PHẦN MỞ ĐẦU SVTH Nguyễn Thị Thoa Lớp SB14E PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết , ý nghĩa của đề tài nghiên cứu * Về lý luận Từ khi chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm[.]
Trang 1Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại để tựkhẳng định mình và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đòi hỏi hàng hóa bán raphải được thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận và có lợi nhuận Mục tiêu củadoanh nghiệp là hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn để tạotiền đề cho việc mở rộng thị phần trong nước cũng như nước ngoài Để bắt kịp xu thếphát triển, các doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt nghiệp vụ bán hàng vì bánhàng là khâu quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bán hàng hay còn gọi là tiêu thụ là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp thương mại Để tiêu thụ đạt hiệu quả, hàng hóa bán ra phải có chấtlượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.Bởi có tiêu thụ tốt sản phẩm doanh nghiệp mới đảm bảo hoạt động kinh doanh đượcthường xuyên liên tục Qua đó doanh nghiệp sẽ quay nhanh vòng quay vốn, có thunhập để bù đắp chi phí và tích lũy vốn đầu tư phát triển Bán hàng có ý nghĩa vớidoanh nghiệp thương mại, với nền kinh tế cũng như toàn xã hội Để hoàn thành tốt kếhoạch tiêu thụ hàng hóa, mỗi doanh nghiệp đều có biện pháp tổ chức và quản lý màtrong đó kế toán nghiệp vụ bán hàng giữ vai trò quan trọng Việc tổ chức hợp lý quátrình hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng là yêu cầu hết sức cần thiết không riêngdoanh nghiệp nào Thực tế nền kinh tế quốc dân đã và đang cho thấy điều đó Tuynhiên, công cụ này được sử dụng triệt để hay chưa lại là vấn đề cần đề cập đến
* Về thực tiễn:
Xét thực tế công tác bán hàng tại công ty CP Đầu tư Thương mại và Xây lắp KỷNguyên Về cơ bản công tác kế toán bán hàng tại công ty đã thực hiện theo đúngnhững quy định mà Nhà nước ban hành Nhưng trong công tác tổ chức bán hàng cong
Trang 2một số hạn chế như: chính sách bán hàng, TK vận dụng, dự phòng nợ khó đòi, cáchthức quản trị Hay trong việc thanh toán, công ty áp dụng cả thanh toán trực tiếp vàthanh toán chậm trả Nhưng hiện nay công tác kế toán vẫn chưa thực hiện trích lập dựphòng phải thu khó đòi Và hiện nay chính sách bán hàng của công ty vẫn chưa đượcchú trọng nhiều, chưa có công cụ mạnh mẽ để thu hút khách hàng.
Xét về cả thực tiễn và lý luận tại công ty CP Đầu tư Thương mại và Xây lắp
Kỷ Nguyên Dưới góc độ là một sinh viên chuyên ngành kế toán tài chính DNTM, emnhận thấy sự cần thiết phải tìm hiểu về công tác kế toán bán hàng tại Công ty
2.Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
* Về lý luận:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu chủ yếu là hoàn thiện thêm mặt lý luận về kếtoán bán hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường Sử dụng phương pháp phân tíchlàm rõ các vấn đề lý luận về kế toán bán hàng trong điều kiện áp dụng các chuẩn mực
kế toán Việt Nam và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành để công tác kế toán bánhàng có thể được hình dung một cách có hệ thống, từ đó làm cơ sở lý thuyết cho việc
so sánh với thực trạng thực tế đang áp dụng
* Về thực tiễn:
Từ thực tế công tác hạch toán kế toán bán hàng tại công ty CP Đầu tư Thươngmại và Xây lắp Kỷ Nguyên Em nhận ra các vấn đề còn hạn chế và cần được khắcphục và giải quyết trong thời gian tới Đây là minh chứng cụ thể nhất, là cơ sở thựctiễn để kiểm nghiệm lại tính xác thực của vấn đề lý thuyết Từ đó em xinh đưa ra một
số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: kế toán bán hàng
- Phạm vi không gian: nội dung đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần Đầu tưThương mại và Xây lắp Kỷ Nguyên
- Phạm vi thời gian: số liệu tháng 12 năm 2011
Trang 34 Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Để đảm bảo cho kết quả nghiên cứu được khách quan chính xác thì phải có đầy
đủ thông tin dữ liệu cần thiết Các thông tin đầy đủ, trung thực sẽ phản ánh đúng bảnchất của đối tượng nghiên cứu và là căn cứ chắc chắn để đánh giá kết quả nghiên cứu.Nếu thu thập số liệu không chính xác, đầy đủ sẽ dẫn đến kết quả nghiên cứu vấn đềkhông chính xác và đưa đến những kết luận không đúng về kế toán bán hàng tại côngty
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn
Phiếu điều tra trắc nghiệm thường là những câu hỏi chung chung, dễ trả lời vànhiều cá nhân có thể không có những hiểu biết sâu sắc về một số câu hỏi nên để đảmbảo có những thông tin chuyên sâu hơn chúng ta thường phỏng vấn trực tiếp một số cánhân
Nội dung phỏng vấn: tìm hiểu về quy trình kế toán tại công ty đặc biệt là quytrình luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu của công ty
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp sử dụng các nguồn tài liệu cósẵn để tiến hành phân tích, đánh giá Theo nhu cầu cần thêm nhiều thông tin nên em sửdụng phương pháp này
Đối tượng và nội dung nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu các tài liệu của công
ty như các báo cáo tài chính trong các năm gần đây để có thể dự báo triển vọng củacông ty, các tài liệu hướng dẫn quy trình sản xuất, các chính sách kế toán, công tác tổchức bộ máy quản lý cũng như bộ máy kế toán tại công ty và các chứng từ, sổ sách củacông ty như phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…
- Phương pháp xử lý số liệu
Các dữ liệu thu được từ phòng kế toán, các số liệu tổng hợp, các số liệu chi tiết
và các số liệu thu thập được từ 2 phương pháp trên chắc chắn phải được tổng hợp, xử
lý, phân tích mới có thể cho những kết luận đầy đủ, chính xác Trước hết, phải tổnghợp và phân loại các dữ liệu theo mục đích sử dụng và nội dung phản ánh Sau đó xemxét mối liên hệ giữa chúng, sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh để rút ra nhận xétđánh giá
Trang 45 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, sơ đồ, phụ lục và kết luận, bài luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại
Chương 2: Thực trạng kế toán bán nhóm hàng vật liệu xây dựng tại công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây lắp Kỷ Nguyên.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất một số phương hướng nhằm hoàn thiện kế toán bán nhóm hàng vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây lắp
Kỷ Nguyên.
Trang 5CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG 1.1 Cơ sở lí luận của kế toán bán hàng
1.1.1 Khái niệm cơ bản
Khái niệm bán hàng:
Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh, là quá trình tài sản từhàng hóa chuyển sang hình thái tiền tệ Doanh nghiệp mất quyền sở hữu về hàng hóanhưng được quyền sở hữu về tiền tệ hoặc được quyền thu tiền của người mua
- Về mặt kinh tế: bản chất của bán hàng chính là sự thay đổi hình thái giá trị của hànghóa Hàng hóa của DN chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ lúc này DNkết thúc một chu kỳ kinh doanh tức là vòng chu chuyển vốn của DN được hoàn thành
- Về mặt tổ chức kỹ thuật: bán hàng là quá trình kinh tế bao gồm từ việc tổ chức đếnthực hiện trao đổi mua bán hàng hóa thông qua các khâu nghiệp vụ kỹ thuật, các hành
vi mua bán cụ thể nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của DNTM
Khái niệm doanh thu
- Doanh thu của DN là biểu hiện bằng tiền giá trị các lợi ích kinh tế mà DN thu được
từ hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Doanh thu của DN bao gồm:doanh thu kinh doanh hàng hóa fdf dịch vụ( còn gọi là doanh thu bán hàng) và doanhthu hoạt động tài chính
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là biểu hiện bằng tiền giá trị sản phẩm hànghóa dịch vụ mà DN đã thực hiện, đã cung cấp cho thị trường trong một thời kỳ nhấtđịnh sau khi trừ đi các khoản giảm trừ như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại; hoặc cộng thêm phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cungcấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước
Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàngbán, hàng bán bị trả lại
- Chiết khấu thương mại: Là số tiền mà DN đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho kháchhàng do việc khách hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận
về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng
Trang 6- Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn bán hàng hayhợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất,không đúng quy cách, giao hàng không đúng địa điểm trong hợp đồng.
- Hàng bán bị trả lại: Là số hàng hóa được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua trả lại và
từ chối thanh toán do không phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàngkém phẩm chất, không đúng chủng loại như đã ký trong hợp đồng
1.1.2 Yêu cầu quản lí kế toán bán nhóm hàng
Quản lý bán hàng là quản lý kế hoạch và thực hiện kế hoạch đối với từng thời
kỳ, từng kế hoạch, từng hợp đồng kinh tế, quản lý về số lượng, chất lượng mặt hàng,thời gian tiêu thụ , cơ cấu mặt hàng tiêu thụ trị giá vốn của mặt hàng tiêu thụ, tìnhhình thanh toán tiền hàng của khách hàng , và tình hình thanh toán những khoản phảitrích nộp vào ngân sách nhà nước Thông qua bán hàng , vốn của doanh nghiệp mớichuyển hoá từ hình thái hiệnvật sang hình thái giá trị, giúp doanh nghiệp thu hồi đượcvốn tiếp tục quá trình kinh doanh với quy mô lớn hơn và với hiệu quả cao hơn Chính
vì vậy bán hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên phải quản lý chặt trẽ Trước hếtphải quản lý về kế hoạch và mức hoàn thành kế hoạch tiêu thụ về hàng hoá, số lượng,chủng loại mặt hàng, chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp, gía bán và tổngdoanh thu bán hàng , phương thức thanh toán Do vậy, yêu cầu quản lý kế toán bánhàng là phải nắm bắt theo dõi chặt chặt trẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thứcthanh toán, từng khách hàng, đôn đốc thanh toán thu hồi đầy đủ kịp thời tiền vốn đúngxác định kết quả bán hàng của từng loại hàng hoá lao vụ dịch vụ từ đó tìm ra cácnguyên nhân chủ quan hay khách quan ảnh hưởng tới chất lượng bán hàng để từ đóđưa ra những biện pháp tốt để khắc phục tồn tại cũng như phát huy những thế mạnh
1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.
1.2.1 Kế toán bán hàng theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở phù hợp vớichuẩn mực kế toán quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội- phápluật của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay CMKT quy định và hướng dẫn cácnguyên tắc, nội dung, phương pháp kế toán cơ bản chung nhất làm cơ sở cho việc ghichép kế toán và lập báo cáo tài chính Từ năm 2001 cho đến nay thì Bộ Tài chính đãban hành được 26 CMKT Việt Nam(VAS) và 26 chuẩn mực này đều đã và đang được
Trang 7áp dụng một cách khoa học và rộng rãi trong mọi doanh nghiệp bất kể là DN lớn, vừahay nhỏ Ở đây khi viết về kế toán nghiệp vụ bán hàng em xin được trình bày nhữngvấn đề có liên quan được quy định trong VAS 01, VAS 02 và VAS14
2.2.1.1 Nội dung chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01: “Chuẩn mực chung”
Chuẩn mực được ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTCngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính Mục đích của chuẩn mực này
là quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghinhận các yếu tố của báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm:
Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụthể theo khuôn mẫu thống nhất
Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩnmực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đềchưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chínhphản ánh trung thực và hợp lý
Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợpcủa báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
Giúp cho ngời sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính ược lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
đ-Theo chuẩn mực trên thì kế toán bán hàng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan
đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kếtoán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chitiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng cóliên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phícủa kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liênquan đến doanh thu của kỳ đó
Trang 8Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập
các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòihỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năngthu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khảnăng phát sinh chi phí
2.2.1.2 Nội dung chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 : “Hàng tồn kho”
Chuẩn mực được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTCngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính Mục đích của chuẩn mực này là quyđịnh và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho gồm: Xácđịnh giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phùhợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kholàm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính Theo chuẩn mực này thì kế toán bánhàng phải chú ý đến một số quy định liên quan đến hàng tồn kho mà chuẩn mực quyđịnh
● Việc tính giá trị hàng tồn kho trong kế toán bán hàng được áp dụng một trong cácphương pháp sau:
Phương pháp tính giá theo giá đích danh: Phương pháp này được áp dụng đối
với doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được Theophương pháp này hàng hóa xuất bán thuộc lần mua nào thì lấy đơn giá của lần mua đó
để xác định giá trị hàng xuất kho
Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị của từng loại
hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu
kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trungbình được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tìnhhình của doanh nghiệp
Phương pháp nhập trước xuất trước: Phương pháp áp dụng trên giả định là
hàng hóa tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất bán trước và hàng
Trang 9tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất vào gần thời điểmcuối kỳ Theo phương pháp này giá trị của hàng hóa xuất kho được tính theo giá của lôhàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho được tính theogiá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp nhập sau, xuất trước: Phương pháp này áp dụng trên giả định làhàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất bán trước, tồn kho còn lạicuối kỳ là tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trịhàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị củahàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồnkho
● Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định của chuẩn mực 02:
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn khonhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dự phòng giảm giáhàng tồn kho phải lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trịthuần có thể thực hiện của chúng Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thựchiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dựphòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt
2.2.1.3 Nội dung chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu và thu nhập khác”
Chuẩn mực được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTCngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mục đích của chuẩn mực này
là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thunhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kếtoán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
Thời điểm ghi nhận doanh thu và cách xác định doanh thu trong kế toán bánhàng theo quy định của chuẩn mực kế toán số 14 như sau:
● Thời điểm ghi nhận doanh thu:
Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: doanh thu và thu nhậpkhác, doanh thu bán hàng được ghi nhận nếu giao dịch bán hàng thỏa mãn đồng thời 5điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
Trang 10Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người nắm giữhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.Xác định được các khoản chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
● Xác định doanh thu:
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanhnghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lýcủa các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ ( - ) các khoản chiết khấuthương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanhthu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đượctrong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suấthiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danhnghĩa sẽ thu được trong tương lai
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự
về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh
thu Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác
không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trườnghợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận
về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanhthu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khiđiều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm
Doanh thu được ghi nhận theo giá bán hàng hóa Giá bán hàng hóa của doanhnghiệp được xác định trên nguyên tắc phải đảm bảo bù đắp được giá vốn, chi phí đã bỏ
ra đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận định mức Trênnguyên tắc đó, giá bán được xác định như sau:
Giá bán hàng hóa = giá mua thực tế + thặng số thương mại
Hoặc : giá bán hàng hóa = giá mua thực tế x ( 1+% thặng số thương mại )
Trang 111.2.2 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại theo chế độ kế toán hiện hành ( QĐ15 ban hành ngày 20/03/2006 )
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng
Theo quy trình của tổ chức công tác kế toán, hạch toán ban đầu là khâu đầutiên, quan trọng của tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp Mọi nghiệp vụ kinh tếphát sinh đều phải lập chứng từ kế toán làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán Tùy theophương thức, hình thức bán hàng mà kế toán nghiệp vụ bán hàng sử dụng các chứng từsau:
Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số: 01GTGT- 3LL): Khi DN thuộc đối tượng
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng, DN sẽ cung cấp cho kháchhàng hóa đơn GTGT (liên 2) Trên hóa đơn GTGT ghi rõ các chỉ tiêu như giá hàng hóa(chưa thuế GTGT), các khoản phụ thu và phí tính thêm ngoài hàng hóa (nếu có), thuếsuất thuế GTGT và số thuế GTGT, tổng giá thanh toán
Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu số: 02GTGT- 3LL): Khi DN thuộc đối
tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc DN kinh doanh những mặthàng không chịu thuế GTGT, DN sẽ cung cấp cho khách hàng hóa đơn bán hàng hoặchóa đơn kiêm phiếu xuất kho (liên 2)
Phiếu xuất kho (Mẫu số : 02-VT): Mục đích lập phiếu xuất kho là theo dõi chặt
chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận
sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thànhsản phẩm dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư Phiếuxuất kho do các bộ phận xin lệnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập thành 3liên Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển choGiám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho
để nhận hàng Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất, ghi ngày,tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất
Thẻ quầy hàng (Mẫu số : 02- BH ): Mục đích lập thẻ quầy hàng là theo dõi số
lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhận và bán tại quầy hàng, giúp cho ngườibán hàng thường xuyên nắm được tình hình nhập, xuất, tồn tại quầy, làm căn cứ đểkiểm tra, quản lý hàng hóa và lập bảng kê bán hàng từng ngày(kỳ) Thẻ này do ngườibán hàng giữ và ghi hàng ngày(ca), trước khi sử dụng phải đăng ký với kế toán
Trang 12Phiếu thu: Do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký
vào phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt,chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi sốtiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ, tên
Phiếu chi: Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (ký theo
từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ.Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên vàghi rõ họ, tên vào phiếu chi
Ngoài các chứng từ mang tính chất bắt buộc theo quy định của Nhà nước thì tùyvào đặc điểm kinh doanh của từng DN mà có thể sử dụng thêm các chứng từ sau:
Giấy báo nợ, báo có của ngân hàng
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Bảng kê bán lẻ hàng hóa
Hóa đơn cước phí vận chuyển
Hóa đơn thuê kho bãi, thuê bốc dỡ hàng hóa trong quá trình bán hàng
Hợp đồng kinh tế với khách hàng
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng
Hệ thống tài khoản kế toán là danh mục hệ thống hóa các tài khoản mà kế toán
sử dụng trong hạch toán Từ các chứng từ ban đầu, vận dụng tài khoản sẽ giúp phânloại các chứng từ để ghi vào tài khoản liên quan, tài khoản sẽ phản ánh một cách liêntục, thường xuyên về tình hình và sự biến động của từng đối tượng liên quan đếnnghiệp vụ bán hàng Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong DN sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Nội dung:
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củadoanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và cácnghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 13- Kết cấu tài khoản
- Tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá
Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Tài khoản 131: Phải thu khách hàng
- Nội dung
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toáncác khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hànghoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ
Nợ TK 511 Có
SPS giảm:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế
xuất khẩu phải nộp tính trên DT bán
Trang 14- Kết cấu tài khoản
Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán
- Nội dung
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (Đối với doanh nghiệpxây lắp) bán trong kỳ
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua
SDĐK
SPS tăng:
- Số tiền phải thu của khách hàng về
sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư,
TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp
và được xác định là đã bán trong kỳ
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
SDCK: Số tiền còn phải thu của
khách hàng
Trang 15- Kết cấu tài khoản
Các khoản giảm trừ doanh thu
- Nội dung
Tài khoản 521: Chiết khấu thương mại
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp
đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã muahàng, dịch vụ với khối lượng lớn và theo thoả thuận bên bán sẽ dành cho bên mua mộtkhoản chiết khấu thương mại
Tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hoá bị kháchhàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bịkém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách
Tài khoản 532: Giảm giá hàng bán
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh vàviệc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán Giảm giá hàng bán là khoảngiảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúngquy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế
Nợ TK632 Có
SPS tăng:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ đã bán trong kỳ
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng
tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do
trách nhiệm cá nhân gây ra
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Trang 16- Kết cấu tài khoản
Tài khoản 521 531, 532 : không có số dư cuối kỳ
1.2.2.3 Trình tự hạch toán nghiệp vụ chủ yếu.
1.2.2.3.1 Kế toán nghiệp vụ bán buôn hàng hóa
- Bán buôn qua kho
+ Kế toán bán buôn theo hình thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng
Kế toán ghi nhận doanh thu của hàng bán:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá thanh toán của hàng hóa ( giá bán đã có thuế GTGT)
Có TK 511: doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT
Có TK 33311: thuế GTGT đầu raCăn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: trị giá hàng hóa thực tế xuất kho
Có TK 156Nếu hàng hóa có bao bì đi kèm tính giá riêng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: giá bao bì đã có thuế
Nợ TK giảm trừ DT Có
SPS tăng
Số chiết khấu thương mại đã chấp
nhận thanh toán cho KH
DT của hàng bán bị trả lại, đã trả lại
tiền cho người mua hoặc tính trừ vào
khoản phải thu của khách hàng về số
sản phẩm, hàng hoá đã bán
Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp
thuận cho người mua hàng do hàng
bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy
cách theo quy định trong hợp đồng
kinh tế
SPS giảm
Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang Tài khoản 511 hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo
Trang 17Có TK 153: trị giá thực tế xuất kho của bao bì
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra của bao bì+ Kế toán nghiệp vụ bán buôn theo hình thức gửi hàng cho khach hàng
Căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh giá trị thực tế của hàng gửi bán:
Nợ TK 157: Trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho gửi bán
Có TK 156Nếu có bao bì đi kèm với hàng gửi bán tính giá riêng thì trị giá của bao bì đượcphản ánh
Nợ TK 138: Trị giá bao bì theo giá xuất kho
Có TK 153Nếu chi phí phát sinh trong quá trình gửi bán
Trường hợp doanh nghiệp chịu:
Nợ TK 641: Chi phí chưa có thuế
Nợ TK 1331: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán
Trường hợp chi phí gửi hàng bên mua chịu nhưng doanh nghiệp trả hộ:
Nợ TK 1388: Tổng giá thanh toán có thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, đã thỏa mãn điều kiện ghi nhậndoanh thu Khi đó kế toán phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 111, 112, 131: Giá bán đã có thuế GTGT
Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu raKết chuyển giá vốn của hàng gửi bán đã được xác đinh tiêu thụ:
Nợ TK 632; Giá vốn của hàng bán
Có TK 157Nếu lô hàng gửi bán được xác định tiêu thụ có bao bì đi kèm tính giá riêng:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá bán đã có thuế
Có TK 138: Trị giá xuất kho của bao bì không có thuế GTGT
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
Trang 18Thu hồi tiền chi phí trả thay nếu có:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 138
- Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng
+ Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba
Căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá bán đã có thuế GTGT
Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá bán chưa thuế GTGT
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu raĐồng thời kế toán căn cứ vào hóa đơn GTG( hoặc hóa đơn bán hàng) do nhàcung cấp lập, phản ánh trị giá hàng bán
Nợ TK 632: Giá mua chưa có thuế GTGTT của số hàng bán
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào ( nếu có)
Có TK: 111, 112, 331: Giá mua đã có thuế GTGTNếu hàng mua bán giao tay ba có bao bì đi kèm tính giá trị riêng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá thanh toán với khách hàng đã có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của bao bì
Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán cho nhà cung cấp
Có TK 33311: Thuế đầu ra của bao bì+ Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng
Khi doanh nghiệp mua hàng sau đó chuyển thẳng đi bán, căn cứ hóa đơn GTGThoặc hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp và phiếu gửi hàng đi bán, kế toán ghi:
Nợ TK 157: Trị giá mua chưa có thuế của hàng vận chuyển thẳng
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào ( nếu có)
Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán cho nhà cung cấpKhi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi
Nợ TK 111, 112, 131: Giá bán đã có thuế
Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu raĐồng thời phản ánh trị giá vốn hàng bán
Nợ TK 632:
Có TK 157
Trang 19+ Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn
Kế toán chiết khấu thanh toán hàng bán
Nợ TK 635: Số chiết khấu khách hàng được hưởng
Nợ TK 111, 112: Số tiền thu thực của khách hàng
Có TK 131: Tổng số phải thu
Kế toán chiết khấu thương mại
Nợ TK 521: Số chiết khấu thương mại cho khách hàng
Nợ TK 3331: Số thuế GTGT đầu ra tính trên khoản chiết khấu thương mại
Có TK 111, 112, 131: tổng số tiền phải giảm trừ
Kế toán giảm giá hàng bán
Trường hợp phát sinh giảm giá hàng bán ghi:
Nợ TK 532: Khoản giảm giá cho khách hàng theo giá chưa thuế GTGT
Nợ TK 33311: Thuế GTGT đầu ra tính trên khoản giảm giá
Có TK 111, 112, 131: Khoản giảm giá theo thanh toán
Kế toán hàng bán bị trả lại
Kế toán phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531: doanh thu hàng bán bị trả lại chưa thuế GTGT
Nợt Tk 3331: Thuế GTGT của hàng bị trả lại
Có TK 111, 112, 131: Giá thanh toán cuản hàng bị trả lạiĐơn vị chuyển hàng về nhập kho
Nợ TK 156: Giá vốn của hàng bị trả lại
Có TK 632Cuối kỳ kết chuyển khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấuthương mại để xác định doanh thu thuần
Nợ TK 511: Giảm trừ doanh thu
Có TK 531: Doanh thu hàng bán bị trả lại
Có TK 532: Giảm giá hàng bán
Có TK 521: Chiết khấu thương mại dành cho khách hàng
Kế toán hàng thừa, thiếu trong quá trình bán
Trường hợp hàng gửi bán phát sinh thiếu không rõ nguyên nhân, kế toán chỉphản ánh doanh thu theo số tiền bên mua chấp nhận thanh toán
Trang 20Nợ TK 1381: Trị giá hàng thiếu
Có TK 157Trường hợp phát sinh thừa hàng hóa chưa rõ nguyên nhân, kế toán chỉ phản ánhdoanh thu theo hóa đơn bên mua chấp nhận thanh toán
Nợ TK 157: Trị giá hàng hóa thừa
Có TK 3381
1.2.2.3.2 Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa
Hàng ngày hoặc định kì khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hóa của mậu dịchviên Kế toán xác định giá chưa thuế, thuế GTGT đầu ra của hàng hóa đã tiêu thụ.Trường hợp mậu dịch viên thực nộp phù hợp với doanh số bán ra thì kế toán tiến hànhghi sổ kế toán
Nợ TK 111, 113: Số tiền thu theo tổng giá thanh toán
Có TK 511: Số tiền thu chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu raTrường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng kêbán lẻ hàng hóa dịch vụ thì mậu dịch viên phải bổi thường, kế toán ghi
Nợ TK 111, 113: Số tiền mậu dịch viên thực nộp
Nợ TK 1388: Số tiền mậu dịch viên nộp thiếu
Có TK 511: Giá bán chưa thuế
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa đã bánTrường hợp mậu dịch viên thực nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻhàng hóa dịch vụ thì khoản thừa được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp
Nợ TK 111, 113: Số tiền mậu dịch viên thực nộp
Có TK 511: Giá bán chưa thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 711: Số tiền thừaXác định giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ
Nợ TK 632: Trị giá thực tế của hàng hóa
Có TK 156
Trang 211.2.2.3.3 Kế toán nghiệp vụ bán đại lý
- Kế toán ở đơn vị giao đại lý
+ Khi đơn vị giao hàng hóa cho cơ sở nhận đại lý
Nếu xuất kho để giao đại lý
Nợ TK 157: Trị giá thực tế xuất kho
Có TK 156Nếu mua giao thẳng cho cơ sở nhận đại lý
Nợ TK 157: Giá mua chưa thuế
Nợ TK 133; Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán+ Nếu phát sinh các khoản chi phí trong quá trình gửi hàng đại lý
Nếu doanh nghiệp chịu:
Nợ TK 641: Chi phí chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toánNếu doanh nghiệp chi hộ cho cơ sở nhận đại lý
Nợ TK 1388: Số tiền đã chi theo giá thanh toán
Có TK 111, 112, 331Khi nhận được bảng thanh toán hàng bán đại lý, ký gửi cho cơ sở nhận đại lý vàcác chứng từ thanh toán, kế toán phản ánh doanh thu, hoa hồng đại lý lập và các chứng
từ thanh toán kế toán phản ánh doanh thu, hoa hồng đại lý dành cho bên nhận bánhàng đại lý:
Trường hợp bên nhận đại lý đã khấu trừ tiền hoa hồng, kế toán ghi
Nợ TK 111, 112: Số tiền thực nhận theo giá thanh toán
Nợ TK 641: Hoa hồng đại lý
Nợ TK 133:
Có TK 511: Giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra ( nếu có)Trường hợp hoa hồng trả theo định kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá bán chưa có thuế của hàng hóa đã bán
Có TK 511: Giá bán chưa có thuế GTGT
Trang 22Khi tính và thanh toán tiền hoa hồng cho cơ sở nhận đại lý kế toán ghi
Nợ TK 641: khoản hoa hồng phải trả
Nợ TK 133:
Có TK 111, 112+ Xác định giá vốn của số hàng gửi đại lý đã xác định tiêu thụ
Nợ TK 632: Trị gí thực tế của hàng hóa gửi bán
Có TK 157
- Kế toán ở đơn vị nhận bán đại lý
Khi nhận hàng hóa do cơ sở đại lý chuyển đến, căn cứ vào biên bản giao nhận
để ghi
Nợ TK 003: Trị giá hàng hóa nhận đại lý
Khi bán được hàng hóa
+ Trường hợp doanh nghiệp khấu trừ ngay tiền hoa hồng được hưởng, kế toán ghi;
Nợ TK 111, 112: Số tiền theo giá thanh toán
Có TK 5113: Khoản hoa hồng được hưởng
Có TK 3331: Thuế GTGT tính trên hoa hồng
Có TK 331: Số tiền phải trả cho bên giao đại lý+ Trường hợp doanh nghiệp chưa khấu trừ tiền hoa hồng được hưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền theo giá thanh toán
Có TK 331: Số tiền phải trả bên giao đại lýKhi tính và thanh toán tiền hoa hồng kế toán ghi
Trang 231.2.2.3.3 Kế toán bán hàng trả góp và các trường hợp xuất khác được coi là hàng bán
- Kế toán bán hàng trả góp
Khi xuất hàng cho khách, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng trả góp, lãi trảgóp và số tiền phải thu ở người mua
Nợ TK 111, 112: Số tiền thu lần đầu
Nợ TK 131: Số tiền còn phải thu ở người mua
Có TK 511: Doanh thu theo giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT
Nợ TK 111, 112: Số thu từng kỳ
Có TK 131Đồng thời ghi nhận lãi trả góp từng kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 3387: Số lãi từng kỳ
Có TK 515
- Trường hợp xuất hàng hóa để trả lương cán bộ công nhân viên
Trường hợp này được hạch toán như tiêu thụ hàng hóa ra bên ngoài nhưng ghinhaajj theo doanh thu bán hàng nội bộ
Khi xuất trả lương
Nợ TK 334: Giá thực tế của hàng hóa
Có TK 512: Doanh thu nội bộ ( ghi nhận theo giá vốn)
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu raXác định giá vốn hàng xuất trả lương
Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng xuất trả lương
Có TK 156
- Xuất hàng hóa, thành phẩm phục vụ cho mục đích khuyến mại: Lập hóa đơn GTGT
và giá ghi trên hóa đơn là giá của sản phẩm, hàng hóa cùng loại hoặc tương đươngcùng thời điểm phát sinh các hoạt động này
Trang 24Nợ TK 641, 642: Ghi tăng chi phí tương ứng
Có TK 512: Doanh thu theo giá bán
Có TK 33311;
Kế toán phản ánh giá vốn của hàng xuất dùng
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 156: Trị giá mua thực tế hoặc giá thành của hàng hóa
1.2.2.3.4 Kế toán khấu trừ thuế GTGT cuối kỳ
Cuối kỳ so sánh số thuế GTGT đầu vào, số thuế GTGT đầu ra xác định số thuếGTGT được khấu trừ
Căn cứ vào quy mô và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và các hình thức
tổ chức sổ kế toán, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hình thức tổ chức sổ
kế toán cho phù hợp Tổ chức sổ kế toán về thực chất là việc thực chất là việc kết hợpcác loại sổ sách có kết cấu khác nhau theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hệthống hóa và tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp
Theo quy định các DN có thể lựa chọn áp dụng một trong các hình thức tổ chức
sổ kế toán sau đây: