1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải pháp.doc

82 1,1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 503,5 KB

Nội dung

Công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải pháp

Trang 1

Chương 1: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền

Tải Điện I: 2

1.1.Khái quát chung về công ty Truyền Tải Điện I: 2

1.1.1 Giới thiệu công ty Truyền Tải Điện I 2

1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Truyền Tải Điện I 2

1.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 7

1.1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Truyền Tải Điện I: 8

1.1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ các phòng: 10

1.1.2 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: 14

1.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I 18 1.2.1 Đặc điểm của các dự án đầu tư của công ty: 18

1.2.1.1 Khái quát về các dự án của công ty: 18

1.2.1.2 Đặc điểm chung của các dự án: 34

1.2.1.3 Đặc điểm riêng của các dự án: 35

1.2.2 Quy trình quản lý dự án tại công ty truyền tải điện I: 36

1.2.2.1.Xin giao đất, thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất( đối với dự án có sử dụng đất) 36

1.2.2.2.Xin phép xây dựng(nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) 36

1.2.2.3.Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng: 37

1.2.2.4.Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình: 37

1.2.2.5.Đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ và xây lắp: 37

1.2.2.6.Tiến hành thi công xây lắp: 38

1.2.2.7.Quản lý kỹ thuật , chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng: 38

1.2.2.8.Nghiệm thu, bàn giao công trình: 38

1.2.2.9.Quyết toán công trình: 38

Trang 2

1.2.3.2.Quản lý chất lượng dự án: 44

1.2.3.3.Quản lý chi phí dự án: 46

1.2.4 Ví dụ minh họa thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I: 48

1.2.5.Đánh giá công tác quảy lý dự án của công ty Truyền tải điện I: 54

1.2.5.1.Những kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án: 54

1.2.5.2.Những hạn chế và khó khăn: 58

Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I: 62

2.1.Định hướng phát triển của công ty Truyền tải điện I: 62

2.1.1.Yêu cầu nhiệm vụ của công ty trong những năm tới: 62

2.1.2.Những nhiệm vụ của công ty: 63

2.1.3.Phân tích SWOT: 64

2.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của công ty: 68

2.2.1.Cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư của công ty 68

2.2.2.Giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án cho các cán bộ quản lý dự án trong công ty: 69

2.2.3.Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác quản lý dự án: 70

2.2.4.Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các công việc chủ yếu của dự án: 71 2.2.5.Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án theo nội dung dự án: 73

2.3.Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước trong việc đổi mới công tác quản lý dự án đầu tư ở nước ta 77

KẾT LUẬN 79

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết Điện là một phát minh vĩ đại của loài người, từ khi phátminh ra được dòng điện cả thế giới như được bừng sáng; Dòng điện dùng để thắpsáng, dùng để vận hành các máy móc thiết bị,…tác dụng của nó khó có thể kể hếtđược Để sản xuất, đưa nó vào sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả cần có ngànhđiện Do vậy Ngành điện là một ngành không thể thiếu trong hoạt động sản xuấtkinh doanh và từ khi ra đời đến nay nó đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của nềnkinh tế Hoạt động truyền tải điện là một khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất

- truyền tải - phân phối điện năng, đảm bảo cung cấp điện cho mọi miền đất nước

Nó là ngành công nghệ tiên tiến phức tạp, đòi hỏi hàm lượng chất xám cao, điềukiện lao động độc hại, nguy hiểm và có vốn đầu tư lớn Trước đây vai trò củaTruyền tải điện vẫn còn mờ nhạt đối với công nghiệp điện Việt Nam Song với sựphát triển ngày càng cao của nền kinh tế, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùngvới sự nỗ lực, phấn đấu không nghỉ của cán bộ CNV ngành điện, Truyền tải điện đãngày càng vững mạnh và khẳng định được tầm quan trọng của mình, đảm bảo chodòng điện truyền tải liên tục và an toàn cho xứng đáng là một ngành mũi nhọn củađất nước

Là sinh viên của khoa kinh tế đầu tư, được thực tập tại công ty em rất mongmuốn tìm hiểu về hoạt động quản lý đầu tư của công ty để thu thập thêm kiến thứccho mình trước khi ra trường Sau thời gian thực tập với sự hướng dẫn tận tình của

cán bộ tại công ty và Thầy giáo Tiến sĩ: Nguyễn Hồng Minh em đã hoàn thành

chuyên đề thực tập của mình Trong phạm vi chuyên đề, em xin trình bày về đề tài

“Công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải pháp”

Đề tài gồm những nội dung cơ bản sau:

Chương I: Thực trạng công tác quản lý dự an đầu tư tại công ty truyền tải điện IChương II:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tạicông ty truyền tải điện I

Trang 5

Truyền Tải Điện I:

1.1.Khái quát chung về công ty Truyền Tải Điện I:

1.1.1 Giới thiệu công ty Truyền Tải Điện I

1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Truyền Tải Điện I

Công ty truyền tải điện I, tên tiếng anh là :Power Transmission Company N01(viết tắt:PTC1), là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Truyền tảiđiện Quốc gia, là một công ty chuyên sản suất, kinh doanh vật tư thiết bị điện phục

vụ sản xuất và truyền tải điện năng của Việt Nam

Trụ sở đặt tại: 15 Cửa Bắc- Ba Đình – Hà Nội

Công ty có nhiệm vụ quản lý vận hành an toàn, liên tục, đảm bảo chất lượngđiện năng, phấn đấu giảm lượng điện tiêu hao trong truyền tải, sửa chữa lưới điện

và thiết bị trong lưới điện Xây lắp các công trình điện, thí nghiệm, hiệu chỉnh cácthiết bị điện sau hiệu chỉnh và lắp đặt , thực hiện một số lĩnh vực sản xuất dịch vụliên quan tới ngành điện trên địa bàn miền Bắc Việt Nam

Tổ chức tiền thân của công ty là Sở Truyền tải điện miền Bắc được thành lập ngày 1/5/1981, trực thuộc Công ty Điện lực miền Bắc Sau khi ra đời, sở quản lý,

vận hành lưới điện truyền tải ở cấp điện áp 110kV khu vực Hà Nội và tỉnh Hà SơnBình

Giai đoạn trước năm 1981: Hoạt động truyền tải điện ở giai đoạn này vẫn đangchịu sự quản lý của tổng công ty điện lực Việt Nam.Mọi hoạt động sản xuất, truyềntải, phân phối điện năng đều do tổng công ty điện lực Việt Nam quản lý và điềuhành.Nhiệm vụ truyền tải điện chỉ gói gọn trong các tỉnh, thành phố và các khucông nghiệp lớn Vai trò của truyền tải điện giai đoạn này vẫn còn mờ nhạt nó chưa

có tầm quan trọng đối với công nghiệp điện Việt Nam

Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1985:Phân phối điện năng đã mở rộng ra cáctỉnh , thành phố khác Tổ chức tiền thân của công ty truyền tải điện I là Sở truyền tải

Trang 6

1/5/1981 Trong 2 năm đầu liên tiếp sở chủ yếu quản lý vận hành lưới điện 110kVtrên toàn miền Bắc.Đồng thời Sở được giao nhiệm vụ phục hồi những lưới điện110kV đã bị chiến tranh tàn phá và lắp đặt một số trạm, đường dây mới nhằm mởrộng hoạt động của ngành.Tháng 2/1984, Sở tiếp nhận lưới điện 220kV đầu tiên ởmiền Bắc đó là đường dây 220kV Phả Lại-Hà Đông đặt nền móng cho thời kì pháttriển mới của điện lực Việt Nam

Cuối năm 1985 đến 1993:Sở lần lượt bàn giao lưới điện 110kV trả lại cho Sởđiện lực các tỉnh và được giao nhiệm vụ quản lý xây dựng lưới điện 220kV toànmiền Bắc, thực hiện nhiệm vụ truyền tải điện từ 3 nhà máy Hòa Bình, Phả Lại,Uông Bí đến các tỉnh, thành phố lớn Đến tháng 4/1994 Sở truyền tải điện miềmBắc tiếp nhận và đưa và quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện Bắc Nam500kVđoạn từ Hòa Bình đến Đèo Ngang

Giai đoạn từ năm 1995 đến nay:Ngày 27/1/1995 Bộ năng lượng ra nghị định

số 14-CP thành lập Tổng công ty điện lực Việt Nam theo đó Sở điện lực Miền Bắcđược tách ra khỏi công ty điện lực I hình thành Công ty truyền tải điện I theo quyđịnh số112/NL/TCCB-LĐ ngày4/3/1995 của Bộ năng lượng.Công ty truyền tải điện

I là đơn vị hoạch toán phụ thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam

Trong suốt 28 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tập đoàn Điện lực Viêt nam,Công ty Truyền tải điện 1 đã không ngừng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của Đảng

và nhà nước giao Trải qua bao thăng trầm nhưng luôn giữ đươc sự ổn định, giữvững được truyền thống vẻ vang của ngành điện; luôn đảm bảo cung cấp điện ổnđịnh, đảm an toàn cho người và thiết bị Không ngừng đổi mới công nghệ, ứng dụngkhoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, huy động tối đa năng lực sẵn có, phục vụtốt sự phát triển của đất nước Với sự nỗ lực của CBCNV TTĐ I trong nhiều nămqua, công ty đã được Tập đoàn Điện lực Việt nam, Bộ Công nghiệp (nay là BộCông Thương), Công an tỉnh, UBND tỉnh các tỉnh , Liên đoàn Lao động Việt Nam,Đảng và Nhà nước ghi nhận những công lao đóng góp của cán bộ và CNVC TTĐIđồng thời tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua, Bằng khen, Huân Huy chương các

Trang 7

chuyển sang một trang sử mới của mình: mọi người suy nghĩ và hành động theophong cách của một đơn vị Anh hùng.

Điểm lại quá trình xây dựng và phát triển của công ty, lúc đầu chỉ với gần 200cán bộ, công nhân từ các đơn vị: Công ty Điện lực 1, Sở Điện lực Hà Nội, Xínghiệp Xây lắp điện được giao nhiệm vụ quản lý vận hành 7 Trạm biến áp 110kV

và 145 km đường dây 110kV xung quanh khu vực Hà Nội, Hà Tây Đến nay, Công

ty TTĐ1 đã có 10 Truyền tải điện khu vực, 5 TBA trực thuộc, có 3 đơn vị phụ trợ làXưởng Thí nghiệm, Xưởng Sửa chữa Thiết bị điện và Đội Vận tải - Cơ khí, với gần

2400 CBCNV đang quản lý 5 Trạm biến áp 500kV, 25 Trạm biến áp 220kV vớitổng số 59 Máy biến áp, tổng dung lượng 8859 MVA; 890 km đường dây 500kV,

3118 km đường dây 220kV; gần 3000 km cáp quang và 32 hệ thống thiết bị truyềndẫn quang Sản lượng điện truyền tải liên tục tăng nhanh, năm 1995 truyền tải 4,5 tỷkWh, đến năm 2008 sản lượng điện truyền tải đã tăng lên gấp 6 lần, đạt 27,3 tỷkWh Lưới truyền tải do công ty quản lý đã liên tục phát triển, vươn sâu, vươn xađến hầu hết các tỉnh miền Bắc, đội ngũ người lao động đã lớn mạnh vượt bậc cả về

số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện dụng cụ thi công cơbản đáp ứng yêu cầu của sản xuất

Trên con đường phát triển của mình, công ty TTĐ1 đã trải qua nhiều khó khănthách thức: Hệ thống lưới TTĐ trải rộng khắp miền Bắc, đi qua nhiều địa hình khókhăn phức tạp, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thiết bị hầu hết đã cũ kỹ lạc hậu,không đồng bộ lại luôn phải vận hành trong điều kiện quá tải, nguồn vốn đầu tư sửachữa, nâng cấp hạn hẹp.Ở thời kỳ đầu khi mới thành lập, công ty đã trải qua giaiđoạn cực kỳ khó khăn, nhiệm vụ đặt ra là bằng mọi cách phải giữ cho dòng điện antoàn liên tục, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhưng hệ thống lưới truyềntải điện đã già cỗi, kém tin cậy, không có thiết bị dự phòng, phải vận hành quá tảiliên tục, không có điều kiện để bảo dưỡng, nhiều trạm biến áp 220kV, kể cả cáctrạm nút quan trọng vẫn vận hành theo sơ đồ kết dây tạm, thiết bị không đồng bộ,nhiều tuyến đường dây, nhiều trạm biến áp phải vận hành trong tình trạng quá tảigây ra phát nóng, đứt dây, tụt lèo

Trang 8

khởi công xây dựng, song hành với những người thợ xây dựng đường dây, nhữngngười thợ truyền tải cũng khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện để tiếp nhận đưa côngtrình vào vận hành Ngày 27/5/1994 đường dây 500kV Bắc Nam chính thức hoànthành hệ thống điện toàn quốc được thống nhất Với đặc thù đường dây 500kV BắcNam đi qua hầu hết các khu vực núi cao, rừng sâu, đường sá đi lại khó khăn, dân cưthưa thớt, trình độ dân trí thấp, cây cối trong và ngoài hành lang rậm rạp, phát triểntái sinh rất nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe doạ sự cố, công ty đã tập trung đẩymạnh công tác tuyên truyền, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong hành lang, xã hộihoá công tác bảo vệ đường dây, cùng với các công việc sửa chữa, bảo dưỡngthường xuyên đã đảm bảo đường dây 500kV Bắc Nam vận hành an toàn.

Những năm tiếp theo, sau khi đưa đường dây 500kV vào vận hành ổn định, làgiai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, nhu cầu về điện tăng nhanh, dẫn đến hàng loạtcác trạm biến áp 220kV phải vận hành trong tình trạng quá tải Công ty đã hoànthành xuất sắc chương trình chống quá tải, hiện đại hoá các trạm biến áp trọng điểmcủa miền Bắc như: Hà Đông, Mai Động, Chèm, Thanh Hoá, Ninh Bình, Vinh vớithời gian nhanh nhất, chất lượng tốt nhất Trong chương trình này, bằng tinh thầnvượt khó, phát huy nội lực, chủ động, sáng tạo của mình, CBCNV công ty đã làmchủ được nhiều thiết bị công nghệ cao lần đầu tiên được lắp đặt ở Việt Nam màkhông cần thuê Chuyên gia nước ngoài, đã tiết kiệm cho nhà nước nhiều tỷ đồng màvẫn vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng Và điều có ý nghĩa nhất đối với khách hàngdùng điện là hàng trăm tấn thiết bị siêu trường, siêu trọng đã được lắp đặt chủ yếuvào ban đêm, từ 1 đến 5 giờ sáng nhằm giảm thiểu thời gian cắt điện, để mỗi ngườidân, mỗi nhà máy, khi bắt đầu ngày làm việc mới hoàn toàn yên tâm vì nguồn điệnđược cung ứng đầy đủ

Bước vào những năm đầu thế kỷ 21, lưới truyền tải điện phát triển với tốc độrất nhanh, khối lượng đường dây và trạm biến áp đưa vào vận hành hàng năm rấtlớn Vấn đề đặt ra là phải tổ chức lực lượng giám sát, nghiệm thu, tiếp nhận quản lýcông trình, phải ghép nối vận hành đồng thời thiết bị cũ (thế hệ điện từ) với thiết bị

Trang 9

lượng thiết bị, mở rộng, nâng công suất các trạm biến áp, nâng cao độ tin cậy củalưới điện để phục vụ tốt cho phát triển kinh tế, đảm bảo cấp điện an toàn phục vụcác sự kiện trọng đại của đất nước Thông qua các công trình sửa chữa, đại tu đãkhẳng định trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty, đặc biệt làXưởng Thí nghiệm và Xưởng Sửa chữa Thiết bị điện đã xử lý mọi bất thường củathiết bị, giải quyết thành công nhiều phần việc khó khăn phức tạp mà trước đây phảithuê Chuyên gia nước ngoài

Ngoài nhiệm vụ quản lý vân hành an toàn liên tục lưới truyền tải điện, công ty

đã có những bước tiến vượt bậc trong việc đảm nhận các công trình đầu tư xây dựng

và sửa chữa có giá trị lớn, điển hình là công trình xây dựng và lắp đặt trạm cắt220kV Nho Quan, giá trị lên đến 165 tỷ đồng với thời gian thi công ngắn kỷ lục chỉtrong 8 tháng Tiếp đó là công trình mở rộng trạm 220kV Sóc Sơn giá trị hơn 30 tỷđồng, trong đó đã lắp đặt đưa vào vận hành MBA 125.000 kVA lần đầu tiên do ViệtNam chế tạo cùng hàng chục ngàn tấn thiết bị nhất thứ, nhị thứ, sắt thép, bê tông,cũng thi công với thời gian ngắn kỷ lục chỉ trong 28 ngày, kịp thời cung cấp điệncho phát triển kinh tế vùng Bắc Thăng Long Tham gia lắp đặt mở rộng trạm 500kV

