1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

cẩm nang kỹ năng sư phạm

419 856 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 419
Dung lượng 5,9 MB

Nội dung

cẩm nang kỹ năng sư phạm

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM KHOA TOÁN – TIN HỌC VÕ ANH KHOA – ĐẶNG PHƯỚC NHẬT – NGUYỄN THANH HOÀI VŨ TRẦN MINH KHƯƠNG – MAI THANH NHẬT TRƯỜNG – DƯƠNG HOÀNG BÍCH THUẬN NGÔ THANH HÀ – TRẦN HỒNG TÀI – TRẦN THẾ HÙNG CẨM NANG KỸ NĂNGPHẠM Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU “CẨM NANG KỸ NĂNG PHẠM” là tập tài liệu được nhóm MATH.COM tổng hợp trong suốt quá trình học “KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM” dựa trên một số tài liệu tìm được và thực hiện đúng theo những yêu cầu cần thiết của môn học đề ra với mục đích giới thiệu tổng quan, sơ lược về một số kỹ năng cần thiết định hướng phù hợp với ngành Sư Phạm. Với cấu trúc có sẵn, chúng tôi chia tập tài liệu này làm 2 phần, cụ thể như sau : - PHẦN 1 : Tóm tắt một số hoạt động của nhóm khi tổng hợp nên tập tài liệu này. - PHẦN 2 : Ở phần này, chúng tôi chia làm 7 chương phụ thuộc vào 3 kỹ năng mà chúng tôi sẽ đề ra trong “BẢNG DỰ ÁN” là : KỸ NĂNG TRÌNH BÀY; KỸ NĂNG ỨNG DỤNG TIN HỌC; KỸ NĂNG ỨNG XỬ PHẠM.  CHƯƠNG 1 : Thiết lập kế hoạch và lập danh sách.  CHƯƠNG 2 : Latex và một số phần mềm soạn thảo văn bản.  CHƯƠNG 3 : Matlab và một số công cụ tính toán.  CHƯƠNG 4 : Power Point và một số phần mềm trình chiếu.  CHƯƠNG 5 : Kỹ năng soạn giáo án.  CHƯƠNG 6 : Kỹ năng giao tiếp.  CHƯƠNG 7 : Kỹ năng tìm việc làm. Chúng tôi hy vọng sau khi tham khảo tập tài liệu này, bạn đọc có thể biết thêm nhiều thông tin cần thiết cho công tác giảng dạy của mình. Chúng các bạn thành công. Mọi chi tiết xin gửi về địa chỉ :  mathcomk10@gmail.com “LÀM HẾT SỨC, CHƠI HẾT MÌNH KỸ NĂNG LÀ CHÍNH” Ngày 11 tháng 11 năm 2011 MATH.COM Trang 2 MỤC LỤC PHẦN 1 : - Thu hoạch nhóm 4 - Võ Anh Khoa 14 - Vũ Trần Minh Khương 42 - Nguyễn Thanh Hoài 75 - Trần Thế Hùng 110 - Mai Thanh Nhật Trường 140 - Ngô Thanh Hà 175 - Dương Hoàng Bích Thuận 206 - Trần Hồng Tài 243 - Đặng Phước Nhật 271 PHẦN 2 : - CHƯƠNG 1 : THIẾT LẬP KẾ HOẠCH VÀ LẬP DANH SÁCH 304 - CHƯƠNG 2 : LATEX VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM SOẠN THẢO VĂN BẢN 307 - CHƯƠNG 3 : MATLAB VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN 327 - CHƯƠNG 4 : POWER POINT VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU 371 - CHƯƠNG 5 : KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN 386 - CHƯƠNG 6 : KỸ NĂNG GIAO TIẾP 397 - CHƯƠNG 7 : Trang 3 KỸ NĂNG TÌM VIỆC LÀM 405 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 416 - BẢN KẾ HOẠCH NHÓM 417 Trang 4 PHẦN 1 THU HOẠCH NHÓM “Kỹ năng làm việc nhóm” là môn học đã giúp nhóm tiếp cận được với cách làm việc theo nhóm thực sự, cũng như là cách viết CV – một kỹ năng không thể thiếu để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng khi xin việc. Tuy vậy, khi tiếp xúc với những điều mới thì sự lúng túng, bỡ ngỡ là điều không tránh khỏi, và khi làm quen với môn “Kỹ năng làm việc nhóm” thì không phải là ngoại lệ. Khi lần đầu lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng nói về yêu cầu của môn học thì nhóm em cùng các thành viên nhóm Math.Com hầu như chưa hình dung được sẽ làm gì và học gì trong môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, nhưng trải qua gần mười tuần thì đã tiếp thu được những kỹ năng vô cùng cần thiết, không chỉ là để hoàn thành môn học mà còn để chuẩn bị cho cuộc sống cũng như công việc trong tương lai. Theo yêu cầu của môn học, mỗi nhóm phải làm việc một cách khoa học, có kế hoạch và được tổ chức một cách nghiêm chỉnh. Vì lẽ đó mà cách làm việc như thời phổ thông đã hoàn toàn không phù hợp, nếu không muốn nói là có hại. Do những yêu cầu của môn học như vậy, nhóm em đã bắt đầu bằng việc bầu ra 3 vị trí quan trọng trong nhóm đó là nhóm trưởng, thư kí và thủ quỹ. Trong 3 vị trí này, nhóm trưởng là người có vai trò cao nhất trong nhóm, người chịu trách nhiệm về phương hướng hoạt động cũng như các kế hoạch triển khai của nhóm. Thư kí là vị trí trợ giúp chính cho nhóm trưởng trong công việc, nhiệm vụ của thư kí là ghi lại các yêu cầu của thầy trên lớp cũng như các ý kiến của các thành viên trong các buổi họp nhóm để thuận tiện cho công việc sau này. Sơ lược về các thành viên trong nhóm như sau : Võ Anh Khoa (Nhóm Trưởng), Vũ Trần Minh Khương (Nhóm Phó), Nguyễn Thanh Hoài (Thư Ký), Đặng Phước Nhật, Trần Hồng Tài, Mai Thanh Nhật Trường, Trần Thế Hùng, Ngô Thanh Hà, Dương Hoàng Bích Thuận. Công việc đầu tiên là nhóm cần có một cái tên rõ ràng, dễ nhớ, do tất cả các thành viên trong nhóm đều đang học khoa Toán – Tin học trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, và cùng khóa 2010 nên cả nhóm đã thống nhất với nhau cái tên MATH.COM, ban đầu nghe có vẻ giống như tên miền một trang web toán học nào đó, thật ra đó là tên tiếng Anh viết Trang 5 tắt của khoa : Mathematics and Computer Sciences. Công việc tiếp theo đó là nhóm cần có một email riêng để thành viên có thể trao đổi các vấn đề xoay quanh và bảng quy định đảm bảo các thành viên không lơ là đối với môn “Kỹ năng làm việc nhóm” này. Qua thống nhất với nhau trong nhóm, email mathcomk10@gmail.com đã được bạn Đặng Phước Nhật thành lập và thông báo rõ đến các thành viên khác trong nhóm. Sau đó, nhóm đã thiết lập được một nội quy chung cho cả nhóm, từ nội quy trong tiết học trên lớp, nội quy trong quá trình học nhóm (trực tiếp) đến nội quy của các công việc được giao về nhà, đảm bảo năng suất làm việc của nhóm được ổn định, ngoài ra còn đề ra các mục tiêu riêng đối với nhóm. Nhóm đã nhận thức rõ nội quy là một yếu tố cần thiết cho bất kì một tổ chức nào, cho dù đó là một nhóm làm việc chỉ có chín người đi nữa. Nó giúp cho các thành viên trong nhóm ý thức tốt hơn về vai trò của bản thân đối với nhóm, đồng thời tạo sự chuyên nghiệp trong cách làm việc. Từ đó, hiệu quả công việc sẽ được nâng cao hơn, các thành viên dễ dàng làm việc với nhau hơn. Tiếp theo là công việc chọn đề tài, đây cũng là phần quan trọng nhất của môn học và cũng là của nhóm em. Bởi vì đề tài sẽ là điều quyết định cho định hướng của nhóm trong toàn dự án. Nếu chọn đề tài quá khó, các thành viên sẽ không có đủ thời gian và công sức để hoàn thành dự án kịp theo tiến độ do trong nhóm có nhiều bạn học lớp cử nhân tài năng nên bài vở rất nhiều. Mặt khác nếu chọn đề tài quá dễ, có thể dẫn đến chuyện các thành viên trong nhóm sẽ lơ là, chủ quan không tập trung vào công việc, khi đó cho dù là đề tài dễ thì cũng khó có thể hoàn thành được với kết quả tốt nhất. Việc thảo luận chọn đề tài bắt đầu từ buổi họp nhóm đầu tiên, các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến của mình về đề tài của nhóm. Sau nhiều tranh cãi thì ban đầu nhóm đã chọn ra đề tài “Sư phạm”. Nhưng sau đó, nhận thấy sự khó khăn của đề tài do đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên ngành mà không phải thành viên trong nhóm nào cũng có thể nắm được cũng như nhờ sự tư vấn của thầy Đặng Đức Trọng thì nhóm đã quyết định đổi thành đề tài “Các kỹ năng trong phạm”. Đây là một đề tài bao gồm các kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy, vì thế nó rất bổ ích cho các thành viên sau này theo chuyên nghành phạm. Nhóm sẽ bắt đầu đưa ra các công việc chính để từng thành viên trong nhóm phụ trách, chắc chắn đầu tiên là THIẾT LẬP KẾ HOẠCH VÀ LẬP DANH SÁCH, đây là bước đầu tiên đã nói Trang 6 đến ở trên. Nhóm bắt đầu đặt các câu hỏi để có thể tìm ra các công việc tiếp theo, nếu bạn là giáo viên, giảng viên, khi bạn ra một đề thi hay một đề kiểm tra thì bạn sẽ sử dụng chương trình soạn thảo nào? Thế là công việc LATEX VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM SOẠN THẢO VĂN BẢN ra đời, nhóm nhất trí xoay quanh các phần mềm : LATEX, LYX, OPENOFFICE, LIBREOFFICE, POLYEDIT LITE; nhưng chỉ ở các khía cạnh nhỏ sơ lược của các phần mềm này, không đi sâu; tức là giới thiệu, đưa ra các tính năng cơ bản, kèm hình minh họa và link download và thành viên phụ trách là Võ Anh Khoa; Nguyễn Thanh Hoài dự định sẽ làm từ tuần 3 đến tuần 5. Câu hỏi tiếp theo được nhóm đưa ra đó là khi dạy môn hình học ở phổ thông hay môn giải tích 3 mà nhóm đang học thì bạn sẽ sử dụng chương trình gì? Đó là MATLAB, MICROSOFT MATHEMATICS, MAXIMA và một chương trình trực tuyến khá hay đó là WOLFRAM ALPHA, cả nhóm thống nhất đặt tên cho công việc này là MATLAB VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN, bởi vì MATLAB sẽ được đi sâu hơn các phần mềm trong công việc này, do hiện tại cả nhóm cũng đang học về MATLAB; các thành viên phụ trách công việc này là : Võ Anh Khoa, Đặng Phước Nhật, Vũ Trần Minh Khương, Trần Hồng Tài, Trần Thế Hùng, Mai Thanh Nhật Trường, Dương Hoàng Bích Thuận dự định sẽ làm từ tuần 6 đến tuần 10. Tiếp đến, khi một giáo viên hay một giảng viên giảng bài, ngoài việc cầm phấn viết bảng, hiện nay đã có các phần mềm hỗ trợ thêm trong việc giảng dạy, đó là POWER POINT khá quen thuộc với tất cả mọi người và LECTURE MAKER, với tên công việc là POWER POINT VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU, các thành viên tham gia là Vũ Trần Minh Khương, Trần Hồng Tài, Trần Thế Hùng, Mai Thanh Nhật Trường, Ngô Thanh Hà dự định sẽ làm từ tuần 2 đến tuần 5. Nhằm hỗ trợ thêm