màu lá, dữ oaihùm

+ Trong gian khổ nhưng vẫn hướng về nhiệm vụ chiến đấu, vẫn “mộng qua biên

giới” - mộng chiến công, khao khát lập công;“mơ Hà Nội dáng kiều thơm” - mơ về,

nhớ về dáng hình kiều diễm của người thiếu nữ đất Hà thành thanh lịch

- Những hình ảnh thơ thể hiện tâm hồn mộng mơ, lãng mạn của người lính - nhữngchàng trai ra đi từ đất Hà Nội thanh lịch Những giấc “mộng” và “mơ” ấy như tiếpthêm sức mạnh để các anh vượt gian khổ để lập nên nhiều chiến công

=> Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của ngườitráng sĩ anh hùng xưa

c.4 Đoạn 4: đoạn thơ còn lại

- Khẳng định vẻ đẹp tinh thần của người lính Tây Tiến đối với thời đại và đối với lịchsử:

+ Vẻ đẹp tinh thần của người vệ quốc quân thời kì đầu kháng chiến: một đi không trởlại, ra đi không hẹn ngày về

+ Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến sẽ còn mãi với thời gian, với lịch sử dân tộc, làchứng nhân đẹp đẽ của thời đại chống thực dân Pháp

- Cụm từ người đi không hẹn ước thể hiện tinh thần quyết ra đi không hẹn ngày về.Hình ảnh đường lên thăm thẳm gợi lên cả một chặng đường gian lao của đoàn quânTây Tiến Vẻ đẹp bất tử của người lính Tây Tiến được thể hiện ở âm hưởng, giọngđiệu của cả 4 dòng thơ Chất giọng thoáng buồn pha lẫn chút bâng khuâng, song chủđạo vẫn là giọng hào hùng đầy khí phách

d Nghệ thuật

Trang 39

- "Tây Tiến" là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng sáng tác cuối năm

1948 , khi chia tay với đơn vị cũ của mình là đòan quân Tây Tiến.Bài thơ thể hiệnmột cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng bất tuyệt của nhà thơ về những ngườichiến sĩ Tây Tiến một thời gian khổ, hào hùng

b Thân bài

* Một số nét khái quát

- Tây Tiến: là tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ kết hợp với

bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào, làm hao mòn lực lượng giặc Pháp

- Xuất thân lính Tây Tiến: phần đông là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh,sinh viên

- Cảm hứng sáng tác: Quang Dũng viết bài thơ để bày tỏ nỗi nhớ với đoàn quân TâyTiến sau khi chuyển sang công tác ở đơn vị khác

* Đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến giữa thiên nhiên Tây Bắc

- Hai câu thơ đầu: nỗi nhớ thốt lên thành lời "Tây Tiến ơi" là tiếng gọi thân thương,

"nhớ chơi vơi"là nỗi nhớ thường trực, bao trùm không gian

- Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ và dữ dội:

+ Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự hẻo lánh, xa xôi;

Ngày đăng: 23/02/2023, 23:33

w