II. Các giải pháp thúc đẩy thương mại hai nước
1. Các giải pháp vĩ mô
1.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện minh bạch hoá các luật lệ hoá các luật lệ
Mặc dù từ khi hai nước ký kết hiệp định, Việt Nam đã có sự điều chỉnh
về Pháp Luật cho phù hợp với Hiệp định thương mại song phương. Tuy
nhiên, do hệ thống pháp luật Việt nam và Hoa Kỳ có rất nhiều điểm không tương đồng, chính vì vậy việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống Pháp luật là hết
sức cần thiết. Điều này không chỉ bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt
Nam, giúp các doanh nghiệp có một cơ sở pháp lý vững vàng khi bước vào kinh doanh với Mỹ, tránh được rủi ro cao mà còn giúp cho các doanh nghiệp
Mỹ dễ tiếp cận hơn với thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật cũng góp phần nâng cao hiệu quả của Hiệp định thương mại
Việt Nam- Hoa Kỳ.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật là một khối lượng công việc khổng lồ liên quan đến nhiều bộ ngành quản lý nhà nước, đòi hỏi sự thống nhất, tập
trung. Rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói
chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản (luật hoặc dưới luật) đã lỗi thời, đã bất cập, các cơ chế, chính sách không còn phù hợp cũng cần được thay đổi như cơ chế xuất nhập khẩu, nên tiến tới có quy định điều hành dài hạn trong một thời kỳ thay vì mỗi năm có một quyết định
riêng.
Đây là công việc phức tạp, tốn kém, đòi hỏi phải có sự đầu tư của Nhà
nước về kinh phí cũng như về nguồn nhân lực. Nếu không đầu tư thích đáng
khiến cho việc rà soát chỉ có tính chất cục bộ, nửa vời thì rất khó có cơ sở
chắc chắn để khẳng định văn bản nào cần loại bỏ ngay và văn bản nào còn có thể xử dụng được. Công việc này không phải chỉ làm trong một vài tháng mà phải làm trong một vài năm. Làm được điều này cũng chính là đẩy nhanh tiến
nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả
doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng khả năng
cạnh tranh của các doang nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra
nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam cũng cần thực hiện việc minh bạch hoá Luật lệ,
thực hiện các cam kết đã đưa ra về minh bạch hoá luật pháp. Trong thời gian
qua nhiều nhiều doanh nhân và đại diện doanh nghiệp nước ngoài hiện vẫn
phàn nàn về sự thiếu minh bạch trong các văn bản pháp luật của ta, gây cản
trở cho việc đầu tư và kinh doanh của họ tại Việt Nam. Do đó, việc minh bạch hoá hơn lúc nào là hết sức cần thiết đối với phía Việt Nam. Việc minh bạch
hoá không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước kinh doanh được thuận lợi
mà còn giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm hơn khi kinh doanh tại
Việt Nam.
1.2 Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường để cung cấp các động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường để cung cấp các sản phẩm phù hợp.
Mỹ là thị trường hoàn toàn mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thông
tin về thị trường Mỹ cũng như việc thực hiện các hoạt động xúc tiến bán sản
phẩm. Có rất nhiều doanh nghiệp cũng như cán bộ kinh doanh không có đầy đủ thông tin về thị trường Mỹ, luật pháp Mỹ cũng như thực tế kinh doanh trên thị trường Mỹ. Vì vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệpvề vấn đề
này.
Như đã phân tích ở phần trên để có thể xâm nhập thị trường Mỹ, các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu rất nhiều luật và quy định về thương mại của Mỹ. Các doanh nghiệp phải nắm được những quy định điều
Luật Thương mại của Mỹ cùng những điểm khác biệt so với Luật Thương mại
Việt Nam. Mặt khác, luật và các quy định về thuế và hải quan của Mỹ như
Danh bạ thuế thống nhất, Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, cơ sở tính thuế
hải quan hay những quy định về xuất xứ hàng hoá... có tác động trực tiếp đến
quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Mỹ. Các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ không thể thành công trên thị trường nếu không nghiên cứu hệ thống hàng rào phi thuế quan với những quy định chi tiết về danh mục
hàng hoá hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, những quy định về vệ sinh dịch tễ đối với hàng hoá nhập khẩu,hay Luật chống phá
giá, Luật thuế bù trừ của Mỹ.
Với một hệ thống những luật và quy định phức tạp như vậy và một thực
tế rằng đối với các bang khác nhau ở Mỹ nhiều luật hay quy định lại khác
nhau, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu và rất cần sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh
vực này, Nhà nước cần tổ chức các khóa đào tạo, các lớp tập huấn hay hội
nghị, hội thảo về hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ nhằm nâng cao hiểu
biết của các doanh nghiệp về khía cạnh pháp lý trong kinh doanh với Mỹ. Đồng thời, Nhà nước cần khuyến khích các cơ quan, Bộ, ngành liên quan và các cá nhân xuất bản và lưu hành những ấn phẩm hay băng, đĩa về vấn đề này
dưới dạng sách hay những bài viết trên báo, tạp chí hay đĩa hình... nhằm tạo ra
nguồn thông tin phong phú và chính xác cho các doanh nghiệp thông qua việc
cung cấp một số địa chỉ tư vấn pháp luật đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ, các
doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các cơ quan quản lý nói chung phải có
sự hiểu biết nhất định về thị trường Hoa Kỳ, về đặc điểm của pháp luật cũng như chính sách của Hoa Kỳ đối với việc quản lý nhập khẩu hàng hoá từ nước
ngoài vào Hoa Kỳ. Việc này không còn là công việc của doanh nghiệp nữa,
định để giúp doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Nhà nước
cần phải:
- Cho tuyên chuyền, bằng nhiều kênh thông tin đại chúng, bằng nhiều
hình thức, về thị trường Hoa Kỳ, về pháp luật, về chính sách nhập khẩu của
Hoa Kỳ cũng như về tiêu chuẩn chất lượng và thị hiếu người tiêu dùng Hoa Kỳ.
- Thành lập Quỹ hỗ trợ xúc tiến việc tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ và cử
các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường Hoa Kỳ đi
khảo sát bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.
- Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế tích cực chủ động đi vào thị trường Mỹ như mở văn phòng đại
diện, đại lý, đầu tư liên doanh sản xuất và kinh doanh tại thị trường này. Bên cạnh đó, thông qua thương vụ của Việt Nam tại Mỹ, Bộ Thương
mại phải thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Mỹ cho các doanh
nghiệp. Đồng thời, với những thông tin về thị trường như nhu cầu, đặc điểm,
tính chất .... của hàng hoá, các thông tin về luật pháp Mỹ, Bộ Thương mại và
thương vụ Việt Nam tại Mỹ cần xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường để giúp các doanh nghiệp trong việc định hướng sản xuất và xây dựng
chiến lược cho riêng mình. Các doanh nghiệp sẽ biết được mặt hàng nào nên sản xuất và với chất lượng ra sao, với mức giá là bao nhiêu, đối thủ cạnh tranh
trên thị trường cũng như phương thức cạnh tranh của các đối thủ ...có như vậy
mới có thể hỗ trợ tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt nam và cả các
doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn buôn bán với Việt Nam.
Về công tác xúc tiến bán sản phẩm, Nhà nước cần nhanh chóng
thành lập Cục Xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực
thông tin và tiếp thị. Chức năng của Cục Xúc tiến thương mại là phổ biến
thông tin và tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại. Trên cơ sở chiến lược
vụ xây dựng lộ trình hành động cụ thể để giúp các doanh nghiệp đưa hàng hoá
Việt Nam ra thị trường nước ngoài.
1.3. Nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội ngành hàng
Trong thời gian vừa qua, nhờ có sự hỗ trợ của các hiệp hội ngành hàng
như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP), mà hàng hoá Việt
Nam vào thị trường Mỹ đã có được nhiều thành công đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động của các Hiệp hội vãn còn có nhiều hạn chế, chưa thực sự có được
tiếng nói quyết định, chưa hỗ trợ được đúng mức các mặt hàng cũng như xúc
tiến thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong thời gian tới, các Hiệp hội ngành hàng của Việt Nam cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình, giúp các doanh nghiệp có được những thông tin vi mô về đối tác và dự báo thị trường. Có sự
phối hợp, theo dõi giữa các doanh nghiệp trong cơ chế định giá xuất khẩu đồng thời với việc đẩy mạnh công tác kiểm soát chống gian lận thương mại.
1.4. Mở cửa hơn nữa các lĩnh vực thương mại dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực tài chính lĩnh vực tài chính
Khi thi hành hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam đã mở cửa khá thông thoáng tất cả các lĩnh vực dịch vụ, tài chính,…Các nhà cungcấp nước ngoài đã được phép cung cấp trong hầu hết các ngành dịch vụ
theo phân loại của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO. Có thể
nói lĩnh vực dịch vụ là lĩnh vực Việt Nam có nhiều bước đi tích cực, đặc biệt
trong lĩnh vực tài chính. Thời gian qua các nhà cung cấp dịch vụ của Mỹ đã vào Việt Nam nhưng chưa nhiều. Vì vậy, trong thời gian tới, cần cải thiện
nhiều hơn nữa lĩnh vực này. Thực tế là không có các ngân hàng mạnh thì doanh nghiệp không thể vay tiền. Một thị trường tài chính phát triển là nền
tảng tốt để kinh doanh. Tương tự, không phát triển lĩnh vực bảo hiểm thì chẳng có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Việc mở cửa lĩnh vực tài chính cần phải thực hiện song song với việc
không đồng bộ. Nhanh chóng đưa ra các văn bản chung điều chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Điều này không chỉ thúc đẩy quan hệ kinh tế –
thương mại song phương mà còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh yên tâm hơn và có hiệu quả hơn.
1.5. Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ trí tuệ
Hiện tại Mỹ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dõi về
vấn đề tuân thủ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, phía Việt Nam cần phải
có các biện pháp để cải thiện tình hình này:
- Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ
- Ban hành các văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ song song với
việc công bố rộng rãi cho toàn dân cùng hiểu và thực hiện
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp trên các lĩnh vực để có
thể tổ chức tốt hơn công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.