1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Soạn bài theo hướng tích cực

4 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 61 KB

Nội dung

TRAO ĐỔI VỀ CÁCH SOẠN BÀI THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH. Th.S Trần Duy Ngọc P. Chánh thanh tra Sở GD & ĐT Phú Yên. Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, tăng cường thiết bị… thì việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay là một nhu cầu thiết thực và cấp bách. Để phát triển các phương pháp dạy học tích cực, việc đầu tiên là phải đổi mới khâu soạn bài. Theo quan điểm công nghệ, quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ bản là thiết kế và thi công, trong đó giai đoạn thiết kế có tác dụng định hướng cho thi công. Thiết kế bài dạy - Soạn giáo án là khâu đầu tiên có tính quyết định thành công của quá trình dạy học. Soạn bài cách hợp lý sẽ làm cho tiết học có hiệu quả hơn, nó giúp cho giáo viên: - Dễ dàng ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra. - Có phương hướng tiến hành công việc rõ ràng hơn trong giờ lên lớp. - Biết một cách rõ ràng học sinh cần học cái gì, những kết quả mà học sinh thu được sau tiết học. Soạn bài theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh có những đặc trưng cơ bản nào ? Soạn bài theo hướng đổi mới có những đặc trưng cơ bản là: - Những dự kiến của giáo viên phải tập trung vào các hoạt động của học sinh, trên cơ sở đó giáo viên hình dung mình phải tổ chức các hoạt động của học sinh như thế nào. - Giáo viên phải suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh. - Bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua những hoạt động do giáo viên tổ chức, khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng học sinh và tập thể lớp, tăng cường mối liên hệ ngược trò - thầy và mối liên hệ ngang trò – trò. Như vậy, bài soạn theo phương pháp dạy học tích cực có những điểm khác cơ bản với bài soạn theo dạy học truyền thống như sau: Điểm so sánh Bài soạn theo cách dạy học thụ động Bài soạn theo phương pháp dạy học tích cực Mục tiêu Giáo viên cần dạy gì ? Làm gì ? Học sinh phải thuộc gì ? Những kiến thức, kỷ năng nào học sinh cần biết, cần đạt được ? Tiếp cận kiến thức như thế nào ? Vận dụng kiến thức như thế nào ? Vai trò của giáo viên Là người phát thông tin. Là người hoạt động chủ yếu ở trên lớp. Là người tổ chức, hướng dẫn, và là trọng tài. Vai trò của học sinh Bị động, thụ động. Chủ động, tích cực, sáng tạo. Hình thức học tập Cả lớp Theo cặp, theo nhóm, cá nhân. cả lớp. Thái độ, tinh thần học tập Thi đua cá nhân Cộng tác, giúp đỡ, thi đua trong tổ, nhóm, lớp. Hoạt động dạy - Học Giáo viên truyền đạt nội dung bài học. Học sinh nghe giảng và ghi chép. Học sinh thảo luận để tự chiếm lấy kiến thức. Giáo viên giám sát, hướng dẫn các hoạt động của học sinh. Đánh giá Giáo viên đánh giá học sinh Học sinh tự đánh giá. Học sinh đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đánh giá học 1 sinh. Soạn một bài học theo theo phương pháp dạy học tích cực thì cần lưu ý điều gì ? Thứ nhất, lựa chọn nội dung thích hợp. Những kiến thức có vấn đề để suy nghĩ tích cực thường không phải là loại trả lời câu hỏi “ Cái gì ?” mà là loại trả lời câu hỏi câu hỏi “ Vì sao ?”, “ Như thế nào ?”, và có nhiều ý nghĩa về lý luận thực tiễn. Thường thì loại kiến thức lý thuyết thuận lợi hơn cho việc giảng dạy theo phương pháp tích cực hơn là loại kiến thức sự kiện. Tuy nhiên, nếu không chỉ đơn thuần mô tả những sự kiện rời rạc mà đặt vấn đề phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện đó thì vẫn có cơ hội để phát huy tính tích cực của học sinh. Ví dụ: Trong dạy học Sinh học, trước khi soạn bài, cần xác định bài học thuộc dạng bài nào trong các dạng bài sau: Bài hình thành khái niệm sinh học; Bài về quy luật, định luật sinh học; Bài ứng dụng vào thực tế; Bài thực hành, tham quan thiên nhiên; Bài ôn tập, luyện tập Để từ đó tìm ra những nội dung bài học thuận lợi cho việc tổ chức tình huống có vấn đề, trong đó bộc lộ những bài toán nhận thức và tiếp theo sẽ là việc hướng dẫn học sinh tự lực giải quyết vấn đề nhằm chiếm lĩnh kiến thức mới. Thứ hai, xác định nhiệm vụ nhận thức. Trước đây chúng ta thường xác định mục tiêu, yêu cầu của bài học một cách chung chung, vì vậy không thể dựa vào đó để đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy và học. Cần chuyển sang cách xác định mục tiêu của bài học càng cụ thể càng tốt, phát biểu rõ những tiêu chí làm căn cứ cho việc triển khai và đánh giá sự thực hiện trên lớp. Viết mục tiêu bài học phải tuân theo những quy tắc sau: - Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh. - Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra” của bài học chứ không phải tiến trình bài học. - Mục tiêu không phải đơn thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học cần đạt được. - Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả bài học. - Mỗi đầu ra trong mục tiêu phải được diễn đạt bằng một động từ được lựa chọn để xác định rõ mức độ học sinh phải đạt được bằng hành động. Như vậy, mục tiêu bài học là phải: - Được xác định cho người học: Sau khi học xong học sinh phải đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ gì ? Học sinh làm được gì ? - Được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp. - Phải cụ thể, có thể quan sát được, thống kê được, học sinh có thể đạt được và giáo viên có thể đánh giá được sau khi học xong bài. Khi xác định mục tiêu về kiến thức có thể sử dụng các động từ như: sắp xếp, liệt kê, mô tả, định nghĩa…. Về kỹ năng có những động từ như: tính toán, phân loại, nhận dạng, vẽ… Về thái độ có những động từ như: phản đối, hưởng ứng, bảo vệ, có ý thức…. Thứ ba, tạo động lực học tập. Muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh cần đặc biệt coi trọng việc xây dựng và nuôi dưỡng động lực học tập ở mỗi học sinh, trong đó quan trọng là động lực bên trong, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người học. Để duy trì và phát triển động lực học tập của học sinh giáo viên phải: Biết tạo không khí thuận lợi cho học tập tích cực; Liên tục đề ra những thử thách vừa sức; Làm cho các mục tiêu học tập luôn có ý nghĩa; Linh hoạt thay đổi các hình thức động viên học tập. Thứ tư, tổ chức các hoạt động của học sinh. Khi soạn bài theo cách dạy truyền thống, giáo viên dự kiến chủ yếu là các hoạt động trên lớp của chính mình thì khi soạn bài theo phương pháp dạy học tích cực giáo viên phải suy nghĩ rất công phu về cách tổ chức các hoạt động của học sinh, dự kiến những khả năng 2 diễn biến cùng những giải pháp điều chỉnh để chủ động hoàn thành bài học. Biên soạn các phiếu học tập tốt, tổ chức tốt các kiểu hoạt động nhóm là mấu chốt để tổ chức các hoạt động của học sinh. Thứ năm, đánh giá kết quả bài học. Điều này cần được tính ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học, nhằm giúp cho giáo viên và học sinh kịp thời nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Để có một bài soạn tốt, cần theo theo quy trình như thế nào ? Mỗi môn học, mỗi loại bài có những đặc trưng riêng về các bước soạn giáo án, nhưng có thể hình dung các bước cơ bản để soạn một giáo án như sau: * Xác định mục tiêu bài học: Mục tiêu được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hóa được với 3 mức độ: Biết, Hiểu, Vận dụng. Phải đối chiếu với mặt bằng trình độ của học sinh để quyết định thứ bậc cụ thể của mục tiêu. * Xác định công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị những đồ dùng dạy học cần cho bài học. * Thiết kế các hoạt động dạy - học cụ thể: Đây là bước đặc trưng nhất, bao gồm: - Lựa chọn các phương pháp dạy học sao cho đơn giản, phù hợp nhằm giúp học sinh tự lực ở mức cao nhất và phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh ở trên lớp. Mỗi bài học có thể chia ra thành một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau và có thể được phân thành: + Hoạt động khởi động: Là hoạt động tổ chức lớp và đặt vấn đề cho bài mới, mục mới + Hoạt động giải quyết vấn đề: Bao gồm những hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài học. + Hoạt động tổng kết và vận dụng những kiến thức thu được. + Hoạt động đánh giá kết quả bài học: Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh và cần phải: bám sát mục tiêu, đảm bảo được nhiều học sinh và đảm bảo thời gian. Có thể tóm tắt quy trình soạn bài như sau: Xác định mục tiêu bài học Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Các hoạt động dạy học Đánh giá Thay cho lời kết Soạn bài là quá trình kiến tạo hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu bài học, đồng thời cũng là yếu tố để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Soạn bài học một cách chu đáo, phù hợp là khâu quyết định sự thành công của tiết dạy bởi vì bài soạn chính là bản hướng dẫn hoạt động dạy - học trong tiết học. Tuy nhiên không thể thực hiện một cách máy móc, rập khuôn mà cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình, trong tiết dạy người giáo viên sẽ thi công bản thiết kế của mình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Để có một bài soạn tốt cần lưu ý: - Bài soạn không nhất thiết phải có 5 bước lên lớp cố định như trước đây vì chúng có thể được thực hiện liên hoàn trong mỗi phần của bài giảng. 3 Nội dung bài học. Cơ sở vật chất phục vụ bài học. Trình độ học sinh. Thời lượng bài học. - Phần thiết kế các hoạt động trên lớp cần ghi rõ các hoạt động cụ thể của học sinh và giáo viên kèm theo đó là hệ thống các phương pháp dạy học thích hợp kết hợp với việc sử dụng các phương tiên dạy học. - Nhất thiết phải có hoạt động khởi động của bài học và mỗi phần của bài học. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ giáo dục và đào tạo, (2000), Tài liệu hội nghị tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy; 2. Bộ giáo dục và đào tạo,( 2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT môn Sinh học; 3. Trần Bá Hoành,( 1995) Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học sinh học 4 . trò. Như vậy, bài soạn theo phương pháp dạy học tích cực có những điểm khác cơ bản với bài soạn theo dạy học truyền thống như sau: Điểm so sánh Bài soạn theo cách dạy học thụ động Bài soạn theo phương. huy tính tích cực của học sinh. Ví dụ: Trong dạy học Sinh học, trước khi soạn bài, cần xác định bài học thuộc dạng bài nào trong các dạng bài sau: Bài hình thành khái niệm sinh học; Bài về quy. giá học 1 sinh. Soạn một bài học theo theo phương pháp dạy học tích cực thì cần lưu ý điều gì ? Thứ nhất, lựa chọn nội dung thích hợp. Những kiến thức có vấn đề để suy nghĩ tích cực thường không

Ngày đăng: 28/03/2014, 23:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w