cho công việc LATEX VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM SOẠN THẢO VĂN BẢN, nhóm đã bổ sung thêm một công việc khá quan trọng, đó là KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN, các thành viên tham gia là Nguyễn Thanh Hoài và Ngô Thành Hà, dự định sẽ làm từ tuần 5 đến tuần 7. Làm việc trong môi trường phạm, ắt hẳn việc giao tiếp là rất quan trọng, vậy làm thế nào để giao tiếp tốt trong phạm? Nhóm sẽ giới thiệu ở phần KỸ NĂNG GIAO TIẾP, hướng dẫn chọn trang phục phù hợp đối với một giáo viên, giảng viên, hay các cách giao tiếp giữa thầy và trò, giữa thầy và phụ huynh ; các thành viên tham gia công việc này là Đặng Trang 7 Phước Nhật, Nguyễn Thanh Hoài, Dương Hoàng Bích Thuận, Ngô Thanh Hà, dự định sẽ làm từ tuần 5 đến tuần 10. Cuối cùng, KỸ NĂNG TÌM VIỆC LÀM được bạn Võ Anh Khoa khởi xướng và cũng chính bạn Võ Anh Khoa trực tiếp làm công việc này, vấn đề được đặt ra là khi là một sinh viên thậm chí là một sinh viên vừa ra trường cũng 90% nghĩ đến phải đi dạy thêm, làm gia tại gia hay gia cho một trung tâm nào đó, như vậy cần phải biết rõ trung tâm đó là trung tâm gì, cần phải có gì để xin việc làm ngoài cái hồ sơ xin việc làm? Ở công việc này sẽ liệt kê các trung tâm trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh và một bản CV mẫu để người đọc có thêm tham khảo, cần biết cách viết một bản CV là thế nào. Như vậy, nhóm đã phác thảo sơ lược được một bản kế hoạch các công việc chính dựa theo khuôn của file mà thầy Đặng Đức Trọng gửi cho. Như đã nói, viết báo cáo là công việc lần đầu tiên tiếp xúc đối với hầu hết các thành viên gặp không ít khó khăn và lúng túng. Sau bốn lần chỉnh sửa thì nhóm đã thống nhất bảng báo cáo cá nhân bao gồm các phần: Báo cáo chung, báo cáo chi tiết. Trong báo cáo chi tiết gồm có: Vấn đề, kết quả, nhận xét đánh giá. Sau mỗi tuần thì mỗi thành viên đều phải viết báo cáo cá nhân dựa trên mẫu báo cáo của nhóm. Từ đó, thầy sẽ theo dõi các công việc của mỗi thành viên thông qua bảng báo cáo đó. Qua gần mười tuần học thì nhóm đã có các bảng báo cáo cá nhân theo từng tuần tương ứng với các công việc của mình. Càng về sau, công việc càng nhiều, không chỉ của cá nhân mà còn của nhóm nữa, khi đó bản báo cáo cá nhân hàng tuần giúp các thành viên trong nhóm có một cái nhìn vừa tổng quát vừa chi tiết về công việc mình đã làm trong tuần đó, phối hợp với các bạn trong nhóm như thế nào, tiến hành công việc và kết quả ra sao, cũng như theo dõi được tiến độ của các công việc mà thời gian thực hiện trải dài ra nhiều tuần. Từ đó nhóm đã bớt đi sự lúng túng trong công việc khi có quá nhiều phần việc phải hoàn tất. Viết báo cáo cá nhân thực sự đã làm nhóm vững vàng hơn trong quá trình làm việc, qua đó tích lũy được kinh nghiệm để đi làm sau này. Nội dung cuốn tiểu luận được hoàn thành là thành quả khích lệ đối với nhóm nói chung và mỗi thành viên trong nhóm nói riêng, tuy vẫn còn nhiều lỗi cần sửa nhưng cuốn tiểu luận này tượng trưng cho tinh thần vừa học vừa làm việc của nhóm, hi vọng nó sẽ giúp ích đối với một số người khi chập chững bước vào môi trường phạm. Trang 8 Trong quá trình làm việc, nhóm đã có một số khó khăn cơ bản như sau : trước khi học môn này không ai trong nhóm biết viết báo cáo cá nhân và cả bản CV, không ai biết các bước lập kế hoạch là gì do chưa bao giờ làm một công việc gì đó theo nhóm, các thành viên trong nhóm không học chung một lớp nên giờ giấc họp nhóm có khó khăn và eo hẹp. Ngoài ra, việc học nhiều môn trong học kì này cũng là trở ngại chính đối với môn Kỹ Năng Làm Việc Nhóm này. Và một số thuận lợi của nhóm là : tất cả các thành viên trong nhóm đều thực hiện nghiêm túc công việc được giao, chỉ có một trường hợp nghỉ có lí do của bạn Ngô Thanh Hà, kết quả các công việc dự định đều hoàn thành trước dự định hoặc đúng dự định. Thông qua đó, mọi thành viên giờ đã biết viết báo cáo theo 5W-1H, làm được một bản CV hoàn chỉnh dựa theo khuôn của thầy Đặng Đức Trọng. Ngoài ra, nhóm đã biết được thêm các bước để lập dãy mục đích, cụ thể như sau : bắt đầu đứng tại công việc hiện tại, đặt câu hỏi tại sao ta phải thực hiện công việc đó, nên trả lời câu hỏi bằng một công việc hay một nhu cầu nào đó trong cuộc sống, sau đó tiếp tục lặp lại bước hai cho câu trả lời trên, làm như vậy tối thiểu năm lần thì ta sẽ có được dãy mục đích và mục tiêu trung tâm. Sau đây, nhóm sẽ trình bày các kỹ năng nào mà các thành viên trong nhóm học được và cảm thấy thiếu cái nào, trích từ các bản thu hoạch cá nhân của các bạn. Võ Anh Khoa : Như vậy, qua 10 tuần viết báo cáo cá nhân kèm với các công việc chính, viết CV của môn KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM này, em đã học thêm được một số điều, cụ thể như sau : cách viết một bản CV nhỏ với các nội dung thông tin cá nhân, quá trình học vấn, về trình độ anh văn, về trình độ tin học văn phòng, về các bản dự án, bản tiểu luận đã làm, các giải thưởng đã đạt được có liên quan đến công việc cần xin hiện tại, sở thích kèm với các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Cách viết một báo cáo cá nhân cũng khá quan trọng cho bất kì công việc nào sau này, liệt kê ra các công việc đã làm tuần trước, trong từng công việc đó, cụ thể mình đã làm cái gì, phải ghi đủ các tiêu chí 5W-1H (when, where, why, who, what, how) để làm sáng tỏ mọi thứ, từ đó có thể nhìn nhận rõ vấn đề, mình thiếu sót gì trong tuần này, đạt được bao nhiêu phần trăm công việc trong tuần này và phải ghi rõ ở phần NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ, sau cùng là các công việc dự định cho tuần sau. Em Trang 9 hi vọng sau này kỹ năng viết báo cáo của mình sẽ tăng, có thể viết một báo cáo cá nhân hoàn chỉnh. Xét về mặt nội dung, cuốn tiểu luận này cũng giúp em rất nhiều cho hành trang sau này của mình, bởi dự định chính của em sẽ là một giáo viên hoặc cao hơn là giảng viên thì các hành trang kiến thức có được trong cuốn tiểu luận này là rất quan trọng đối với em, nó có thể giúp em bớt bỡ ngỡ hơn khi bước vào môi trường phạm, biết được mình phải làm gì khi đi xin việc làm. Vũ Trần Minh Khương : Cảm nghĩ của em sau khi học xong môn Kỹ năng làm việc nhóm đó là “Kỹ năng làm việc nhóm” là môn học đã giúp em lần đầu tiên tiếp xúc với cách học tập theo nhóm, cách làm việc theo thời gian biểu, cách viết CV, đồng thời còn rèn luyện cho em thói quen viết một “Báo cáo cá nhân” sau mỗi công việc, cách tổ chức và xây dựng một nhóm. Môn học đã cung cấp cho em cũng như các bạn sinh viên khác rất nhiều các kỹ năng để làm việc tốt hơn sau khi ra trường. Khi lần đầu lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng nói về yêu cầu của môn học thì em cùng các thành viên nhóm Math.Com hầu như chưa hình dung được sẽ làm gì và học gì trong môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, nhưng trải qua gần mười tuần thì đã tiếp thu được những kỹ năng vô cùng cần thiết. Nguyễn Thanh Hoài : Qua các công việc em đã làm và sau gần mười tuần cùng nhóm Math.com tham gia học môn Kỹ năng làm việc nhóm thì em nhận ra mình có các khuyết điểm như sau : 1. Chưa làm chủ được thời gian cho từng công việc cụ thể (có những công việc hoàn thành sớm hơn dự tính, còn có những việc đã làm vượt chỉ tiêu về thời gian). 2. Kỹ năng ghi chép công việc chưa đạt hiệu quả cao, cụ thể là nhiều thứ quan trọng mà không ghi lại để các bạn tìm hiểu. 3. Một số công việc được giao nhưng không hoàn thành tốt như : in ấn. 4. Phối hợp với các bạn trong cùng một công việc chưa tốt (có lúc 2 người cùng làm cùng một việc đơn giản) Trần Thế Hùng : [...]... sắp xếp - Nhóm Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong phạm Trang 33     Định nghĩa Mục đích Vai trò Các nguyên tắc cần biết Kết quả 3:  Đã thống nhất hoàn chỉnh file tiểu luận demo  Đưa ra các mục cần làm cho phần “Giao tiếp trong phạm 4 Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung) - Số người : 9/9 - Nhóm Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong phạm - Gửi Thanh... 13h-15h30, dãy C ) - Số người : 9/9 - Thay đổi đề tài của dự án  Dự án mới: Kỹ năng trong phạm  Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm Kết quả:  Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ  Bỏ đi các đề tài: Đại số tuyến tính, Giải tích cơ sở  Các đề tài được giữ lại đều tập trung vào kỹ năng trong ngành phạm - Thảo luận về báo cáo cá nhân  Sửa báo cáo cá nhân:  Đã thảo luận... Nhóm Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong phạm II KẾT QUẢ 1 Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung) - Số người : 9/9 - Matlab và một số công cụ tính toán :  Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường  Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc  Matlab  Microsoft Mathematics  Maxima  Wolfram Alpha - Nhóm Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong phạm ... vấn đề cần thiết cho mọi người không chỉ riêng phạmNâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường phạm  Giúp nâng cao năng lực bản thân  Tạo mối quan hệ tốt trong xã hội I Kết quả 1: Trang 30  Hoàn thành nội dung cơ bản của công việc “Matlab và một số công cụ tính toán”  Hoàn thành “Trang Phục” và đưa ra các tiểu mục cho “Giao tiếp trong phạm  Định nghĩa  Quá trình giao tiếp  Mục... đến nội dung cần nói Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung) - Tổng duyệt file tiểu luận demo - Nhóm Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong phạm Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung) - Nhóm Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm KẾT QUẢ Tổng hợp tiểu luận thành file in (Thứ 7, 21h00-23h00, ở nhà) - Làm tiểu luận theo khuôn một cuốn sách :... của tôi cũng đã được sửa chữa, từ đó tôi cảm thấy mình có tiến bộ hơn về các kỹ năng trong cuộc sống Qua các công việc đã làm ở môn học này cũng như ở dự án Kỹ năng phạm đã đem lại cho tôi nhiều kinh nghiệm làm việc nhóm cũng như phân chia công việc sao cho hiệu quả, để sau này có thể áp dụng các kiến thức cũng như kỹ năng thu nhận được vào thực tế cuộc sống Trang 13 VÕ ANH KHOA BÁO CÁO CÁ NHÂN... - Chọn đề tài cho dự án: Phạm - Phân chia công việc(bản dự án và công việc từng người đính kèm ở trang sau)  Chọn đề tài Phạm vì bất cứ sinh viên khi học ngành Toán-tin nếu không tìm được việc thì đều có thể đi dạy (dạy thêm)  Phân công công việc cho mọi người rất quan trọng vì đây là môn kĩ năng I Kết quả: Trang 14  Đã có được bản kế hoạch cho dự án  Tên dự án: Phạm  Trưởng dự án: Võ... các chương :  Thiết lập kế hoạch và lập danh sách  Latex và một số phần mềm soạn thảo văn bản  Matlab và một số công cụ tính toán  Power Point và một số phần mềm trình chiếu  Kỹ năng soạn giáo án  Kỹ năng giao tiếp  Kỹ năng tìm việc làm  Mở đầu của từng chương  Giới thiệu mục đích của từng chương  Thể hiện ý tưởng của nhóm khi làm cuốn tiểu luận Kết quả 1:  Tạo dựng được khuôn của tiểu luận... cùng nhóm Math.com tham gia học môn Kỹ năng làm việc nhóm thì em nhận ra mình có các khuyết điểm như sau :  Tinh thần làm việc chưa được năng nổ do phải học quá nhiều môn trong học kỳ này  Khả năng trình bày vấn đề trong các báo cáo của em vẫn còn chưa đúng ý, câu văn lủng củng  Khả năng giao tiếp được cải thiện nhưng vẩn còn khá e dè khi nói trước đám đông  Khả năng xử lý tình huống chưa cao, cụ... rõ được “tinh thần làm việc nhóm”, cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất, qua đó không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn giúp cho sự thành công trong công việc của nhóm KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM là môn học đã giúp nhóm tiếp cận được với cách làm việc theo nhóm thực sự, cũng như là cách viết CV – một kỹ năng không thể thiếu để gây ấn tượng với các nhà . TRẦN THẾ HÙNG CẨM NANG KỸ NĂNG SƯ PHẠM Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU “CẨM NANG KỸ NĂNG SƯ PHẠM” là tập tài liệu được nhóm MATH.COM tổng hợp trong suốt quá trình học “KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM”. tôi chia làm 7 chương phụ thuộc vào 3 kỹ năng mà chúng tôi sẽ đề ra trong “BẢNG DỰ ÁN” là : KỸ NĂNG TRÌNH BÀY; KỸ NĂNG ỨNG DỤNG TIN HỌC; KỸ NĂNG ỨNG XỬ SƯ PHẠM.  CHƯƠNG 1 : Thiết lập kế hoạch. thành đề tài “Các kỹ năng trong sư phạm . Đây là một đề tài bao gồm các kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy, vì thế nó rất bổ ích cho các thành viên sau này theo chuyên nghành sư phạm. Nhóm sẽ

Ngày đăng: 30/03/2014, 12:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w