Hà Tĩnh giá trị hơn 5 tỷ đồng với nhiều hạng mục công việc rất phức tạp, trong đóphải tiếp nhận vận chuyển vật tư thiết bị từ trạm 500kV Playku, trạm 500kV ĐàNẵng về lắp đặt tại trạm 500kV Hà Tĩnh Phối hợp thi công kéo dây đường dây220kV Vinh - Hà Tĩnh để kịp thời gian đóng điện Tiến hành lắp đặt hệ thống tụ bù110kV trên hàng chục trạm biến áp đã cải thiện rất tốt chất lượng điện áp hệ thốngđiện miền Bắc

Đi đôi với việc đảm nhận các công trình đầu tư xây dựng là việc tổ chức giámsát, thi công mở rộng, nâng cấp các trạm biến áp; giám sát thi công đường dây500kV mạch 2 và các tuyến đường dây 220kV khu vực Tây Bắc Công ty đã vậndụng hợp lý lực lượng quản lý vận hành để tổ chức giám sát đảm bảo chất lượngcông trình, đặc biệt là việc tổ chức giám sát, nghiệm thu 2 tuyến đường dây 220kVmua điện Trung Quốc là Tân Kiều - Lào Cai - Yên Bái - Việt Trì và Mã Quan - HàGiang - Tuyên Quang - Thái Nguyên, trong điều kiện hết sức khó khăn phức tạp và

Trang 10

hoạch Giám sát, thi công mở rộng, lắp đặt FSC và SVC trạm Thái Nguyên Hiệnnay 2 đường dây mua điện Trung Quốc đang vận hành rất an toàn, đảm bảo cungcấp điện cho 7 tỉnh phía bắc với công suất gần 450MW từ Trung Quốc

Từng là người đầu tiên thực hiện thành công các biện pháp thủ công để tiếnhành thay sứ, thay dây đường dây 110kV-220kV; là người đầu tiên với phương tiệnthô sơ, thực hiện thành công việc thi công kéo dây mới trên một lộ chung cột vớiđường dây 220kV đang vận hành; là người đầu tiên thực hiện thành công việc sửachữa có điện trên đường dây 220kV; là người đầu tiên lắp đặt và hiệu chỉnh cácmáy cắt SF6 cùng hệ thống rơ le kỹ thuật số hiện đại Chính nhờ những cố gắng nhưvậy mà suốt 28 năm qua, công ty liên tục phát triển bền vững Sản lượng điệntruyền tải tăng trưởng trung bình 15-18%/năm, năm 2008 đạt 27,3 tỷ kWh, vượt13% so với kế hoạch giao và gấp gần 2,5 lần sản lượng năm 2000; năm 2008 đạt1,7% so với kế hoạch giao là 2%

Với những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, Công ty Truyền tải điện 1 đã liêntục tiến bộ, được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều danh hiệu caoquý Năm 1995 công ty được tặng Huân chương Lao động hạng nhất đến năm 2001được tặng Huân chương Độc lập hạng ba và năm 2005 được Chủ tịch nước phongtặng danh hiệu Anh Hùng Lao động thời kỳ đổi mới.Và vào ngày 14/1/2009 công tyđón nhận Huân Chương Độc lập hạng Nhì do nhà nước trao tặng

1.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

* Chức năng:

- Quản lý vận hành lưới truyền tải điện cấp điện áp 220 Kv đến 500 Kv

- Sửa chữa đại tu các thiết bị điện, trạm điện ở các cấp điện áp

- Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, hệ thống tự động, rơ le bảo vệ

và các thiết bị điện trong trạm điện ở các cấp điện áp

- Lắp đặt cải tạo các thiết bị điện trong trạm điện, các đường dây tải điện ở cáccấp điện áp

Trang 11

biến áp và đường dây tải điện.

- Sửa chữa đường dây 220Kv trong tình trạng có điện

* Nhiệm vụ:

- Quản lý vận hành lưới truyền tải điện cấp điện áp 220KV- 500KV

- Quản lý vận hành các trạm biến áp 220KV- 500KV

- Sủa chữa, đại tu các thiết bị điện, trạm điện ở các cấp điện áp

- Thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, hệ thống tự động, rơle bảo vệ,các thiết bị điện trong trạm điện ở các cấp điện áp

- Lắp đặt, cải tạo các thiết bị điện trong trạm điện, các đường dây tải điện ởcác cấp điện áp

- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân quản lý vận hành trạmbiến áp và đường dây tải điện

- Sửa chữa đường dây 220KV trong tình trạng có điện

- Công ty truyền tải điện I còn được Tổng công ty Điện lực giao nhiệm vụ lắpđặt các thiết bị điện có công suất lớn, tính năng hiện đại của Đức, Ytaly…để thaythế các thiết bị cũ, lạc hậu của Liên Xô nhằm chống quá tải trong chương chươngtrình ở các trạm biến áp 220KV Miền Bắc

1.1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Truyền Tải Điện I:

Do đặc điểm của ngành và nhu cầu về quản lý nên tổ chức bộ máy quản lýcủa Công ty Truyền tải điện 1 được tổ chức theo mô hình như sơ đồ dưới đây

Tổng số CBCNV của Công ty: 2.330 người

Trang 12

Xưởng thí

nghiệm

Xưởng SCTB điện

Đội vận tải cơ khí

TBA 220KV

Hà Đông

TBA 220KV Chèm

TBA 500KV Thường Tín

TTĐ Tây Bắc

Kỹ thuật trạm

TTĐ Hải TTĐ Hoà TTĐ Ninh TTĐ Thanh

P.GĐ phụ trách trạm (QMR )

P.GĐ phụ trách trạm

ĐZ

Giám Đốc Công Ty

Quản lý đấu thầu

Kế hoạch

Tài chính

kế toán

TCCB

và ĐT

LĐ TL

Thanh tra bảo vệ

Kinh

tế dự toán

Điều độ Viễn Thông và CNTT

Đầu tư xây dựng

Kỹ thuật AT- BHLĐ

TTĐ Thái Nguyên

TTĐ Nghệ An

TTĐ

Hà Tĩnh

TTĐ Quảng Ninh

Trang 13

* Khối phòng ban nghiệp vụ : Gồm 15 phòng chức năng tham mưu cho bangiám đốc và chỉ đạo nghiệp vụ cho các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty

* Công ty TTĐ1 hiện có 10 đơn vị Truyền tải điện khu vực các tỉnh Miềnbắc

* Hiện nay đang quản lý: 4 trạm biến áp 500kV và 27 trạm biến áp 220kV

* Đường dây: 860.51km đường dây 500kV, 2.607km đường dây 220kV

* Một số công trình đang thực hiện chuẩn bị sản xuất là trạm 500kV QuảngNinh, trạm 220kV Vân Trì, Trạm 220kV Phủ lý, Đường dây 220kV Vinh - Bản

1.1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ các phòng:

1:Ban Giám đốc

Giám đốc :Là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, là người có

quyền điều hành cao nhất công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật, trướcTổng Giám Đốc Tổng công ty về mọi mặt hoạt động sản xuất của công ty; liên đớichịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Giám Đốc Tổng công ty về các phầnviệc cụ thể do các Phó GĐ và các bộ phận trực thuộc khác thực hiện theo chủtrương của GĐ

- PGĐ Công ty: Là người giúp việc cho GĐ được GĐ uỷ nhiệm quản lý, điều

hành một số lĩnh vực theo sự phân công cụ thể; thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạchhoặc chủ trương đã được duyệt, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước GĐ công

ty trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công

Trang 14

2: Văn phòng ( VP )

Thay mặt GĐ quản lý cán bộ công nhân viên của phòng, thực hiện tốt nhiệm

vụ của phòng và của công ty giao.Tổng hợp, hành chính,quản trị và tham mưu giúp

GĐ chỉ đạo quản lý công tác pháp chế thi đua, tuyên truyền, lưu trữ trong công ty

3: Phòng kế hoạch ( KH )

Tham mưu giúp GĐ chỉ đạo, quản lý công tác kế hoạch, thống kê các hoạtđộng sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng của công ty

4: Phòng đầu tư xây dựng

-Tham mưu giúp GĐ chỉ đạo thực hiện công tác quản lý các dự án đầu tư xâydựng công trình thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản trong phạm vicông ty Truyền tải điện I

- Thay mặt Giám đốc quản lý CBCNV của phòng, thực hiện tốt các nhiệm vụCông ty giao, thực hiện đúng các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước, các nội quy quy chế của Công ty

5: Phòng lao động tiền lương ( LĐTL )

Chịu trách nhiệm tham mưu giúp GĐ quản lý các lĩnh vực công tác về kếhoạch lao động tiền lương, BHXH, bảo đảm nguồn lao động và đời sống xã hội củacông ty, tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sứckhoẻ cho người lao động trong toàn công ty

6: Phòng kĩ thuật trạm ( KTTr )

là cơ quan tham mưu giúp GĐ công ty chỉ đạo điều hành công tác quản lý kĩthuật liên quan đến thiết bị trạm biến áp; thay mặt GĐ quản lý cán bộ CNV củaphòng , thực hiện kế hoạch của phòng và của công ty, thực hiện đúng các đường lốicủa Đảng và Nhà nước, nội quy của cơ quan

7: Phòng kĩ thuật đường dây ( KTĐZ )

Trang 15

Tham mưu giúp GĐ công ty chỉ đạo, quản lý điều hành công tác vận hành, đại

tu, sửa chữa và nghiệm thu các đường dây truyền tải 220KV-500KV; công tác quản

lý ô tô, xe máy và công tác xây dựng các công trình phụ trợ khác; thay mặt GĐ quản

lý cán bộ CNV của phòng, thực hiện tốt các kế hoạch của phòng và của công ty

8: Phòng tài chính kế toán ( TCKT )

tham mưu giúp GĐ công ty chỉ đạo, quản lý công tác kế toán tài chính và hạchtoán kế toán kinh doanh của công ty và chế độ tài chính kế toán của Nhà nước banhành; tham mưu giúp GĐ tổ chức thực hiện thống nhất công tác kế toán và thống

kê, quản lý cán bộ CNV của phòng, thực hiện tốt ké hoạch của phòng và công tygiao

9: Phòng vật tư ( VT ):

chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị, các nguồn trong vàngoài nước; quản lý việc sử dụng vật tư; đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tảiđiện; quảm lý cán bộ CNV của phòng, hoàn thành tốt kế hoạch của phòng và công

ty giao

10 Phòng Thanh tra, bảo vệ ( TTBV )

Giúp GĐ chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác thanh tra bảo vệ pháp chế, công tác quân sự- tự vệ trong công ty

-11 Phòng Kinh tế dự toán ( KTDT )

Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ về dự toántrong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, chuẩn bị sản xuất, sửa chữa lớn, sửa chữathường xuyên các công trình của công ty và nhận thầu; quản lý CBCNV của phòng,thực hiện tốt kế hoạch của phòng và của công ty

12 Phòng Điều độ viễn thông và công nghệ thông tin:

-Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức quản lý công tác điều độ các hoạt độngtruyền tải điện và hoạt động công nghệ thông tin của công ty

Trang 16

-Thực hiện công tác quản lý vận hành, điều hành hệ thống thiết bị thông tinviễn thông thuộc công ty Truyền tải điện I, quản lý theo cơ chế quản lý của tổngcông ty điện lực Việt nam.

13: Phòng kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao động ( KTAT)

Là phòng tham mưu trực tiếp cho GĐ giúp GĐ chỉ đạo, quản lý và thực hiệncông tác kĩ thuật an toàn và bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ

14: Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo ( TCCB – ĐT ):

giúp GĐ quản lý công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, quản lý công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ CNVC; hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thựchiên tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; thay mặt GĐ quản lý cán bộCNV của phòng, thực hiện tốt kế hoạch của phòng và của công ty giao

15: Phòng Quản lý đấu thầu ( QLĐT )

Tham mưu giúp GĐ chỉ đạo, quản lý công tác đấu thầu trong công ty và một

số công việc khác được giao

16: Phòng Tổng hợp thi đua ( TH – TĐ )

Tham mưu cho GĐ công ty về công tác tổng hợp, thi đua, áp dụng và cải tiến

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000

17: Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thành viên

* Xưởng thí nghiệm: Là một đơn vị thành viên có chức năng tiến hành các thí

nghiệm đặc trưng của nghành điện, các thí nghiệm về công nghệ sản xuất mới, cácgiải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, phát minh, sáng kiến cải tiến kĩ thuật củacông nhân

* Xưởng sửa chữa thiết bị: Sửa chữa, phục hồi mọi thiết bị thuộc quyền sở

hữu của công ty, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 17

* Đội vận tải cơ khí: Chuyên chở các phương tiện, thiết bị điện cũng như

người lao động đến các công trình, trạm biến áp hay nơi xảy ra sự cố điện nhằm đápứng nhanh nhất nhu cầu về người, phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố điện

* Các trạm biến áp: Theo dõi tổ chức quản lý, vận hành các máy biến áp mà

công ty trực tiếp quản lý

* Các Truyền tải điện : Là đơn vị hoạt động chuyên nghành truyền tải điện

trêm phạm vi một số tỉnh, thành phố có chức năng quản lý, vận hành cung cấp lướiđiện an toàn, liên tục, tin cậy đảm bảo chất lượng điện, phấn đấu giảm tổn thất điệnnăng lưới truyền tải điện theo kế hoạch được giao

1.1.2 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:

Từ ngày thành lập đến nay, cán bộ công nhân viên công ty truyền tải điện I đã

nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đã được nhà nướctặng thưởng nhiều danh hiệu

Ta có bảng kết quả sản xuất kinh doanh trong các năm qua(2004-2008)

Trang 18

Năm 2007 Công ty Truyền tải điện 1 đang quản lý 4 trạm biến áp 500kv, 24trạm biến áp 220kv (có 9 trạm 110kV nằm trong trạm 220kV) và 890 km đường dây500kv M1và M2, 2645 km mạch đơn và mạch kép đường dây 220kv

Đến năm 2008 thì Công ty quản lý 30 trạm biến áp, trong đó có 4 TBA500Kv, 25 TBA 220Kv, 1 TBA 110kV với tổng công suất đặt: 8.972 MVA và tổngcông suất bù là: 925,85MVAR ;Quản lý gần 900 km đường dây 500kV, 4000 kmđường dây 220kV và 192 km đường dây 220kV vận hành cấp 110kV

Trong mấy năm gần đây Công ty Truyền tải điện I đã đạt được một số thànhcông rõ nét Công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch Tổng công ty điện lựcgiao.Sản lượng điện truyền tải không ngừng tăng, công ty đã từng bước tăng trưởngvững mạnh

Năm 2006 công ty đã hoàn thành việc cải tạo, sửa chữa mạng Lan cơ quancông ty Truyền tải điện Mạng internet công ty Truyền tải điện I được xây dựng từnăm 1998 với 18 nút mạng, 01 máy chủ, 02 dịch vụ phần mềm và khoảng 30 người

sử dụng trong toàn bộ hệ thống Mạng được xây dựng theo kiểu hình sao, tốc độtruyền dẫn trong mạng chỉ đạt 10Mbps và đây cũng là phương án lý tưởng của côngnghệ tại thời điểm đó Qua 9 năm vận hành, mạng internet công ty Truyền tải điện I

đã có 156 máy tính cá nhân , 04 máy chủ, 14 dịch vụ phần mềm, 10 switch được lắpđặt theo nhiều tầng lớp Hệ thống mạng tốc độ chậm, nhiều nút trung gian, các máychủ có cấu hình thấp trong khi tập đoàn điện lực và công ty liên tục triển khai nhiềuphần mềm quan trọng vì vậy hệ thống trở nên quá tải, việc sự cố và sụp đổ có thểxảy ra bất cứ lúc nào Được sự đồng ý của lãnh đạo công ty từ tháng 8/2006 phòngđiều độ máy tính đã tiến hành sửa chữa, cải tạo mạng Lan Sau một thời gian tốc độmạng đã nâng từ 10/100MB/s lêm tốc độ 100/1000MB/s; khắc phục tình trạngnghẽn cổ chai giữa hai khối cơ quan Cửa Bắc và Hàng Bún; cải thiện rõ rệt tốc độtruy cập mạng; đưa hệ thống mạng thành hệ thống mạng tập trung, thông suốt, cấuhình và đầu nối khoa học…Vói cơ sở hạ tầng hệ thống như hiện nay, mạng internet

Trang 19

hoàn toàn có thể đáp ứng những yêu tối thiểu của các phần mềm mà tập đoàn vàcông ty triển khai.

Thứ hai là công ty đã bắt tay vào cải tạo, nâng cấp TBA 220KV Hà Đông Đây

là đầu mối cung ứng điện năng cho khu vực Hà Nội, Hà Tây, đồng thời là điểm nútquan trọng ảnh hưởng đến toàn lưới điện miền Bắc Tuy nhiên sau mấy chục nămvận hành không ngừng nghỉ, hệ thống thiết bị đã trở nên già nua, lạc hậu và khôngcòn đảm bảo an toàn, tin cậy trong khi nhu cầu phụ tải không ngừng tăng cao nếutiếp tục vận hành trạm với tình trạng thiết bị “ quá đát” sẽ gây nguy hiểm Do vậyPTCI đề nghị và được EVN cho phép cải tạo nâng cấp, sửa chữa nhằm nâng caonăng lực và độ tin cậy cho trạm cũng như góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thốngtoàn miền Bắc Dự án này đã và đang thổi một luồng sinh khí mới cho trạm

Về công tác quản lý, đã có những thay đổi đáng kể, chuyển sang hình thứcquản lý mới Công ty truyền tải điện I đã xây dựng và thiết kế dân chủ thông quanội dung và quy chế Các nội dung và quy chế này vừa là công cụ giám sát vừa làtấm gương phản chiếu hiệu quả sản xuất của từng cá nhân trong đơn vị

Ngoài ra lưới truyền tải điện được vận hành tuyệt đối an toàn, tin cậy không cótai nạn chết người xảy ra, sự cố xảy ra cũng giảm Nếu có sự cố xảy ra,hạn chế tối

đa thời gian cắt điện, Công ty đã kết hợp sửa chữa nhiều công việc cùng nhiều đơn

vị thực hiện một tuyến đường dây trong một lần cắt điện sửa chữa đề việc truyền tảiđiện luôn được tiến hành liên tục

Công tác quản lý kỹ thuật: Công ty coi đây là công tác trọng tâm của toàn bộcác đơn vị trong toàn Công ty Việc củng cố và hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật

là cơ sở để đảm bảo việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Công ty trongnăm Công ty đã làm tốt công tác biên soạn quy trình quản lý vận hành thiết bị trạm

và đường dây Tăng cường công tác kiểm tra thiết bị, kiểm tra đường dây định kỳ vàđột xuất để phát hiện sớm khiếm khuyết thiết bị và chủ động có phương án xử lý.Tăng cường kỷ luật trực ca vận hành và trực sự cố từ đơn vị đến cấp Công ty Chủđộng bố trí lịch cắt điện sớm và hợp lý để triển khai thi công hoàn thành sớm đại tu

Trang 20

sửa chữa lớn, ĐTXD góp phần an toàn cho vận hành lưới điện Duy trì hội nghịkiểm điểm công tác quản lý vận hành trạm biến áp, đường dây hàng quý qua đó cóthể học tập kinh nghiệm lẫn nhau và có kế hoạch khắc phục ngay những tồn tạitrong quản lý vận hành Khi những thiết bị cũ kĩ, lạc hậu được thay thế hoàn toànbằng những thiết bị hiện đại, chắc chắn trạm sẽ vững vàng hơn với vai trò một đầumối trọng yếu cấp điện cho Thủ Đô Hà Nội và khu vực lân cận Và với CBCNVTTĐ I đặc biệt là những kỹ sư, công nhân trực tiếp làm việc tại trạm sẽ không còncảm giác lo âu mà thay vào đó là sự tự tin, phấn khởi trong mỗi ca trực vận hành.

Số lượng truyền tải qua trạm 2005 là 7.2 tỷ KWh, năm 2006 là 7.6 tỷ KWh

Về mặt quản lý, trong những năm qua đã có những thay đổi đáng kể Chuyểnsang hình thức quản lý mới, công ty Truyền tải điện I đã thực hiện nội dung quản lýbằng nội quy, quy chế Các nội quy, quy chế này vừa là công cụ giám sát hoạt độngcác phòng ban, cá nhân theo chức danh vừa phản ánh hiệu quả sản xuất của từng cánhân, từng đơn vị Nhờ đó mọi hoạt động của công ty đi vào nề nếp, đảm bảo phốihợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc

Lưới truyền tải điện được vận hành tuyệt đối an toàn, sự cố xảy ra giảm Khi

có sự cố xảy ra hạn chế tối đa thời gian cắt điện cho một lần sửa chữa cũng như sốlần sửa chữa cắt điện trên lưới Công ty đã thực hiện kết hợp sửa chữa nhiều côngviệc cùng nhiều đơn vị thực hiện trên một tuyến đường dây trong một lần sửa chữacắt điện để việc truyền tải điện luôn được liên tục

Công ty Truyền tải điện có đội ngũ CNV có kinh nghiệm quản lý vận hành, cóham muốn phấn đấu, có tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm, nỗ lực cố gắng vượt quakhó khăn, lãnh đạo công ty đã biết dựa vào đó mà phát huy sức mạnh tập thể, đoànkết nội bộ, phát huy dân chủ…để tập trung nguồn lực hoàn thành tốt nhiệm vụ Tổngcông ty điện lực Việt Nam giao Thu nhập cán bộ CNV tương đối cao, đời sống vậtchất tinh thần được đảm bảo, người lao động của công ty được làm việc trong điềukiện phù hợp, bầu không khí thoải mái, luôn luôn được động viên khuyến khích cả

về vật chất lẫn tinh thần

Trang 21

Đơn vị đã tăng cường kiểm tra các thiết bị, máy móc; phát hiện xử lý các sự cốtiềm ẩn Các truyền tải trực thuộc đã kiểm tra soi phát nhiệt cả ban ngày lẫn banđêm toàn bộ các tuyến đường dây, đặc biệt là tuyến từ Hoà Bình đi Chèm, HàĐông; Thường Tín đi Mai Động.

1.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I

1.2.1 Đặc điểm của các dự án đầu tư của công ty:

1.2.1.1 Khái quát về các dự án của công ty:

Các dự án của công ty chủ yếu là dự án cải tạo và nâng cấp với mục đích làtăng cường độ ổn định vận hành an toàn tin cậy cho lưới điện khu vực Giảm tổnthất công suất, tổn thất điện năng trong lưới góp phần nâng cao hiểu quả sản xuấtkinh doanh điện của EVN

Các dự án đầu tư của công ty được thực hiện theo một trình tự thực hiện quản

lý dự án đầu tư xây dựng:

Trình tự thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng

I Lập kế hoạch đầu tư xây dựng

1 Lập phương án đầu tư (PAĐT) Truyền tải điện P.QLXD

3 Tổng hợp, trình duyệt Tổng Cty PAĐT P QLXD

4 Tổng hợp duyệt danh mục KHĐT P.KH

II Chuẩn bị đầu tư

1 Lập hồ sơ xác nhận quy hoạch , tổng

mặt bằng tỷ lệ : 1/500

2 Xin thoả thuận các cơ quan liên ngành TTĐ P.QLXD , lãnh đạo

Trang 22

Công ty

3 Lựa chọn tư vấn KSTK các dự án thuộc

thẩm quyền của Công ty

4

Trình Tổng Công ty duyệt đơn vị tư vấn

KSTK đối với các dự án thuộc thẩm

quyền của Tổng Công ty

5 Ký hợp đồng tư vấn lập dự án đầu tư và

KSTK

6 Giám sát quá trình thực hiện hợp đồng

và nghiệm thu sản phẩm tư vấn

10 Trình Tổng Công ty duyệt dự án đầu tư P.QLXD Lãnh đạo Công tyIII Thực hiện dự án đầu tư XD công trình

III.1 Thiết kế, dự toán XD công trình

3 QĐ phê duyệt bản vẽ thi công + dự toán P.QLXD, KTDT Lãnh đạo Công ty

4 Trình Tổng Công ty phê duyệt TKKT, P.QLXD

Trang 23

TDT, DTchi tiết , dự toán gói thầu các

dự án thuộc thẩm quyền Tổng Công ty

5 Lập KH đấu thầu xây lắp các dự án

thuộc thẩm quyền của Công ty

6

Lập và trình duyệt KH đấu thầu xây lắp

các dự án thuộc thẩm quyền của Tổng

Công ty

III.2 Lập thủ tục xin giao hoặc thuê đất và

xin giấy phép XD (nếu có)

3 Trình duyệt hợp đồng ngoại thuộc thẩm

quyền của Tổng Công ty

Tiếp nhận các tài liệu kỹ thuật về vật tư

thiết bị , kiểm tra và giao cho tư vấn lập

BVTC

P.QLXD

Trang 24

3 Nghiệm thu vật tư thiết bị P.VT + P.QLXD

B Thi công xây lắp

1 Biện pháp tổ chức thi công Nhà thầu xây lắp

2 Phê duyệt biện pháp tổ chức thi công P.QLXD

3

Trình duyệt biện pháp tổ chức thi công

các dự án thuộc thẩm quyền của Tổng

- Quản lý môi trường

5 Cấp phát + thu hồi VTTB (nếu có) P Vật tư

6 Tổ chức nghiệm thu giai đoạn P.QLXD

III.5 Quản lý chi phí dự án đầu tư XD công

trình

1 Theo dõi, tạm ứng, cấp phát vốn P TChính- Kế

toán

III.6 Theo dõi tiến độ, báo cáo định kỳ P.QLXD

1 Theo dõi tiến độ, báo cáo định kỳ nội

bộ

P.QLXD

Trang 25

III.7 Giám sát đánh giá đầu tư P.KH

IV Giai đoạn kết thúc đầu tư

1

Tổ chức nghiệm thu công trình bàn giao

đưa vào sử dụng + Hoàn thiện hồ sơ

hoàn thành công trình

P.QLXD

2

Thanh quyết toán công trình

+ Hồ sơ quyết toán

+ Thẩm tra

+ Phê duyệt quyết toán

+ Trình Tổng Công ty duyệt quyết toán

các dự án thuộc thẩm quyền của Tổng

Công ty

P.KTDTHội đồng thẩm traP.TCKT

P.TCKT

Danh mục và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong năm 2008

XD

TMĐT (tỉ đồng)

211,76

- Xong giai đoạn 1,2

- Cải tạo và nâng công suất

- Lắp đặt thiết bị FSC trong T9.08

- Thi công phần

Trang 26

Thái Nguyên

và lắp đặt thiết

bị bù

- Đã ký HĐ gói bù dọc FSC, SVC

móng SVC: Quí 4/08

- Lắp đặt SVC: Quí 1/09

2 Cải tạo trụ sở

Công ty tại

15-Cửa Bắc

C Số 15-Cửa Bắc

6,846 - Đã hoàn thành thi

công XD

- Quyết toán trong quí 4/08

- Đã hoàn thành thi công XD và lắp đặt thiết bị

- Quyết toán trong quí 4/08

18,58

- Đã hoàn thành thi công XD và lắp đặt thiết bị giai đoạn 1

- Gói thầu thiết bịnhị thứ, SCADA,ABB Việt Nam chào vượt giá gần50%

- Đang làm việc với ABB Phần Lan

48,188

- Đã phê duyệt TKKT-TDT và HSMT các gói thầu nhất thứ và nhị thứ

- Gói nhất thứ vượt giá gần 20% Đang thương thảo lại

- Đang thương thảo gói nhị thứ.Cải tạo và

Trang 27

59,532 - Đã duyệt

TKKT-TDT, KHĐT

- Đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu

- Đang lập và duyệt HSMT thiết bị

50,575 - Đã phê duyệt

DAĐT

- Thẩm định, trình duyệt TKKT-TDT, KHĐT, HSMT

8 Nhà ĐHSX

TTĐ Hoà Bình

C Tp.Hoà Bình 14,743

- Đã phê duyệt DAĐT, KHĐT

- Đã tách gói san nền

để thi công trước

- Đang lập BVTC phần xây dựng

- Đã xong thủ tụcđấu thầu gói san nền, đề nghị cho thi công trước để giữ đất

- Thi công XD vàlắp đặt thiết bị chuyển sang KH 2009

9

Trụ sở NPT tại

6A Hàng Bún B

Số 6A Hàng Bún

Đã được cấp qui hoạch mặt bằng với chiều cao công trình 32m

- Đang xin tăng chiếu cao lên 50m

- Ngừng dự án theo công văn số 193/NPT-KH ngày 21/7/08

- Đã phê duyệt chủ trương, qui mô

- Phê duyệt Thiết

kế BVTC, TDT,

Trang 28

Cách - Đang trình AMB

Thiết kế BVTC và TDT

Nguyên

8,013 - Đã phê duyệt

DAĐT

- Đang trình duyệt KHĐT

- Đấu thầu và thi công

2,85 - Đã lập, duyệt xong

TKBVTC và TDT,KHĐT,HSMT

- Đấu thầu và thi công

13 Cải tạo khu 6A

Hàng Bún

thành nhà ĐH

của NPT

C6A Hàng Bún

Dự kiếnkhoảng

3 tỷ

- Đã báo cáo phương

án sơ bộ cải tạo nhà

5 tầng

- Đang lập,TKBVTC,TDT

- Đang xin ý kiếnchính thức của NPT về qui mô cải tạo

30,25

- Thi công xong phần XD, lắp đặt thiết bị

- Đang lắp đặt hệ

- Đang lắp đặt hệ thống LSA

- Triển khai hệ thống SCADA

Trang 29

thống LSA.

Cụ thể:

+ Dự án cải tạo và nâng cấp trạm biến áp 220kV Đồng Hòa:

Chủ đầu tư: Tập đoàn điện lực Việt Nam

Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty Tư vấn xây dựng điện 1

Mục tiêu đầu tư:

-Tăng cường độ ổn định, vận hành an toàn và tin cậy cho lưới điện khu vựcnói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng

-Giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong lưới, góp phần nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh điện của EVN

Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

Thay thế một số thiết bị của Liên Xô cũ vận hành kém chất lượng bằng cácthiết bị mới, vị trí của các thiết bị lắp mới bố trí tương ứng vị trí của thiết bị cũ thaythế Hoàn thiện hồ sơ 2 thanh cái và thanh cái vòng chính 110kV, nâng cấp hệ thốngđiều khiển và bảo vệ cho trạm

Địa điểm xây dựng:

Trong hàng rào trạm biến áp 220kV Đồng Hòa- Thành phố Hải Phòng

Loại , cấp công trình: Thuộc dự án năng lượng cấp 2

Tổng mức đầu tư: 48.188.022.000 đồng (bốn mươi tám tỉ, một trăm tám mươi

tám triệu, không trăm hai hai ngàn đồng)

Chi phí xây dựng: 8.998.804.000 đ

Chi phí thiết bị: 28.110.668.000 đ

Chi phí QLDA và chi phí khác: 4.793.156.000 đ

Dự phòng: 6.285.394.000 đ

Trang 30

Nguồn vốn đầu tư: sử dụng vốn khấu hao cơ bản theo kế hoạch của tập đoàn

Điện lực Việt Nam

Hình thức quản lý dự án: giao Công ty Truyền tải điện I thay tập đoàn Điện

lực Việt Nam quản lý điều hành thực hiện dự án

Thời gian thực hiện dự án: Năm 2007- quý II năm 2008

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp 220kV Vĩnh Yên – Mở rộngmáy 2

Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Đơn vị tư vấn lập dự án: Công ty Tư vấn xây dựng điện 1

Chủ nhiệm lập dự án: Phạm Anh Tuấn

Mục tiêu và quy mô đầu tư:

Lắp bổ sung 01 máy biến áp 220kV/110/22kV-125MVA tại Trạm biến áp220kV Vĩnh Yên trong tháng 11/2007 để đảm bảo an toàn cho trạm và đáp ứng yêucầu tăng phụ tải đột biến của khu vực

Giai đoạn 1: Giai đoạn vận hành tạm chống quá tải trạm 220kV Vĩnh YênGiai đoạn 2: Lắp đặt hoàn thiện

Loại cấp công trình: cấp công trình đường dây và trạm biến áp, cấp II

Nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn khấu hao cơ bản năm 2007 do tập đoàn điện lực

Việt Nam cấp cho công ty truyền tải điện I

Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư quản lý dự án thông qua Công ty truyền

tải điện I

Thiết kế hai bước: thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công

Phương thức thực hiện dự án: Thực hiện lựa chọn các nhà thầu theo các quy

định hiện hành và các cơ chế cho phép

Trang 31

Giai đoạn 1: quỹ IV năm 2007

Giai đoạn 2: quỹ III năm 2008

Tổng mức đầu tư của dự án: 18.580.573.575 đồng

Trong đó: Chi phí xây dựng: 2.135.003.314 đ

Chi phí thiết bị: 12.173.018.445 đ

Chi phí QLDA: 331.799.168 đ Chi phí tư vấn ĐTXD công trình: 1.193.608.665 đ

Chi phí khác: 943.846.073 đ

Chi phí dự phòng : 1.803.297.911 đ

+ Dự án đầu tư công trình nhà điều hành và nhà nghỉ ca đội quản lý vận hành đường dây 220kV Hải Phòng

