Những nội dung cơ bản của hiệp định thương mại song phương

Một phần của tài liệu Luận văn "THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ MỘT NĂM SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI CÓ HIỆU LỰC " potx (Trang 41 - 94)

SONG PHƯƠNG

1. Những nội dung cơ bản

Trước xu thế toàn cầu hoá, và hội nhập quốc tế ngày càng phát triển,

Việt nam cũng mong muốn được thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc

gia và mở rộng thị trường giao thương, buôn bán. Việc Việt nam ký Hiệp định thương mại với Mỹ sẽ tạo điều kiện cho Việt nam nhanh chóng hội nhập với

thế giới, có vị thế bình đẳng trong buôn bán quốc tế, mở rộng được giao thương với các nước khác cả trong và ngoài khu vực. Mở rộng giao thương

với Mỹ cũng sẽ thiết lập được quan hệ bạn hàng với các tập đoàn, các công ty siêu quốc gia có quy mô toàn cầu. Hơn nữa, ký kết Hiệp định thương mại với

Mỹ sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt nam vào thị trường tiềm năng này. Khi xuất khẩu được thì ta sẽ có khả năng nhập khẩu nhiều hàng hoá hơn giúp ta

hiện đại hoá nền kinh tế thúc đẩy được sản xuất trong nước phát triển tạo công ăn việc làm và khuyến khích phát triển công nghệ. Đây cũng chính là chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam đã được Đảng và Chính phủ thông qua. Do đó, việc ký kết một bản Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là điều hết sức cần thiết.

Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ:

Sau khi Việt Nam trao cho Mỹ văn bản: “Năm nguyên tắc bình thường

quan hệ kinh tế thương mại và đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ”

(tháng 7/1996), Việt Nam - Mỹ đã tiến hành đàm phán qua các vòng:

- Vòng 1: Từ 21/9/1996 đến 26/9/1996 tại Hà nội

- Vòng 3: Từ 12/4/1997 đến 17/4/1997 Mỹ trao cho Việt nam văn bản dự thảo Hiệp định

- Vòng 4: Từ 6/10/1997 đến 11/10/1997 tại Washington sơ

bộ trao đổi về những quy định chung và chương thương mại hàng hoá trong Hiệp định

- Vòng 5: Từ 16/5/1998 đến 22/5/1998 tại Washington

- Vòng 6: Từ 15/9/1998 đến 22/9/1998 tại Hà nội

- Vòng 7: Từ 15/3/1999 đến 19/3/1999 tại Hà nội

Nội dung các vòng đàm phán 5,6,7 hai bên tập trung trao đổi tổng

thể về: thương mại hàng hoá, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và đầu tư.

- Vòng 8: Từ 14/6/1999 đến 18/6/1999 tại Washington

- Vòng 9: Từ 23/7/1999 đến 25/7/1999 tại Hà nội, gặp mặt

cấp Bộ trưởng - Hiệp định đã được thoả thuận về nguyên tắc

- Vòng 10: Từ 28/8/1999 đến 2/9/1999 tại Washington: xử

lý các vấn đề về kỹ thuật

- Vòng 11: Từ 3/7/2000 tại Washington hoàn tất Hiệp định

- Ngày 13/7/2000 tại Washington diễn ra lễ ký chính thức

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ

- Ngày 4/10/2001 Thượng viện Mỹ đã thông qua Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngày 10/12/2001 Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực.

Tóm tắt nội dung Hiệp định thương mại Việt - Mỹ:

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ gồm bảy chương và nhiều phụ lục,

đầu tư, hoạt động dịch vụ của Mỹ về từng loại ngành nghề và sản phẩm. Đây

có thể coi là một bản hiệp định hoàn thiện nhất từ trước tới nay được ký kết

giữa Mỹ và một nước đang phát triển. Mỹ giữ quyền gia hạn hiệp định hàng

năm và một số điểm trong hiệp định còn khó hơn cả hiệp định dành cho các

nước phát triển trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bản

hiệp định thương mại Việt - Mỹ được xây dựng trên hai khái niệm quan trọng.

Khái niệm tối huệ quốc (đồng nghĩa với quan hệ thương mại bình thường)

mang ý nghĩa hai bên cam kết đối xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nuớc

kia không kém phần thuận lợi so với cách đối xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nước thứ ba. Còn khái niệm đối xử quốc gia thì nâng mức này lên như đối xử với các công ty trong nước.

Hai khái niệm trên quan trọng vì chúng được đề cập đến ở hầu hết các chương của bản hiệp định. Ngoài ra, còn có các phụ lục, được dùng để liệt kê

các trường hợp loại trừ, chưa hoặc vĩnh viễn không áp dụng hai khái niệm nói

trên.

Chương 1: về THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ gồm chín điều. Cam kết

tối huệ quốc được áp dụng cho thuế, hạn ngạch, quy trình cấp phép, quy tắc

hải quan, phân phối hàng hoá. Tuy nhiên, chương này có điều khoản loại trừ

là hạn ngạch vẫn được áp dụng cho hàng dệt may. Chính điểm này khiến

nhiều nhà xuất khẩu hàng dệt may nước ta lo ngại có thể Mỹ sẽ áp dụng chế độ hạn ngạch hàng dệt may Việt nam, nhất là trước sự chống đối của các nhà sản xuất Mỹ.

Việc loại trừ cũng được áp dụng cho những quy chế đặc biệt, áp dụng cho các nước thành viên trong các khối mậu dịch như (AFTA, NAFTA) hay

cho buôn bán qua biên giới (vẫn có quyền áp dụng những ưu đãi riêng). Đối

xử quốc gia trong chương này có nghĩa không được áp dụng các biện pháp

Ngược lại, cũng không được sử dụng, chẳng hạn biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm một cách quá đáng để ngăn chặn hàng nhập của nước kia.

Chương này cũng có điều khoản cho phép các công ty Mỹ ba năm sau

khi hiệp định có hiệu lực được quyền liên doanh với các công ty Việt nam

hoạt động trong lĩnh vực thương mại với tỷ lệ góp vốn khống chế ở mức 49% (ba năm sau được nâng lên 51%). Sau bảy năm thì họ được quyền thành lập công ty thương mại 100% vốn Mỹ với một số loại trừ về sản phẩm không được phép mua bán. Các công ty, cá nhân Việt nam thì có quyền thương mại ngay trên đất Mỹ.

Chương 1 có những phụ lục quan trọng như phụ lục về lộ trình Việt

nam cam kết sẽ bỏ những hạn chế nhập khẩu hàng nông sản, công nghiệp như

(xi-măng trong vòng sáu năm), lộ trình giảm thuế nhập khẩu cho nhiều mặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng của Mỹ (phần lớn là giảm1/3 đến 1/2) trong vòng ba năm như (máy lạnh dưới 9000 BTU từ 50% còn 30%, máy giặt từ 40% còn 30%). Những loại trừ

trong các phụ lục cũng nhằm mục đích nhất quán đối với danh mục hàng cấm

nhập, cấm xuất của Việt nam (phía Mỹ phải tuân thủ). Tuy nhiên, trong vòng

ba năm, Việt nam sẽ phải bỏ thuế thiêu thụ đặc biệt đối với ô-tô hay phụ thu xăng dầu chẳng hạn.

Chương 2 về QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ gồm 18 điều cũng với điều

khoản chính yếu là cam kết của hai bên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công dân nước kia không kém sự bảo hộ mà công dân nước đó đang hưởng mà không cần yêu cầu qua những thủ tục nào như phải xuất bản hay đăng ký ở nước kia. Việc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các điều khoản về bản quyền, thương hiệu, sáng chế, bí mật thương mại, kiểu dáng công nghiệp... phần lớn

dựa trên qui định của các công ước quốc tế như Công ước Geneva về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống ự sao chép tria phép (1971), Công ước

Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (1971) hay Công ước Paris

Ngoài ra chương này còn có những qui định khác về quyền tác giả, việc bảo

hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa, nhãn hiệu hàng hoá, phát minh, sáng chế .... Đây là những vấn đề mà Việt nam cần quan tâm nhiều

vì từ trước tới nay Việt nam còn coi nhẹ những qui định này và đã phải trả giá đắt khi chính các doanh nghiệp Việt nam bị đánh cắp thương hiệu của mình ở nước ngoài...

Chương 3 về THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ gồm 11 điều cũng dựa trên

căn bản hai khái niệm tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Chương này có phụ

lục nêu rằng hai bên cam kết đưa vào hiệp định những phụ lục của Tổ chức thương mại thế giới quy định về dịch vụ tài chính, viễn thông.

