1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn " CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN NAY CỦA THỊ TRƯỜNG EU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP " pdf

102 354 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 689,08 KB

Nội dung

Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E i TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN NAY CỦA THỊ TRƯỜNG EU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Trung Vãn Người thực hiện : Đỗ Thị Hải Yến Lớp : Pháp 2 - K38 E HÀ NỘI - 12/2003 Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E ii MỤC LỤC MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT vi LỜI NÓI ĐẦU vii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY 1 1. Mức tiêu thụ thuỷ sản của thị trường EU 1 1.1.Đặc điểm chung của thị trường EU 1 1.2. Mức tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản 2 1.3. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tiêu thụ thuỷ sản của thị trường 4 1.3.1.Tập quán và thị hiếu 4 1.3.2.Thu nhập, chất lượng, giá cả tới tiêu thụ thuỷ sản của EU 5 1.3.3.Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng 6 2.Tình hình sản xuất và cung cấp nội khối 8 2.1.Tình hình sản xuất và cơ cấu sản xuất thuỷ sản của EU 8 2.2.Khả năng cung cấp nội khối 9 3. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU 11 3.1. Kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản 11 3.1.1. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản 11 3.1.2. Cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản 12 3.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu cùng những yêu cầu, quy định 14 3.3.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thuỷ sản của EU 14 3.3.2. Những yêu cầu quy định chung về chất lượng thuỷ sản nhập khẩu vào EU 16 4. Những quy định cụ thể của EU 17 4.1. Các quy đinh về bao bì, nhãn hiệu và xuất xứ hàng hoá 17 4.2. Hệ thống quản lý ISO 9000 19 4.3. Các quy định về vệ sinh-y tế 21 4.4. Các quy định về môi trường 22 4.5. Các quy định về hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA 27 1. Khái quát hoạt động sản xuấtxuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời gian qua 27 Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E iii 1.1. Tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam 27 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 1.1.2. Điều kiện về con người 28 1.2. Sản xuất thuỷ sản của Việt Nam 29 1.2.1. Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt 29 1.2.2. Hoạt động chế biến 31 1.3. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 32 1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian gần đây 32 1.3.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 33 2. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU 34 2.1. Bối cảnh chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU 34 2.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường thuỷ sản EU 36 2.3. Phương pháp tiếp cận chiến lược thị trường EU của Việt Nam trong thời gian qua 37 2.4. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU thời gian qua 39 2.5. Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản theo cơ cấu hàng thuỷ sản 40 2.6. Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản theo cơ cấu thị trường (trong khối EU) 42 3. Những vấn đề đặt ra đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 43 3.1. Vấn đề về bao bì, nhãn hiệu và xuất xứ hàng hoá 43 3.2. Vấn đề chất lượng sản phẩm 46 3.3. Vấn đề vệ sinh thực phẩm 48 3.4. Vấn đề vệ sinh môi trường 50 3.5. Vấn đề về hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu 52 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU NHỮNG NĂM TỚI 56 1. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đối với định hướng và giải pháp xuất khẩu thuỷ sản của việt nam sang EU 56 1.1. Đặc điểm của xu thế hội nhập 56 1.2. Ảnh hưởng tích cực của hội nhập đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 58 1.3. Những thách thức đến từ xu thế hội nhập 60 Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E iv 2.Những định hướng cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU 62 2.1.Căn cứ cho định hướng 63 2.2. Những định hướng cụ thể 64 2.2.1. Mục tiêu 64 2.2.2. Định hướng về cơ cấu sản phẩm 65 2.2.3. Định hướng về cơ cấu thị trường 67 2.2.4. Định hướng về chất lượng sản phẩm 68 3. Giải pháp nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu thị trường thuỷ sản EU trong điều kiện hiện nay. 70 3.1. Nhóm giải pháp về hoạt động marketing nghiên cứu thị trường 70 3.1.1. Giải pháp về nghiên cứu thị trường 70 3.1.2. Giải pháp về quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường 72 3.2. Nhóm giải pháp về sản xuất, chế biến 73 3.2.1. Giải pháp về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản 73 3.2.2. Giải pháp về chế biến thuỷ sản 75 3.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng thuỷ sản xuất khẩu 77 3.3.1. Nâng cao trình độ công nghệ chọn giống, nuôi trồng, chế biến 77 3.3.2. Giải pháp đáp ứng những quy định của thị trường EU hiện nay 78 3.4. Giải pháp vĩ mô về chính sách đầu tư, khuyến khích công nghệ 79 3.5. Giải pháp về bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn 81 4. Một số kiến nghị, đề xuất 82 4.1. Kiến nghị 82 4.2. Đề xuất từ đề tài nghiên cứu 83 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình tiêu thụ thuỷ sản ở một số quốc gia EU năm 2002 3 Bảng 2: Tổng sản phẩm quốc nội của EU trong một vài năm gần đây 6 Bảng 3: Tình hình cung cấp thuỷ sản nội khối của EU 9 Bảng 4: Một số loài thuỷ sản có lượng cung lớn của EU năm 1999 (theo tên thương mại và tên Latinh) 10 Bảng 5: Thương mại thuỷ sản của EU tại một số thời điểm 11 Bảng 6: Tình hình sản xuất thuỷ sản của Việt Nam 30 Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 5 năm gần đây 33 Bảng 8: Kim ngạch và tỷ trọng thị trường xuất khẩu thuỷ sản EU trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (1998-2002) 39 Bảng 9: Kim ngạch và tỷ trọng các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam trong EU năm 2001 42 Bảng 10: Số lượng các doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9000 qua các năm (1998-2002) 48 Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E vi MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT DANIDA Cơ quan phát triển của chính phủ Đan Mạch EC Cộng đồng châu Âu EU Liên minh châu Âu FAO Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc GDP Tổng sản phẩm quốc nội GSP Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập NAFIQACEN Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản quốc gia SEAPRODEX Tổng công ty xuất khẩu thuỷ sản SEAQIP Dự án Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản TNC Công ty xuyên quốc gia VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E vii LỜI NÓI ĐẦU Thiên nhiên đã có phần ưu ái khi ban tặng chúng ta một bờ biển dài hơn 3260 km, 112 cửa sông lạch, một vùng biển đặc quyền rộng khoảng 1 triệu km 2 với 4000 hòn đảo lớn nhỏ cùng hệ thống kênh, rạch, hồ, đầm rất thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Để tận dụng lợi thế tự nhiên sẵn có và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp khuyến khích, đẩy mạnh sản xuấtxuất khẩu thuỷ sản, coi đó là một trong những mũi nhọn kinh tế. Trong những năm qua sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta đã có những thành công trong việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, đóng góp một lượng ngoại tệ đáng kể cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, môi trường hội nhập kinh tế, tự do hoá thương mại hiện nay đặt ngành xuất khẩu thuỷ sản nước ta trước những khó khăn mà nổi bật là sự cạnh tranh gay gắt của những đối thủ kinh doanh, sự đòi hỏi ngày một cao của khách hàng quốc tế. Trong bối cảnh phục hồi chậm chạp, chưa mấy khả quan của kinh tế Nhật Bản cùng hàng loạt những tranh chấp, rủi ro trên thị trường Mỹ, EU càng trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta. Trở ngại rất lớn của việc phát triển xuất khẩu vào thị trường giàu có và rộng lớn bậc nhất thế giới này là rào cản phi thuế quan, tiêu biểu là những quy định, tiêu chuẩn ngặt nghèo về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Đó chính là lý do em chọn đề tài: “Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt nhất những quy định hiện nay của thị trường EU trong xu thế hội nhập” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Nội dung của đề tài gồm 3 chương sau: Chương 1: Tổng quan về thị trường EU trong xu thế hội nhập hiện nay Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E viii Chương 2: Thực trạng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU những năm tới Do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của người viết nên nội dung khoá luận này chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô và sự góp ý của đông đảo độc giả. Em xin chân thành cảm ơn. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY 1. MỨC TIÊU THỤ THUỶ SẢN CỦA THỊ TRƯỜNG EU 1.1.