Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
251,18 KB
Nội dung
Nghiên cứutriếthọc
ĐỂ NÂNG CAONĂNG
LỰC CẦMQUYỀNCỦA
ĐẢNG TRONGĐIỀU
KIỆN HIỆNNAY
ĐỂ NÂNGCAONĂNGLỰCCẦMQUYỀNCỦAĐẢNGTRONGĐIỀU
KIỆN HIỆNNAY
NGUYỄN ĐÌNH HOÀ (*)
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản là Đảng duy nhất cầm quyền. Để hoàn thành sứ
mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, việc đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng
cao nănglựccầmquyềncủaĐảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Nhiệm vụ nângcaonănglựccầmquyềncủaĐảng bao gồm nhiều
nội dung, trong đó cần tập trung vào 3 nội dung cốt lõi: cầmquyền một cách
khoa học, cầmquyền một cách dân chủ và cầmquyền theo pháp luật. Có thể
nói, đó là những phẩm chất, đặc trưng cần có, là yếu tố bảo đảm sự thành
công củaĐảng Cộng sản Việt Nam với tư cách Đảngcầm quyền.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã trở thành Đảng duy nhất cầm quyền, chịu trách nhiệm toàn diện và cao nhất
trước toàn thể nhân dân về sự phát triển trên mọi phương diện của xã hội cũng
như chất lượng cuộc sống của nhân dân Có thể nói, trongđiềukiện chỉ có
một đảng duy nhất nắm vai trò đảngcầm quyền, để thực hiện thắng lợi sứ
mệnh cao cả nhưng cũng rất nặng nề của mình, việc đổi mới phương thức lãnh
đạo, nângcaonănglựccầmquyềncủaĐảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, một nội dung
cốt lõi của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Trước hết, cần phải khẳng định rằng, vai trò củaĐảng Cộng sản Việt Nam đối
với sự nghiệp cách mạng cũng như sự phát triển của đất nước tronghiện tại và
tương lai là vô cùng to lớn. Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, yếu tố
cần thiết đầu tiên để tiến hành cách mạng là phải có Đảng cách mạng và Đảng
có vững cách mạng mới thành công. Thực tiễn đã chứng minh luận điểm đó
của Người là hoàn toàn đúng đắn, cả trong giai đoạn Đảng lãnh đạo giai cấp
công nhân và nhân dân lao động đấu tranh giành chính quyền cũng như trong
điều kiệnĐảng Cộng sản đã trở thành một Đảngcầm quyền.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy, Đảng là tổ chức chính trị tiên tiến
và cách mạng, là lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam, là đại
biểu cho lợi ích của toàn thể nhân dân Việt Nam. Sự ra đời và bước lên vũ đài
chính trị củaĐảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 đã chấm dứt giai đoạn khủng
hoảng đường lối của cách mạng nước ta; hơn thế, dưới sự rèn luyện trực tiếp
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam liên tục
giành được những thắng lợi to lớn: từ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách
mạng, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á đến phát động
các cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc;
từ sự lựa chọn và kiên trì giữ vững định hướng phát triển đất nước theo chủ
nghĩa xã hội đến chủ động tiến hành công cuộc đổi mới và tích cực tham gia
hội nhập quốc tế, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá cao, ổn định và liên tục trong nhiều năm được cộng đồng
thế giới đánh giá cao
Chúng ta có quyền tự hào về những thành tựu vĩ đại mà Đảng và nhân dân ta
đã giành được. Những thành tựu đó là sự xác nhận của thực tiễn về nănglực
cầm quyềncủa Đảng; đồng thời, cũng là cơ sở để chúng ta đặt trọn niềm tin
vào sự lãnh đạo củaĐảngtrong công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, phải
thừa nhận rằng, so với trước đây, bối cảnh quốc tế và điềukiện lịch sử hiện
nay đã có những biến chuyển nhanh chóng: trật tự thế giới đang thay đổi do sự
sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, toàn cầu hoá và
hội nhập quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, xu thế đối đầu được thay bằng
xu thế đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, sự
bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã thúc đẩy lực lượng
sản xuất xã hội phát triển mạnh mẽ và hình thành nên giá đỡ cho sự hiện thực
hoá từng bước của kinh tế tri thức
Trong điềukiện như vậy, xuất phát từ bản chất giai cấp công nhân và mục tiêu
cao cả của một đảng kiểu mới - Đảng cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam
phải luôn ý thức một cách tự giác và sâu sắc về vai trò cầm quyền, lãnh đạo sự
nghiệp cách mạng của mình; từ đó, chú trọng và thường xuyên xây dựng
phương thức cầmquyền phù hợp nhằm lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới
và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước theo mục tiêu "dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Nói một cách khái quát, nâng
cao nănglựccầmquyềncủaĐảng Cộng sản Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu,
khách quan, được đặt ra từ sự phát triển của cách mạng cũng như từ chính nhu
cầu phát triển nội tại củaĐảng với tính cách Đảngcầmquyềntrongđiềukiện
mới .
Năng lựccầmquyềncủaĐảng không phải được hình thành một cách ngẫu
nhiên, mà là sự hội tụ những nỗ lựccủaĐảng từ mọi phương diện trong suốt
quá trình xây dựng lâu dài và thường xuyên, là kết quả tổng hợp của cả một hệ
thống các biện pháp tích cực, hiệu quả. Do vậy, việc nângcaonănglựccầm
quyền củaĐảng bao hàm nhiều nội dung khác nhau, trong đó cần tập trung vào
3 nội dung cốt lõi, căn bản sau: cầmquyền một cách khoa học, cầmquyền
một cách dân chủ và cầmquyền theo pháp luật. Có thể nói, ba nội dung căn
bản trên là những yếu tố trực tiếp quyết định nănglựccầmquyền và do vậy,
quyết định sự thắng lợi, thành công củaĐảngtrongđiềukiệnhiện nay.
1. Cầmquyền một cách khoa học là một đòi hỏi khách quan, hàng đầu đối với
Đảng ta hiện nay. Tính khoa học thể hiện trước hết ở sự lựa chọn nền tảng, cơ
sở lý luận với tính cách kim chỉ nam cho sự nhận thức và hoạt động thực tiễn
của Đảng. Cho đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn chứng tỏ là một học thuyết
khoa học về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và con người. Dù thực
tiễn cách mạng thế giới có những bước thăng trầm, Đảng Cộng sản Việt Nam
vẫn luôn kiên trì và vận dụng sáng tạo, linh hoạt lý luận khoa học, cách mạng
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh lịch sử cụ
thể của đất nước. Linh hồn, hạt nhân cốt lõi làm nên giá trị và sức sống của chủ
nghĩa Mác - Lênin, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, là phương pháp biện chứng
duy vật. Thêm nữa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã từng nhấn mạnh rằng,
học thuyết của các ông không phải là cái gì đó đã xong xuôi; trái lại, nó luôn
cần được bổ sung và phát triển. Vì thế, bên cạnh việc kiên định những nguyên
tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị tư tưởng của nhân loại, phù hợp
với điềukiện lịch sử cụ thể của đất nước. Đồng thời, cũng cần phải cảnh giác
tránh khuynh hướng nhân danh "đổi mới, cải tổ" đi đến phủ định những giá trị
của lý luận khoa học và cách mạng ấy - một sai lầm mà Đảng Cộng sản và
Công nhân ở một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã mắc phải nhưng
không thể sửa chữa và phải trả giá bằng sự mất đi vị thế đảngcầm quyền.
Tính khoa học còn thể hiệntrong sự phân định chức năngcủa Đảng. Đảng
Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất thực hiện sự lãnh đạo toàn diện đối
với Nhà nước và toàn xã hội, không chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất kỳ một lực
lượng chính trị nào khác. Đó là một vấn đề có tính nguyên tắc. Điềunày góp
phần quan trọngtrong việc tạo nên sự ổn định và thống nhất trong đời sống
chính trị của xã hội. Tuy nhiên, để vừa đảm bảo sự lãnh đạo củaĐảng là tuyệt
đối, vừa thể hiện tính khoa họctrong phương thức cầm quyền, cần thiết phải
có sự phân định rõ ràng chức năngcủa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính
trị - xã hội khác trong hệ thống chính trị nước ta. Về vấn đề này, quan điểm
của Đảng đã được xác định một cách rõ ràng, đó là "Đảng lãnh đạo Nhà nước
bằng đường lối, quan điểm, các nghị quyết; lãnh đạo thể chế hoá, cụ thể hoá
thành Hiến pháp, pháp luật; bố trí đúng cán bộ và thường xuyên kiểm tra việc
tổ chức thực hiện. Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước;
trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản
lý đất nước và xã hội"(1). Như vậy, trong quan hệ với Nhà nước, chức năng
của Đảng là "lãnh đạo" và phát huy vai trò của Nhà nước, chứ không phải là
"bao biện, làm thay" Nhà nước hoặc các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, Đảng "không bao biện, làm thay" Nhà nước không
có nghĩa là Đảng phó mặc, không can dự vào công việc quản lý nhà nước.
Với tư cách Đảngcầm quyền, Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo toàn diện
đối với xã hội thông qua đường lối, chính sách phát triển kinh tế, chính trị, văn
hoá và xã hội của mình. Do vậy, có thể nói, việc xây dựng đường lối, chính
sách đúng đắn, khoa họccủaĐảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; bởi điềunày
liên quan trực tiếp đến vận mệnh, tương lai của dân tộc, của đất nước. Để có
được những đường lối, chính sách phát triển đúng đắn và từng bước hiện thực
hoá trong cuộc sống, trước hết những đường lối, chính sách ấy phải xuất phát
từ chính thực tiễn cuộc sống của Việt Nam, được định hướng và soi rọi bởi lý
luận khoa học - chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể nói,
hệ bài học mà Đảng Cộng sản Việt Nam đúc rút trong công cuộc đổi mới, đặc
biệt là bài học về tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan có ý nghĩa
rất to lớn và thiết thực đối với Đảng ta trong quá trình lãnh đạo nói chung và
xây dựng đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Những
thành tựu to lớn, rất đáng tự hào mà chúng ta đã thu được sau hơn 20 năm đổi
mới là kết quả từ nhiều nguyên nhân, nhưng rõ ràng là được khởi nguồn từ
đường lối, chính sách phát triển đúng đắn, sáng tạo và khoa họccủa Đảng.
Đương nhiên, cầmquyền một cách khoa học không phải chỉ giới hạn ở những
nội dung trên. Yêu cầu đó còn phải được biểu hiện trên các phương diện khác,
như tổ chức bộ máy, sử dụng và bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ cán bộ và đảng
viên, tổ chức triển khai thực hiện cũng như cơ chế kiểm tra việc thực hiện
đường lối và chính sách Tựu trung lại, có thể nói, thường xuyên nângcao
tính khoa họctrong phương thức cầmquyền được xem là điềukiện quan trọng
cho phép Đảng nhận thức đúng đắn và giải quyết một cách chủ động, kịp thời
những mâu thuẫn, những vấn đề mới nảy sinh trước khi chúng có những ảnh
hưởng hoặc tác động xấu đến sự phát triển xã hội.
2. Cầmquyền một cách dân chủ vừa là một trong những điềukiện cần thiết
liên quan đến sự tồn tại và phát triển, vừa là nhiệm vụ quan trọngcủaĐảng với
tính cách Đảngcầm quyền. Điều đó có nghĩa là, Đảng phải kiên trì phát huy,
hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - một thành quả vĩ đại mà sự nghiệp
cách mạng đã mang lại; phải mở rộng và bảo đảm trên thực tiễn các quyền dân
chủ của nhân dân nói chung và trongĐảng nói riêng. Với vị thế người cầm
quyền, Đảng phải gắn bó máu thịt với nhân dân, quan hệ giữa Đảng với nhân
dân phải luôn được củng cố, bởi sức mạnh củaĐảng chính là bắt nguồn từ sức
mạnh của quần chúng nhân dân. Đồng thời, dân chủ còn là một nguyên tắc
trong sự phát triển nội tại của Đảng. Tính chất này được thể hiện tập trung trên
hai khía cạnh: dân chủ trong sinh hoạt đảng và dân chủ trong phương thức
hoạt động của Đảng. Nhận thức sâu sắc vai trò của thực hành dân chủ đối với
một Đảng nắm trọng trách cầm quyền, Đảng ta đã xác định phải phát huy dân
chủ trong sinh hoạt đảng, từ chi bộ, cấp uỷ ở cơ sở đến Ban Chấp hành Trung
ương, trong công tác cán bộ cũng như trong việc xây dựng và hoàn thiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đương nhiên, thực hiện dân chủ
không có nghĩa là tự do vô kỷ luật, vô tổ chức; đồng thời, phải chống dân chủ
hình thức, dân chủ cực đoan hoặc mưu toan lợi dụng dân chủ để gây chia rẽ,
mất đoàn kết Dân chủ phải gắn liền với pháp luật, kỷ cương để đảm bảo sự
lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, đảm bảo sự đồng thuận xã hội và mọi hoạt động
diễn ra một cách có tổ chức, cùng hướng tới mục tiêu chung vì "dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng phải kịp thời nắm bắt được tâm lý, nhu cầu và
nguyện vọng chính đángcủa quần chúng nhân dân nhằm xây dựng những
chương trình hành động thiết thực, hợp "ý Đảng lòng dân"; từ đó, tập hợp và tổ
chức nhân dân thực hiện, đưa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng vào cuộc sống, từng bước biến mục tiêu lý tưởng thành hiện thực
sinh động. Có thể nói, phát huy dân chủ chính là một biện pháp tích cực để
Đảng không những được củng cố và phát triển về mặt tổ chức, mà còn được
tăng cường về mặt trí tuệ - một phẩm chất quan trọng và cần thiết đối với
Đảng cầm quyền. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà tình hình thế giới có nhiều
diễn biến phức tạp, toàn cầu hoá và kinh tế thị trường vừa có mặt tích cực, vừa
tiềm ẩn những mặt tiêu cực , thì nhân tố trí tuệ củaĐảngcầmquyền càng trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết. Như chúng ta đã thấy, toàn cầu hoá và kinh tế
thị trường mang lại những cơ hội thuận lợi, đồng thời đặt ra nhiều thách thức
đối với sự phát triển của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc có tận
dụng, tranh thủ được mặt tích cực, thuận lợi cũng như có tránh được nguy cơ
và vượt qua những thách thức mà các quá trình này đem lại hay không, mức độ
hiệu quả cao hay thấp, theo chúng tôi, phụ thuộc đáng kể vào trí tuệ củaĐảng
cầm quyền. Chính thông qua việc thực hiện dân chủ rộng rãi và phát huy cao
độ quyền làm chủ trong Đảng, trong quần chúng nhân dân mà sức mạnh của
Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có nănglực trí tuệ, được nhân lên gấp bội.
Những cuộc trưng cầu dân ý rộng rãi, những thảo luận và đóng góp ý kiến đầy
tinh thần trách nhiệm của nhân dân đối với các vấn đề hệ trọngcủa quốc gia có
một ý nghĩa tích cực, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và nângcao tính
đúng đắn trong các quyết sách lớn của Đảng.
Việc phát huy dân chủ còn có ý nghĩa tạo điềukiện cho việc thực hiện cơ chế
phản biện xã hội với tinh thần lành mạnh, xây dựng và trách nhiệm công dân
nhằm bảo đảm tính đúng đắn, nângcao chất lượng của các quyết định ở tầm vĩ
mô. Đây là một yêu cầu đặc biệt quan trọng, nhất là trongđiềukiện một đảng
cầm quyền. Mặt khác, việc thực hiện phương thức lãnh đạo một cách dân chủ
còn là biện pháp tích cực để thiết lập sự đồng thuận không chỉ trong nội bộ
Đảng, mà cả trong toàn xã hội. Khi những quyết sách chiến lược luôn phản ánh
và phù hợp "ý Đảng lòng dân", tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành động sẽ
thu hút sự ủng hộ tối đa và sự tập trung cao nhất mọi nguồn lực (trí tuệ, vốn,
tinh thần ) của nhân dân đểhiện thực hoá những đường lối, chính sách của
Đảng trong cuộc sống. Có lẽ đó cũng là lý do tại sao Hồ Chí Minh coi dân chủ
là chìa khoá vạn năngđể giải quyết mọi vấn đề mà thực tiễn cách mạng đặt ra,
là cơ sở đểĐảng ta, tại Đại hội lần thứ X, đưa ra kết luận: "Phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chủ
trương, quyết sách quan trọngcủa Đảng, Nhà nước"(2).
Ý nghĩa của việc thực hiệncầmquyền một cách dân chủ củaĐảng còn là ở
chỗ, nó ngăn ngừa những biểu hiện lệch lạc, không phù hợp với bản chất giai
cấp công nhân, như hiện tượng chuyên quyền độc đoán, vi phạm dân chủ Nói
cách khác, thông qua việc thực hiện dân chủ, cơ chế kiểm tra, giám sát và phản
biện xã hội đối với hoạt động củađảngcầmquyền sẽ phát huy được tính thực
chất và ngày càng có hiệu quả hơn. Chính vì hiểu sâu sắc giá trị và ý nghĩa to
lớn của dân chủ đối với một Đảng giữ trọng trách đảngcầm quyền, nên trong
suốt quá trình lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh
rằng, trongĐảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm
chỉnh tự phê bình và phê bình.
Như vậy, thực hiệncầmquyền một cách dân chủ là phương thức đểnângcao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củaĐảng Cộng sản; đồng thời, dân chủ hoá
sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản với tư cách Đảngcầmquyền và hạt nhân của
hệ thống chính trị lại là yếu tố căn bản, là tiền đề tiên quyết để thực hiện dân
chủ hoá toàn bộ đời sống xã hội - một khuynh hướng phát triển tích cực, tiến
bộ của xã hội hiện đại.
3. Cầmquyền theo pháp luật. Pháp luật, như chúng ta đã biết, là một hệ thống
các quy tắc xử sự chung do nhà nước - người đại diện cho toàn xã hội xây
dựng và ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và được
bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước nhằm duy trì sự ổn
định và trật tự xã hội. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp
công nhân và toàn thể nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản.
Pháp luật còn là thước đo trong mối quan hệ giữa các thiết chế quyền lực, ví dụ
như quan hệ giữa đảngcầmquyền với các cơ quan nhà nước, giữa đảngcầm
quyền với các tổ chức xã hội. Với tư cách Đảngcầm quyền, thông qua đường
lối chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước, nhân dân
chế định, xây dựng và thực thi một hệ thống pháp luật đúng đắn. Nói cách
khác, pháp luật thể chế hoá đường lối chính sách củaĐảng thành ý chí chung
của Nhà nước, của toàn xã hội.
Một đặc điểm quan trọngcủa pháp luật là tính bắt buộc chung, không có ngoại
lệ, đối với mọi người trong xã hội. Pháp luật thể hiện ý chí và quyềnlựccủa
nhân dân, mà quyềnlựccủa nhân là tối cao. Nghĩa là không có ai có thể đứng
trên pháp luật hoặc không có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện những quy định
của pháp luật khi chúng đang có hiệu lực. Sau khi pháp luật được ban hành,
mọi công dân và các đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải triệtđể tuân thủ và
chấp hành nghiêm chỉnh. Do vậy, ngoài chức năng lãnh đạo Nhà nước và toàn
xã hội trong quá trình xây dựng, thực thi pháp luật, chỉ đạo "hoàn thiện hệ
thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp
luật”, “xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp
pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền"(3), với
tính cách là một bộ phận trong xã hội, bản thân Đảng Cộng sản cũng phải tuân
thủ và chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Nguyên tắc này được ghi rõ trong
Cương lĩnh củaĐảng về xây dựng chủ nghĩa xã hội: "Đảng lãnh đạo hệ thống
chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên kết mật thiết với
nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật"(4). Đại hội X của Đảng, một lần nữa, khẳng định Đảng
phải "hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật"(5). Theo đó, các tổ
chức đảng và mọi đảng viên củaĐảng phải đi tiên phong, gương mẫu trong
việc tuân theo và chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Lãnh đạo theo
pháp luật còn là điềukiện bảo đảm ngăn chặn sự tha hoá củaquyền lực, bảo
đảm cho quyềnlựccủa nhân dân không bị biến thành quyềnlực riêng của cá
[...]... người có đặc quyền, đặc lợi Cầmquyền một cách khoa học, cầmquyền một cách dân chủ và cầmquyền theo pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau; chúng vừa là tiền đề, điềukiệncủa nhau, vừa bổ sung, hỗ trợ cho nhau Việc bảo đảm và thực hiện tốt cả ba phương thức đó sẽ tạo nên sức mạnh tổ chức, tính hiệu quả trong hoạt động củaĐảng Cộng sản với tính cách Đảngcầmquyền trong điềukiệnhiệnnay Với tinh... dân chủ Việc đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng còn chậm và lúng túng (6) Có thể nói, để làm tròn trọng trách lịch sử của mình trước dân tộc và nhân dân trongđiềukiện mới, vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề đặc biệt quan trọng và cấp thiết Thiết nghĩ, cầmquyền một cách khoa học, cầmquyền một cách dân chủ và cầmquyền theo pháp luật là những phẩm chất, đặc... thành công đối với một đảng giữ vai trò Đảngcầmquyền như Đảng Cộng sản Việt Nam./ (*) Tiến sĩ, Trưởng phòng Biên tập – Trị sự, Tạp chí Triết học, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 51 - 52 (2) Đảng Cộng sản Việt Nam Sđd., tr 282 (3) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu... phê bình và tự phê bình, Đại hội lần thứ X đã chỉ rõ rằng, bên cạnh những ưu điểm, Đảng vẫn còn có một số khuyết điểm và yếu kém Trong đó, nổi lên là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới; dân chủ trongĐảng và trong xã hội còn bị vi phạm Không ít tổ chức đảng còn yếu kém, nhất là ở cơ sở; không làm tròn vai trò hạt nhân, không đủ sức giải... có những tổ chức cơ sở đảng tê liệt, mất sức chiến đấu Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất lẫn năng lực, vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước Sự thoái hoá, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm... kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 45 (4) Đảng Cộng sản Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr 21 (5) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Sđd., tr.278 (6) Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam Sđd., tr.262 -272 . Nghiên cứu triết học ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY. Nhiệm vụ nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng bao gồm nhiều nội dung, trong đó cần tập trung vào 3 nội dung cốt lõi: cầm quyền một cách khoa học, cầm quyền một cách dân chủ và cầm quyền theo. định năng lực cầm quyền và do vậy, quyết định sự thắng lợi, thành công của Đảng trong điều kiện hiện nay. 1. Cầm quyền một cách khoa học là một đòi hỏi khách quan, hàng đầu đối với Đảng ta hiện