Chủ đầu tư: Công ty truyền tải điện I

Địa điểm xây dựng: Trong khuôn viên đất rộng 4226m² tại xã An Hồng ,

huyện An Dương , thành phố Hải Phòng

Nội dung và quy mô thiết kế: Xây dựng nhà điều hành sản xuất 02 tầng và nhà

nghỉ 02 tầng với tổng diện tích sàn khoảng 844.10 m² và các công trình phụ trợ

Tổng mức đầu tư: 2.997.920.665,6 đồng

Làm tròn : 2.997.920.000.0 đồng

Trong đó: Chi phí xây dựng: 2.281.760.000 đ

Chi phí QLDA và chi phí khác: 602.072.665,6 đ

Dự phòng phí : 114.088.000 đ

Xác định nguồn vốn: nguồn vốn xây dựng công trình lấy từ nguồn vốn chuẩn

bị sản xuất của Tổng công ty

Tiến độ thực hiện dự án: trong 02 năm 2007-2008

Trang 32

Chuẩn bị đầu tư: lập dự án và phê duyệt vào quý I năm 2007

Thực hiện đầu tư: -Lập và thiết kế xây dựng dự toán vào quý II năm 2007 -Thẩm định , phê duyệt thiết kế, tổng dự toán công trình vàoquý II năm 2007

-Lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu vào quý III năm2007

-Khởi công xây dựng công trình vào quý III năm 2007

Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng: nghiệm thu bàn giao côngtrình vào quý I năm 2008

-Đáp ứng được mục tiêu xây dựng thành phố Hải Phòng thành một thành phốcông nghiệp hóa-hiện đại hóa theo mục tiêu đã đề ra trong nghị định 32 của BộChính Trị

-Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày một tăng của thành phố HảiPhòng và các Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo và hoàn thiện trạm biến

áp 220kV Thanh Hóa

Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty Tư vấn xây dựng điện 1

Mục tiêu đầu tư:

Trang 33

-Tăng cường độ ổn định vận hành an toàn tin cậy cho lưới điện khu vực nóichung và Thanh Hóa nói riêng

-Giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong lưới, góp phần nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh điện của EVN

-Đảm bảo cho việc đầu nối NMTĐ Cửa Đạt về thanh cái 110kV trạm 220kVThanh Hóa, tăng công suất cho hệ thống

Nội dung và qui mô đầu tư xây dựng:

-Thay thế một số thiết bị của Liên Xô đã cũ, vận hành kém chất lượng bằngcác thiết bị mới, hoàn thiện sơ đồ 2 thanh cái và thanh cái vòng phía 110kV, nângcấp hệ thống điều khiển và bảo vệ cho trạm

-Mở rộng ngăn lộ 110kV đi Cửa Đạt tại Trạm biến áp 220kV Thanh Hóa đểtruyển tải công suất từ nhà máy thủy điện Cửa Đạt vào hệ thống phân phối điện qua

hệ thống phân phối 110kV trạm biến áp 220kV Thanh Hóa

-Bổ sung các thiết bị thông tin cho kênh truyền dẫn tín hiệu của hệ thống rơ lebảo vệ các ĐDK 220kV

Địa điểm xây dựng: trong hàng rào trạm biến áp 220kV Thanh Hóa ( Ba Chè)

Trang 34

Dự phòng: 6.359.227.000 đ

Nguồn vốn đầu tư: Sử dụng vốn đầu tư xây dựng theo kế hoạch của tập đoàn

Điện lực Việt Nam

Hình thức quản lý dự án: Giao công ty truyền tải điện 1 thay tập đoàn điện lực

Việt Nam quản lý điều hành thực hiện dự án

Thời gian thực hiện dự án: năm 2007-2008

+ Dự án cải tạo và nâng cấp trạm biến áp 220kV Ninh Bình

Chủ đầu tư: tập đoàn Điện lực Việt Nam

Địa điểm xây dựng: tại trạm biến áp 220kV Ninh Bình hiện có

Mục tiêu dự án: giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong mạng lưới,

nâng cao độ tin cậy của hệ thống điện, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh điện của EVN Góp phần đáp ứng được nhu cầu cung cấp điện cho khu vựctrong giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn sau

Quy mô đầu tư:

-Thay thế các thiết bị của Liên Xô đã cũ, vận hành kém chất lượng bằng cácthiết bị mới, vị trí của thiết bị lắp mới bố trí đúng vào vị trí thiết bị cũ mà nó thaythế Bổ sung các biến điện áp 220kV, 110kV và các chống sét thanh cái220kV,110kV để tăng cường độ tin cậy của hệ thống

-Cải tạo lại hệ thống trụ đỡ thiết bị nhà 10kV mương cáp ngoài trời và nhàđiều khiển

Nguồn vốn đầu tư: thiết bị cần thay thế sẽ sử dụng nguồn vốn sửa chữa lớn.Thiết bị bổ sung lắp mới sẽ sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản

Tổng mức vốn đầu tư: 50.511.957.545 đồng

Chi phí xây dựng: 10.087.321.692 đ

Chi phí thiết bị: 30.291.590.345 đ

Trang 35

Phương thức thực hiện dự án: Đấu thầu theo quy định hiện hành

Thời gian thực hiện dự án: 2008-2009

Thiết kế 3 bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán và thiết kế bản

vẽ thi công

+ Dự án công trình lắp đặt máy cắt liên lạc thanh cái 220kV trạm

biến áp 220kV Thái Nguyên

Chủ đầu tư: tổng công ty truyền tải điện quốc gia (NPT)

Địa điểm xây dựng: tại trạm biến áp 220kV Thái Nguyên

Mục tiêu của dự án:

-Nhằm đảm bảo vận hành an toàn tin cậy và linh hoạt cho các xuất tuyến220kV Thái Nguyên nói riêng và toàn bộ trạm biến áp 220kV Thái Nguyên cũngnhư hệ thống điện miền Bắc nói chung

-Nâng cao độ tin cậy của hệ thống điện, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh điện của EVN

Quy mô đầu tư:

-Lắp bổ sung ngăn liên lạc thanh cái 220kV, các thiết bị chính lắp đặt chongăn lộ mới gồm: máy cắt , dao cách ly biến dòng điện các vật liệu và phụ kiện đầunối cùng các thiết bị điều khiển bảo vệ của ngăn lộ

Trang 36

-Phần xây dựng bao gồm phần móng trụ đỡ, trụ đỡ thiết bị, móng cột, cột xàthép lắp mới cho ngăn phân đoạn 220kV Ngoài ra để lấy chỗ cho việc lắp đật cácthiết bị và cấu kiện mới đường cấp thoát nước cứu hỏa, đường thoát dầu sự cố đượcđiều chỉnh lại tuyệt đầu nối

Nguồn vốn đầu tư: vốn của NPT bố trí theo kế hoạch

Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư quản lý dự án thông qua công ty truyền

tải điện I

Phương thức thực hiện dự án: đấu thầu theo quy định hiện hành

Thời gian thực hiện dự án : 2008-2009

Thiết kế 2 bước: thiết kế cơ sở- thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán

1.2.1.2 Đặc điểm chung của các dự án:

+ Sản phẩm của dự án : thuộc lĩnh vực xây dựng nên có tính chất cố định vềmặt địa dư , mặt khác sản phẩm lại có giá trị cao so với giá trị đơn vị sản phẩm củacác ngành khác Thời gian hoàn thảnh sản phẩm kéo dài , sản phẩm thi công được

sử dụng trong một thời gian dài , chất lượng sản phẩm dự án phải trải qua thời giandài sử dụng mới bộc lộ ra các sai sót Do đó đòi hỏi công tác kiểm tra kỹ thuật côngtrình phải được thực hiện hết sức cẩn thận , nghiêm túc

Trang 37

+Khi tiến hành thi công: các công việc thường có kỹ thuật phức tạp , khốilượng công việc lớn bao gồm một tổ hợp công việc đan xen nhau, do vậy thời gianhoàn thành sản phẩm thường kéo dài đòi hỏi một sự đầu tư lớn về tiền vốn và laođộng Vì thế công tác quản lý là hết sức khó khăn , cần phải có sự kết hợp chặt chẽgiữa người lao động và cán bộ quản lý…

+Đặc điểm nguyên vật liệu: nguyên vật liệu thường có khối lượng lớn cồngkểnh, lượng hao hụt lớn, do vậy để đảm bảo cho công trình thi công đúng tiến độ ,công ty phải lên kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu

Nguyên vât liệu của công ty thường là sắt thép , xi măng , gạch đá, cát , bêtông…Công tác vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu vô cùng khó khăn đo đómức hao hụt lớn Công ty truyền tải điện I quán triệt ba nguyên tắc trong việc cungứng nguyên vật liệu là : cung cấp kịp thời, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng quycách , chủng loại và đồng bộ Công tác tổ chức nguyên vật liệu sẽ đảm bảo tiến độthi công công trình , công việc không bị gián đoạn , công nhân không phải nghỉviệc, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ…

1.2.1.3 Đặc điểm riêng của các dự án:

Nguồn vốn đầu tư của dự án chủ yếu là sử dụng vốn đầu tư xây dựng theo kếhoạch của tập đoàn điện lực việt nam Hình thức quản lý dự án công ty được tậpđoàn điện lực Việt Nam giao cho quản lý điều hành thực hiện dự án Chi phí đền bù

và giải phóng mặt bằng hầu như là không có, vì thường là cải tạo và nâng cấp cáctrạm biến áp đã có từ trước.Chủ đầu tư của các dự án là Tập đoàn điện lực ViệtNam

Chương trình dự án là một hệ thống các dự án nhỏ, với khối lượng công việcrất lớn, đa dạng kéo theo những khó khăn trong khâu quản lý về chi phí , chấtlượng, nhân lực…Khối lượng công việc lớn đi kèm với nhiều hoạt động phải thựchiện từ khâu chẩn bị đầu tư xin chủ trương đầu tư , xin cấp phép đầu tư…đến khâuthực hiện dự án đầu tư như các hoạt động về đấu thầu mua sắm , đấu thầu xây lắp

Trang 38

những nội dung mà công ty không có chuyên môn khả năng đáp ứng được, đến giaiđoạn vận hành khai thác dự án…

Máy móc thiết bị đưa vào sử dụng của dự án đa phần là máy móc thiết bị nhậpngoại khá phức tạp cho công tác lắp đặt vận hành và sử dụng do đó đòi hỏi phải cóđội ngũ công nhân lành nghề Các thủ tục nhập máy móc từ nước ngoài về khá phứctạp , thời gian giao hàng nhiều khi không đúng tiến độ

Công nghệ thiết bị mới nên cần người điều hành có kinh nghiệm và tay nghềcao

1.2.2 Quy trình quản lý dự án tại công ty truyền tải điện I:

1.2.2.1.Xin giao đất, thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất( đối với dự

án có sử dụng đất)

-Công ty và các đơn vị thành viên sẽ tiến hành làm các thủ tục cần thiết vàhoàn thiện hồ sơ để xin giao đất , thuê đất hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất-Việc thu hồi đất , giao nhận đất tại hiện trường phải được thực hiện theo đúngquy định của pháp luật về đất đai

-Phòng đầu tư-công ty sẽ có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị thực hiện các thủtục xin được giao đất, thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho dự án

1.2.2.2.Xin phép xây dựng(nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng)

-Công ty và các đơn vị thành viên có dự án đầu tư sẽ tiến hành làm thủ tục vàhoàn thiện hồ sơ để xin giấy phép xây dựng cho dự án

-Thủ tục xin giấy phép xây dựng được thực hiện theo các điều luật đã đượcquy định Điều 62 điến điều 68 của luật xây dựng và cá điều từ điều 17 đến điều 23của nghị định 16/2007/NĐ-CP ngày 20/7/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựngcông trình

Trang 39

1.2.2.3.Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng:

- Công ty và các đơn vị thành viên thực hiện theo điều 69 đến điều 71 của luậtXây dựng

-Kinh phí giải phóng mặt bằng được lấy trực tiếp từ kinh phí của dự án đầu tưxây dựng công trình

-Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng được tiến độ thực hiệncủa dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt

1.2.2.4.Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình:

-Do công ty cổ phần tư vấn điện 1 thiết kế Sau đó qua công ty truyền tải điện

I thẩm tra nộp mỗi phòng ban trong công ty một bản thiết kế đó Ấn định khoảngthời gian 15 ngày các phòng ban góp ý sau đó phòng đầu tư xây dựng tổng hợp và

tổ chức một cuộc họp đánh giá các mặt chuyên môn của mình sau đó đưa vào thiết

kế hiệu chỉnh Trình lên công ty phê duyệt đầu tư, thết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công,

dự toán giá

-Công tác này được thực hiện theo quy trình ISO số 14 về kiểm tra và trìnhduyệt thiết kế và quy trình ISO số 21 về xây dựng và quản lý định mức , đơn giáxây dựng công trình

1.2.2.5.Đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ và xây lắp:

-Những yêu cầu cơ bản do công ty tư cổ phần tư vấn điện 1 lập hồ sơ Phòngđấu thầu sẽ kiểm tra tính pháp lý hồ sơ mời thầu và công bố phát hành trên báo bán

hồ sơ mời thầu Chọn được nhà thầu.Thành lấp ban thẩm định sau đó xuống phòng

kế hoạch lập hợp đồng đưa sang phòng đầu tư và tiến hành thi công

-Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ và xây lắp thực hiện theo quytrình ISO số 17 về đấu thầu mua sắm thiết bị và quy trình ISO số 20 về đấu thầu và

ký kết hợp đồng kinh tế

Trang 40

1.2.2.6.Tiến hành thi công xây lắp:

Quy trình tiến hành thi công xây lắp được thực hiện theo quy trình ISO số 13

về lập và quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng, quy trình ISO 15 về kiểmsoát chất lượng công trình xây dựng, quy trình ISO số 16 về quản lý vật tư , phụtùng trong xây lắp và quy trình ISO 18 về quy trình thực hiện công tác bảo hộ laođộng

1.2.2.7.Quản lý kỹ thuật , chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng:

-Công ty sẽ giao cho ban kiểm tra hàng, thiết bị đánh giá bề ngoài của thiết bịsau đó lắp thiết bị lên đưa vào xưởng sửa chữa thiết bị đó đat tiêu chuẩn thì cho vàovận hành nếu không đạt tiêu chuẩn thì trả lại cho nhà cung cấp

-Được thực hiện theo nghị định số 2009/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 củachính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng kết hợp với quy trình ISO số

08 về quản lý thiết bị và luật đầu tư 2005

1.2.2.8.Nghiệm thu, bàn giao công trình:

-Sẽ cử mổi phòng một người của tất cả các phòng ban trong công ty để tập hợpcông việc cho phòng đầu tư xây dựng nghiệm thu và nghiệm thu giai đoạn vận hành

và giai đoạn bàn giao

-Thực hiện theo điều 47, 51 của nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/71999, theokhoản 16, điều 1 của nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của chính phủ banhành sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý đầu tư và xây dựng quyết định số18/2003/NĐ-BXD ngày 27/6/2003 của bộ xây dựng về việc ban hành quy định quản

lý chất lượng công trình theo quy trình kiểm soát chất lượng công trình xây dựng ,cùng luật đầu tư 2005

1.2.2.9.Quyết toán công trình:

- Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư , ngay sau khi công trìnhbàn giao và đưa vào khai thác , sử dụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

Ngày đăng: 03/09/2012, 10:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tài chính của công ty PTC1 năm 2004, 2005, 2006,2007,2008 2. Báo cáo đầu tư xây dựng của công ty PTC1 năm 2006,2007,2008 3. Kế hoạch đầu tư xây dựng công ty PTC1 năm 2006,2007,2008 Khác
4. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2007 phương hướng thực hiện kế hoạch năm 2008 Khác
5. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2008 phương hướng thực hiện kế hoạch năm 2009 Khác
6. Trang Web của công ty PTC1: www.ptc1.com.vn Khác
7. Giáo trình quản lý dự án (trường đại học kinh tế quốc dân 2008) 8. Giáo trình lập dự án(trường đại học kinh tế quốc dân 2007) 9. Các luận văn khóa 44,45,46, khoa Đầu tư Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: - Công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải pháp.doc
1.1.2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: (Trang 17)
Qua bảng trên ta thấy được cấp độ công việc được trình bày theo thứ tự trước sau và tình hình chi phí kế hoạch và thực tế cho từng công việc cụ thể, đây cũng là  thứ bậc phân tách công việc một dựa án xây dựng nhà điều hành ở công ty Truyền  Tải Điện I - Công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải pháp.doc
ua bảng trên ta thấy được cấp độ công việc được trình bày theo thứ tự trước sau và tình hình chi phí kế hoạch và thực tế cho từng công việc cụ thể, đây cũng là thứ bậc phân tách công việc một dựa án xây dựng nhà điều hành ở công ty Truyền Tải Điện I (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w