Ngoài ra, cũng có một phụ lục về cam kết của Việt nam cho các công ty

dịch vụ Mỹ vào hoạt động theo lộ trình và những giới hạn Việt nam đặt ra đối

với những loại hình đầu tư dịch vụ này. Chẳng hạn, trong viễn thông, ngành có tính nhạy cảm cao, sau ba năm cho phép công ty Mỹ liên doanh cung cấp

dịch vụ internet, sau bốn năm cho phép liên doanh cung cấp dịch vụ điện

thoại thường. Nhìn chung phần vốn của phía Mỹ hạn chế ở mức 49%. Với

phim ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, cổ phần của phía Mỹ sẽ bị giới hạn ở

mức 51%. Riêng ngành ngân hàng, lộ trình cho phép Mỹ có thể cổ phần

100% phải sau 9 năm...

Chương 4 mang tên PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẦU TƯ gồm 15 điều, điều khoản căn bản được phát triển thành hai bên cam kết đối xử với các dự án đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi như với chính dự án đầu tư trong nước hay dự án đầu tư của nước thứ ba trên lãnh thổ của mình, tuỳ cái

nào thuận lợi hơn. Tuy nhiên Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng bảo đảm

quyền của các công ty Mỹ được đầu tư vào hầu hết mọi ngành nghề kinh tế,

kể cả một số ngành quan trọng như ngân hàng, tiếp thị, viễn thông mà Việt nam cho đến nay hoặc kiểm soát chặt chẽ hoặc dành độc quyền cho công ty trong nước. Mỹ có quyền có cố phần tuyệt đối 100% trong các dịch vụ tư vấn

như luật, kế toán, kiến trúc, tin học, xây dựng, du lịch, nghiên cứu thị trường,

giáo dục, tài chính không phải ngân hàng hay bảo hiểm.

Theo như cam kết, các dự án đầu tư của Mỹ cũng sẽ chỉ cần đăng ký

thành lập chứ không cần xin cấp phép đầu tư chẳng hạn, nên chương này có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phụ lục nêu rõ nhiều lĩnh vực mà Việt nam không áp dụng cách đối xử nói trên như phát thanh, truyền hình, in ấn, ngân hàng, khai mỏ, địa ốc ... Phía Mỹ

cũng loại trừ những ngành như năng lượng nguyên tử, dịch vụ tài chính. Hiệp định cũng ghi cụ thể những loại dự án Việt nam chỉ cho đăng ký

nếu đi kèm phát triển vùng nguyên liệu như sản xuất giấy, đường.... hoặc phải

xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm như sản xuất xi-măng, thuốc lá, phân bón,

bột giặt... Chương này cũng nói rõ, các công ty Mỹ phải góp ít nhất 30% vốn trong liên doanh, chưa được thành lập công ty cổ phần và chưa được phát

hành cổ phiểu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một công ty cổ phần hoá. Những ràng buộc này sẽ duy trì trong vòng ba năm sau khi hiệp định có hiệu lực.

Phía Việt nam cũng cam kết ngay sau khi hiệp định có hiệu lực sẽ đối

xử các công ty nước ngoài như những pháp nhân trong nước. Ví dụ trong

vòng ba năm, các công ty liên doanh với nước ngoài sẽ phải xoá bỏ điều

khoản đòi bổ nhiệm người Việt nam vào hội đồng quản trị doanh nghiệp, hạn

chế các quyết định theo nguyên tắc nhất trí, xoá bỏ phân biệt đối xử giữa công ty trong nước và công ty nước ngoài, loại bỏ chế độ hai giá đối với phí lắp đặt điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác, giá nước và dịch vụ du lịch. Trong

vòng hai năm sẽ bỏ chế độ hai giá đối với đăng ký ô-tô, giá dịch vụ cảng và

giá đăng ký điện thoại. Trong vòng bốn năm sẽ bỏ hẳn chế độ với mọi loại

hàng hoá và dịch vụ kể cả giá điện hay giá vé máy bay.

Ở đây có một điểm có thể còn sót lại sau lần ký tắt vì hiệp định vẫn còn ghi nhận chuyện các công ty Mỹ chưa được thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam. Điểm này Luật đầu tư

nước ngoài sửa đổi đã cho phép. Thế nhưng điều khoản này vẫn còn sự cam

kết trong vòng ba năm sẽ cho phép các công ty Mỹ thế chấp tại bất kỳ ngân hàng nào trên đất Việt nam.

Chương 5 dành cho việc TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DOANH NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG, nghĩa là doanh nghiệp của hai nước có thể

trực tiếp trao đổi, đàm phán làm ăn trên cơ sở bình đẳng và được tạo mọi điều

kiện tốt nhất có thể. Công dân và công ty của bên này có thể tiếp cận sản

phẩm và dịch vụ do chính phủ cung cấp, bao gồm các tiện ích công cộng trên

cơ sở không phân biệt đối xử và theo giá cả công bằng và thoả đáng và trong mọi trường hợp không cao hơn giá cả áp dụng cho các công dân và công ty của các nước thứ ba... Chính vì vậy, theo chương này, thuật ngữ “Không phân

biệt đối xử” được hiểu là sự đối xử ít nhất là thuận lợi bằng sự đối xử quốc

gia hoặc sự đối xử tối huệ quốc, tuỳ theo sự đối xử nào tốt hơn

Chương 6 nói về những qui định liên quan tới tính MINH BẠCH,

CÔNG KHAI VÀ QUYỀN ĐƯỢC KHIẾU KIỆN, chủ yếu đề cập đến một

vấn đề như phải minh bạch hoá tất cả các luật lệ, nghị quyết, quyết định, quy định kiểm soát và hành chính trên công báo. Công dân và công ty của hai bên

được tiếp cận dữ liệu về nền kinh tế quốc dân và từng khu vự kinh tế, kể cả

những thông tin về ngoại thương.Các thay đổi ảnh hưởng đến doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thì phải công bố cho doanh nghiệp biết trước khi có hiệu lực và cho thời gian

chuyển tiếp, phải cung cấp cho doanh nghiệp thông tin kinh tế. Ở mức độ có

thể cho phép công dân và công ty của bên kia cơ hội đóng góp ý kiến đối với

việc xây dựng luật, quy định và thủ tục hành chính có tính áp dụng chung mà có thể ảnh hưởng đến việc tiến hành các hoạt động thương mại qui định trong

Hiệp định này. Còn các quy chế không được phân biệt đối xử và có toà phân xử khiếu nại.

Chương 7 dành cho NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG như các qui định liên quan tới việc thanh toán, góp vốn, phá sản, chuyển lợi nhuận ... hay

các điều khoản liên quan tới an ninh quốc gia, thuế hay tham vấn và các ngoại

lệ chung. Trong chương này cũng có thêm phần phụ lục, tài liệu tham khảo về

một số lĩnh vực quan trọng như viễn thông, các dịch vụ về tài chính trong đó

phụ lục về dịch vụ tài chính của Hiệp định thương mại dịch vụ GATS của WTO được đưa vào Hiệp định này để dẫn chiếu một cách tương ứng.

2. Một số đánh giá về tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đến sự phát triển thương mại giữa hai nước – Hoa Kỳ đến sự phát triển thương mại giữa hai nước

Nằm trong đường lối chung về hội nhập và phát triển của Đảng và nhà

nước, tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại song phương

Việt- Mỹ là một bước đi tất yếu, cần thiết và kịp thời đưa nền kinh tế Việt

Nam từng bước thích nghi với những luật chơi của Thương mại Thế giới

(WTO). Không có các đòi hỏi của phía Mỹ, Việt Nam cũng cần sửa đổi các

luật và qui định đã và đang không còn phù hợp với những phát triển, biến đổi

nội thân của nền kinh tế, từ đó giải phóng sức sản xuất tăng sức cạnh tranh

cho các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh

của hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam trong thương mại quốc tế, đặc biệt trên thị trường Mỹ.

Xét về quan hệ thương mại song phương, Hiệp định Thương mại Việt

Nam-Hoa Kỳ ký ngày 13-7-2000 là một nỗ lực to lớn của hai nước, đẩy quá

trình bình thường hoá quan hệ lên một tầm cao mới: bình thường hoá quan hệ

Một phần của tài liệu Luận văn "THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ MỘT NĂM SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI CÓ HIỆU LỰC " potx (Trang 41 - 94)