II. Các giải pháp thúc đẩy thương mại hai nước
2. Các giải pháp vi mô
2.4 Tìm kiếm thị trường và đối tác tin cậy
Để có thể thâm nhập tốt hơn vào thị trường Mỹ các doanh nghiệp Việt
Nam rất cần tìm kiếm các nhà phân phối tin cậy, thiết lập “đồng minh” tại thị trường này, nhất là các nhà nhập khẩu , các nhà hoạt động chính trị, tổ chức thương mại và người tiêu dùng Mỹ, tạo được sự ủng hộ của họ, nhất là khi gặp cản trở và rủi ro tại thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải
xây dựng cho mình một hệ thống đối tác tốt, hệ thống bạn hàng tin cậy. Phải
tìm được đối tác xung quanh các khía cạnh: Đối tác có hiểu biết, có cập nhật được thông tin về Hải quan, thuế ở Mỹ không? Có kho dự trữ, có khả năng
quảng cáo, phân phối sản phẩm ở thị trường Mỹ không? Có quan hệ tốt với đối phương ngành hàng mà sản phẩm dịch vụ tiêu thụ không? Có như vậy
mới đảm bảo cho doanh nghiệp Việt Nam có được một vị thế tốt hơn trên thị trường Mỹ.
Doanh nghiệp Việt Nam cần thiết lập một mạng lưới phân phối tin cậy,
thực hiện tốt các công việc quảng cáo tiếp thị sản phẩm, cung cấp các thông
tin cần thiết về nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Tuy nhiên, cũng
phải hết sức chú ý rằng các thông tin và quảng cáo hàng hoá trên thị trường
Mỹ cần phải rõ ràng, minh bạch, không nên nói quá cái mà mình có, và cần đối thoại trực tiếp khi có những thông tin sai lệch về hàng hoá.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên đa dạng hoá hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, không nên tập trung quá nhiều vào một mặt hàng, dễ bị
các rào cản thương mại và rủi ro như cá tra, cá ba sa, hàng tôm đông lạnh.
Các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin theo yêu cầu
có thông tin đầy đủ về nguồn gốc hàng nhập khẩu từ Mỹ, tuyệt đối tránh gian
lận nếu muốn hàng hoá vào Mỹ được giải phóng nhanh.
Việc kiểm tra và xác định đối tác trong thương mại và đầu tư cũng rất
quan trọng. Khi đối tác mới ma mình chưa biết thì cần chủ động yêu cầu họ
cung cấp thôgn tin, sau đó cần cử cán bộ điều tra lại, xác định tính chân thực
của thông tin. Trường hợp cần thiết có thể nhờ Bộ ngoại giao hay các Đại sứ
quán của từng nước giúp đỡ, thực hiện hiệu quả.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu nắm bắt các
thông tin về thị trường cũng như luật pháp Mỹ, có như vậy các doanh nghiệp
Việt Nam khi tham gia vào buôn bán với Hoa Kỳ mới có thể tránh được
những rủi ro không đáng có.
Những giải pháp trên không thể thực hiện tách rời, mà cần được thực
hiện một cách đồng bộ, có sự phối kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Việt
Nam cần ngay lập tức thực hiện để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại
với Hoa Kỳ , từ đó giúp cho Việt Nam dễ dàng hội nhập hơn với nền kinh tế
KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới nhằm hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế
thế giới , thì làm thế nào để hàng hóa của Việt nam thâm nhập và có chỗ đứng
vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp
Việt nam. Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực đã mở ra một bước phát triển mới, thay đổi cả về lượng cũng như về chất
trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực cũng đưa đến cho công nông nghiệp Việt Nam nhiều cơ
hội mới cùng nhiều thách thức không phải dễ dàng vượt qua. Thuận lợi ở chỗ
hàng hóa của ta đang tràn vào Hoa Kỳ với mức thuế rất thấp và phi hạn ngạch
nên khách hàng có thể mua số lượng không hạn chế tất cả các chủng loại
hàng; Nhiều mặt hàng thế mạnh của ta chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng đã thu
hút được sự chú ý của người tiêu dùng Mỹ. Thách thức ở chỗ đa số các doanh
nghiệp của ta chưa có sự chuẩn bị thực sự kỹ càng cho thị trường Mỹ nên khả năng đáp ứng cho các đơn hàng lớn còn hạn chế ; Việc thiếu hiểu biết, thiếu
thông tin về pháp luật trong hoạt động thương mại của Hoa Kỳ cũng đang là lực cản lớn, rủi ro cao đối với phía Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp chưa có hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chẩn ISO-9000, môi trường theo tiêu chuẩn ISO-14000, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000 nên dù có khách hàng cũng không triển khai được; Khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước chưa cao và chưa phong phú nên còn phụ thuộc chủ yếu vào nhập ngoại rất
kém chủ động và lại không được hưởng ưu đãi GSP; Trong một vài năm tới
khi chế độ hạn ngạch được bãi bỏ thì Trung Quốc sẽ là đối thủ lớn cạnh tranh
trực tiếp, các doanh nghiệp Việt nam cần biết rõ : Trung Quốc có thể sản xuất được mọi thứ với giá rất rẻ.
Để chuẩn bị cho mình một "hành trang nhất định" trong điều kiện cạnh
tranh khốc liệt hiện nay và trong tương lai , việc tìm hiểu các quy định của
quy định điều tiết thương mại hàng hoá trong Hiệp định là điều quan trọng trước tiên đối với mọi ngành, mọi cấp, đối với cơ quan quản lý, các cơ quan
hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chiều sâu
nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất lượng , môi trường, vv…là yêu cầu bức xúc. Đồng thời công tác xúc tiến thương mại, hoạt động Marketing tại thị trường Hoa Kỳ cũng cần được quan tâm đúng mức.
Chỉ có như vậy nhãn hiệu “Made in Vietnam” mới tìm được chỗ đứng và
đứng vững trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu làm được điều này xuất khẩu của Việt nam đã có “đầu ra” rất lớn và rất ổn định.
Nội dung của những vấn đề được đề cập trong đề tài sẽ phần nào giúp cho tất cả những ai quan tâm, có được cái nhìn khái quát nhất về thực trạng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian qua, đặc biệt là kể từ sau khi
Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực, cũng như các biện pháp thúc đẩy thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. Đây là vấn đề rộng, do đó,
những nội dung được phân tích trong đề tài này sẽ là cụ thể hơn, chuyên sâu