Đặc điểm chung của thị trường EU Cho đến nay Liên minh Châu Âu (EU) vẫn là một tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn nhất thế giới với 15 quốc gia thành viên ở Tây Bắc Âu, đó là các nước: Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Lucxămbua, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đan Mạch, Áo, Phần Lan, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len. Năm 2004 sẽ là một dấu mốc ghi nhận sự “mở cửa” lần thứ 5 và cũng là lần mở cửa lớn nhất từ trước đến nay của EU bằng sự gia nhập của 10 nước phía Đông, đưa số lượng người tiêu dùng của thị trường này từ khoảng gần 380 triệu người lên 545 triệu người. Sự mở cửa này đồng thời cũng biến EU thành thị trường lớn nhất thế giới, một trung tâm kinh tế trọng điểm toàn cầu. Là một thị trường chung của 15 quốc gia cho nên một đặc điểm nổi bật của thị trường này là sự thống nhất (không chỉ được thể hiện ở sự tồn tại của đồng tiền chung, sự tự do di chuyển của lao động, hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia thành viên mà còn được thể hiện ở một số điểm điểm đồng nhất trong tập quán, thị hiếu tiêu dùng của khối). Đây là một thị trường vô cùng “khó tính” và đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng. Như chúng ta đều biết, không chỉ là trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại, EU còn là thị trường phát triển vào bậc nhất thế giới, do đó những yêu cầu về an toàn, sức khỏe người tiêu dùng luôn được thị trường này đặt lên hàng đầu. Những nhà nhập khẩu EU luôn tỏ ra thận trọng, khuôn mẫu, yêu cầu khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, hàng loạt những quy chế, định chuẩn quốc gia, những quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm, những tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo đã được thông qua và áp dụng một cách thống nhất trong toàn Liên minh. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E 2 Thị trường EU về cơ bản cũng giống một thị trường quốc gia, do vậy có 3 nhóm người tiêu dùng khác nhau: nhóm người tiêu dùng thích sử dụng sản phẩm chất lượng cao cấp, yêu cầu các sản phẩm đặc biệt; nhóm người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả không quá đắt, nhóm người thuộc tầng lớp bình dân có thu nhập ttrung bình yêu cầu mức giá cả hợp lý. Kể từ những năm đầu của thập kỷ 90, tỷ trọng của nhóm 1 (tiêu dùng sản phẩm giá cao cấp) đã tăng từ mức 27% những năm 80 lên mức 35%-36%, trong khi đó nhóm 2 lại giảm từ 49% xuống còn khoảng 30%. Điều này cho thấy cơ hội thị trường mở ra cho các loại sản phẩm cao cấp và sản phẩm có sức cạnh tranh về giá. Bên cạnh những điểm chung, mỗi nền kinh tế trong khối cũng có những cách ứng xử riêng biệt trong giao dịch thương mại quốc tế. Chẳng hạn, người Pháp rất quan tâm đến tính đồng nhất và đã thông qua một số điều lệ đặc biệt bắt buộc phải sử dụng tiếng Pháp trên tất cả các nhãn sản phẩm, trong các tờ rơi quảng cáo, Doanh nghiệp Đức không chấp nhận mua hàng qua catalo, không chấp nhận việc nêu ra giá cả trong quảng cáo cá ngừ đóng hộp, doanh nghiệp Anh lại rất quan tâm đến chất lượng và rất sòng phẳng, luôn tuân theo luật lệ một cách chính xác Hệ thống phân phối cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu về thị trường EU. Hệ thống phân phối bao gồm các hình thức: các trung tâm thu mua, đơn vị chế biến, dây chuyền phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng , trong đó tập trung chủ yếu vào các trung tâm thu mua. Các trung tâm này thu mua các sản phẩm sản xuất trên thế giới và phân phối cho nhiều nhà phân phối quốc gia. 1.2. Mức tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản Với mức tiêu thụ thuỷ sản nói chung khoảng 17 kg/người/năm, hiện nay tổng mức tiêu thụ thuỷ sản của thị trường EU là khoảng trên 7 triệu tấn. Tổng mức tiêu thụ của khối sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Như vậy hàng năm khu vực này phải dành một ngân quỹ vào khoảng 28,6 tỷ USD cho việc mua bán các sản phẩm thủy sản. [...]... Boops boops 8767 Nguồn: Eurostat, 2001 10 Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E 3 NHU CẦU NHẬP KHẨU THUỶ SẢN CỦA EU 3.1 Kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản 3.1.1 Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản Mặc dù là một trong những khu vực sản xu t nhiều thuỷ sản nhất thế giới, EU đồng thời cũng là nhà nhập khẩu hàng đầu (hiện ứng trên cả Nhật Bản và Hoa Kỳ) Kim ngạch nhập khẩu của khối tăng đáng kể... Yến - Pháp 2 - K38E CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC XU T KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA 1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XU T VÀ XU T KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 1.1 Tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam 1.1.1 Điều kiện tự nhiên *Đối với nuôi trồng thuỷ sản: Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh,... cuộn, 3.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu cùng những yêu cầu, quy định 3.3.1 Cơ cấu thị trường nhập khẩu thuỷ sản của EU EU có một cơ cấu thị trường nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản vô cùng phong phú, đa dạng Các sản phẩm thuỷ sản không chỉ được nhập khẩu từ các nước trong khối mà còn mở rộng ra các nước ngoài khối từ châu Mỹ, châu Đại Dương tới châu Á, châu Phi Đối với mỗi sản phẩm nhập khẩu thì EU lại có một... gia xu t khẩu thuỷ sản trong đó có Việt Nam vẫn còn đang rộng mở Vấn đề cần quan tâm đối với các nhà xu t khẩu là phải tìm được phương thức tiếp cận thị trường hợp lý mà trước hết là nắm rõ cơ cấu nhập khẩu của khu vực để có chiến lược sản phẩm phù hợp với khả năng quốc gia và nhu cầu của của các khách hàng EU 3.1.2 Cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản EU được nhìn nhận là một thị trường có cơ cấu nhập khẩu thuỷ. .. khiến các nhà xu t khẩu thuỷ sản nước ngoài phải đau đầu, bởi việc bị từ chối ở thị trường EU không chỉ đồng nghĩa với việc giảm sút kim ngạch ở một thị trường mà còn kéo theo sự thiệt hại vật chất và sự giảm sút uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Tóm lại, thị trường EU thực sự là một thị trường tiềm năng cho các nước xu t khẩu thuỷ sản trong đó có Việt Nam bởi dung lượng thị trường lớn,... với những thuận lợi về chế độ thuế quan ưu đãi GSP mà các nước EU đang cho chúng ta hưởng Tuy nhiên, để hàng hoá có vị thế cao trên thị trường EU không phải là một vấn đề đơn giản Với một loạt những quy định nói trên, xu t khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU nói chung và thuỷ sản nói riêng đang ứng trước những thách thức lớn cần phải vượt qua Trên thực tế, việc đáp ứng những yêu cầu của. .. là một trong năm quốc gia nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới Tuy nhiên cá hồi không phải là mặt hàng nhập khẩu lớn của quốc gia này Sản phẩm này được cung cấp chủ yếu từ các khu vực sau: các nước thành viên, Áchentina, Marốc, Namibia 14 Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E Italia là nước ứng thứ 2 EU về nhập khẩu sản phẩm cá hồi Các nhà xu t khẩuhồi có vị thế cao trên thị trường. .. cắt giảm sản lượng khai thác thuỷ sản lại ngày một được thắt chặt, khả năng cung cấp nội khối của EU đang ngày càng suy giảm Khu vực này ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu ngoại khối Hiện nay cung thuỷ sản của khối chỉ đủ đáp ứng khoảng trên 50% tổng cầu, như vậy trên 40% lượng thuỷ sản tiêu thụ trên thị trường này phải trông chờ vào nguồn nhập khẩu từ bên ngoài Do đó, EU vẫnthị trường nhập khẩu khổng... xếp vào danh sách những quốc gia có sản lượng thuỷ sản lớn của khối, các nước còn lại có sản lượng thuỷ sản tương đối khiêm tốn so với nhu cầu tiêu thụ Theo những phân tích, đánh giá của các nhà nghiên cứu thị trường thì trong tương lai, Liên minh châu Âu vẫn tiếp tục giữ vị trí hàng đầu thế giới về nhập khẩu thuỷ sản với kim ngạch nhập khẩu ngày một gia tăng Cơ hội thâm nhập vào thị trường này đối với... EU “khó tính” là hoàn toàn không dễ Tuy nhiên nếu thoả mãn được yêu cầu của thị trường này thìcơ hội mở rộng hoạt động xu t khẩu ra thị trường thế giới đã nằm trong tầm tay Bởi lẽ, khi đáp ứng yêu cầu thị trường EU, hàng hoá coi như đã đạt “chứng chỉ quốc tế”, đương nhiên được thừa nhận và được đánh giá cao tại các khu vực khác Như vậy, điều quan trọng đối với ngành thuỷ sản nói chung và thuỷ sản xu t . đề tài: Chiến lược xu t khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt nhất những quy định hiện nay của thị trường EU trong xu thế hội nhập cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Nội dung của đề. 1.3.2. Cơ cấu thị trường xu t khẩu thuỷ sản của Việt Nam 33 2. Xu t khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU 34 2.1. Bối cảnh chiến lược xu t khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU 34 2.2 với định hướng và giải pháp xu t khẩu thuỷ sản của việt nam sang EU 56 1.1. Đặc điểm của xu thế hội nhập 56 1.2. Ảnh hưởng tích cực của hội nhập đến xu t khẩu thuỷ sản Việt Nam 58 1.3. Những

Ngày đăng: 28/03/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w