II. Các giải pháp thúc đẩy thương mại hai nước
2. Các giải pháp vi mô
2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so vớicác
doanh nghiệp khác trên thị trường Mỹ
Để làm được điều này, bản thân các doanh nghiệp cần nhận thức rằng: chưa bao giờ doanh nghiệp Việt Nam lại có cơ hội như khi Hiệp định thương
mại đã đi vào hiệu lực. Hơn nữa, muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ thành công các doanh nghiệp phải có đủ 4 chữ C đó là: Cam kết thực hiện đúng theo các điều khoản của hợp đồng (Commited); Có đủ vốn lưu động (Cash); Có
sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh (Competitive); Có năng lực và khả năng sản
xuất (Capability and Capacity). Với các doanh nghiệp Mỹ nếu doanh nghiệp
Việt Nam không đủ hàng giao đúng hạn, chất lượng không đúng…thì đồng
nghĩa với việc chấm dứt vĩnh viễn sự hợp tác làm ăn. Đồng thời, sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp Việt Nam lại không lớn mạnh, đây là một khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải ngay lập tức thực hiện các
biện pháp cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thâm
nhập một cách có hiệu quả vào thị trường Mỹ như:
- Nâng cao hơn nữa trình độ quản lý doanh nghiệp (đối với doanh
nghiệp xuất khẩu), nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu (đối với
doanh nghiệp sản xuất) bằng cách xây dựng các kế hoạch như: đào tạo tích
cực hơn nữa đội ngũ thợ lành nghề , có tri thức. Nâng cao trình độ hiểu biết
về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Vi tính hóa công tác quản lý, tăng cường nối mạng nội bộ trong các doanh nghiệp.
- Khảo sát thị trường Hoa Kỳ từ nhiều góc độ, bằng nhiều phương pháp để xây dựng chiến lược sản xuất và/hoặc chiến lược xuất khẩu. Các doanh
nghiệp phải hiểu rõ các quy định của luật pháp Mỹ, nắm được cơ chế xuất
khẩu hàng hoá, dịch vụ sang Mỹ. Khi nghiên cứu thị trường, cần nghiên cứu
cụ thể khách hàng của mình là ai, khách hàng đó có khả năng cạnh tranh ở thị trường Mỹ thế nào? Những yêu cầu về sản phẩm của thị trường ấy như thế
nào, làm thế nào để mọi người biết về sản phẩm của mình, mọi người sẽ chấp
nhận mua với giá bao nhiêu?…Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu đối tác của
mình qua các Hiệp hội ngành nghề, báo chí về thương mại, cá tổ chức hội
chợ, các cơ quan nhà nước,địa phương, các trường dạy kinh doanh, các nhà chức trách ở các cảng biển, các website,…để phục vụ tốt nhất cho chiểm lược
kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- Phải khai thác tối đa yếu tố tích cực của sản phẩm doanh nghiệp mình
mang đến cho mọi người, tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đặc tính màu sắc, kiểu dáng mới phù hợp với giai cấp thượng hạng…là những cái cuh thể
thể hiện lợi thế này, đặc biệt là trên một thị trường có nhiều người bán cùng loại sản phẩm,dịch vụ này thì ưu thế riêng nhất là đặc tính về dịch vụ lại càng quan trọng.
- Có chính sách đối với việc tìm kiếm nguồn hàng có thể chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ.
-Xây dựng "thị trường ngách" nhằm từng bước giữ được tín nhiệm của
khách hàng, củng cố và tiến tới chiếm lĩnh thị phần nhất định.