Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
679,68 KB
Nội dung
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THUƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
THƯƠNG MẠIVIỆTNAM-HOAKỲ
MỘT NĂMSAUHIỆPĐỊNHTHƯƠNGMẠICÓ
HIỆU LỰC
Hà Nội, tháng 12/2003
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
CHU THỊ PHƯƠNG
LỚP: ANH 8 - K38C
GIÁO VIÊN HƯ
ỚNG DẪN:
T.S PHẠM DUY LIÊN
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I QUAN HỆ THƯƠNGMẠIVIỆT NAM- HOAKỲ TRƯỚC KHI KÝ
KẾT HIỆPĐỊNHTHƯƠNGMẠI 7
I. Khái quát lịch sử thươngmại hai nước 7
2. Quan hệ thươngmại Việt-Mỹ từ năm 1975- 1994 8
3. Quan hệ thươngmại Việt-Mỹ từ 1994 đến nay 10
II.Thực trạng thươngmại hai nước trước khi kýHiệpđịnhthương
mại 12
1. Giai đoạn trước khi bỏ cấm vận 12
2. Giai đoạn sau khi bỏ cấm vận 13
2.1. Tình hình xuất khẩu của ViệtNam sang HoaKỳ 13
2.2. Tình hình nhập khẩu từ Mỹ của ViệtNam 31
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THƯƠNGMẠIVIỆTNAM – HOAKỲMỘTNĂM
SAU KHI HIỆPĐỊNHTHƯƠNGMẠICÓHIỆULỰC 41
I. Những nội dung cơ bản của hiệpđịnhthươngmại song phương 41
1. Những nội dung cơ bản 41
2. Một số đánh giá về tác động của HiệpđịnhthươngmạiViệtNam –
Hoa Kỳ đến sự phát triển thươngmại giữa hai nước 48
II.Thực trạng thươngmạiViệt Nam- HoaKỳmộtnămsau khi hiệp
định 52
1. Tình hình xuất khẩu của ViệtNam sang Mỹ 52
Bảng 20: kim ngạch xuất khẩu dầu thô 1999-2002 68
2. Tình hình nhập khẩu của ViệtNam từ Mỹ 69
3. Đánh giá tổng quát 75
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THƯƠNGMẠIVIỆT NAM-HOA
KỲ 78
I. Triển vọng thươngmạiViệt Nam-Hoa Kỳ 78
II. Các giải pháp thúc đẩy thươngmại hai nước 81
3
1. Các giải pháp vĩ mô 82
1.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện minh bạch
hoá các luật lệ 82
1.2 Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường và các hoạt
động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường để cung cấp các
sản phẩm phù hợp. 83
1.3. Nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội ngành hàng 86
1.4. Mở cửa hơn nữa các lĩnh vực thươngmại dịch vụ, đặc biệt là
lĩnh vực tài chính 86
1.5. Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các cam kết về quyền sở hữu
trí tuệ 87
2. Các giải pháp vi mô 87
2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoáViệtNam 87
2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các
doanh nghiệp khác trên thị trường Mỹ 89
2.3 Về vấn đề nhãn hiệu và thươnghiệu 90
2.4 Tìm kiếm thị trường và đối tác tin cậy 91
KẾT LUẬN 93
4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 13 tháng 7 năm 2000, HiệpđịnhThươngmạiViệt nam-Hoa Kỳ
được ký kết. Ngày 8 tháng 6 năm 2001, Tổng thống HoaKỳ G. Bush đã chính
thức trình Quốc hội HoaKỳ xem xét và phê chuẩn Hiệp định. Theo luật định,
các Ủy ban Tài chính của Thượng viện và Hạ viện HoaKỳ xem xét Hiệpđịnh
trong vòng 75 ngày, sau đó gửi lên Thượng viện và Hạ viện để bỏ phiếu thông
qua. Ngày 10/12/2001 tại New York (Mỹ) đại diện hai Chính phủ đã trao đổi
thư phê chuẩn Hiệpđịnh và HiệpđịnhThươngmạiViệtnam – HoaKỳ chính
thức cóhiệulực ; mở ra một thị trường mới với quy mô cực kỳ lớn, mộtcơ
hội vàng cho Việtnam xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường Hoa Kỳ.
Cho tới nay, HiệpđịnhthươngmạiViệtnam-HoaKỳ đã cóhiệulực
được hơn 1 năm rưỡi, kim ngạch xuất nhập khẩu của ViệtNam vào HoaKỳ
và ngược lại tăng trưởng mạnh mẽ, hàng hóa của Việtnam khi xuất khẩu sang
thị trường HoaKỳ đã được hưởng quy chế tối huệ quốc, doanh nghiệp Việt
nam có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường HoaKỳ và ngược lại. Tuy
nhiên, một điều rất dễ nhận thấy là HoaKỳ và Việtnamcó quá nhiều điểm
khác biệt không chỉ về chế độ chính trị, kinh tế, ngoại giao mà cả chính sách
thương mại. HoaKỳ là một siêu cường có nền kinh tế thị trường phát triển
theo cơ chế thị trường từ hàng trăm năm nay với hệ thống pháp luật hoàn hảo,
tương ứng với các chuẩn mực quốc tế. Còn Việt nam, là một nước đang phát
triển có trình độ phát triển thấp đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế
thị trường với hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, mang nặng ảnh hưởng của thời
kỳ bao cấp. HoaKỳ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Vào đầu thế kỷ 21,
Hoa Kỳcó 270 triệu dân, với nền kinh tế mạnh nhất toàn cầu, tỷ lệ lạm phát
và thất nghiệp thấp, mức sống người dân tiếp tục tăng, xuất hiện sự phồn vinh
chưa từng có trong lịch sử từ trước tới nay của Hoa Kỳ. Trong khi đó, Việt
nam vẫn ở trong số những nước nghèo nhất thế giới. Trong 10 năm tới, tức là
từ 2001 đến 2010, Việt nam, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của
5
mình, đặt mục tiêu phải phấn đấu để đưa Việtnam "ra khỏi tình trạng kém
phát triển tạo nền tảng để đến năm 2020, Việtnamcơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Những khác biệt này đã đặt ra biết
bao thách thức đối với doanh nghiệp Việtnam khi phải thực hiện Hiệpđịnh
Thương mại song phương đã được ký kết và cóhiệu lực. Chính vì vậy việc
tìm hiểu về thực trạng thươngmạiViệt Nam- HoaKỳ ra sao sau khi Hiệp
định thươngmại đã cóhiệulực hơn mộtnăm qua, quan hệ hai nước đã đạt
được những thành tựu gì,còn những gì hạn chế, cần khắc phục để việc thực thi
Hiệp địnhthươngmại đạt hiệu quả cao và phát huy tốt nhất tiềm năng kinh tế
đất nước là vấn đề rất cần thiết. Đó là lý do để chọn đề tài "Thực trạng
thương mạiViệtNam – HoaKỳmộtnămsau khi Hiệpđịnhthươngmạicó
hiệu lực”
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóaViệtnam sang Hoa
Kỳ kể từ khi Hiệpđịnhthươngmạicóhiệulực nêu bật những thuận
lợi, khó khăn, những tồn tại và những bất cập, cản trở việc xuất
khẩu hàng hóa của Việtnam sang HoaKỳ cũng như nhập khẩu hàng
hoá từ HoaKỳ vào Việt Nam.
- Nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể những thuân lợi khó khăn
trong quan hệ thươngmại hai nước sau khi Hiệpđịnh đã cóhiệu
lực. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp , đối sách cụ thể của Chính
phủ cũng như của doanh nghiệp Việtnam nhằm thúc đẩy hơn nữa
quan hệ thươngmại hai nước, đặc biệt là biện pháp thúc đẩy xuất
khẩu hàng Việtnam sang thị trường HoaKỳ trong điều kiện Hiệp
định Thươngmại đã cóhiệu lực.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tình hình xuát nhập khẩu hàng hoá
của ViệtNam sang HoaKỳ và ngược lại. Nghiên cứu về kim ngạch cũng như
cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của ViệtNam trong quan hệ
6
thương mại với Hoa Kỳ. Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch buôn bán hai
chiều cũng như sự thay đổi trong từng mặt hàng cụ thể trong điều kiện Hiệp
định thươngmạicóhiệulực so với trước khi ký kết Hiệpđịnh song phương là
vấn đề được tập trung nghiên cứu trong đề tài
- Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn ở kim ngạch và cơ cấu xuất nhập
khẩu, từ đó nêu bật những thành tựu cũng như hạn chế trong thươngmại hai
nước từ sau khi Hiệpđịnhthươngmạicóhiệu lực. Những nghiên cứu khác
chủ yếu là để làm nổi bật hơn nội dung này.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin về duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về đường lối phát triển kinh tế cũng như kim chỉ nam cho
phương pháp tư duy. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu tổng hợp như: phân tích, thống kê, hệ thống hóa và diễn giải.
Bố cục của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài gồm 3 chương:
Chương I : Quan hệ thươngmạiViệt Nam-Hoa Kỳ trước khi ký kết Hiệp
định thươngmại
Chương II : Thực trạng thươngmạiViệt Nam-Hoa KỳmộtnămsauHiệp
định thươngmạicóhiệulực
Chương III :Một số giải pháp thúc đẩy thươngmạiViệt Nam-Hoa Kỳ
7
CHƯƠNG I
QUAN HỆ THƯƠNGMẠIVIỆT NAM- HOAKỲ TRƯỚC KHI
KÝ KẾT HIỆPĐỊNHTHƯƠNGMẠI
I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THƯƠNGMẠI HAI NƯỚC
Có thể nói quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ bắt đầu từ rất sớm. Người được
coi là người đầu tiên đặt chân lên đất ViệtNam là thuyền trưởng John White
sứ Salem, một nhà buôn bang Massachusets. Vào thời điểm cách đây hơn 180
năm, chính xác là vào năm 1820, ông này đã lần đầu tiên đưa tàu đến bán
hàng tại Vũng Tàu và sau đó là Sài Gòn. Có nhiều ý kiến cho rằng chuyến
viếng thăm của thuyền trưởng White đã mở đường cho quan hệ chính thức
giữa hai nước 12 năm sau. Đó là vào năm 1832, Bộ trưởng Edmund Roberts,
được sự uỷ nhiệm của Tổng thống Andrew Jackson đã dẫn đầu đoàn ngoại
giao chính thức đầu tiên đến ViệtNam để đàn phán về mộtHiệpđịnhthương
mại song phương. Do cómột số bất đồng giữa hai nước, cuộc đàm phán đã
không thành công. Tuy nhiên có thể coi kể từ đây lịch sử quan hệ Việt-Mỹ
được bắt đầu.
1. Quan hệ thươngmại Việt-Mỹ trước năm 1975
Mặc dù đã có sự viếng thăm của nguyên thủ quốc gia giữa hai nước
nhưng vào giai đoạn đầu thế kỷ 20, ViệtNam -Hoa Kỳvẫn chưa có quan hệ
mua bán chính thức nào. Tuy nhiên, người ViệtNam đã sớm biết đến các sản
phẩm của Mỹ do các hãng tàu buôn chở tới, trong đó trước hết phải kể đến
hãng Caltex với sản phẩm dầu hoả nổi tiếng của mình, đây là một trong
những hãng buôn đầu tiên của Mỹ thành lập đại lý tại Đông Dương.
Thời kỳ Pháp thuộc, thông qua chính quyền Pháp, Mỹ có mua của Việt
Nam một số mặt hàng như cao su, thiếc và các loại khoáng sản khác. Vào
những lúc cao điểm, ViệtNam đã xuất sang Mỹ tới 92000 tấn cao su chiếm
8
39% giá trị xuất khẩu của Đông Dương. Đổi lại Mỹ viện trợ cho chính quyền
Pháp tại ViệtNam khoảng 1700 triệu USD trị giá hàng tiêu dùng, vũ khí và
phương tiện chiến tranh.
Sau năm 1954, Mỹ chuyển sang buôn bán với chính quyền Sài Gòn cũ.
Hình thức buôn bán chủ yếu là viện trợ từ Mỹ để phục vụ chiến tranh. Kim
ngạch buôn bán do đó khá hạn chế, chủ yếu là quan hệ thươngmạimột chiều.
Trong giai đoạn 1954-1975, Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn tổng cộng
26 tỷ USD trong đó gần 20 tỷ là viện trợ quân sự. Khoảng 90% hàng hoá trên
thị trường miền Nam thời kỳ này là hàng nhập khẩu từ Mỹ. Chính quyền Sài
Gòn cũng xuất khẩu sang Mỹ một số mặt hàng như cao su, gỗ, hải sản, hàng
thủ công mỹ nghệ, đồ gốm,…nhưng số lượng không đáng kể. Do diễn biến
chiến tranh, từ năm 1973 hoạt động buôn bán song phương giảm dần và chấm
dứt vào năm 1975.
2. Quan hệ thươngmại Việt-Mỹ từ năm 1975- 1994
Sau khi chiến tranh kết thúc, do chính sách cấm vận của Mỹ, quan hệ
thương mại giữa ViệtNam –Hoa Kỳ hầu như chấm dứt. Tuy nhiên, với tinh
thần yêu hoà bình và thiện chí khép lại quá khứ để hướng tới tương lai, ngay
sau mùa xuân năm 1975, ViệtNam đã có những bước đi để thiết lập quan hệ
với Mỹ. Kết quả bước đầu là chính quyền Mỹ đã thực hiện việc nghiên cứu,
tìm hiểu để cải thiện quan hệ với Việt Nam. Song sang đến năm 1978, do
những diễn biến phức tạp của tình hình và Mỹ “lúc đó đã cómột canh bạc
khác”nên sợi chỉ mỏng manh trong quan hệ hai nước bị đứt đoạn. Từ đó,
chính quyền của Tổng thống Carter và sau đó là Reagan đã tuyên bố chỉ gắn
việc cải thiện quan hệ với ViệtNam với việc giải quyết vấn đề Campuchia và
POW/ MIA.
Từ năm 1988, quan hệ hai bên có sự tiến bộ, do việc chủ động cải thiện
tình hình từ phía ViệtNam bằng việc đặt trọng tâm cố gắng vào việc giải
quyết vấn đề nói trên theo hướng phù hợp với đòi hỏi của Mỹ lúc đó. Tháng 5
9
năm 1988, ta rút 5 vạn quân tình nguyện cùng Bộ tư lệnh lùi xa khỏi biên giới
Thái Lan 30 Km. Cũng năm đó, trong văn kiện Đại hội Đảng ViệtNam thôi
không gọi Mỹ là kẻ thù. Chính phủ ViệtNam xác định giải quyết cơ bản vấn
đề MIA, đồng thời cũng tạo điều kiện cho những người đã từng hợp tác với
Mỹ dưới chính quyền cũ di cư sang Mỹ một cách dễ dàng. Trong thời gian
này, một số công ty Mỹ thông qua con đường gián tiếp đã tìm cách xuất khẩu
sang Việt Nam. Năm 1987, giá trị hàng xuất khẩu của Mỹ nhập vào ViệtNam
đạt 23 triệu USD, đến năm 1988 đạt 15 triệu USD và năm 1989 là 11 triệu
USD.
Năm 1992 đánh dấu mốc phát triển quan trọng trong quan hệ thương
mại ViệtNam –Hoa Kỳ bằng ba quyết định của chính quyền Bush :
Ngày 13/4/1992: Mỹ mở quan hệ bưu chính viễn thông với ViệtNam
Ngày 30/4/1992 : chính quyền Mỹ cho phép các công ty xuất khẩu các
mặt hàng phục vụ nhu cầu cơ bản của con người sang ViệtNam và bỏ
các hạn chế đối với các tổ chức phi chính phủ giúp nhân đạo cho Việt
Nam. Nhờ vậy, ViệtNam đã nhận được 3 triệu USD viện trợ trong năm
1992.
Ngày 14/12/1992: Tổng thống Bush tuyên bố cho phép các công ty
Mỹ được thành lập văn phòng đại diện ở ViệtNam nhưng chỉ được thực
hiện sau khi bỏ cấm vận.
Tháng 7 năm 1993, chính quyền Mỹ tuyên bố không ngăn cản Việt
Nam đặt quan hệ với các tổ chức quốc tế như : Quỹ tiền tệ thế giới (IMF),
Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Tháng 11
năm 1993, Mỹ đã tham dự hội nghị lần thư hai về việc viện trợ phát triển cho
Việt Nam với tư cách là quan sát viên. Tháng 12 năm 1998, tại hội nghị lần
thứ 6 ở Paris, Mỹ đã chính thức gia nhập nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam.
10
3. Quan hệ thươngmại Việt-Mỹ từ 1994 đến nay
Ngày 3 tháng 2 năm 1994, căn cứ vào khuyến nghị của thượng nghị
viện Mỹ và những kết quả rõ ràng trong việc giải quyết vấn đề POW/MIA,
Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vậnthươngmại đối
với ViệtNam và đề nghị mở cơ quan đại diện ở hai nước. Tiếp đến, ngày 12
tháng 7 năm 1995, Mỹ tuyên bố bình thườnghoá quan hệ với ViệtNam và
thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Sự kiện này không chỉ mở ra một
chương mới trong sự hợp tác giao lưu giữa hai trên “một lộ trình mới” hữu
nghị, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi mà còn thúc đẩy sự hội nhập của Việt
Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Và đây cũng chính là nămViệt
Nam gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã coi việc thúc đẩy quan
hệ kinh tế thươngmại là trọng tâm của mối quan hệ và đã đạt được những kết
quả tích cực. Hai bên cũng đã ký kết các Hiệpđịnh như Hiệpđịnh về thiết lập
quan hệ quyền tác giả, Hiệpđịnh về hoạt động của tổ chức đầu tư tư nhân
nước ngoài (OPIC) tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai những hoạt động
khác có liên quan. Quan hệ thươngmại giữa hai nước cũng có những bước
tiến vượt bậc. Nếu như kim ngạch ngoại thương giữa hai nước năm 1993 là
7,46 triệu USD thì năm 1994, con số này là 222,3 triệu USD, tăng 31 lần so
với năm 1993. Sang năm 1995, con số này tăng lên 454,4 triệu USD, gấp 2
lần so với năm 1994. Năm 1996, tổng kim ngạch xuất khẩu hai chiều Việt
Nam –Hoa Kỳ là 948 triệu USD, tăng hơn hai lần so với năm 1995. Đây là tốc
độ phát triển nhanh nhất trong quan hệ buôn bán của ViệtNam với các nước.
Từ năm 1996, dựa trên các kết quả tích cực trong việc cải thiện quan hệ
song phương từ phía Việtnam cùng với sức ép của các công ty Mỹ, những
người chiếm một vị trí quan trọng trong bộ máy chính phủ Mỹ; luôn nhận
thức được tầm quan trọng trong quan hệ với Việtnam và mong muốn thúc
đẩy quan hệ Việt- Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, Chính
[...]... giải lịch sử giữa Mỹ và ViệtNamCó thể nói bản HiệpđịnhThươngmại Song phương ký ngày 13/7/2000 đã hoàn tất quá trình bình thườnghóa quan hệ hai nước, đặt nền móng cho một mối quan hệ mới giữa Mỹ và ViệtNam Ngày 4/10/2001 với đa số phiếu, Hiệpđịnhthươngmại Việt- Mỹ đã được Thượng viện Mỹ đã thông qua Ngày 10/12/2001 HiệpđịnhthươngmạiViệt Nam- HoaKỳ chính thức cóhiệu lực, mở ra những cơ hội... Tối huệ quốc của Mỹ đối với Việtnam 11 Năm 1999, sau ba năm đàm phán Mỹ và ViệtNam đạt được những thoả thuận nguyên tắc về các điều khoản chủ chốt trong HiệpđịnhThươngmại Song phương Sang năm 2000: Mỹ và ViệtNam đạt được thoả thuận cuối cùng về HiệpđịnhThươngmại này, HiệpđịnhthươngmạiViệt- Mỹ đã được ký kết vào ngày 13 tháng 7 năm 2000 tại Washington, đánh dấu một bước tiến chủ chốt trong... nghiệp ( % ) 64.2 48.4 43 ( Nguồn: Tổng cục thống kê ViệtNam ) Nhìn chung, xuất khẩu của ViệtNam sang HoaKỳsau khi dỡ bỏ cấm vận tăng với tốc độ cao Đây là tín hiệu rất đáng mừng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của ViệtNam đồng thời cũng chứng tỏ Mỹ là một đối tác đầy tiềm năng đối với nền ngoại thươngViệtNam Đó cũng là động lực thúc đẩy hai nước ViệtNamHoaKỳ tiến tới ký kết mộtHiệp định. .. cũng như ViệtNam chờ đợi từ nhiều năm qua, đặc biệt là các công ty Mỹ muốn làm ăn với Việt nam Chính họ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình bình thườnghoá quan hệ với Việtnam và tiến tới ký kết Hiệpđịnhthươngmại II.THỰC TRẠNG THƯƠNGMẠI HAI NƯỚC TRƯỚC KHI KÝHIỆPĐỊNHTHƯƠNGMẠI 1 Giai đoạn trước khi bỏ cấm vận Bắt đầu từ tháng 5/1964 HoaKỳ tuyên bố lệnh cấm vận đối với miền Bắc Việtnam Trong... trường ViệtNam Hi vọng mộtHiệpđịnhthươngmại song phương sẽ giúp cho hai nước khắc phục được những khó khăn này và thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu dầu mỏ từ ViệtNam sang HoaKỳ c Đánh giá và nguyên nhân Như vậy, một dấu hiệu đáng mừng là kim ngạch xuất khẩu từ ViệtNam sang HoaKỳsau khi cấm vận kinh tế được bãi bỏ tăng khá đều: mỗi năm tăng khoảng trên dưới 100 triệu USD trong khoảng thời gian 199 4-1 999... Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do ViệtNam và HoaKỳ chưa cómột quy chế pháp lý trong quan hệ thươngmại Trong thời gian này hai nước chưa ký được Hiệpđịnhthươngmại song phương nên quan hệ thươngmạivẫn còn những hạn chế và trở ngại nhất định Hàng Việt Nam vào Mỹ trong giai đoạn này vẫn phải chịu mức thuế rất cao do chưa được hưởng MFN Mức thuế Việt Nam phải chịu do chưa được hưởng MFN cao... thế giới (FAO) đánh giá là một trong những nước xuất khẩu thuỷ sản, đặc biệt là tôm, hàng đầu vào HoaKỳNăm 2000, ViệtNam đã được xếp thứ 8 trên 50 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất vào HoaKỳ Và ViệtNam hoàn toàn vẫn còn cơ hội để có được vị trí cao hơn nữa 20 Xét về cơ cấu mặt hàng, Việt Nam xuất khẩu sang HoaKỳ chủ yếu là tôm và cá Từ một xuất phát điểm rất thấp, ViệtNam đã nhanh chóng vươn lên... khẩu của ViệtNam b .Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ HoaKỳ của ViệtNam Nhóm hàng máy móc thiết bị nói chung Đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ của ViệtNam Đặc biệt là trong những năm đầu bình thườnghoá quan hệ, ViệtNam nhập khẩu một số lượng rất lớn: năm 1994 chiếm 53% trong tổng giá trị nhập khẩu từ Mỹ, năm 1995 chiếm 51% (do trong năm này ViệtNam không... xuất khẩu của ViệtNam phải giải quyết đối vơí tất cả các thị trường xuất khẩu của mình Từ năm 1996, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của ViệtNam sang HoaKỳ đã có sự biến chuyển Đó là sự giảm đi của các mặt hàng nông sản và sự tăng lên của nhóm hàng phi nông nghiệp Năm 1994, trong số 50.45 triệu USD ViệtNam xuất khẩu sang HoaKỳcó đến 38.3 triệu USD là các sản phẩm nông nghiệp, chiếm 76% Năm 1995,tuy kim... quan khác cũng đã có những hoạt động chuẩn bị theo hướng có lợi cho các công ty Mỹ hoạt động ở Việtnam Như vậy, với việc bãi bỏ điều sửa đổi Jackson-Vanik đối với Việt nam, tổng thống Mỹ đã gỡ bỏ một trong những hàng rào thể chế quan trọng để thúc đẩy quan hệ Việt- Mỹ, cho thấy một cách nhìn mới mẻ của Mỹ đối với Việtnam và là nền tảng cho việc đàm phán ký kết Hiệpđịnhthươngmại song phương và . thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ một năm sau Hiệp định thương mại có hiệu lực Chương III :Một số giải pháp thúc đẩy thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ 7 CHƯƠNG I QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- HOA KỲ TRƯỚC KHI. trạng thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ một năm sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa Việt nam sang Hoa Kỳ kể từ. ĐẠI HỌC NGOẠI THUƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ MỘT NĂM SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI CÓ HIỆU LỰC