1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn thạc sĩ tmu) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh 3 (quận 3 thành phố hồ chí minh)

103 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 626,79 KB

Nội dung

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Phùng Việt Hà Các kết quả, kết luận nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố t[.]

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướngdẫn tận tình của TS Phùng Việt Hà Các kết quả, kết luận nêu trong luận văn làtrung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào Các số liệu,tài liệu tham khảo được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng Tơi xin hoàn toàn chịutrách nhiệm với lời cam đoan trên

Học viên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài luận văn này tác giả đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ củarất nhiều các cá nhân bao gồm thầy giáo, bạn bè, đồng nghiệp Trước tiên, tác giảxin chân thành được bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo TS Phùng Việt Hà đã cung cấpphương tiện nghiên cứu, học tập, kiến thức và kinh nghiệm giúp tác giả có thể hồnthành được luận văn này

Tác giả cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, cán bộ của trường Đạihọc Thương Mại, Khoa Đào tạo Sau đại học và khoa Tài chính Ngân hàng đã nhiệttình chỉ bảo, dạy dỗ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành khóa học.

Kế đến, tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại phòng Khách hàngDoanh nghiệp vừa và nhỏ – Khối Khách hàng doanh nghiệp, Trụ sở chính, cùng cácbạn đồng nghiệp ở Chi nhánh 3 – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đãđóng góp ý kiến, tài liệu và dữ liệu hỗ trợ cho việc nghiên cứu.

Ngoài ra, tác giả cũng xin cảm ơn các bạn học viên cùng lớp Cao học 21B – Tàichính Ngân hàng – Trường Đại học Thương mại đã đóng góp các ý kiến quý báu đểtác giả hoàn thành được luận văn này.

Bên cạnh đó, do có những hạn chế nhất định về thơng tin và kiến thức, luận vănchắc chắn sẽ có những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp của Quý thầycô, bạn bè và độc giả để nội dung luận văn được hồn chỉnh hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ vii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan nghiên cứu 2

2.1 Các cơng trình nghiên cứu 2

2.1 Khoảng trống nghiên cứu 3

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

5 Phương pháp nghiên cứu: 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5

7 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CÁCDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Cho vay các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa của các ngân hàng thương mại 6

1.1.1 Khái niệm cho vay DNNVV của các NHTM 6

1.1.2 Đặc điểm cho vay DNNVV 8

1.1.3 Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanhnghiệp Nhỏ và Vừa 8

1.1.4 Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệpNhỏ và Vừa .9

1.2 Hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại các doanh nghiệp Nhỏ và Vừa 11

1.2.1 Quan điểm về hiệu quả cho vay các doanh nghiệp Nhỏ và Vừa .11

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 14

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay các doanh nghiệp Nhỏ và Vừa .161.3 Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại trong nâng cao hiệu quả hoạtđộng cho vay DNNVV và bài học rút ra cho VietinBank – Chi nhánh 3 20

Trang 4

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam – CN3 trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối vớiDNNVV 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH 3 TP HỒ CHÍMINH 25

2.1 Tổng quan về VietinBank – Chi nhánh 3 TP Hồ Chí Minh 252.1.1 Q trình hình thành và phát triển của VietinBank – Chi nhánh 3 TPHồ Chí Minh 252.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh 3 TP HồChí Minh 282.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiVietinBank – Chi nhánh 3 Tp Hồ Chí Minh .35

2.2.1 Sản phẩm dịch vụ cho vay đối với DNNVV đang cung cấp hiện nayvà tình hình phát triển các sản phẩm này tại VietinBank CN3 352.2.2 Quy trình cho vay khách hàng DNNVV tại VietinBank CN3 .372.2.3 Kết quả hoạt động cho vay khách hàng DNNVV tại VietinBank VN3 372.3 Hiệu quả cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa của VietinBank CN 3 46

2.3.1 Tỷ lệ thu nhập từ cho vay so với doanh số, dư nợ cho vay KHDNVVN 462.3.2 Tỷ lệ thu nhập từ cho vay DNVVN so với tổng thu nhập cho vayKHDN .472.4 Đánh giá hiệu quả cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa của VietinBankChi nhánh 3 .482.4.1 Kết quả đạt được .482.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 49

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆUQUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠIVIETINBANK CHI NHÁNH 3 TP HỒ CHÍ MINH 55

3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp Nhỏ vàVừa của VietinBank Chi nhánh 3 .55

Trang 5

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp Nhỏ

và Vừa của VietinBank – Chi nhánh 3 57

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa 59

3.2.1 Xây dựng chiến lược nâng cao hiệu quả cho vay DN Nhỏ và Vừa 59

3.2.2 Củng cố mối quan hệ với các cơ quan sở ban ngành trên địa bàn 60

3.2.3 Đổi mới cơ chế, chính sách, sản phẩm cho vay phù hợp đối với cácdoanh nghiệp Nhỏ và vừa 61

3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 62

3.2.5 Xây dựng chiến lược Marketing hướng tới DN NVV .65

3.2.6 Nâng cao trình độ các cán bộ tín dụng 65

3.2.7 Gia tăng các tiện ích khác cho khách hàng .67

3.3 Những kiến nghị 67

3.1.1 Đối với chính phủ, NHNN và các Bộ ngành liên quan 67

3.1.2 Đối với VietinBank 68

3.1.3 Kiến nghị của các DN NVV 70

KẾT LUẬN 72DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN 3 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -

Chi nhánh 3 (quận 3, TP Hồ Chí Minh)CB QHKH : Cán bộ quan hệ khách hàng

CN TĐ : Cán bộ thẩm định

DN : Doanh nghiệp

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DAĐT : Dự án đầu tư

GHTD : Giới hạn tín dụng

GNN : Giấy nhận nợ

HĐTD : Hội đồng tín dụng trụ sở chính

HTTD : Hỗ trợ tín dụng

KTGD : Bộ phận Kế tốn giao dịch

NCLQ Người có liên quan

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHTMNN : Ngân hàng thương mại Nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

PDTD : Phê duyệt tín dụng

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

TCTD : Tổ chức tín dụng

TSĐB : Tài sản đảm bảo

TSC : Trụ sở chính

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIETINBANK CN3 từ năm

2014-2016 .29

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ của VietinBank cn 3 từ năm 2014-2016 31

Bảng 2.3: Chất lượng tín dụng của VietinBank cn 3 từ năm 2014-2016 32

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh lũy kế đến 31/12/2016 35

Bảng 2.5: Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VIETINBANK – CN3năm 2014-2016 37

Bảng 2.6: Doanh số thu nợ KHDN NVV của VIETINBANK CN 3 năm 2014-2016 .39

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VIETINBANK– CN3 năm 2014-2016 39

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn giai đoạn 2014 – 2016 40

Bảng 2.9: Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn2014 - 2016 42

Bảng 2.10: Tình hình dư nợ cho vay phân theo loại tiền giai đoạn 2014 – 2016 44

Bảng 2.11 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động cho vay tại CN3 giai đoạn2014-2016 45

Bảng 2.13: Tỷ lệ thu nhập từ cho vay DNVVN tại chi nhánh 3 giai đoạn 2014-2016 46

Bảng 2.13: Tỷ lệ thu nhập từ cho vay DNVVN so với tổng thu nhập cho vayKHDN tại chi nhánh 3 giai đoạn 2014-2016 47

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, ở mỗi quốc gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ngày càng khẳng địnhvai trò trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế và Việt Nam cũng khơng nằmngồi quy luật ấy Trong thời gian qua, số lượng các DNNVV tăng lên khoảng400.000 doanh nghiệp, chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, đóng góp40% GDP và thu hút hơn 52% tổng số lao động, chiếm 17,26% tổng thu nộp ngânsách nhà nước

Các DNNVV ở Việt Nam hiện nay đều đang gặp rất nhiều khó khăn do quy mơ sản xuất nhỏ, năng lực quản lý tài chính yếu, kỹ thuật công nghệ thấp, phươngthức quản lý và quản trị nhân lực chưa khoa học, các sản phẩm sản xuất ra có chấtlượng chưa cao…, đặc biệt quan trọng là do thiếu nguồn vốn hỗ trợ Đặc biệt ở địabàn TP Hồ Chí Minh, dù hiện nay có rất nhiều các ngân hàng thương mại hoạt độngvới hàng nghìn điểm giao dịch nhưng việc tiếp cận được vốn ngân hàng của cácDNNVV gặp rất nhiều khó khăn

Trong các năm trước đây, khi các NHTM cổ phần (như Techcombank, MBBank,Sacombank, ACB và VPBank ) nhanh chóng tiếp cận đối tượng khách hàng làDNNVV thì Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam vẫn đang phát triển trọngtâm vào đối tượng các khách hàng là doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, tổng công tynhà nước Từ năm 2014, trong khi bắt đầu xây dựng kế hoạch trung dài hạn, Ngânhàng TMCP Cơng Thương Việt Nam đã có đã định hướng rõ ràng trong việc pháttriển cho vay khách hàng là DNNVV để gia tăng số lượng khách hàng, tăng trưởngquy mô dư nợ, chiếm lĩnh thị phần cũng như tạo ra mức lợi nhuận lớn hơn cho ngânhàng trong giai đoạn mới Trước định hướng chung của Ngân hàng, cũng như nhậnthấy tiềm năng DNNVV tại địa bàn Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam - Chi nhánh 3 (quận 3, TP Hồ Chí Minh) cũng đã có sự chủ động tìmhiểu, tiếp cận, thẩm định nhu cầu vay vốn của đối tượng khách hàng DNNVV.

Trước thực tiễn này, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng

Trang 9

Nam – Chi nhánh 3 (quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh)” làm đề tài luận văn thạc sỹ

với mong muốn tìm ra những biện pháp mang lại hiệu quả cho vay tại NHTM CơngThương Việt Nam nói chung và Chi nhánh 3 TP Hồ Chí Minh nói riêng

2 Tổng quan nghiên cứu2.1 Các cơng trình nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàngThương mại cũng như phát triển cho vay đối tượng khách hàng này ln được quantâm và có nhiều bài viết, cơng trình khoa học đã được cơng bố, đây là nguồn tư liệuquý giá cho việc nghiên cứu luận văn Thời gian qua đã có một số cơng trình nghiêncứu vấn đề này ở những khía cạnh khác nhau Có thể tổng hợp một số quan điểmnghiên cứu từ các cơng trình nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, luận văn thạc sỹ: “Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” (2015) – Đặng Thị Thanh Mai,trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Luận văn có đề cập đến việc BIDV với tiềmnăng và vị thế là NHTM lớn, có thế mạnh về nguồn vốn, kinh nghiệm lâu lắm kinhdoanh ngân hàng nhưng chưa chú trọng trong hoạt động cho vay đối với DNNVVtrong khi đối tượng DNNVV lại là đối tượng mang lại lợi nhuận và hiệu quả kinhdoanh cho ngân hàng Luận văn có phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động củavay khách hàng DN NVV trên tồn hệ thống BIDV thơng qua các chỉ tiêu định tínhvà định lượng Từ đó đề xuất những giải pháp giúp cho BIDV nâng cao hiệu quảhoạt động cho vay đối với DNNVV tại Việt Nam

Trang 10

Thứ ba, luận văn thạc sỹ “Hiệu quả tín dụng của NH Nơng nghiệp và Phát triểnNông thôn tỉnh Quảng Nam” – Nguyễn Thị Như Thủy (2015) – Học viện chính trịquốc gia Hồ Chí Minh Luận văn nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêuphản ánh hiệu quả tín dụng riêng biệt như hiệu quả sử dụng vốn, vịng quan vốn tíndụng, tỷ lệ nợ xấu, hệ số thu hồi nợ, hệ số rủi ro tín dụng với chỉ tiêu phản ánh hiệuquả tín dụng tổng thể là lợi nhuận hoạt động tín dụng Luận văn đánh giá chunghoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh QuảngNam, bao gồm các hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh, chiết khấu, bao thanhtoán, Luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng,đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng nhằm mang lại lợiích tổng thể cho Ngân hàng

Ngồi ra, cũng có một số luận văn khác nghiên cứu về phát triển hoạt động tíndụng nói chung chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu đối tượng KHDN Nhỏ và Vừa như:- Luận văn thạc sỹ “Phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt” của Phạm Ngọc Quang– Đại học Thương Mại

- Luận văn thạc sỹ “Mở rộng tín dụng tại ngân hàng NN&PTNT huyện PhướcSơn, tỉnh Quảng Nam” của Nguyễn Tiến Nam – Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

2.2 Khoảng trống nghiên cứu

Trang 11

rộng lớn, mỗi năm có hàng nghìn doanh nghiệp mới thành lập thì TP Hồ Chí Minhlại càng là một địa bàn tiềm năng để các Chi nhánh Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam khai thác và phát triển Vì vậy với đề tài “Hiệu quả hoạt độngcho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại Cổ phầnCông thương Việt Nam – Chi nhánh 3 (quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh)” tác giảsẽ phân tích tổng thể hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng DNNVV tại Chinhánh 3 thông qua các chỉ tiêu định lượng cụ thể để đánh giá thực trạng hoạt độngcho vay tại Chi nhánh – hoạt động mang lại thu nhập cho VietinBank nói chung vàChi nhánh 3 – TP Hồ Chí Minh nói riêng Từ đó đưa ra những giải pháp cập nhậtnhất, phù hợp với tình hình địa bàn, đặc thù hoạt động của Chi nhánh nhằm nângcao hiệu quả cho vay khách hàng DNNVV của VietinBank Chi nhánh 3 trong thờigian tới theo đúng định hướng của Nhà nước nói chung và VietinBank nói riêng

3 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả cho vayDNNVV của NHTM để từ đó làm rõ quan điểm về hiệu quả và tiêu chí đánhgiá hiệu quả cho vay đối với phân khúc DN NVV

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay DNNVV tại Ngânhàng TMCP Công Thương VN - Chi nhánh 3 TP Hồ Chí Minh, để phát hiệnnhững vấn đề cịn tồn tại, tìm ra ngun nhân và có biện pháp, kiến nghị cơbản giúp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV, trên cơ sở đó tăngtrưởng thu nhập từ hoạt động cho vay DN NVV Luận văn tập trung nghiêncứu các giải pháp để tăng trưởng thu nhập từ cho vay DNNVV tại Chi nhánh3 TP HCM cũng như trên toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động cho vay các doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương VN - Chi nhánh 3 TP HồChí Minh

Trang 12

+ Về không gian: Nghiên cứu hoạt động cho vay, hiệu quả cho vayDNNVV tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh 3 TP Hồ ChíMinh dưới góc độ của Ngân hàng Thương mại.

+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hiệu quả cho vay đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh 3giai đoạn 2014-2016, đưa ra giải pháp cho năm 2017 và các năm tiếp theo.

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập thông tin: thu nhập thông tin dữ liệu từ báo cáoHĐKD, tạp chí, đề tài có liên quan

- Phương pháp phân tích, xử lý thống tin: Sử dụng phương pháp phântích, so sánh, tổng hợp.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hóavà góp phần làm sáng tỏ lý luận về hoạt động cho vay khách hàng DNNVVcủa các Ngân hàng thương mại nói chung và cụ thể là tại Chi nhánh 3 TPHCM - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động cho vay khách hàng DNNVV của Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam, giảm thiểu và kiểm soát được rủi ro trong hoạt động chovay Vì vậy, luận văn là tài liệu tham khảo cho các phòng, ban quan hệ vàthẩm định khách hàng DNNVV của NH TMCP Công thương Việt Nam,cũng như những người quan tâm khác.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục tàiliệu tham khảo và các phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạicác Ngân hàng Thương mại

Trang 13

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các doanhnghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN3 TP Hồ ChíMinh

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Cho vay các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa của các ngân hàng thương mại1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp Nhỏ và Vừa

Theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005: “Doanh

nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thựchiện các hoạt động kinh doanh”.

Trên thực tế, có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại doanh nghiệp, nếudựa trên hình thức sở hữu thì có thể chia doanh nghiệp thành doanh nghiệpnhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn, cơng ty hợp danh Phân theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh,theo ngành thì có thể phân loại doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp,Thương mại, Dịch vụ, Nông – Lâm – Ngư nghiệp Nhưng nếu xét trên quymô Doanh nghiệp thì có thể phân chia Doanh nghiệp thành doanh nghiệp quymô lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hiện nay có rất nhiều tiêu thức để phân loại DNNVV Một số tiêu thứcnhư: vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng,… Tuy nhiên, mỗimột nước, mỗi một nền kinh tế lại lựa chọn các tiêu thức khác nhau, phụthuộc vào rất nhiều yếu tố Trong đó, hai tiêu thức được sử dụng nhiều nhất ởphần lớn các nước là quy mô vốn và lao động Thông thường các nước cótrình độ phát triển càng cao thì quy định về chỉ tiêu quy mô vốn cũng như laođộng càng cao so với các nước có trình độ phát triển thấp hơn

Trang 15

- Doanh nghiệp siêu nhỏ: là các doanh nghiệp có khơng q 10 laođộng, tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá 100.000 USD và tổngdoanh thu hàng năm không quá 100.000 USD.

- Doanh nghiệp nhỏ: là các doanh nghiệp có khơng q 50 lao động,tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá 3.000.000 USD và tổng doanhthu hàng năm không quá 3.000.000 USD.

- Doanh nghiệp vừa: là các doanh nghiệp có khơng q 300 lao động,tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá 15.000.000 USD và tổngdoanh thu hàng năm không quá 15.000.000 USD.

Theo khối EU, DNNVV là những doanh nghiệp có dưới 250 nhân cơng vàđược chia thành ba loại sau:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ: có dưới 10 nhân cơng, doanh số 2 triệu Euro,tổng tài sản 2 triệu Euro.

- Doanh nghiệp nhỏ: có từ 10 nhân cơng đến dưới 50 nhân công, doanhsố 10 triệu Euro, tổng tài sản 10 triệu Euro.

- Doanh nghiệp vừa: có từ 50 nhân công đến dưới 250 nhân công,doanh số 50 triệu Euro, tổng tài sản 43 triệu Euro.

Tại Việt Nam, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợgiúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, định nghĩa doanh nghiệp nhỏ vàvừa: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định phápluật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn(tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đốikế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình qn năm (tổng nguồn vốnlà tiêu chí ưu tiên), ngồi các tiêu chi trên Nghị định này cịn căn cứ vàongành hoạt động để phân loại, cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

QuymôDoanhnghiệpsiêu nhỏDoanh nghiệp

nhỏDoanh nghiệp vừa

Trang 17

1.1.2 Khái niệm cho vay DNNVV của các NHTM

“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc caokết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác địnhtrong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cảgốc và lãi” (Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ngày 16 tháng 06năm 2010)

Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu cho vay DNNVV của Ngân hàng thươngmại là hình thức cấp tín dụng cho đối tượng là các doanh nghiệp có quy mơvừa và nhỏ, dựa trên ngun tắc sử dụng vốn đúng mục đích và có hồn trảcả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định.

Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của mỗi DNNVV, cũng là cơ hội đểcho các NHTM cấp tín dụng, thu lợi nhuận Tất nhiên, khi DNV&N tìm đếnNHTM thì họ phải chịu các nguyên tắc nhất định Bản thân các Ngân hàngcũng phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này Đó là 2 nguyên tắc khi vayNHTM Cụ thể:

Thứ nhất: Sử dụng vốn vay có mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tíndụng.

Hợp đồng tín dụng là một văn bản pháp lý giữa NHTM và khách hàng củamình, bên trong ghi rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên, ghi rõ nội dung về điềukiện cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay của NHTM, sốtiền, lãi suất, thời hạn, phương thức trả nợ, tài sản đảm bảo và các cam kết củahai bên với khoản vay…

Theo đó, việc đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích một mặt giúpcho DNNVV tơn trọng Hợp đồng khi sử dụng vốn đó có hiệu quả, đồng thờicũng giúp các NHTM có thể thu hồi nợ đúng thời hạn.

Trang 18

thu hồi khoản nợ, thu lợi nhuận, nâng cao uy tín của NHTM.

Tuân thủ nguyên tắc này, về phía DNNVV phải sử dụng vốn có hiệuquả, tuân thủ theo lịch trả nợ và lãi cho NHTM Với các NHTM, phải thẩmđịnh mục đích vay vốn trước khi cho vay, thường xuyên giám sát hoạt độngsử dụng vốn vay của DNNVV, thu hồi nợ theo đúng quy định.

Thứ hai: Phải hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thoả thuận

Đây là một nguyên tắc, điều kiện không thể thiếu trong hợp đồng tíndụng Bởi cho vay về bản chất là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụngvốn vay nên sau một thời gian, phải được hoàn trả cả gốc và lãi Bản thân cáckhoản tiền cho DNNVV vay lại là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, được cácNHTM huy động từ các khách hàng, đến lịch cũng phải trả nợ.

Theo nguyên tắc này, các DNNVV nên có phương án, kế hoạch trả nợgốc và lãi vay cho phù hợp Các NHTM thường xuyên giám sát, theo dõi vàthu hồi nợ theo đúng lịch để đảm bảo vòng quay của tiền được liên tục.

Tuỳ theo từng NHTM mà đưa ra các quy định đảm bảo cho vay với cácDNNVV Các điều kiện đó đều được thể hiện rõ trên các trang Web của cácNHTM, các DNNVV có thể tìm hiểu rất dễ dàng.

Cho vay hay hoạt động tín dụng là một trong các hoạt động chính củaNHTM Hoạt động này lại mang lại nguồn lợi nhuận hàng ngày cho họ Tuynhiên hoạt động này hàm chứa rủi ro, còn ảnh hưởng tới tồn hệ thống tàichính Chính vì vậy, NHNN đã quy định giới hạn cho vay, đòi hỏi các NHTMtuyệt đối tuân thủ Các giới hạn khi cho vay này được áp dụng khi các NHTMcho vay ngắn hạn, cụ thể:

Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng : <15% vốn tự có củaNHTM đó Trường hợp DNNVV có nhu cầu vay vốn vượt quá quy định nêutrên, có thể đệ trình lên NHNN để xem xét cho vay hợp vốn.

Trang 19

cho vay được thực hiện theo quy định của NHNN.

Ngoài ra, một số hạn chế mà các NHTM phải tuân thủ Đó là: khơngđược cho vay khơng có TSBĐ, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãisuất, mức vay với những đối tượng là: tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên cónhiệm vụ kiểm tốn tại NHTM đó, kế tốn trưởng của TCTD cho vay, các cổđông lớn của TCTD…

Các trường hợp không cho vay cũng là một lưu ý mà các cán bộ tín dụngphải chú ý Đó là không cho vay với: Thành viên của hội đồng quản trị, ban kiểm sốt, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc của TCTD; các cán bộ, nhân viên của TCTD thực hiện thẩm định, quyết định cho vay…

1.1.3 Đặc điểm cho vay DNNVV

Đối tượng cho vay là các DNNVV có qui mô vốn và tài sản nhỏ bé; sổsách và báo cáo kế tốn khơng rõ ràng, minh bạch; sử dụng cơng nghệ lạchậu trong sản xuất kinh doanh; trình độ tay nghề cơng nhân viên cũng nhưtrình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn ở mức thấp … Do đó, quan hệ tíndụng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với các ngân hàng thương mại có nhữngđặc điểm sau đây:

Thứ nhất, về qui mơ tín dụng: rất thấp nếu tính bình qn trên một

doanh nghiệp nhỏ và vừa Chủ yếu là vay bổ sung vốn lưu động hoặc muasắm dây chuyền trang thiết bị có giá trị khơng quá lớn Do các DN NVV đasố chỉ sản xuất kinh doanh các mặt hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh,giảm thiểu được các rủi ro do thời gian sản xuất ngắn, Vì vậy, chi phí phụcvụ cho phương án sản xuất kinh doanh của họ không lớn, lượng vốn ban đầucần đến không lớn nên quy mô các khoản vay của các DN NVV là khônglớn.

Thứ hai, về thời gian cho vay: bao gồm cả ngắn hạn và trung dài hạn.

Chovay ngắn hạn: hình thức cho vay có thời hạn đến 12 tháng và đượcsử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của DN Nhỏ và vừa

Trang 20

năm Cho vay DN NVV trung hạn dùng để đầu tư mua sắm tài sản cố định,cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, mờ rộng sản xuất kinh doanh

Cho vay dài hạn là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạntối đa có thể lên đến 20-30 năm Tuy nhiên thường thấy các NH thường giớihạn khoảng 15-20 năm Cho vay dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn chonhững dự án sản xuất có quy mơ lớn và kéo dài của DN NVV như: xây dựngcác cơng trình cơng nghiệp (nhà máy, xí nghiệp), mua sắm các dây chuyềnsản xuất, các thiết bị, phương tiện vận tải quy mô lớn,

Việc ngân hàng cho DN NVV vay theo hình thức cho vay nào thì phụthuộc vào nhu cầu sử dụng vốn, mục đích vay vốn và khả năng hoàn trả nợgốc và lãi của mỗi doanh nghiệp

Thứ ba, về đảm bảo tín dụng: hầu hết các DNNVV phải có tài sản đảm

bảo khi vay vốn các ngân hàng thương mại

Thứ tư, số lượng khách hàng lớn: Số lượng DN NVV thường lớn, tại

Việt nam chiếm 97% tổng số doanh nghiệp trên cả nước Trong khi đó, nănglực tài chính của DN NVV thường thấp, chưa đủ để phục vụ chi phí cho cácphương án, dự án sản xuất kinh doanh, vì vậy họ cần vay vốn để đáp ứng nhucầu sử dụng vốn đó của mình Và do đó, họ trở thành nguồn khách hàng tiềmnăng rất lớn dành cho các NHTM khai thác.

Thứ năm, mang lại thu nhập cao cho ngân hàng: Hoạt động cho vay

DN NVV là hoạt động cơ bản mang lại thu nhập cao cho các NHTM Do sốlượng DN VVN trong nền kinh tế lớn, nhu cầu vay vốn của họ cao, hiệu quảsản xuất kinh doanh thường ổn định nên khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi chongân hàng cao và đặc biệt, DN NVV thường vay ngắn hạn nên các ngânhàng phân tán được rủi ro do thời gian vay ngắn, nguồn thu nhập cao, ổnđịnh thu được từ lãi, chi phí các khoản vay.

1.1.4 Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanhnghiệp Nhỏ và Vừa

Trang 21

vay Một số tiêu thức mà các NHTM thường áp dụng đó là:

- Phân loại theo thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng, được sửdụng tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn.

Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng,được sử dụng để tài trợ cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định.

Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng, đáp ứng nhucầu dài hạn như: đầu tư tài sản cố định, xây nhà ở, mua các thiết bị, phươngtiện vận tải có quy mơ lớn.

- Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay

Cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay để trang trải các chi phí thơngthường của cuộc sống.

Cho vay kinh doanh là hình thức ngân hàng cho các doanh nghiệp vay đểphục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đápứng một nhu cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp.

- Phân theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Cho vay có đảm bảo: là hình thức cho vay được ngân hàng tài trợ vốnyêu cầu phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của bênthứ ba.

Cho vay khơng có đảm bảo: là loại cho vay khơng có tài sản thế chấp,cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba Việc cho vay chỉ dựa trên uy tín củabản thân doanh nghiệp Hiện nay, việc cho vay tín chấp như vậy mới chủ yếuchỉ áp dụng đối với những DNNN mà chưa áp dụng nhiều đối với khu vựcKTNQD.

1.1.5 Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệpNhỏ và Vừa

Quy trình cho vay của NHTM đối với các DNNVVyuy

trnfh

Thực hiện

Trang 22

15

Bước 1: Tiếp cận nhu cầu vay vốn của Khách hàng

Việc đầu tiên của Cán bộ QHKH là tìm kiếm và tiếp cận được các kháchhàng có nhu cầu vay vốn Sau khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng,cán bộ QHKH cần thu thập được các thông tin cơ bản về hồ sơ pháp lý(Đăng ký kinh doanh/giấy phép thành lập/ quyết định đầu tư/ giấy chứngnhận đầu tư/QĐ bổ nhiệm giám đốc cơng ty/ bổ nhiệm Kế tốn trưởng,…);hồ sơ về mục đích sử dụng vốn (vay ngắn hạn phục vụ hoạt động SXKDhàng ngày/ vay trung dài hạn đầu tư dự án); hồ sơ tài chính (báo cáo tàichính/ các hợp đồng đầu ra, đầu vào/ bảng chạy hiệu quả dự án); các hồ sơkhác (hợp đồng tín dụng ở các NHTM,…)

Bước 2: Phân tích, thẩm định hồ sơ Khách hàng

Trên các hồ sơ và thông tin thu thập được từ bước 1, cán bộ phân tích vàthẩm định nhu cầu vốn thực tế của Khách hàng, đồng thời xác định khả năngtrả nợ của Khách hàng trên cơ sở tình hình kinh doanh hiện tại

Cán bộ cũng cần phân tích rõ về các rủi ro có thể xảy ra khi tài trợ vốncho Khách hàng (rủi ro về ngành hàng, rủi ro về thị trường, rủi ro về hoạtđộng của khách hàng) từ đó đưa ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạnchế tổn thất cho ngân hàng.

Bước 3: Thông báo cho KH về quyết định cho vay

Sau khi đã có sự phân tích, đánh giá kỹ càng, Ngân hàng quyết định sẽcho vay hoặc từ chối với phương án vay của khách hàng Ngân hàng thựchiện thông báo cho khách hàng quyết định cuối cùng của mình

Bước 4: Thực hiện thủ tục về TSĐB và giải ngân cho vay

Trang 23

hàng theo các điều khoản đã ký trong Hợp đồng tín dụng Việc giải ngânphải căn cứ trên các chứng từ thể hiện mục đích sử dụng vốn vay hợp lý, hợplệ, và đảm bảo nguồn tiền trả nợ

Bước 5: Kiểm tra sau vay

Cán bộ tín dụng sau khi cho vay đối với khách hàng cần thường xuyênkiểm tra mục đích sử dụng vốn vay để đảm bảo khách hàng sử dụng vốnđúng mục đích, khi có dịng tiền từ hoạt động ngân hàng cho vay thì phảithực hiện trả nợ cho Ngân hàng Đồng thời cũng cần liên tục kiểm tra tìnhtrạng tài sản đảm bảo (bất động sản, hàng hóa, …) và tình hình hoạt độngkinh doanh, tài chính của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ của kháchhàng

Bước 6: KH trả nợ và kết thục HĐ vay

Sau khi khách hàng có dịng tiền trả nợ, Cán bộ thực hiện thu nợ và cácthủ tục thanh lý hợp đồng (nếu KH không tiếp tục vay) hoặc tiếp tục cho vaycác mục đích sử dụng vốn khác

1.2 Hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại các doanh nghiệp Nhỏ và Vừa1.2.1 Quan điểm về hiệu quả cho vay các doanh nghiệp Nhỏ và Vừa

Cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho NHTM nhưngkèm theo đó là nguy cơ rủi ro cũng vơ cùng lớn Chính vì vậy, hiệu quả củahoạt động cho vay ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của NHTM.Do đó, để đánh giá được hoạt động cho vay của một ngân hàng trong mộtthời gian nhất định cần phải nắm rõ khái niệm về hiệu quả cho vay.

Xét trên góc độ của DNNVV, hiệu quả cho vay thể hiện ở việc thỏa mãncác nhu cầu về quy mơ vốn vay, lãi suất và kì hạn vay hợp lí, thủ tục và điềukiện vay đơn giản Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cịn cần được thỏa mãn vềvay vốn một cách kịp thời và nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi nhất trongq trình tiếp cận vốn, giải ngân và thu nợ.

Trang 24

chính của ngân hàng, thêm nữa là phải đảm bảo nguyên tắc cho vay cũngnhư một số quy định của pháp luật nói chung và của ngân hàng nói riêng.Bên cạnh đó, hiệu quả cho vay đối với NHTM là đáp ứng đúng, đủ và kịpthời nhu cầu vay, đem đến sự hài lòng cho khách hàng, nâng cao uy tín củangân hàng, đảm bảo khả năng thu hồi được nợ và khả năng sinh lời của cáckhoản vay.

Tóm lại, có thể đưa ra định nghĩa tổng quát về hiệu quả hoạt động chovay đối với DNNVV của NHTM như sau: “Hiệu quả cho vay là quan hệ sosánh phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập từ hoạt động cho vay và toàn bộnguồn lực vật chất đã bỏ ra để có được doanh lợi đó ”.

Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV bao gồm thu nhập từ lãi và thunhập ngoài lãi Tuy nhiên các khoản thu nhập ngồi lãi được hạch tốn vàocác khoản thu nhập khác và không phân tách theo từng phân khúc, đối tượngkhách hàng cụ thể cho nên trong luận văn chỉ đề cập và xác định thu nhậphoạt động cho vay là thu nhập từ lãi cho vay, tức là tổng thu từ lãi – (trừ)tổng chi từ lãi.

Hoạt động cho vay đóng vai trị rất quan trọng, khơng chỉ đối với NHTMmà đối với cả nền kinh tế và đặc biệt là với DNNVV Chính vì thế, việc nângcao hiệu quả hoạt động cho vay là hết sức cần thiết, đây là mục tiêu quantrọng hàng đầu của hệ thống NHTM nhằm khai thác, huy động vốn, sử dụngvốn có hiệu quả theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế Khi hiệu quả hoạtđộng cho vay tăng cao sẽ tránh được những rủi ro có thể xảy ra đối với kháchhàng doanh nghiệp, đối với chính NHTM và toàn bộ nền kinh tế.

Đối với nền kinh tế

Trang 25

ảnh hưởng đến hoạt động của tồn hệ thống ngân hàng Chính vì vậy đảmbảo an toàn trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả cho vay là yêu cầu tất yếuđặt ra cho hệ thống NHTM, là tiền đề quan trọng để các NHTM có thể pháthuy đầy đủ vai trị tích cực của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thịtrường.

Ngày nay, trước xu hướng hội nhập, hệ thống NHTM phát triển vớinghiệp vụ kinh doanh ngày càng đa dạng, tốc độ hội nhập khá nhanh trongxu hướng tự do hóa tài chính, phát triển với quy mô ngày càng lớn, trở thànhtập đồn đa năng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế thịtrường Nhưng nếu mở rộng tín dụng quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến hiệuquả cho vay khi các khoản nợ khó địi có chiều hướng gia tăng, nguy cơ dẫnđến khủng hoảng tài chính rất cao.

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệpchịu sự cạnh tranh khốc liệt Để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thịtrường, các doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động,củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý, chế độ hạch tốn kế tốn, mà cịn phảikhơng ngừng cải tiến máy móc, thiết bị, dây chuyền cơng nghệ, tìm tịi và sửdụng vật liệu mới, mở rộng quy mơ sản xuất một cách thích hợp Những hoạtđộng này đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư, nhiều khi vượt quá khảnăng vốn tự có của doanh nghiệp Để giải quyết khó khăn này, doanh nghiệpcó thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn Thông qua hoạt động cho vay, ngânhàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường Hoạt động cho vay đóngvai trị quan trọng đối với DNNVV, chính vì vậy việc nâng cao hiệu quảhoạt động cho vay là vô cùng cần thiết đối với các DNNVV, cũng như cácchủ thể kinh tế khác.

Đối với các ngân hàng thương mại

Trang 26

kinh tế, ngân hàng đi vay để cho vay Đặc biệt trong tình hình hiện nay, tíndụng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản có của ngân hàng,việc phát triển tốt hoạt động cho vay còn là điều kiện để ngân hàng tăng lợinhuận Đây là cơ hội để ngân hàng duy trì được khả năng thanh tốn, ổn địnhtình hình tài chính và nâng cao uy tín của mình.

Mặt khác, tăng cường hiệu quả của hoạt động cho vay là tiền đề để ngânhàng tăng khả năng trích lập dự phịng rủi ro, đảm bảo an tồn trong hoạtđộng cho vay.

Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay được đặt ra như làmột nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hệ thống NHTM nhằm khai thác, huyđộng, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, kíchthích và tạo động lực phát triển cho các DNNVV và các chủ thể kinh tế khác,góp phần phát triển kinh tế quốc gia, ổn định trật tự xã hội.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay

Hiện nay công tác cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có củaNHTM Vì vậy sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiềuvào cho vay và hiệu quả cho vay Việc đánh giá hiệu quả công tác cho vay ởcác ngân hàng hiện nay thơng qua các tiêu chí cơ bản là chỉ tiêu định tính vàchỉ tiêu định lượng

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

Quy mơ của hoạt động cho vay: Một ngân hàng có hiệu quả cho vay cao

Trang 27

Ngân hàng ban hành các quy định, quy chế để có cơ sở kiểm sốt cáchhoạt động cho vay DN NVV, các quy định quy chế này tuân thủ theo cácquy định của NHNN và các chuẩn mực quốc tế: Hoạt động cho vay của

ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro Chính vì vậy, cơng tác kiểm sốtnội bộ ra đời với các cơ chế, chính sách, quy trình cụ thể giúp nhận dạng, đolường, đánh giá thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa rủiro trong hoạt động cho vay, qua đó đề xuất những biện pháp quản lý rủi rothích hợp, nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng.

Chấp hành nghiêm ngặt các bước cụ thể của quy trình cho vay: Một

khoản vay có hiệu quả phải được ngân hàng thực hiện đầy đủ và đúng vớicác bước trong quy trình cho vay Đây là cơ sở pháp lý đảm bảo cho mónvay và là cơ sở để ngân hàng giải quyết những vấn đề phát sinh khi khoảnvay có nguy cơ rủi ro.

Chất lượng nhân sự của ngân hàng: Khi cho vay, nếu cán bộ quan hệ

khách hàng có tinh thần, đạo đức nghề nghiệp tốt thì trong quá trình tiếp cậnphục vụ khách hàng sẽ tạo ra thiện cảm và một ấn tượng tốt trong tâm tríkhách hàng Trong q trình thẩm định cho vay, cán bộ thẩm định có nănglực chuyên mơn và kinh nghiệm cao thì sẽ đưa ra những kết quả đúng đắn,giảm thiểu rủi ro ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ cho vay vốn.

Uy tín của ngân hàng: Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lịng khách

hàng Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành trong cả một quátrình lâu dài Tâm lý của khách hàng khi thực hiện các giao dịch của mìnhthường lựa chọn những ngân hàng uy tín, lâu đời, có hiệu quả kinh doanh tốt.Đối với bản thân NHTM, việc chiếm được lòng tin của khách hàng là mộtthành cơng lớn trong tiến trình phát triển, là tiền đề cho việc huy động vốn,từ đó nâng cao chất lượng cho vay nói chung và cho vay đối với DNNVVnói riêng.

Trang 28

bộ về tình hình và hiệu quả hoạt động cho vay của DNNVV của ngân hàng.Từ đó đề ra những giải pháp khắc phục kịp thời, phù hợp với thực trạng pháttriển của ngân hàng Tuy nhiên, để có được những kết luận chính xác hơn thìphải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể, liên quan trực tiếpvà phản ánh xác thực nhất về hoạt động cho vay DNNVV.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

 Số lượng khách hàng đang vay vốn:

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng có hợp đồng vay với ngânhàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng cũng như khảnăng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường trong thời gian nhất định

 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay DNNVV là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiềnngân hàng cho DNNVVV vay trong thời kỳ nhất định, tùy vào chu kì kinh tếcủa ngân hàng (thường là một năm) Ngồi ra ngân hàng cịn dùng chỉ tiêutương đối phản ánh tỷ trọng cho vay DNNVV trong tổng số cho vay củangân hàng trong một năm.

Tỷ trọng cho vay DNNVV = Doanh số cho vay DNNVVV

Tổng doanh số cho vay x 100%

 Doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền ngân hàng thuhồi được từ hoạt động cho vay DNNVV trong một thời gian nhất định,thường tính theo năm tài chính của ngân hàng.

 Tỷ lệ nợ quá hạn

Trang 29

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn DNNVVV

Tổng dư nợ DNNVVV x 100%

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng và cókhẳ năng mất vốn Ngân hàng cần tiến hành phân loại các nhóm nợ để có thểđánh giá được chất lượng cho vay dễ dàng và thuận tiện hơn, qua đó cónhững biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng vay như tích cực giám sátchặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thểxảy ra Các khoản nợ của Ngân hàng được chia làm 5 nhóm từ nhóm 1 đếnnhóm 5

Nợ nhóm 1

(nợ đủ tiêuchuẩn)

bao gồm các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giálà có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn, các khoản nợquá hạn dưới 10 ngày mà tổ chức tín dụng đánh giá là cókhả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn cịn lại.

Nợ nhóm 2

(nợ cần chúý)

bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, cáckhoản nợ điều chỉnh lần đầu (đối với khách hàng là doanhnghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng cần có hồ sơ đánh giákhách hàng về khả năng trả nợ cả gốc và lãi đúng kì hạnđược điều chỉnh lần đầu).

Nợ nhóm 3

(nợ dướitiêu chuẩn)

bao gồm các khoản nợ từ 91 ngày đến 180 ngày, các khoản nợđược cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ nhất (ngoại trừ cáckhoản vay có kì hạn trả nợ được cơ cấu lại đã được phânloại vào nhóm 2 ở trên) và các khoản nợ của khách hàngđược miễn giảm tiền lãi do khách hàng khơng có khả năngtrả lãi theo HĐ

Nợ nhóm 4

(nợ nghingờ)

bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, cáckhoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lạithời gian trả nợ lần thứ hai.

Trang 30

(nợ có khảnăng mấtvốn)

cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu Các khoản nợ cơ cấulại thời gian trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời gian cơ cấulại lần thứ hai, các khoản nợ cơ cấu từ lần thứ ba trở lên kể cả đã quá hạn hay chưa quá hạn, các khoản nợ chờ xử lí.

 Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu DNNVVV

Tổng dư nợ DNNVVV x 100%

Nợ xấu là những khoản nợ mà khả năng thu hồi vốn rất thấp Đây làkhoản nợ mà ngân hàng không hề mong muốn Tỷ lệ nợ xấu cho ta thấy rằngtrong 100 đồng số dư tài sản thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu Chỉ tiêu này làchỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng Vốn của ngânhàng lúc này khơng cịn ở mức độ rủi ro thơng thường nũa mà có nguy cơmất hết Nợ xấu bao gồm nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 Tùy vào tình hìnhthực tế của các doanh nghiệp mà ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp xử lýnợ khác nhau để thu hồi vốn

 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV so với dư nợ cho vay

DNNVV

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay so với dư nợcho vay DNNVV =

Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVVDư nợ cho vay DNNVV

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay DNNVV.Nghĩa là từ một đồng đi vay DNNVV thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng càng hiệuquả.

 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV so với doanh số cho vay

DNNVV

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay so với doanh sốcho vay DNNVV =

Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVVDoanh số cho vay DNNVV

Trang 31

Nghĩa là từ một đồng đi vay DNNVV thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng càng hiệuquả.

 Tỷ lệ thu nhập hoạt động cho vay DNNVV so với tổng thu nhập từ hoạt

động cho vay KHDN:

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay DNNVV so vớithu nhập từ cho vay KHDN =

Thu nhập từ cho vay DNNVV

Tổng thu nhập từ cho vay KHDN x 100%Chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng thu nhập từ cho vay DNNVV chiếm baonhiêu phần trăm trên tổng thu nhập từ cho vay KHDN nói chung tại Ngânhàng thương mại Từ chỉ tiêu này có thể đánh giá rằng thu nhập từ cho vayDN NVV có hiệu quả cao hay thấp, cũng như đánh giá được khẩu vị cho vaycủa ngân hàng thương mại đó

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay các doanh nghiệp Nhỏ và Vừa

1.2.3.1 Ảnh hưởng từ các nhân tố chủ quan (nhân tố từ phía ngân hàng)

Quy mơ và cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của ngân hàng: Quy mô nguồn

vốn cho thấy khả năng cho vay của ngân hàng Nguồn vốn huy động đượcsau khi đảm bảo về dự trữ bắt buộc và dự trữ cho vay sẽ được ngân hàng sửdụng đầu tư và cho vay theo một tỉ lệ phù hợp Như vậy, nếu quy mơ vốnnhỏ thì khả năng cho vay sẽ giảm Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ phải lựa chọncác khoản cho vay đủ điều kiện theo quy định và do đó có thể sẽ bỏ lỡ nhữngkhoản vay đem lại lợi nhuận tốt cho ngân hàng Ngược lại, nếu quy mơnguồn vốn lớn thì khả năng cho vay sẽ cao hơn, từ đó ngân hàng có thể tậndụng các cơ hội trên thị trường.

Nhân tố nhân sự: Nhân tố nhân sự trong ngân hàng ảnh hưởng lớn đến

Trang 32

cho ngân hàng ngăn ngừa được những sai phạm khi thực hiện chu trình củamột khoản vay

Chính sách cho vay: Chính sách cho vay của ngân hàng, mà đặc biệt là

quy trình cho vay sẽ có tác động lớn đến quy mô cũng như hiệu quả củakhoản vay Chính sách cho vay là yếu tố quyết định đến hoạt động cho vay,nó xác định thành cơng hay thất bại của một NHTM Một chính sách cho vayphù hợp sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, rút ngắn thờigian tác nghiệp, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ sởphân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật Bất cứ một NHTM nào muốn có hiệu quảtrong hoạt động cho vay đều phải có một chính sách cho vay rõ ràng, phùhợp với bản thân ngân hàng mình Trong đó, quy trình cho vay chặt chẽ đóngvai trị chủ chốt Chính sách cho vay của ngân hàng còn đưa ra các tỉ lệ chovay theo tài sản bảo đảm, quy định hạn mức cho vay đối với từng trường hợpkhác nhau,… tất cả đều tác động đến quy mô và hiệu quả của khoản vay.

Thông tin hoạt động cho vay: Thông tin hoạt động cho vay là yếu tố cơ

bản trong quản lý hoạt động cho vay theo nghĩa rộng Nhờ có thơng tin, ngânhàng có thêm cơ sở để đánh giá uy tín, năng lực thực sự của khách hàng.Thơng tin càng nhanh càng chính xác và tồn diện thì khả năng phịng chốngrủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt Những món vay thiếu cơ sở vàthơng tin sẽ có khả năng gặp rủi ro cao Thơng tin có thể thu thập được từ rấtnhiều nguồn như từ trung tâm thơng tin của NHNN, từ phịng thơng tin củacác NHTM, qua báo chí, các cơ quan chức năng và bộ phận liên quan, Vớisự phát triển của khoa học kỹ thuật trong tương lai, sự lớn mạnh trong hoạtđộng và sự hợp tác mạnh mẽ giữa các ngân hàng thì việc khai thác và xử lýthơng tin sẽ đem lại kết quả tích cực đối với các hoạt động cho vay của ngânhàng.

Công tác tổ chức ngân hàng: Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hóa và

Trang 33

sản nợ, tài sản có của ngân hàng; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhànggiữa các phòng, ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàngcũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác như cơ quan tài chính, cơquan pháp lý, Từ đó, ngân hàng sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của kháchhàng, quản lý sát sao các khoản huy động vốn cũng như các khoản vốn chovay Do hoạt động này có khả năng rủi ro lớn hơn tất cả các loại hình kinhdoanh khác nên sự phối hợp này cần hiệu quả hơn nữa, đây là cơ sở tiến hànhnghiệp vụ tín dụng lành mạnh.

Cơng nghệ ngân hàng: Để có thể quản lý và theo dõi hoạt động cho

vay, song song với việc nâng cao hiệu quả cơng tác hoạch định chính sách,cơng tác tổ chức quản lý ngân hàng, công tác nhân sự, quản lý q trình chovay, cơng tác thơng tin, kiểm soát nội bộ, cần chú ý tới các phương tiện cầnthiết phục vụ cho q trình này Cơng nghệ ngân hàng tiên tiến phù hợp vớikhả năng tài chính, phạm vi và quy mô hoạt động sẽ giúp cho ngân hàngphục vụ kịp thời, chính xác yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ(nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ, ) với chi phí mà cả hai bên cùng chấp nhậnđược Bên cạnh đó, nó giúp cho các cấp quản lý của NHTM kịp thời nắm bắttình hình hoạt động cho vay để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hìnhthực tế, nhằm thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Marketing ngân hàng: Chiến lược marketing là quá trình quảng bá sản

phẩm trong từng thời kì như khuyến mại, quảng cáo, Điều này trực tiếp tácđộng vào tâm lý của khách hàng và thu hút khách hàng đến với ngân hàng.Từ đó giúp ngân hàng mở rộng quy mơ, hình thức và đối tượng cho vay.

1.2.3.2 Ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan

Môi trường pháp lý: Các nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ

thống pháp luật, tính đầy đủ và thống nhất của các văn bản pháp luật, đồngthời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.

Mơi trường kinh tế: Nhu cầu vay vốn phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng

Trang 34

trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của dân cư tăng.Do đó, nhu cầu vay vốn trong giai đoạn này là rất cao Ngân hàng cũng dễdàng cho vay vì khả năng gặp rủi ro mất vốn là khá thấp Trái lại, trong giaiđoạn kinh tế trì trệ, lạm phát, thất nghiệp cao, đầu tư không mang lại hiệuquả, thay vì đầu tư vào sản xuất hoặc tiêu dùng thì các cá nhân có xu hướngtiết kiệm để hưởng lãi nhiều hơn Ngân hàng không cho vay được trong khiđó vẫn phải tiến hành nhận tiền gửi của khách hàng, hoạt động của ngânhàng bi ngưng trệ, vốn của ngân hàng nằm trong tình trạng bị dư thừa vàđóng băng Khơng chỉ tình hình kinh tế trong nước mà tình hình kinh tế thếgiới cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả công tác cho vay của ngân hàng Khi thịtrường thế giới biến động mạnh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, từđó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân cũng như vay sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Môi trường xã hội: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả

hoạt động cho vay, là các nhân tố trực tiếp tham gia quan hệ tín dụng Đó làngười gửi tiền, người vay tiền và NHTM Tín dụng có nghĩa là sự vay mượndựa trên cơ sở lòng tin và sự tín nhiệm Điều đó có nghĩa quan hệ tín dụng làsự kết hợp giữa 3 yếu tố: nhu cầu của khách hàng, khả năng của ngân hàngvà sự tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng Trong đó sự tínnhiệm là chiếc cầu nối giữa khách hàng với ngân hàng, uy tín của ngân hàngcàng cao thì thu hút khách hàng càng lớn và cũng như vậy với một kháchhàng có sự tín nhiệm của ngân hàng sẽ dễ dàng được vay thường xuyên, cóthể cịn được hưởng một mức lãi suất ưu đãi hơn các đối tượng khác.

Nhu cầu của khách hàng: Trong từng thời kì thì nhu cầu của khách

Trang 35

TSĐB kèm theo,… Do đó, ngân hàng cần phải nghiên cứu và dự báo đượcnhu cầu của khách hàng để kịp thời đáp ứng cũng như cạnh tranh với cácngân hàng khác trong việc cung ứng dịch vụ.

Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng yêu cầu, điều kiện,tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng: Mặc dù, nền kinh tế càng phát triển thì

nhu cầu về vay vốn càng tăng Nhưng để đáp ứng các yêu cầu hạn chế rủi ro,ngân hàng buộc phải đưa ra các điều kiện đối với từng loại cho vay và đốitượng vay khác nhau Vì các điều kiện này khơng phải khách hàng nào đếnvới ngân hàng cũng có thể đáp ứng được nên điều này sẽ có ảnh hưởng lớnđến chất lượng cũng như quy mô cho vay của ngân hàng Nếu như khả năngcủa khách hàng là tốt thì chất lượng khoản vay tốt, quy mô cho vay lớn.Càng nhiều khách hàng như vậy thì hiệu quả cho vay sẽ cao Ngược lại, nếukhả năng của khách hàng kém, nếu ngân hàng vẫn cho vay thì rủi ro mất vốnlà rất cao.

Khả năng của khách hàng trong việc quản lý, sử dụng vốn vay: Hồ

sơ vay vốn của khách hàng là có hiệu quả và có tính khả thi cao nhưng trongquá trình thực hiện và sử dụng vốn vay, do trình độ quản lý cịn thấp nênnăng suất, chất lượng, hiệu quả không đạt được như kế hoạch Khi thị trườngbiến động lại khơng có phương án đề phịng, biện pháp xử lý kịp thời nênkhơng ứng phó được, sản phẩm sản xuất ra không bán được như dự kiến dẫnđến không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng.

1.3 Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại trong nâng cao hiệu quả hoạtđộng cho vay DNNVV và bài học rút ra cho VietinBank – Chi nhánh 3

1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DNNVV của một sốngân hàng tại Việt Nam

Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV tại BIDV

Trang 36

các SPDV ngân hàng điện tử; cùng tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 đanglà một trong các ngân hàng lớn tại Việt Nam, từ đó tất cả các định hướng,giải pháp của BIDV thời gian qua đều hướng đến bán lẻ Trong năm 2016,ngân hàng tiếp tục chuyển dịch tích cực với phân khúc khách hàng DNNVVđạt mức tăng khá với dư nợ tăng trưởng 34%, huy động vốn tăng trưởng 44%so với năm 2015

Với mô hình thay đổi, BIDV thành lập riêng một bộ phận là Ban kháchhàng doanh nghiệp nhỏ và vừa với mục đích đẩy bán, đưa ra các chính sáchưu đãi đảm bảo phát triển mạnh mẽ ở phân khúc khách hàng DNNVV Điểnhình, BIDV liên tục có các gói vay ưu đãi hỗ trợ các DN NVV.

Song song với việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, BIDVcũng triển khai dịch vụ tư vấn dành cho DNNVV như tổ chức hội nghị, hộithảo tư vấn các giải pháp tài chính cũng như cung cấp thơng tin về tiềm năngcơ hội phát triển ngành nghề Ngân hàng xây dựng bộ cơng cụ hỗ trợ lập báocáo tài chính theo đúng chuẩn mực kế toán, xây dựng các phương án, kếhoạch kinh doanh, dự án đầu tư Bên cạnh đó, cịn xây dựng hệ thống thôngtin hỗ trợ gồm hệ thống pháp lý cơ bản liên quan đến hoạt động doanhnghiệp, hệ thống quy định liên quan đến đầu tư dự án, hệ thống thông tin thịtrường

BIDV đang là một trong những ngân hàng dẫn đầu về thị phần DNNVVtại Việt Nam với số lượng doanh nghiệp đang quan hệ là gần 200.000, vớitổng quy mô cung ứng vốn tín dụng là khoảng 150.000 tỷ đồng, chiếmkhoảng 15% tổng dư nợ DNNVV trong hệ thống ngân hàng Việt Nam,chiếm 22% tổng dư nợ của BIDV.

Riêng đối với địa bàn khu vực Hồ Chí Minh, BIDV cũng có những chínhsách và chương trình nhất định để thu hút và tăng trưởng thị phần

Trang 37

đưa hình ảnh tới các doanh nghiệp trên địa bàn, họ đồng thời giới thiệu tớiđại biểu tham dự về các chương trình cho vay mới (như gói 30.000 tỷ hỗ trợthị trường BĐS, Nghị định 67 hỗ trợ đánh bắt xa bờ, gói tín dụng hỗ trợngành y tế….), cũng như cách thức triển khai cho vay đối với các DN NVV,tạo ra một kênh tiếp cận vốn mới đối với các DN, gia tăng lợi ích của KHtham gia chương trình và chỉ dẫn về danh mục và hướng dẫn Doanh nghiệpvề xây dựng hồ sơ vay vốn Hình thức này được đánh giá là khá thành cơng ởđịa bàn Hồ Chí Minh, bởi các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ở khu vực này đềukhá nhạy bén, năng động và chủ động khi được cung cấp thông tin về nguồnvốn

Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV tại Sacombank

Khu vực Hồ Chí Minh là khu vực kinh tế đa dạng các ngành nghề, là nơitập trung số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa Với mục đích phát triểnphân khúc khách hàng DN NVV, Sacombank đã triển khai 7 gói cho vayVND dành cho tất cả doanh nghiệp, trong đó ưu tiên doanh nghiệp vừa vànhỏ.

Các doanh nghiệp mới hoặc các doanh nghiệp khởi nghiệp ở phân khúcnhỏ và vừa luôn được Sacombank áp dụng các chính sách ưu đãi (chỉ từ6,5% một năm cho khoản vay ngắn hạn và từ 7,5% dành cho khoản vaytrung dài hạn) Thêm nữa, chính sách nhận tài sản đảm bảo cũng làm hàilòng rất nhiều khách hàng, điển hình như nếu phát sinh nhu cầu vay vốn muaôtô, doanh nghiệp được vay đến 80% trị giá tài sản đảm bảo là chính chiếc xeđược mua.

Trang 38

Hiện Sacombank cịn có sản phẩm "Vay nhanh SMEs" dành cho doanhnghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, thời gian xử lý hồ sơkhông quá hai ngày Đối với khoản vay bổ sung vốn kinh doanh, thời hạnvay tối đa là 12 tháng và tài sản đảm bảo là bất động sản

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam – CN3 trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNVV

Qua kinh nghiệm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đốivới DNNVV ở một số nước và tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam – Chi nhánh 3 cần rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Đầu tiên, cần chú trọng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng khi tiếpnhận nhu cầu vay vốn bởi đây chính là bước đầu tiên trong quy trình chovay Việc thẩm định khách hàng cần tuân thủ đúng theo các quy định, quytrình cho vay của NHNN cũng như VietinBank để đảm bảo được việc chovay là đúng mục đích, khách hàng vay đủ khả năng trả nợ trong tương lai.Ngồi ra cũng cần đánh giá khách hàng thơng qua các nguồn thông tin khácnhau để tránh trường hợp nguồn thơng tin khách hàng cung cấp chưa chínhxác, chưa đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh và nhu cầu vay vốncủa khách hàng Để làm được việc này, cán bộ thẩm định cũng phải có kinh

nghiệm thẩm định, năng lực tốt và tư cách đạo đức tốt

Tiếp đó, Ngân hàng cần xây dựng chính sách cho vay đối với DNNVVthống nhất và nhanh gọn nhẹ Chính sách cho vay cần đầy đủ nhưng cũngcần ngắn gọn để đảm bảo tốc độ xử lý nhu cầu vay vốn của khách hàng Bêncạnh đó, chi nhánh cũng cần có những cơ hội tri ân với các khách hàngtruyền thống của chi nhánh, để cảm ơn về sự đóng góp của khách hàng cũngnhư ghi nhận những ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng dịch vụcho vay tại chi nhánh, từ đó có những điều chỉnh về chính sách cho vay hiệuquả hơn nữa.

Trang 39

dụng vốn đúng mục đích, từ đó ngân hàng có thể thu hồi nợ đúng hạn khi códoanh thu của khách hàng trả vào tài khoản Thêm nữa, công tác kiểm tra sauvay cũng giúp cho chi nhánh đánh giá được hoạt động kinh doanh hàng ngàycủa khách hàng để có thể điều chỉnh mức cho vay phù hợp, khai thác các nhucầu về các SPDV khác của khách hàng tại VietinBank

Thứ 4, công tác cảnh báo nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn cũng cần được Chinhánh thường xuyên theo dõi, xử lý kịp thời để không bị động khi kháchhàng bị nhảy nhóm nợ, phát sinh chậm trả, để giúp khách hàng tháo gỡ khókhăn trong hoạt động kinh doanh, trả nợ đúng hạn và giảm thiểu tỷ lệ nợ xấucủa Chi nhánh.

Cuối cùng, để đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh, cầnxây dựng một chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ cho vay DNNVV tổngthể và đào tạo cho các cán bộ bán hàng tại Chi nhánh Chính các sản phẩmdịch vụ đi kèm với cho vay sẽ làm đảm bảo thu hút, gia tăng số lượng cáckhách hàng sử dụng sản phẩm cho vay của VietinBank chi nhánh 3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hiệu quả cho vay nói chung và hiệu quả cho vay DNNVV đóng vay trịhết sức quan trọng trong hoạt động của các NHTM Để ngân hàng tồn tại,phát triển bền vững thì việc khơng ngững nâng cao hiệu quả cho vayDNNNV là vô cùng cần thiết

Ngày đăng: 16/02/2023, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w