Luận văn : Doanh nghiệp nước ngoài tại VN. Thực trạng và giải pháp
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàngLỜI NÓI ĐẦUThế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hóa, hứa hẹn nhiều biến chuyển. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng với sự phát triển như vũ bão của các khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua trên con đường phát triển. Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội. Để hội nhập với nền kinh tế Thế giới, chúng ta cũng phải có sự chuyển mình để không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển. Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước là chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.Ngày19/12/1987, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua đó đã thu hút được một lượng vốn lớn, tạo lên số lượng các Doanh nghiệp nước ngoài đông đảo, tuy nhiên quá trình đó còn gặp nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ cả hai phía.Cũng từ suy nghĩ trên, em đã chọn đề tài “Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”, để có cái nhìn sâu sắc hơn và tác động của nó tới nền kinh tế nước ta.Trong quá trình làm đề án này, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thầy giáo PGS-TS Hoàng Xuân Quế để em có thể hoàn thành đề tài, nhưng do nhận thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên không tránh khỏi còn thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô.Em xin trân trọng cảm ơn.Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2010. Sinh viên Tạ Thị Thúy HuyềnĐề án chuyên ngành1 Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàngCHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAMI. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP NƯỚC NGỒI (DNNN)Doanh nghiệp nước ngồi là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngồi bỏ vốn tại nước sở tại, và có quyền điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp theo quy định, pháp luật của nước sở tại (theo Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam).Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngồi thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngồi mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.Doanh nghiệp nước ngồi bao gồm: Văn phòng đại diện của các Tổ chức kinh tế, tài chính, Bảo hiểm, tư vấn Pháp luật . nước ngồi, Chi nhánh Cơng ty nước ngồi, chi nhánh Ngân hàng Thương mại nước ngồi và các Bên nước ngòai tham gia trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các Doanh nghiệp cử đại diện của mình để tham gia các hoạt động của Hiệp hội.II. VAI TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGỒI1. Đối với cả nền kinh tếViệt Nam đã cơng nhận một cách chính thức và rộng rãi rằng DNNN đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện: vốn, cơng nghệ, nâng cao khả năng thanh tốn quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị trường quốc tế, …. Trong 5 năm 2001 – 2005 khu vực DNNN đóng góp khoảng 15,5% GDP. Giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngồi (khơng kể dầu thơ) cũng gia tăng nhanh chóng qua các năm trong năm 2001 – 2005 đạt trên 34 tỷ USD, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thơ tỷ lệ này là 56%. Riêng năm 2006, xuất khẩu đạt 14,6 tỷ USD tăng 30,1% so với năm trước.Trong vài năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã bắt đầu có lãi. Đó là một nhân tố đáng khích lệ.DNNN đã giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành cơng nghiệp và sản phẩm. Hiện nay, DNNN chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ơ tơ, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hồ nhiệt độ, thiết bị văn phòng, … . DNNN cũng chiếm 60% sản lượng thép tấm, 28% xi măng, 33% sản phẩm điện/điện tử, 76% thiết bị y tế.DNNN cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt nam. DNNN chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các Đề án chun ngành2 Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàngngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, cụ thể là 42% công nghiệp giầy da, 25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện. Đóng góp của DNNN cho Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005 là khoảng 3,67 tỷ đô-la Mỹ, với mức tăng nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 36,3% so với năm 2005.Bình quân trong thời kỳ 2001 – 2006 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm thêm cho khoảng 11 vạn việc làm mỗi năm đưa tổng số lao động trực tiếp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính đến cuối năm 2006 lên 1, 13 triệu người. Ngoài ra khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng vài triệu lao động gián tiếp trong 6 năm qua.DNNN đã hỗ trợ Việt Nam một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để Việt nam gia nhập ASEAN, ký kết thoả thuận khung với EU, bình thường hoá quan hệ và thoả thuận thương mại song phương với Mỹ. 2. Đối với từng lĩnh vựcTrên phương diện cơ cấu kinh tế, DNNN được tập trung và lĩnh vực sản xuất. Công nghiệp nặng được xếp hàng đầu với khoảng 21% tổng DNNN đăng ký, tiếp theo là xây dựng và khách sạn, nhà ở.Nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 6% tổng số vốn cam kết mặc dù Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi để khuyến khích DNNN trong những lĩnh vực này.Sự đóng góp của DNNN vẫn thể hiện một vị trí tương đối nhỏ trong các lĩnh vực dịch vụ do vẫn còn rào cản lớn. Các lĩnh vực này bao gồm cả ngân hàng, viễn thông, quảng cáo, văn hoá, y tế và giáo dục. Với mối lo nếu như mở rộng các lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty nội địa hoặc đưa các lĩnh vực này nằm ngoài sự kiểm soát của Chính phủ, Chính phủ đã ban hành hàng loạt quy định hạn chế DNNN trong các lĩnh vực này (cụ thể là dự án 100% vốn nước ngoài trong viễn thông, quảng cáo, …). Quy tắc này có thể cần được thay đổi do Hiệp định Thương mại Song phương và việc Việt Nam tham gia vào WTO.Đóng góp theo lĩnh vực của DNNN thể hiện sự thay đổi cơ cấu trong suốt 10 năm qua. Trong giai đoạn đầu, trọng tâm của dòng DNNN có vẻ như được đặt vào thị trường dịch vụ trong nước như xây dựng, khách sạn và nhà ở, nguyên liệu xây dựng, ngân hàng và tài chính, viễn thông. Thời gian trôi qua, nhiều hoạt động DNNN liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu như may mặc, điện tử, đã trở nên rõ nét hơn. Xu hướng này dẫn đến sự thay đổi từ khuyến khích về vốn sang khuyến khích về công nghiệp lao động. Điều đó có thể dễ nhận thấy qua việc tiếp tục giảm quy mô trung bình của dự án đầu tư. Xu hướng này phản ánh sự thay đổi của các chính sách DNNN từ thay Đề án chuyên ngành3 Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàngthế hàng nhập khẩu sang các hàng xuất khẩu. Trên cơ sở các điều kiện của thị trường, đây không phải là một dấu hiệu bất lợi.Một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi trong mô hình DNNN là sự phát triển về số lượng các nhà đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Đề án chuyên ngành4 Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàngCHƯƠNG IIVÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀII. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM CHO DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI 1. Vị trí địa lýViệt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền dài chừng 500 km; nơi hẹp nhất dài gần 50 km. Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ . Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Tây - Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, có thể dễ dàng qua lại cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN và có thể trở thành một đối tác sản xuất chặt chẽ cho cả hai. Đặc biệt, miền Bắc tiếp giáp với biển Đông và có tiềm năng liên kết được với nhịp độ phát triển của khu vực năng động này và đó là một ưu thế vượt trội của Việt Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.2. Sự ổn định về kinh tế - xã hộiNhìn chung, Việt nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện 11 tháng Chín. So với các nước ASEAN khác như In-đô-nê-xi-a, Mã-lai-xi-a, Phi-líp-pin, và Trung quốc, Việt nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi đưa ra chính sách “đổi mới”, Việt nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định. Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang được duy trì. Việt nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư. Đảng cộng sản Việt nam đã điều hành đất nước trong nhiều thập kỷ qua và không ai mong muốn có những thay đổi trong môi trường chính trị. Các giới chức đã ủng hộ một chính sách cải cách và quá Đề án chuyên ngành5 Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàngtrình chuyển sang một nền kinh tế thị trường đang tiếp tục.Trong khung cảnh của những sự kiện diễn ra trong vài năm qua liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, Việt nam được biết đến như là một trong những nước an toàn nhất xét về các tội ác chống con người và quyền sở hữu.3. Sự phát triển về kinh tếViệt Nam là một quốc gia nghèo và đông dân đang dần bình phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007.4. Nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạoDân số Cả nước năm 2006 ước tính 84,11 triệu người, tăng 1,21% so với dân số năm 2005 (năm 2005 tăng 1,31%), trong đó dân số nam 41,33 triệu, nữ 42,78 triệu. Dân số thành thị 22,82 triệu người, tăng nhanh do tốc độ đô thị hoá những năm gần đây và chiếm 27,1% số dân năm 2006; dân số nông thôn 61,29 triệu người. Nguồn nhân lựcSố lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tại thời điểm 1/7/2006 ước tính là 43,44 triệu người, tăng 2,1% so với cùng thời điểm năm trước. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục giảm từ 57,2% trong năm 2005 xuống 55,7% trong năm 2006 để chuyển dịch sang các khu vực có năng suất lao động cao hơn, phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tương ứng, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng từ Đề án chuyên ngành6 Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng18,3% lên 19,1% và khu vực dịch vụ từ 24,5% lên 25,2%. Trong các thành phần kinh tế, lao động thuộc khu vực nhà nước vẫn tăng nhẹ so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị tiếp tục giảm, đạt 4,4%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của nam là 4,8%, của nữ là 3,9%.LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TẠI THỜI ĐIỂM 1/7 HÀNG NĂM PHÂN THEO LOẠI HÌNH VÀ NGÀNH KINH TẾNghìn ngườiNăm 2005 Năm 2006TỔNG SỐ 42542.7 43436.1Phân theo loại hình kinh tếNhà nước 4127.1 4009.8Ngoài Nhà nước 37742.2 38725.9Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 673.4 700.4Phân theo khu vực kinh tếNông, lâm nghiệp và thủy sản 24351.5 24172.3Công nghiệp và xây dựng 7785.3 8296.9Dịch vụ 10405.9 10966.95. Tài nguyên thiên nhiên phong phúTài nguyên đất: Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14 600 loài thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao. Việt Nam đã giữ gìn và bảo tồn một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý hiếm như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (khu vực núi Phan-xi-păng, Lào Cai), Vườn quốc gia Cát Bà (Quảng Ninh), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), vườn quốc gia Pù-mát (Quảng Bình), vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia Côn Đảo (đảo Côn Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)… Các vườn quốc gia này là nơi cho các nhà sinh học Việt Nam và thế giới nghiên cứu khoa học, đồng thời là những nơi du lịch sinh thái hấp dẫn.Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững. Những khu rừng quí đó lại được thiên nhiên "chia" cho nhiều địa phương trên cả nước: rừng Ba Vì (Hà Tây), rừng Cát Bà (Hải Phòng), rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Đề án chuyên ngành7 Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàngrừng Bạch Mã (Huế), rừng Cát Tiên (Ðồng Nai), rừng Côn Ðảo, rừng ngập nước (Cà Mau) v.v Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. ở thềm lục địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt. Về tài nguyên nước, nếu tính cả lượng nước sản sinh từ nước ngoài thì mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong một năm cũng vào loại khá, trên mức trung bình so với khu vực châu Á và thế giới, duy chỉ có vấn đề là nước phân bố không đồng đều theo không gian với thời gian. Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) v.v Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê được 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ. (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cư trú của nhiều loài khỉ, vẹc, vượn, mèo rừng. Các loài vẹc đặc hữu của Việt Nam là vẹc đầu trắng, vẹc quần đùi trắng, vẹc đen. Chim cũng có nhiều loài chim quý như trĩ cổ khoang, trĩ sao. Núi cao miền Bắc có nhiều thú lông dày như gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy .)6. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài phải rõ ràng, ổn địnhTừ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư của DNNN 20 năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, DNNN thực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển. Nhìn lại 20 năm trước, trong bối cảnh quốc tế: chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan vỡ; các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam trên nhiều mặt. Thế giới có những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và biến động giá cả trên thị trường quốc tế . Các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á thực hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực phát triển năng động của thế giới. Tình hình trong nước: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng Đề án chuyên ngành8 Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàngkém phát triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi mới” toàn diện, trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, đường lối mở cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp ĐỔI MỚI trong chặng đường vừa qua.Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn DNNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới 1[1]. Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn DNNN, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật DNNN và các văn bản pháp luật liên quan đến DNNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động DNNN tại Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến DNNN cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà DNNN vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc 1Đề án chuyên ngành9 Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hànghội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn DNNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn DNNN. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình DNNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay. Từ thực tiễn thu hút DNNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp lý cho DNNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu hút vốn DNNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút DNNN vào Việt Nam trong 20 năm qua, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút DNNN của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua.Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT.Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết trong nhiều năm qua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và DNNN trên địa bàn. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát.Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động DNNN ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp DNNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương.Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động DNNN, từ thẩm định cấp GCNĐT đến Đề án chuyên ngành10 [...]... nghiệp hóa-hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước ta II HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI QUA CÁC GIAI ĐOẠN Từ khái niệm doanh nghiệp nước ngoài, chúng ta tìm hiểu hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chình là tìm hiểu dòng DNNN vào Việt Nam qua các giai đoạn 1 Trong thập niên 80, đầu thập niên 90 Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng DNNN vào Việt Nam còn nhỏ Đến năm 1991,... chính thức ban hành Luật đầu tư nước ngoài, khung pháp lý đầu tiên điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư nước ngoài, và đã được đầu tư sửa đổi nhiều lần Từ đó tới nay, hoạt động của các Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam không ngừng được cải thiện, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta không ngừng được gia tăng Tuy nhiên, một vài năm gần đây, do yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là sau cuộc... tài chính - tiền tệ, hoạt động của các Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta có xu hướng giảm xuống Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng quát, thì hoạt động của các Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có nhiếu dấu hiệu phục hồi và dần dần khởi sắc Vì vậy, bằng các biện pháp đồng bộ, khoa học của Chính phủ và sự năng động, tích cực của mọi người... động của doanh nghiệp DNNN được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn DNNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn DNNN Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp. .. của các Doanh nghiệp nước ngoài đã mang lại cho nền kinh tế-xã hội nhiều đóng góp to lớn, đặc biệt là bổ sung một lượng không nhỏ vốn đầu tư vào nền kinh tế nước ta Hoạt động đầu tư nước ngoài đang từng ngày từng giờ góp phần thay đổi bộ mặt của nước ta, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, đang dần trở thành một nước công nghiệp hiện đại Tháng 12/1987, nước ta chính... MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI I NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI 1 Nguyên nhân của những thành tựu: - Trước hết đó là đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những cố gắng và tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được nhân tố có ý nghĩa quyết định là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo và sự... lao động - Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Nhóm giải pháp về cải cách hành chính: - Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với DNNN, đặc biệt trong... nhà nước với lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững trên địa bàn và trên cả nước Đề án chuyên ngành 28 Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng III CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU Để triển khai thực hiện việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn DNNN trong giai đoạn 2006- 2010 và một số năm về sau, Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau : Nhóm giải pháp. .. tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách: Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm... dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành Mặt khác, các doanh nghiệp DNNN cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa - DNNN đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô: Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn DNNN tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn DNNN vào ngân sách ngày càng tăng Thời . VỀ DOANH NGHIỆP NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAMI. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP NƯỚC NGỒI (DNNN )Doanh nghiệp nước ngồi là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngồi bỏ vốn tại. chọn đề tài Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp , để có cái nhìn sâu sắc hơn và tác động của nó tới nền kinh tế nước ta.Trong