Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn "THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ MỘT NĂM SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI CÓ HIỆU LỰC " potx (Trang 87 - 89)

II. Các giải pháp thúc đẩy thương mại hai nước

2. Các giải pháp vi mô

2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam

Một trong những khó khăn trong quá trình xuất khẩu sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam là năng lực

cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn rất thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam, do đó, muốn đứng vững tai thị trường Mỹ cần có các biệ pháp nhằm tăng sức

cạnh tranh của hàng hoá sản phẩm, phát triển tiềm năng sản xuất và xuất khẩu

và phải thâm nhập được vào thị trường Mỹ. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần có các biện pháp:

- Ngoài những nguồn đầu tư trong nước, thu hút và tận dụng một cách

tối đa các nguồn vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc là vốn viện trợ chính thức (ODA) vào việc sản xuất

tạo những sản phẩm có chất lượng tốt và đồng đều, có sức cạch tranh trên thị trường.

- Cùng với giải pháp về vốn, không ngừng nâng cao chất lượng sản

phẩm cũng là một biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp nhất thiết phải áp dụng phương pháp quản

lý chặt chẽ từ quản lý doanh nghiệp, quản lý quy trình sản xuất, chất lượng

sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 và các quy định của các cơ quan

kiểm soát chất lượng của Mỹ đối với những mặt hàng mà mình tham gia kinh doanh.

- Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả của hàng xuất khẩu

Việt Nam trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần tận dụng đến mức tối đa

các nguyên phụ liệu sản xuất trong nước nhằm hạn chế chi phí đến mức thấp

nhất có thể. Mặt khác, hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nước

trung gian hoặc gia công cho các doanh nghiệp Mỹ. Tới đây các doanh nghiệp

cần đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, từng bước chuyển việc xuất khẩu gián tiếp

sang xuất khẩu trực tiếp cho phù hợp với thông lệ buôn bán của thị trường

Mỹ. Cùng lúc đó các doanh nghiệp Việt Nam nên mở rộng qui mô sản xuất để có thể đáp ứng được những đơn hàng có khối lượng lớn. Trong điều kiện chưa thể mở rộng qui mô sản xuất ngay thì các doanh nghiệp hãy liên kết chặt

chẽ , cùng nhau đáp ứng đơn hàng để không phải đi thuê gia công lại từ nước thứ ba, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng cần được cải thiện nếu doanh nghiệp

muốn nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp

nên giảm xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm chế

biến ngày càng sâu và tinh trong cơ cấu hàng xuất khẩu nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, đồng thời làm gia tăng giá trị hàng xuất khẩu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn "THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ MỘT NĂM SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI CÓ HIỆU LỰC " potx (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)