1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Giáo án tiếng việt lớp 4 tuần 1 bài (7)

5 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 249,42 KB

Nội dung

Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) I Mục tiêu 1 Đọc thành tiếng Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ Phía bắc (PB) sừng sững, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang h[.]

Trang 1

Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) I Mục tiêu

1 Đọc thành tiếng:

Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ

- Phía bắc (PB): sừng sững, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang hẳn, - Phía nam (PN): sừng sững giữa lối, lủng củng, phóng càng béo múp béo míp, quang hẳn,

• Đọc trơi chảy được tồn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm

• Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật

2 Đọc - Hiểu

• Hiểu các từ ngữ khó trong bài: sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nơ, kéo bè kéo cánh, cuống cuồng , …

• Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất cơng, bênh vực chị Nhà Trị yếu đuối, bất hạnh

II Đồ dùng dạy học

• Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, SGK (phóng to nếu có điều kiện) • Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc

III Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1 KTBC:

- Gọi 3 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ

ốm và trả lời về nội dung bài.

HS1: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của bài

“Mẹ ốm ”

HS2: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?

HS3: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc ngày sớm trưa

- Gọi 2 HS đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ

yếu (phần 1) và nêu ý chính của phần 1.

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

Trang 2

- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS: Nhìn vào bức tranh, em hình dung ra cảnh gì? - Giới thiệu: ở phần 1 của đoạn trích, các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trị Dế Mèn đã biết được tình cảnh đáng thương, khốn khó của Nhà Trị và dắt Nhà Trò đi gặp bọn nhện Dế Mèn đã làm gì để giúp đỡ Nhà Trị, các em cùng học bài hơm nay

b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc:

- Yêu cầu HS mở SGK trang 15 sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp (3 lượt).

- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài

- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu về nghĩa ở phần Chú giải.

- Đọc mẫu lần 1 Chú ýgiọng đọc như sau:

Đoạn 1: Giọng căng thẳng, hồi hộp

Đoạn 2: Giọng đọc nhanh, lời kể của Dế Mèn

dứt khoát, kiên quYết

Đoạn 3: Giọng hả hê, lời của Dế Mèn rành rọt,

mạch lạc

Nhấn giọng ở các từ ngữ: sừng sững, lủng củng,

im như đá, hung dữ, cong chân, nặc nơ, quay quắt , phóng càng, co rúm, thét, béo múp béo mí, kéo bè kéo cánh, yếu ớt, đáng xấu hổ, phá hết.

* Tìm hiểu bài:

- Hỏi:

+ Truyện xuất hiện thêm những nhân vật nào? + Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì?

- Dế Mèn đã hành động như thế nào để trấn áp bọn nhện, giúp đỡ Nhà Trò?

Các em cùng học bài hôm nay

* Đoạn 1:

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? - HS đọc theo thứ tự: + Bọn Nhện … hung dữ + Tôi cất tiếng … giã gạo + Tôi thét ….quang hẳn

- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK

- 1 HS đọc phần Chú giải trước lớp HS cả lớp theo dõi trong SGK

- Theo dõi GV đọc mẫu + Bọn nhện

+ Để địi lại cơng bằng, bênh vực Nhà Trị yếu ớt, không để kẻ khỏe ăn hiếp kẻ yếu

- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng: Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ

Trang 3

+ Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì? + Em hiểu “sừng sững”, “lủng củng” nghĩa là thế nào ?

- Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì?

- Tóm ý chính đoạn 1

* Đoạn 2 :

- Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2

- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?

+ Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai?

+ Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?

- Giảng: Khi gặp trận địa mai phục của bọn

nhện, đầu tiên Dế Mèn đã chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: Muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu, dùng các từ xưng hơ: ai, bọn này, ta Khi thấy nhện cái xuất hiện vẻ đanh đá, nặc nô Dế Mèn liền ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh: quay phắt lưng lại, phóng càng đạp phanh phách.

- Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì? - Tóm ý chính đoạn 2

* Đoạn 3

- Yêu cầu 1 HS đọc

- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : + Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?

+ Nói theo nghĩa của từng từ theo hiểu biết của mình

* Sừng sững: dáng một vật to lớn, đứng

chắn ngang tầm nhìn

* Lủng củng: lộn xộn, nhiều, khơng có trật

tự ngăn nắp, dễ đụng chạm

- Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ - 2 HS nhắc lại - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp + Dế Mèn chủ động hỏi: Ai đứng chóp bu

bọn này ? Ra đây ta nói chuyện Thấy vị

chúa trùm nhà nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách

+ Dế Mèn dùng lời lẽ thách thức “chóp bu bọn này , ta” để ra oai

+ Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũng ngang tàn, đanh đá, nặc nô Sau đó co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo - Lắng nghe - Dế Mèn ra oai với bọn nhện - 2 HS nhắc lại - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp + Dế Mèn thét lên, so sánh bọn nhện giàu có, béo múp béo míp mà cứ địi món nợ bé tí tẹo, kéo bè kéo cánh để đánh đập Nhà Trò yếu ớt Thật đáng xấu hổ và còn đe dọa chúng

Trang 4

- Giảng: Dế Mèn đã phân tích theo lối so sánh

bọn nhện giàu có, béo múp với món nợ bé tẹo đã mấy đời của Nhà Trò Rồi chúng kéo bè kéo cánh để đánh đập một cô gái yếu ớt Những hình ảnh tương phản đó để bọn nhện nhận thấy chúng hành động hèn hạ , không quân tử Dế Mèn còn đe doạ: “Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vịng vây đi khơng? ”

+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào?

+ Từ ngữ “cuống cuồng” gợi cho em cảnh gì?

+ Ý chính của đoạn 3 là gì?

- Tóm ý chính đoạn 3

- Gọi HS đọc câu hỏi 4 trong SGK + Yêu cầu HS thảo luận và trả lời

+GV có thể cho HS giải nghĩa từng danh hiệu hoặc viết lên bảng phụ cho HS đọc

Võ sĩ: Người sống bằng nghề võ

Tráng sĩ: Người có sức mạnh và chí khí mạnh

mẽ, đi chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả

Chiến sĩ: Người lính, người chiến đấu trong một

đội ngũ

Hiệp sĩ: Người có sức mạnh và lịng hào hiệp,

sẵn sàng làm việc nghĩa

Dũng sĩ: Người có sức mạnh, dũng cảm đương

đầu với khó khăn nguy hiểm

Anh hùng: Người lập công trạng lớn đối với

nhân dân và đất nước

- Cùng HS trao đổi và kết luận

- GV kết luận: Tất cả các danh hiệu trên đều có

thể đặt cho Dế Mèn song thíich hợp nhất đối với hành động mạnh mẽ, kiên quyết, thái độ căm ghét áp bức bất cơng, sẵn lịng che chở, bênh

+ Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang phá hết các dây tơ chăng lối

+ Từ ngữ “cuống cuồng” gợi cảnh cả bọn

nhện rất vội vàng, rối rít vì quá lo lắng + Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải

- HS nhắc lại

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp + HS tự do phát biểu theo ý hiểu - Giải nghĩa hoặc đọc

- Kết luận: Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất cơng, bênh vực Nhà Trị yếu đuối

- Lắng nghe

- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lịng nghĩa hiệp ghét áp bức bất cơng, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh

Trang 5

vực, giúp đỡ người yếu trong đoạn trích là danh hiệu hiệp sĩ.

- Đại ý của đoạn trích này là gì?

- Ghi đại ý lên bảng

* Thi đọc diễn cảm

- Gọi 1 đến 2 HS khá đọc lại tồn bài

- Để đọc 2 đoạn trích này em cần đọc như thế nào?

-GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc Yêu cầu HS lên bảng đánh dấu cách đọc và luyện đọc theo cách hướng dẫn đúng

- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp

- Đoạn 1: Giọng chậm, căng thẳng, hồi hộp Lời của Dế Mèn giọng mạnh mẽ, đanh thép, dứt khoát như ra lệnh

Đoạn tả hành động của bọn nhện giọng hả hê

- Đánh dấu cách đọc và luyện đọc

Ngày đăng: 16/02/2023, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN