Bài 9 QUY LUẬT MENĐEN QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh cần đạt được 1 Kiến thức Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập Nêu được công thức tổng quát về tỉ[.]
Trang 1Bài 9 QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh cần đạt được:
1 Kiến thức:
- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân li giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng
- Nêu được ý nghĩa của các quy luật Menđen
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic và khả năng vận dụng kiến thức giải các bài tập
3 Thái độ:
- Thấy được sự đa dạng trong sinh giới: Sự xh các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và cho chọn giống, tạo độ đa dạng loài
II CHUẨN BỊ 1 Giáo Viên: - Tranh phóng to hình 9 sgk; Bảng 9 sgk - PP dạy học: Vấn đáp 2 Học sinh: - Đồ dùng học tập, sgk, sbt sinh 12
III TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC:
1 Kĩ năng sống:
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Tìm kiếm và xử lí thơng tin để tìm hiểu về cơ chế của hiện tượng di truyền theo quy luật Menden( phân li độc lập)
- Lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cách ứng xử với bạn bè thầy cô
2 Tích hợp mơi trường:
- Thấy được sự xuất hiện các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và
Trang 2IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li Trong phép lai 1cặp TT, để cho đời sau có tỉ lệ KH xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có điều kiện gì?
Hs: để cho đời sau có tỉ lệ KH xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các đk: Cả bố lẫn mẹ đều phải dị hợp tử về 1 cặp gen; Số lượng con lai phải lớn, có hiện tượng trội - lặn hoàn toàn; Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống như nhau
2 Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trị Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng
GV yêu cầu hs ng/cứu mục I sau đó gv phân tích vd trong sgk
-Gv: Menđen làm thí nghiệm này cho kết quả F1 như thế nào?
-Hs:
-Gv: Sau khi có F1 Menđen tiếp tục lai như thế nào, kết quả F2 ra sao?
-Gv: F2 xuất hiện mấy loại KH giống P mấy loại KH khác P
( Lưu ý: cây F1 mọc lên từ hạt trong quả ở cây P, cây F2 mọc lên từ hạt trong quả ở cây F1 )
-Gv: Thế nào là biến dị tổ hợp
-Gv: Nếu xét riêng từng cặp tính trạng thì tỉ lệ phân tính ở F2 như thế nào, tỉ lệ này tuân theo định luật nào của Menđen?
-Hs: F2 3:1 → QLPL
-Gv: như vậy sự DT của 2 cặp tính trạng này có phụ thuộc nhau ko?
I Thí nghiệm lai hai tính trạng a Thí nghiệm
Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng Pt/c: vàng ,trơn x xanh, nhăn F1 : 100% vàng ,trơn
Cho 15 cây F1 ,tự thụ phấn hoặc giao phấn F2 : 315 vàng ,trơn 101 vàng ,nhăn 108 xanh ,trơn 32 xanh, nhăn b Nhận xét kết quả thí nghiệm - Xét riêng từng cặp tính trạng + màu sắc: vàng/xanh = 3/1 + hình dạng: trơn/nhăn = 3/1
→ Tỉ lệ phân li KH nếu xét riêng từng cặp tính trạng đều = 3: 1
Trang 3-Hs: ko
-Gv: hãy giải thích tại sao chỉ dựa trên sự phân li KH ở đời F2, Menđen lại suy ra đc các cặp alen quy định các TT khác nhau PLĐL trong qt hình thành giao tử?
-Hs: Menđen đã qsát tỉ lệ phân li KH của từng tính trạng riêng biệt
-Gv: giải thích thêm trong SGV/49 -Gv: Hãy phát biểu nội dung định luật -Hs:
-GV(nêu vđ): vì sao có sự di truyền độc lập các cặp TT?
(gợi ý : + TT do yếu tố nào quy định?
+ khi hình thành gtử và thụ tinh yếu tố này vận động như thế nào?→ HĐ2
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở tế bào học của định luât
GV yêu cầu hs quan sát hình 9 sgk phóng to -Gv: hình vẽ thể hiện điều gì?
-Gv: khi P hình thành giao tử sẽ cho những loại giao tử có NST như thế nào?
-Gv: khi thụ tinh các giao tử này kết hợp như thế nào ( tổ hợp tự do)?
-Gv: khi F1 hình thành gtử sẽ cho những loại gtử nào?
-Gv: sự phân li của các NST trong cặp tương đồng và tổ hợp tự do của các NST khác cặp có ý nghĩa gì ?
-Gv: Tại sao mỗi loại giao tử lại ngang nhau?
( Hướng dẫn hs áp dụng quy luật nhân xác suất thơng qua một vài ví dụ )
c Nội dung quy luật
Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập và tổ hợp tự do (ngẫu nhiên) trong quá trình hình thành giao tử
II Cơ sở tế bào học
- Các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
- Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử → dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng
Lưu ý:
Trang 4-Hs:
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa của các quy luật Menđen
GV: hướng dẫn hs quay lại thí nghiệm của Menđen -Gv: Nhận xét số KG, KH ở F2 so với thế hệ xuất phát? -Hs: 4 KH, 2KH giống P, 2KH khác P -Gv: Các KH khác bố mẹ có khác hồn tồn không? -Hs: ko, mà là sự tổ hợp lại những tính trạng của bố mẹ theo một cách khác→ biến dị tổ hợp
*HS tự tính tốn, thảo luận đưa ra công thức tổng quát (hướng dẫn hs đưa các con số trong bảng về dạng tích luỹ )
-Hs: trả lời lệnh sgk trang 40 (hoàn thành bảng 9)
+ Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong qt thụ tinh làm xuất hiện nhiều tổ hợp gen khác nhau
III Ý nghĩa của các quy luật Menđen
- Dự đoán được kết quả phân li ở đời sau - Giải thích đc tính di truyền của sinh giới
3 Củng cố:
- Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật PLĐL của Menđen: các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
- Để có tỉ lệ phân li KH 9:3:3:1 thì bố mẹ phải dị hợp tử về 2 cặp gen; có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn; số lượng cá thể con lai phải lớn; các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau
4 Dặn dị: