LỜI CẢM ƠN Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD ThS Đỗ Thị Hương LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo chuyên ngành Kinh tế quốc tế, khoa Thương mại và Kinh tế quốc[.]
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo chuyên ngànhKinh tế quốc tế, khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã chỉ dạy cho em những kiếnthức hữu ích trong suốt thời gian học tập tại trường
Trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp “Hoạt động đầu tư trực tiếp ranước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, em xin đượccám ơn các cán bộ phòng Đăng ký kinh doanh, Cục Phát triển Doanh nghiệp – BộKế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm kiếm và tiếp cận cácnguồn tài liệu tham khảo cần thiết
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS.Đỗ Thị Hương vì đãnhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em khơng chỉ trong việc cung cấp hệ thống kiếnthức chuyên ngành mà cịn truyền đạt phương pháp tư duy lơgic vơ cùng cần thiết,để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2010 Sinh viên thực hiện
Trang 2
MỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .31.1.1 Mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế 3
1.1.2 Mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngồi giúp Việt Nam thúc đẩy q trìnhphát triển kinh tế - xã hội 3
1.1.3 Mở rộng đầu tư ra nước ngồi góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước 4
1.2 HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGỒI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 5
1.2.1 Q trình xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài .5
1.2.2 Chủ thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 8
1.2.3 Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 8
1.2.4 Thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 9
1.3 CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .11
1.3.1 Nhân tố đẩy 11
1.3.2 Nhân tố kéo 14
Trang 32.1 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP RA NƯỚC NGỒI 17
2.2 QUY MƠ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 18
2.3 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NGÀNH 20
2.3.1 Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi vào ngành cơng nghiệp và xây dựng 23
2.3.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi vào ngành nơng – lâm – ngư nghiệp 25
2.3.3 Đầu tư ra trực tiếp ra nước ngoài vào ngành dịch vụ 28
2.4 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO THỊ TRƯỜNG TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ 29
2.5 TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM .34
2.6 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 35
2.6.1 Thành tựu đạt được 35
2.6.2 Hạn chế trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 40
2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 52
3.1 CÁC QUAN ĐIỂM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 52
3.1.1 Quan điểm 1 52
3.1.2 Quan điểm 2 53
3.1.3 Quan điểm 3 53
3.1.4 Quan điểm 4 54
Trang 43.2.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế 55
3.2.2 Dự báo tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới 59
3.3 KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 60
3.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 60
3.3.2 Kinh nghiệm của Singapore 61
3.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc 63
3.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 64
3.4 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 65
3.4.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước 65
3.4.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp .71
KẾT LUẬN 75
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTSTTCHỮVIẾTTẮTNGHĨA ĐẦY DỦ
TIẾNG ANHTIẾNG VIỆT
1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á
2 ASEAN
Association of SoutheastAsian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
3 APEC
Asia-Pacific EconomicCooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương4 ASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu5 AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean
6 CEPT
The Common EffectivePreference Tariff
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
7 EU European Unions Liên minh Châu Âu
8 FIA
Foreign Investment
Agency Cục Đầu tư nước ngoài9 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
10 FPI
Foreign Potfolio
Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài11 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
12 IMF
International Monetary
Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
13 NAFTA
North American FreeTrade Area
Khu vực mậu dịch tự do BắcMỹ
14 ODA
Official Development
Assistant Viện trợ phát triển chính thức
15 WB World Bank Ngân hàng thế giới
Trang 6DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
A - BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 1989 - 2008
phân theo ngành kinh tế 21
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào ngành công nghiệp giai đoạn
1998-2008 25
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi vào ngành nơng – lâm – ngư nghiệp giai
đoạn 1999-2007 .27
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước tiếp nhận đầu tư 30
B - BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Quy mơ bình qn các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 1989-2007 .19
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đangdiễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, các hoạt động đầu tư ngày càng phát triển sôiđộng ở phạm vi cả trong nước và trên thế giới Trong đó, hoạt động đầu tư ra nướcngoài nổi lên như một xu thế chung của các quốc gia, nhằm mở rộng thị trường,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn tài nguyên và nhân lực ởnước tiếp nhận, tránh hàng rào bảo hộ và tận dụng các chính sách ưu đãi của nướcsở tại,….Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó.
Từ năm 1988, đã có một số các doanh nghiệp trong nước triển khai dự ánđầu tư ở nước ngoài Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 22/1999/NĐ-CP về hướngdẫn và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài được Chính phủ ban hành ngày14/4/1999, hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngồi chính thức được ban hành,mở đường cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các doanh nghiệp trongnước Từ đó đến nay, hoạt động này đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cónhững đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu tích cực, hoạt động đầu tư trực tiếp ranước ngoài của các doanh nghiệp trong nước vẫn cịn tồn tại khá nhiều vướng mắc,khó khăn Có thể kể đến một số những khó khăn chính mà các doanh nghiệp phảiđối mặt như: khn khổ pháp lý thiếu đồng bộ và minh bạch, tình trạng thiếu thơngtin, hiệu quả của dự án đầu tư cịn chưa cao, số lượng các dự án đầu tư còn hạn chế,….
Trang 82 Mục đích nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, chuyên đề “Hoạt động đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp”
tập trung xem xét tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các doanh nghiệpViệt Nam trong thời gian qua, đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chếcòn tồn tại, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh hoạt động đầutư trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian tới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu: Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các
doanh nghiệp Việt Nam từ 1988 đến nay.
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các số liệu, phươngpháp so sánh và dự báo, phương pháp duy vật biện chứng để đánh giá tình hình hoạtđộng đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gianqua.
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài danh mục các từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệutham khảo, nội dung của chuyên đề gồm có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nướcngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của cácdoanh nghiệp Việt Nam từ năm 1988 đến nay
Trang 9CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯTRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM1.1.1 Mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp Việt Nam hội nhập sâurộng với thị trường trong nước và quốc tế
Vươn ra thị trường nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận, khai thác lợi thế sosánh và nâng cao vị thế trên trường quốc tế đang là mục tiêu chung của các quốc giatrên thế giới Và đầu tư trực tiếp ra nước ngồi chính là cách thức hiệu quả để đạtđược các mục tiêu trên, bởi những lợi ích to lớn nó đem lại cho cả nước đầu tư vànước tiếp nhận Có thể nói đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đang là xu thế tất yếukhách quan và ngày càng phát triển trên phạm vi tồn thế giới, và Việt Nam cũngkhơng nằm ngồi xu thế đó
Đối với Việt Nam nói riêng, đầu tư trực tiếp ra nước ngồi đóng vai trị cựckì quan trọng Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đấtnước và hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngồi góp phầngiúp Việt Nam mở rộng thị trường, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với cácnước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
1.1.2 Mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp Việt Nam thúc đẩy quátrình phát triển kinh tế - xã hội
Trang 10tâm khuyến khích phát triển Đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, vớixuất phát điểm của nền kinh tế thấp, lại chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, thìđầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một cách thức hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng vàphát triển kinh tế Bên cạnh đó, mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngồi tận dụngđược lợi thế của các nước tiếp nhận về lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, từ đógiải quyết được những khó khăn trong q trình phát triển kinh tế xã hội và thựchiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
1.1.3 Mở rộng đầu tư ra nước ngồi góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinhdoanh cho các doanh nghiệp trong nước
Bằng cách triển khai các dự án đầu tư ở nước ngoài, các doanh nghiệp trongnước tận dụng được các lợi thế về chi phí sản xuất thấp của nước tiếp nhận (do giálao động rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp,…), từ đó tạo điều kiện hạgiá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
Đồng thời, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Việt Nammở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh được các hàng rào bảo hộ mậu dịch vàtận dụng được các ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư, từ đó nâng cao vị thế của cácdoanh nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế
Đặc biệt, với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khi tiềm lực tài chính vàcơng nghệ cịn nhiều hạn chế, kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều, một sốdoanh nghiệp còn khá e dè trong việc triển khai hợp tác đầu tư ở nước ngồi, thì đẩymạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hết sức cần thiết nhằm giúp các doanhnghiệp cọ xát tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực cạnh tranh trên trườngquốc tế.
Trang 11Như vậy, thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là thật sự cần thiết trongđiều kiện nước ta hiện nay, khi mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế nóichung và của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng cịn khá hạn chế Nhận thứcđược tầm quan trọng đó, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nướcngoài đã và đang dần được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việcxúc tiến đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệpvừa và nhỏ
1.2 HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RANƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1.2.1 Quá trình xây dựng và hồn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động đầutư ra nước ngoài
Ngày 29/12/1987, Luật đầu tư nước ngồi của Việt Nam chính thức đượcQuốc hội thơng qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/01/1988 Đây được coi làmốc son của hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam Lượng vốn FDI bắt đầu đổvào trong nước và tăng dần lên qua các năm
Từ năm 1988, đã có một số doanh nghiệp trong nước đi tiên phong tronghoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, thơng qua việc tìm kiếm cơ hội đầu tư tạimột số nước láng giềng trong khu vực, điển hình là các dự án đầu tư sang Lào vàCampuchia của một số doanh nghiệp tư nhân ở các vùng biên giới, theo thỏa thuậnhợp tác song phương giữa chính quyền địa phương của hai nước
Trang 12Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đãban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi củadoanh nghiệp Việt Nam (Thơng tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam) Những văn bản nêu trên cùngvới các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạtđộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đãđánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời là minh chứng cho sựtrưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình từngbước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằnghoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cịn lúngtúng, gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần được khắc phục khi triển khai thực hiện.Chẳng hạn, các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất qn, có một số điều khoảnđến nay khơng cịn phù hợp, khơng bao qt được sự đa dạng của các hình thức đầutư trực tiếp ra nước ngồi Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn cịn phức tạp, rườmrà, khơng ít quy định của cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt độngsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Quy trình đăng ký và thẩm định cấp Giấychứng nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhậnđầu tư chưa được rõ ràng, thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế báo cáo, cung cấp thôngtin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm sốt hoạt độngđầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cơ chế phối hợp quản lý chưa được quy định cụ thể,rõ ràng Ngoài ra, văn bản pháp lý về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi mới dừng lại ởcấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa cao.
Trang 13nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam Sau một thời gian ngắn, Nghị định78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài củadoanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hànhLuật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủ đạo là (i) phù hợp với thực tiễn hoạtđộng; (ii) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; (iii) tăng cường hiệu quả của quản lý nhànước và (iv) đơn giản hóa thủ tục hành chính Đồng thời, kế thừa và phát huy cóchọn lọc những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống phápluật hiện hành về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm mở rộng và phát triển quyềntự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quyđịnh các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đều có quyền triển khai dự án đầu tư ở nướcngồi, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựachọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng vớiyêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ Giảm thiểu các quy địnhmang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái với nguyêntắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, có tính đến vớilộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương trong hội nhậpkinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc Bên cạnhđó, Nghị định 78/2006/NĐ-CP cịn quy định rõ về trách nhiệm, các quan hệ giữa cơquan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiện các mối quanhệ đó cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan,công chức nhà nước) nếu không thực hiện đúng các quy định của pháp luật
Trang 141.2.2 Chủ thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Theo Nghị định số 78/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày9/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các nhà đầu tư Việt Nam (gồmcác công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệptư nhân; doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước chưa đăngký lại theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã,cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hoá và hộ kinh doanh, cá nhân ViệtNam) đều có thể được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nếu đáp ứng được 4 điều kiệnsau đây:
Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước Việt Nam
Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn đối với trườnghợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
Được Bộ Kế hoạch – Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư
1.2.3 Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Cũng theo Nghị định số 78/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hànhngày 9/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Vốn đầu tư trực tiếp ranước ngồi thể hiện dưới các hình thức sau:
Ngoại tệ.
Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hoá thành phẩm, hàng hoá bán thành phẩm
Giá trị quyền sở hữu cơng nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình cơng nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ
Các tài sản hợp pháp khác
Trang 15động của doanh nghiệp phải được thực hiện thông qua tài khoản này Đồng thờidoanh nghiệp còn phải làm thủ tục đăng ký với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tạiđịa phương mình có trụ sở chính về việc mở tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyểnvốn đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, cùng một việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp phảihai lần đăng ký mở tài khoản, với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và với ngân hàngthương mại khác hoạt động tại Việt Nam Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụngnguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng đượcphép để chuyển ra nước ngồi góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định tại giấy phép đầutư do cơ quan có thẩm quyền cấp
Ngồi ra, để mở được tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc chuyển tiền ranước ngoài đầu tư doanh nghiệp phải chứng minh được dự án đầu tư, giấy phép đầutư do nước ngoài cấp,
1.2.4 Thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngồi
1.2.4.1 Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự ánđầu tư có quy mơ vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam
Để triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhà đầu tư sẽ tiếnhành làm thủ tục tại Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các doanhnghiệp gửi bộ hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:
Văn bản giải trình về dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (mục tiêu đầu tư,địa điểm đầu tư, nguồn vốn…)
Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư.
Bản sao có cơng chứng: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;hoặc Giấy phép đầu tư.
Trang 16 Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hộiđồng cổ đông về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Nhà đầu tư nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư 03 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trongđó có 01 bộ hồ sơ gốc Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồsơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cầnphải được làm rõ (nếu có) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đượchồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời saogửi các Bộ, ngành và địa phương liên quan Với trường hợp hồ sơ dự án đầu tưkhông được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thơng báo và nêu rõ lýdo gửi nhà đầu tư.
1.2.4.2 Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự ánđầu tư có quy mơ vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên
Các doanh nghiệp gửi 08 bộ hồ sơ dự án (như đã giới thiệu ở mục 1.3.4.1),trong đó có 01 bộ hồ sơ bản gốc lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Đối với các dự án đầu tư phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướngChính phủ:
Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kếhoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèmtheo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để Thủtướng Chính phủ xem xét, quyết định Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhậnđược ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấychứng nhận đầu tư.
- Đối với các dự án đầu tư không quy định phải được sự chấp thuận đầu tưcủa Thủ tướng Chính phủ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợplệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trang 171.3 CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RANƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜIGIAN QUA
1.3.1 Nhân tố đẩy
1.3.1.1 Mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước ngày càng gay gắt
Từ khi đổi mới mở cửa nền kinh tế năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể trong tiến trình hội nhập: chính thức gia nhập Hiệp hội các quốcgia Đơng Nam Á vào ngày 25/7/1995; kí kết thành công Hiệp định Thương mạisong phương Việt – Mỹ năm 2000; trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thếgiới vào ngày 7/11/2006, Những thành tựu trên mang lại cho Việt Nam những cơhội lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức đáng kể, đặc biệt là đối vớicác doanh nghiệp trong nước bởi hội nhập kinh tế quốc tế cũng đồng nghĩa với việcáp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa ngày càng gia tăng Mở cửa thị trường,thực hiện tự do hóa thương mại là sức hút các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lựctài chính lớn và trình độ cơng nghệ hiện đại mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanhtrên thị trường trong nước Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đềulà các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, năng lựccạnh tranh còn yếu kém, đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt này quả là không dễdàng Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường làm gia tăng số lượng, nâng cao chấtlượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm tại thị trường trong nước, và người tiêudùng cũng khó tính hơn khi lựa chọn sản phẩm Chính vì vậy, một số doanh nghiệpđã chọn giải pháp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhằm khai thác các thị trường mớinơi họ có thể tận dụng các lợi thế của mình Thực tế cũng chứng minh rằng, áp lựccạnh tranh trong nước càng lớn thì số lượng các doanh nghiệp triển khai dự án đầutư ở nước ngoài càng tăng lên
1.3.1.2 Hiệu quả kinh doanh của một số ngành tại Việt Nam đang có xu hướnggiảm sút
Trang 18nhuận ngày càng cao và thị trường ngày càng rộng lớn Tuy nhiên, trong một số lĩnhvực, quy mơ sản xuất kinh doanh có xu hướng bị thu hẹp, tỷ suất lợi nhuận ngàycàng giảm sút do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nguồn lực bị khai thácnhiều dẫn tới cạn kiệt Điển hình là các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiênnhư sản xuất nơng nghiệp, khai thác khống sản,
Trong nơng nghiệp, q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và chuyển dịch cơcấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ làm diện tích đất canh tác nơng nghiệp bị thu hẹp, nhânlực trong nông nghiệp chuyển dần sang các ngành công nghiệp và dịch vụ Do đó,đầu tư ra nước ngồi là một hướng đi mới nhằm tận dụng được nguồn nhân lực vàdiện tích đất canh tác màu mỡ ở nơi tiếp nhận đầu tư Đồng thời còn giúp các doanhnghiệp mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải và khai thác lợi thế của quátrình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong các ngành khai thác khống sản như dầu khí, than đá, đầu tư ra nướcngoài là một phương thức kinh doanh có lợi bởi nhiều quốc gia có nguồn tài nguyêndồi dào chưa khai thác hết (như Lào, Angieri, Iraq, ) Mặt khác đầu tư ra nướcngoài vào những ngành này có thể giúp các doanh nghiệp trong nước học hỏi nhữngkinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến hiện đại để áp dụng vào các dự án trongnước, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận.
1.3.1.3 Trình độ khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ của Việt Nam cịn lạc hậu
Trang 19cách đây 20 năm, nhưng phải mất 100 năm nữa mới đuổi kịp họ Nếu so với cácnước khác thì cịn tụt hậu q xa.
Khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, trình độ khoa học công nghệcủa nhà đầu tư là một trong các yếu tố được các đối tác nước ngoài quan tâm hàngđầu Tuy nhiên đây lại là điểm hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.Chính vì lý do đó mà các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư sang các thịtrường khu vực ASEAN và châu Á, bởi nhìn chung đây là các thị trường mà yêucầu về trình độ khoa học cơng nghệ thấp hơn so với các quốc gia phát triển như HoaKỳ, Anh, Nhật Bản,
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp tiến hành đầu tư ra nước ngồi khơng chỉ vìmục tiêu lợi nhuận mà cịn để tiếp cận các công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độquản lý, bởi đây là một cách thức đi tắt đón đầu rất hiệu quả Do đó, thị trường đầutư ra nước ngoài ngày càng được mở rộng đa dạng hơn, không chỉ dừng lại ở cácđối tác truyền thống như Lào, Campuchia, Liên bang Nga mà còn khai thác cácthị trường mới đầy tiềm năng với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại nhưHà Lan, Cộng hòa Séc, Đức,
1.3.1.4 Khai thác lợi thế của Việt Nam về mối quan hệ tốt đẹp với các nước tiếpnhận vốn đầu tư
Mặc dù có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, trình độ khoa học cơng nghệcịn yếu kém, nhưng Việt Nam cũng có một số lợi thế nhất định, tạo điều kiện thuậnlợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Trang 20dành những ưu đãi đặc biệt hơn cho nhà đầu tư đến từ các quốc gia nằm trong cùngliên kết kinh tế khu vực hay quốc tế
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đã thiết lập đượcquan hệ hữu nghị tốt đẹp, gắn bó lâu dài với hai nước láng giềng Lào vàCampuchia Do đó đây cũng là hai thị trường được các doanh nghiệp trong nướcquan tâm nhiều nhất khi triển khai các dự án đầu tư Nằm cận kề với Việt Nam, cótrình độ khoa học cơng nghệ và trình độ phát triển kinh tế tương đương, lại có mốiquan hệ gắn bó lâu dài trên nhiều lĩnh vực, khi tiến hành đầu tư vào hai thị trườngnày, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế hơn các nhà đầu tư đến từ những quốcgia khác Số vốn đầu tư sang các thị trường này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổngvốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký
Ngoài Lào và Campuchia, Việt Nam cũng đã thiết lập được quan hệ tốt đẹpvới nhiều quốc gia trên thế giới như Liên bang Nga, Malaysia, Singapore Đâycũng là những thị trường truyền thống với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của cácdoanh nghiệp trong nước
1.3.2 Nhân tố kéo
1.3.2.1 Xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 21các nền kinh tế Thơng qua q trình tự do hố, tồn cầu hoá tạo ra những lợi thếmới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa cácnước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinhtế tồn cầu.
Q trình tồn cầu hố đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào
nền kinh tế thế giới và khu vực Hồ trong bối cảnh đó cùng với phương châm "đa
dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại" và “Việt Nam mong muốnlà bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hồ bình, độc lậpvà phát triển", Việt Nam đã và đang từng bước vững chắc hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế khu vực và thế giới
Cùng với xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạtđộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài càng ngày càng phát triển mạnh mẽ trên phạmvi tồn thế giới Hịa cùng với xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đangtích cực triển khai các dự án đầu tư ở nước ngồi, khơng chỉ với mục tiêu lợi nhuận,mở rộng thị trường mà còn nhằm học hỏi khoa học công nghệ, kinh nghiệm và nângcao năng lực cạnh tranh, vươn ra thị trường thế giới
1.3.2.2 Khai thác lợi thế và chính sách ưu đãi của các nước tiếp nhận đầu tư
Trang 22Nam đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp lát tại Nga để tậndụng lợi thế về nguyên vật liệu tại chỗ
Mặt khác, thu hút FDI đang là xu hướng chung của các quốc gia trên thếgiới, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển, nhằm giải quyết các khókhăn về tài chính, thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế Hầu hết các nước tiếp nhậnđầu tư đều đưa ra những ưu đãi đặc biệt dành cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưcác ưu đãi về vốn, ưu đãi thuế, hỗ trợ thông tin, Đây là động lực thu hút các nhàđầu tư nước ngồi nói chung và các nhà đầu tư Việt Nam nói riêng khi triển khaicác dự án ở nước ngoài.
Trang 23CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰCTIẾP RA NƯỚC NGOÀI
Từ năm 1989 đến nay, qua hơn 20 năm thực hiện, hoạt động đầu tư trực tiếpra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đángkể Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tínhđến hết 2009, vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 7,73 tỷUSD với 465 dự án Hiện các nhà đầu tư Việt Nam đã có mặt tại 51 quốc gia vàvùng lãnh thổ trên thế giới
Dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ năm 1989 đến nay đã trải qua cácgiai đoạn phát triển chính sau đây:
Giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP
ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanhnghiệp Việt Nam, dòng vốn đầu tư ra nước ngồi của các doanh nghiệp Việt Namcịn nhỏ Thời kỳ này, có 18 dự án đầu tư ra nước ngồi với tổng vốn đăng ký trên13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án
Giai đoạn 1999-2005, sau khí ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có
131 dự án đầu tư ra nước ngồi với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu USD, gấp 7 lầnvề số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quymơ vốn đầu tư bình qn đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998.
Giai đoạn từ 2006 đến nay, sau khi ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP
Trang 24ký đạt trên 816,49 triệu USD, tuy chỉ bằng 76% về số dự án, nhưng tăng 45% vốnđăng ký so với thời kỳ 1999-2005 và gấp 40 lần so với thời kỳ 1989-1998 Quy mơvốn đầu tư bình quân đạt 8,16 triệu USD/dự án, cao hơn gần gấp đơi so với thời kỳ1999-2005 Trong năm 2007 có 64 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tưđăng ký là 391,2 triệu USD, tăng 77% về số dự án và bằng 92% tổng vốn đăng kýso với năm 2006 Năm 2008 là năm hoạt động đầu tư ra nước ngoài đạt con số kỷlục với tổng vốn lên đến 3,266 tỷ USD, số dự án cấp mới là 113 và có 10 dự án tăngthêm vốn Năm 2009 do tác động của suy thoái, nên chỉ có 89 dự án được cấp mớivà 20 dự án tăng vốn với số vốn đăng ký đạt 2,458 tỷ USD Mặc dù có giảm so với2008, nhưng kết quả đạt được vẫn được đánh giá cao trong bối cảnh suy thối tồncầu Năm 2010, theo dự báo của FIA số vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanhnghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ tăng so với năm 2009, bởi nhiều lý do như Chínhphủ đã ban hành thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động đầu tư ra nước ngồi,các doanh nghiệp Việt Nam cũng có những tiến bộ nhất định về tiềm lực tài chính,cơng nghệ để triển khai các dự án đầu tư ở nước ngồi,
2.2 QUY MƠ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGỒI
Quy mơ các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp ViệtNam thời gian qua cũng đang có xu hướng gia tăng, tuy nhiên không đều qua cácnăm Mặc dù vậy, trong vài năm gần đây, do nhận thức về tầm quan trọng của hoạtđộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và những đổi mới trong hệ thống luật phápchính sách, quy mơ của các dự án đầu tư ra nước ngồi có xu hướng tăng mạnh hơnso với các năm trước.
Trang 25Đơn vị tính: triệu USD
Biểu đồ 2.1: Quy mơ bình qn các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài củacác doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 1989-2007
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Trang 26trước Quy mơ bình qn một dự án là 11,46 triệu USD, trong đó có một số dự ánđầu tư sang Iraq với quy mô 100 triệu USD vào lĩnh vực khai thác dầu khí của Tổngcơng ty Dầu khí Việt Nam; dự án khai thác dầu mỏ tại Angieri, Năm 2003, 2004,số lượng các dự án triển khai ở nước ngồi có tăng lên, tuy nhiên quy mơ lại giảmxuống so với năm 2002, quy mơ bình qn một dự án trong năm 2003 và 2004 lầnlượt là 1,092 triệu USD và 0,733 triệu USD/dự án Nhưng bước sang 2005, sốlượng dự án, số vốn đăng ký và quy mô các dự án đầu tư tăng vọt so với hai năm2003 và 2004 Quy mơ bình qn một dự án đạt 9,958 triệu USD, gấp hơn 9 lần sovới 2003 và 13,6 lần so với 2004 Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do năm2005 có một dự án quy mô lớn đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Xekaman 3 tạiLào với tổng vốn đăng ký lên tới 273 triệu USD và một dự án trồng cây cao su tạiLào với số vốn đăng ký là 32,29 triệu USD.
Từ năm 2006 đến nay, sau khi Nghị định 78/2006/NĐ-CP được ban hànhngày 09/9/2006, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng phát triển Năm2006, quy mơ các dự án đầu tư ra nước ngồi khá đồng đều nên quy mơ bình qnmột dự án càng cao hơn so với 2005 Trung bình, một dự án đầu tư có số vốn là9,97 triệu USD, chỉ đứng sau năm 2002 về quy mơ bình qn một dự án Đến năm2007, số lượng và quy mô các dự án tăng lên Bình quân một dự án triển khai ởnước ngồi có số vốn trên 11 triệu USD, cao hơn 1,1 lần so với 2006.
Mặc dù quy mô các dự án đầu tư ra nước ngồi là khơng đồng đều qua cácnăm, nhưng nhìn chung quy mơ bình quân trên một dự án đầu tư đang có xu hướngtăng lên
2.3 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NGÀNH
Trang 27Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phépgiai đoạn 1989 - 2008 phân theo ngành kinh tế
Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD)(*)
TỔNG SỐ3755.272
Nông – lâm – ngư nghiệp 70 669,5
Công nghiệp khai thác mỏ 46 2459,7
Công nghiệp chế biến 117 989,06
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt
và nước 2 562,6
Xây dựng 6 12,47
Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mơ tơ, xe máy, đồ dùng cá
nhân và gia đình 32 55,15
Khách sạn và nhà hàng 12 12,2
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 30 172,09Các hoạt động liên quan đến kinh
doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 77 371,29
Giáo dục 1 0,135
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 4 14,4
Hoạt động văn hoá và thể thao 1 19,5
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng
đồng 4 2,8
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các nămtrước.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trang 28nghiệp khai thác với 2459,7 triệu USD và công nghiệp chế biến với 989,06 triệuUSD đầu tư ra nước ngồi Có thể kể đến một số dự án quy mô vốn đầu tư trên 100triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào đầu tư 2 dự án:dự án Thủy điện Xekaman 1 với tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD và dự án Thủyđiện Xekaman 3 với tổng vốn đầu tư 273 triệu USD; Tập đồn Dầu khí Việt Namđầu tư 243 triệu USD thăm dị khai thác dầu khí tại Angiêri; Cơng ty Đầu tư pháttriển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dị khai thác dầu khí tại Madagascar (vốn 117,36triệu USD) và tại Iraq (vốn 100 triệu USD),….
Biểu đồ 2.2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành giai đoạn 1989-2008
(Nguồn: Tính tốn từ bảng 2.1)
Trang 29Công ty cao su Đắc Lắc, vốn đầu tư 32,3 triệu USD; Công ty cổ phần cao su Việt-Lào, vốn đầu tư 25,5 triệu USD,….
Đầu tư ra nước ngồi trong lĩnh vực dịch vụ có 151 dự án, tổng vốn đăng ký614,23 triệu USD, chiếm 11,65% vốn đăng ký và 40,3% về số dự án Trong đó, cómột số dự án lớn như: Cơng ty viễn thơng quân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tạiCampuchia để khai thác mạng viễn thông di động, Công ty cổ phần đầu tư Việt Sôđầu tư 35 triệu USD để xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê tạiMoscow - Liên bang Nga, Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu USD tạiSingapore để đóng mới tàu chở dầu, Cịn lại là các dự án có quy mơ vừa và nhỏđầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc
2.3.1 Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi vào ngành cơng nghiệp và xây dựng
Theo số liệu từ bảng 2.1, vốn đầu tư đăng ký của các dự án trong lĩnh vựccông nghiệp và xây dựng trong giai đoạn 1989-2008 chiếm 3011,5 triệu USD,chiếm 75,65% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài, gấp 6,1 lần vốn đầu tư vào ngànhnông – lâm – ngư nghiệp và 6,7 lần vốn đầu tư vào ngành dịch vụ Trong đó, cácdoanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chủ yếu vào các ngành công nghiệpnặng và xây dựng như khai thác dầu khí, sản xuất – chế biến đồ gia dụng, vật liệuxây dựng (chiếm 62,8% số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp) Đáng chú ý làcác dự án đầu tư vào lĩnh vực dầu khí như dự án thăm dị, khai thác dầu khí tạiMadagasca, tổng vốn đầu tư 117,3 triệu USD do Tổng Công ty đầu tư phát triển dầukhí thực hiện được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài vào tháng 10/2007;dự án đóng mới tàu chở dầu của Cơng ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí triển khai tạiSingapore với số vốn 22,7 triệu USD; dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại Angierido Tổng Cơng ty Dầu khí Việt Nam triển khai với số vốn 150 triệu USD,
Trang 30chuyên triển khai dầu tư ra nước ngồi, thuộc Tổng Cơng ty Dầu khí Việt Nam(Petro Vietnam) đã thu được nhiều kết quả từ hoạt động tìm kiếm thị trường mới.Hiện nay, các hợp đồng đầu tư ra nước ngoài đang được các nhà thầu và PIDC tíchcực triển khai Các bên tham gia đã khoan 5 giếng thăm dị thẩm lượng, trong đóhợp đồng PM-304 (PIDC góp 15% cổ phần) triển khai tại Malaysia đã bước vàogiai đoạn phát triển và thu được kết quả khả quan, với mục tiêu có dịng dầu đầutiên từ mỏ Cendor Theo dự báo của Petro Vietnam, mỏ Cendor có trữ lượngkhoảng 35-40 triệu thùng dầu, giai đoạn đầu cho mức sản lượng dự kiến khoảng12.000 thùng/ngày Bên cạnh đó, hai hợp đồng thăm dị thẩm lượng dầu khí tạiAngieri do PIDC điều hành (chiếm 40% cổ phần) hiện đang triển khai khoan thẩmlượng, thăm dò các phát hiện dầu và cấu tạo triển vọng Tại một giếng khoan đã códấu hiệu triển vọng, dự báo trữ lượng khai thác khoảng 150-200 triệu thùng
Theo đánh giá của Petro Vietnam, tổng trữ lượng dầu khí của các phát hiệntừ các hợp đồng đầu tư ra nước ngồi hiện có khoảng 120 triệu m3 dầu, trong đóphần mang về nước (tính theo tỷ lệ Petro Vietnam tham gia) khoảng 80 triệu m3.Petro Vietnam đặt mục tiêu giai đoạn 2005-2010 tập trung đẩy nhanh tiến độ tìmkiếm dự án mới ở nước ngồi để ký được hợp đồng 6-7 dự án thăm dò dầu khí vàkhai thác, gia tăng trữ lượng dầu khai thác ở nước ngoài khoảng 45-50 triệu tấn.
Trang 31Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi vào ngành cơng nghiệp giai đoạn 1998-2008
Năm Số dự ánđược cấp
phép
Vốn đầu tư đăngký (triệu USD)Tốc độ tăng trưởngvốn đăng ký (%)1998 2 1,85 -1999 4 4,46 141,12000 6 2,55 -42,72001 8 5,96 133,52002 9 166,73 2.695,52003 12 21,72 -872004 6 6,39 70,62005 13 294,04 4.499,32006 12 218,49 -25,72007 23 147,1 -0,322008 45 251.3 70.84
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Lĩnh vực xây dựng có 6 dự án với tổng vốn đăng ký 9,2 triệu USD Số lượngdự án và quy mơ vốn đầu tư vào lĩnh vực này cịn nhỏ Nguyên nhân chủ yếu là docác dự án xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, tuy nhiên tiềm lực tài chính của cácdoanh nghiệp Việt Nam đa phần còn hạn chế
2.3.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi vào ngành nơng – lâm – ngư nghiệp
Đầu tư ra nước ngoài đang là một hướng đi mà nhiều doanh nghiệp ViệtNam hướng tới để mở rộng sản xuất và chia sẻ rủi ro Theo nhận định của nhiềuchuyên gia kinh tế, nếu nền kinh tế hồi phục tốt, rất có thể trong từ 5 đến 10 nămnữa, hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ "bùng nổ" Riêng trong lĩnh vực nơngnghiệp, đầu tư ra nước ngồi đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Trang 32đó, vốn đầu tư vào nơng nghiệp và lâm nghiệp lên đến 46 dự án, chiếm 86,8% về sốdự án và hơn 96% tổng vốn đăng ký Trong khi đó, ngành thủy sản chỉ chiếm 7 dựán với quy mơ bình qn một dự án khơng cao (1,6 triệu USD/dự án).
Đặc biệt, xu hướng đầu tư vào ngành nông – lâm – ngư nghiệp của các doanhnghiệp Việt Nam chỉ tăng nhanh trong các năm gần đây Năm 1991 là năm khởi đầucủa các dự án nông nghiệp đầu tư ra nước ngoài với một dự án đầu tư sang Nga vềthủy sản và một dự án đầu tư sang Anh về sản xuất nơng nghiệp Tính đến hết31/12/2004, tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài vào ngành nông nghiệp mới dừnglại ở con số 16, trong đó có 13 dự án nơng – lâm nghiệp Quy mơ trung bình của cácdự án này tương đối nhỏ nhưng tỷ lệ giải ngân lại cao hơn hẳn so với các dự án đầutư vào ngành công nghiệp (xấp xỉ 20% tổng vốn đăng ký) Đáng chú ý là các dự ánthuộc lĩnh vực thủy sản, tuy chỉ có 3 dự án nhưng số vốn đầu tư thực hiện đạt 2 triệuUSD, tức là gần bằng 50% tổng vốn đăng ký.
Trang 33Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi vào ngành nơng – lâm – ngư nghiệp giai đoạn 1999-2007
Năm cấpphép
Số dự án Vốn đầu tư đăngký (USD)Quy mơ bìnhqn dự án(USD/dự án)Tốc độ tăngtrưởng vốnđầu tư đăng
ký (%)1999 1 580.000 580.000 -2000 3 2.153.800 717.933 271,32001 1 884.000 884.000 -58,92002 2 1.382.000 691.000 56,32003 2 984.000 492.000 -28,82004 4 2.067.928 516.982 110,22005 10 65.879.460 6.587.946 3.087,22006 10 47.256.410 4.725.641 -28,32007 17 156.800.000 9.223.529 231,8
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Trang 34Đến hết tháng 2-2009, có 39 dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sangCampuchia với tổng vốn đầu tư là 211,2 triệu USD Trong đó tập trung nhiều nhất ởlĩnh vực nông, lâm nghiệp với 11 dự án, tổng vốn đầu tư là 115,9 triệu USD, chiếm54,4% vốn đầu tư
Đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đặc biệt chiếmchỗ trong những thị trường ngách để tìm kiếm lợi nhuận và khẳng định sự trưởngthành của mình Từ chỗ có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ tăng khả năng tài chính, quaytrở lại đầu tư vào nông nghiệp trong nước Hơn nữa, theo nhiều chuyên gia kinh tế,nếu như các hình thức đầu tư ra nước ngồi trong lĩnh vực cơng nghiệp để tận dụngnguồn nhân cơng và tài ngun bản xứ, thì đầu tư ra nước ngồi trong lĩnh vực nơngnghiệp là một hướng đi mới nhằm bảo đảm an ninh lương thực Không chỉ ViệtNam mà một số quốc gia trên thế giới đã khuyến khích các doanh nghiệp đi theocon đường này
2.3.3 Đầu tư ra trực tiếp ra nước ngoài vào ngành dịch vụ
Dịch vụ cũng là ngành thu hút được nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài Theosố liệu của Cục Đầu tư nước ngồi, tính đến ngày 31/12/2007, Việt Nam có 99 dựán đầu tư vào các ngành dịch vụ với tổng vốn đăng ký là 215,5 triệu USD, chiếm37,3% về số dự án và 10,7% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngồi, với quy mơbình qn là gần 2,2 triệu USD/dự án Điều đáng quan tâm là các doanh nghiệp ViệtNam đã có những dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng như giao thơng vận tải,du lịch, khách sản, văn hóa, y tế, giáo dục,… Trong đó, có một số dự án lớn như:Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia để khaithác mạng viễn thông di động, Công ty cổ phần đầu tư Việt Xô đầu tư 35 triệu USDđể xây dựng Trung tâm thương mại, văn phịng cho th tại Moscow-Liên bangNga, Cơng ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóngmới tàu chở dầu, Cịn lại là các dự án có quy mơ vừa và nhỏ đầu tư vào các địabàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc,
Trang 35đầu là 563.380 USD vào lĩnh vực giao thông vận tải – bưu điện Đây cũng là mộttrong số những dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam.Từ đó đến nay, hoạt động đầu tư vào ngành dịch vụ đã có những bước phát triển.Năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai 24 dự án đầu tư ra nước ngoàivào ngành dịch vụ, với tổng vốn 87,2 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư ranước ngoài và 38% về số dự án, giảm so với năm 2006 (chiếm 39,3% số dự án và61% tổng vốn đầu tư) Có 2 dự án lớn nhất trong lĩnh vực này là: dự án của Công tyCổ phần Đầu tư Xây dựng và khai thác cơng trình giao thông 584 đầu tư 30 triệuUSD vào xây dựng Trung tâm thương mại tại Hoa Kỳ và dự án của Tổng công tyViễn thông Quân Đội (Viettel) đầu tư sang Campuchia để thiết lập và khai thácmạng viễn thông sử dụng công nghệ VOIP cung cấp dịch vụ điện thoại và mạngthông tin di động tại Campuchia, tổng vốn đầu tư của dự án là 27 triệu USD.
Năm 2008 được coi là năm đầu tư vào ngành dịch vụ đạt thành tích đáng kể.Tính đến hết tháng 12 năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam triển khai 44 dự ánđầu tư ra nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ, với tổng vốn đăng ký 203,3 triệu USD,tăng 133,14% về vốn và 83,3% về số dự án so với năm 2007 Quy mơ bình qnmột dự án là 4,62 triệu USD.
Tính chung cho giai đoạn 1989-2008, đầu tư trực tiếp ra nước ngồi vàongành dịch vụ có 143 dự án với tổng vốn đăng ký là 418,8 triệu USD, bằng 9,5%tổng vốn đầu tư ra nước ngồi đăng ký tính chung cho cả giai đoạn Quy mô các dựán đầu tư tăng lên đáng kể qua các năm
2.4 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO THỊ TRƯỜNGTIẾP NHẬN ĐẦU TƯ
Trang 36số dự án là 98 với tổng vốn đăng ký là 1,04 tỷ, chiếm 37% số dự án và 51,8% vốnđăng ký) Nguyên nhân chủ yếu khiến vốn đầu tư ra nước ngoài chủ yếu tập trungtại các nước châu Á là do những quốc gia này có một số điểm tương đồng với ViệtNam về trình độ phát triển kinh tế, khoa học cơng nghệ, văn hóa kinh doanh,
Châu Phi có hai dự án thăm dị, khai thác dầu khí của Tập đồn Dầu khí ViệtNam, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký; trong đó một dự án được triển khai tạiAngieri với số vốn là 243 triệu USD, sau giai đoạn thăm dị, thẩm định dự án đãphát hiện có dầu và khí ga; và một dự án đầu tư 117,36 triệu USD tại Madagascahiện đang có kết quả khả quan
Châu Âu có 36 dự án với tổng vốn đầu tư là 100,5 triệu USD, chiếm 13,5%về số dự án và khoảng 5% tổng vốn đăng ký, trong đó Liên Bang Nga chiếm 12 dựán với tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi phân theo nước tiếp nhận đầu tư
(Tính đến hết ngày 31/12/2007 – chỉ tính các dự án cịn hiệu lực)
Đơn vị tính: USDSTT Nước tiếp nhận Số dự án Tổng vốn đăng ký Vốn thực hiện
1 Lào 98 1,040,310,380 7,511,7332 Angieri 1 243,000,000 35,000,0003 Madagasca 1 117,360,000 -4 Malaysia 4 112,736,615 6,576,8405 Iraq 1 100,000,000 -6 Campuchia 28 89,399,869 1,394,014
7 Liên bang Nga 12 78,067,407 2,010,000
8 Hoa Kỳ 30 68,182,754 1,100,000
9 Cuba 1 44,520,000
-10 Singapore 17 27,565,473 2,460,000
11 Cộng hòa Séc 5 11,542,372 100,000
Trang 37-13 Indonesia 2 9,400,000 3,240,00014 Trung Quốc 5 3,704,150 -15 Tajikistan 2 3,465,272 2,222,00016 Angola 4 3,432,387 -17 CuBa 1 18,970,000 -18 Ukraina 4 3,357,286 957,28619 Myanmar 1 2,314,760 -20 Nhật Bản 6 2,306,050 422,88521 Hàn Quốc 6 1,961,000 -22 Thụy Điển 2 1,935,900 912,00023 Hồng Kông 6 1,881,513 394,55824 Ba Lan 2 1,810,000 -25 Australia 5 1,237,200 378,10026 Bỉ 2 1,052,000 -27 Cô oét 1 999,700 -28 Nam Phi 1 950,000 -29 British Virgin Islands1 900,000 -30 Brazil 1 800,000
-31 Vương quốc Anh 3 500,000
-32 Đài Loan 2 468,000 -33 Italia 1 350,000 -34 Uzbekistan 2 850,000 200,00035 Bungari 1 152,280 -36 Ấn Độ 1 150,000 -37 Pháp 1 -
Trang 38Theo thơng tin từ Cục Đầu tư nước ngồi - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũykế đến hết năm 2009 vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đạt7,73 tỷ USD với 465 dự án Hiện các nhà đầu tư Việt Nam đã có mặt tại 51 quốc giavà vùng lãnh thổ trên thế giới Điều này đã thể hiện những kết quả tích cực mà cácdoanh nghiệp cũng như Chính phủ đã đạt được trong q trình đa phương hóa, đadạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời thểhiện quyết tâm của các doanh nghiệp Việt Nam để không bỏ lỡ các cơ hội đầu tưtốt, khơng bỏ lỡ những thị trường có triển vọng Cũng trong năm 2009, nhiều dự ánđầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chuyển từ quy mô đầu tư nhỏvà vào các ngành nghề đơn giản sang các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệcao và trải đều ở tất cả các châu lục Điểm đến cho đầu tư ra nước ngoài của ViệtNam không chỉ là các thị trường quen thuộc mà còn mở sang cả những quốc gia vốnlà các nhà đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Phầnlớn các doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đãtriển khai thực hiện dự án, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động cóhiệu quả, đồng thời thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụcủa Việt Nam tại Lào, Campuchia, Mỹ, châu Phi.
Lào, Campuchia, Nga, Malaysia, Angieria,… vẫn là điểm đến đầu tư thu hútcác doanh nghiệp Việt Nam Phân bổ đầu tư ra nước ngồi đang có sự chuyển dịchvà thay đổi Trước đây, nước bạn Lào là thị trường đầu tư ra nước ngồi lớn nhấtcủa Việt Nam thì sang năm 2010, Việt Nam đầu tư sang Campuchia nhiều nhất, vớiviệc doanh nghiệp 2 nước ký thoả thuận hợp tác với tổng trị giá khoảng 6 tỷ USDtại Hội nghị xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Campuchia diễn ra ngày 26/12/2009tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 39kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã vàđang mạnh dạn đầu tư vào những thị trường mới đầy tiềm năng như Hoa Kỳ, Cộnghòa Séc, Bỉ, Hà Lan, Hồng Kông,
Việt Nam đầu tư sang Lào đạt hiệu quả cao
Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cho biết, tính đến tháng6/2009, Việt Nam đã có 186 dự án đầu tư trực tiếp vào Lào với tổng vốn đăng ký2,08 tỷ USD, trong đó có 161 dự án đã triển khai
Lĩnh vực được đầu tư vào Lào nhiều nhất là cây công nghiệp, khai thác vàchế biến khoáng sản, xây dựng thủy điện Cụ thể, Việt Nam có 27 dự án trồng câycao su, cây công nghiệp với tổng vốn đăng ký 501 triệu USD, chiếm 17% tổng vốnđầu tư của Việt Nam sang Lào Khai khống (bao gồm khảo sát và thăm dị) đạttổng vốn đầu tư 222,3 triệu USD Thủy điện có 30 dự án, với tổng cơng suất 4.726MW, trong đó 3 dự án đã được triển khai (tổng cơng suất 650 MW) gồm XekamanIII 250 MW, vốn đầu tư 273 triệu USD đã khởi công tháng 4/2006; Xekaman I côngsuất 290 MW, vốn đầu tư 441,6 triệu USD; Nặm Mộ công suất 110 MW, vốn đầutư 142 triệu USD Ngồi ra, Việt Nam cịn có 22 dự án đã ký biên bản ghi nhớ(MOU) với tổng công suất 3.742 MW, trong đó riêng Thủy điện Luang Phrabang là1.414 MW
Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ có thêm nhiều biện pháp khuyếnkhích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào với mục tiêu phát huy và sử dụngcó hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của khu vực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
của vùng, góp phần tăng cường mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống
Trang 402.5 TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚCNGOÀI CỦA VIỆT NAM
Cũng theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, đến hết năm 2007, các dự ánđầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã giải ngân vốn khoảng 800 triệu USD, chiếm 40%tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Trong số các dự án đã triển khai, lĩnh vựccông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, bằng 58,6% tổng vốn thực hiện và đạt khoảng60% tổng vốn đăng ký đầu tư vào ngành công nghiệp và xây dựng Một số dự ánlớn đã triển khai thực hiện và đem lại kết quả khả quan như: dự án thăm dị dầu khílơ 433a và 416b tại Angiêria và lơ SK305 ở Malaysia của Tập đồn Dầu khí quốcgia Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 150 triệu USD; dự án đầu tư sangSingapore của Cơng ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã góp vốn thực hiện 22,7triệu USD; dự án xây dựng thuỷ điện Xekaman 3 tại Lào, hiện đang xây dựng cáchạng mục cơng trình theo tiến độ với vốn đầu tư thực hiện khoảng 100 triệu USD,
Tính đến hết tháng 12/2008, các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã giảingân vốn khoảng 1.200 triệu USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư ra nước ngồi.Trong đó, vốn đầu tư thực hiện của lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất67%