1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC

69 796 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 570 KB

Nội dung

Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau tiến trình gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam Đặc biệt, sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới, kinh tế trong nước bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là môi trường và là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất nghiệp Vấn đề sống – còn đặt ra với các doanh nghiệp Vì thế, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp trên cơ sỏ tổ chức tốt công tác , kế hoạch đề ra Công tác hạch toán, kế toán luôn được ưu tiên, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp Nó cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các tài liệu về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng tài sản để có thể quản lý, sủ dụng tốt các tài sản đó; giám sát tình hình kinh doanh; tình hình thực hiên các hợp đồng, các nghĩa vụ với Nhà nước…Với thông tin về kinh doanh - tài chính đó, nhà quản lý có đầy đủ điều kiện để đưa ra các quyết định đúng đắn.

Để có thể áp dụng những kiến thức cơ bản mà chúng em đã được các thầy cô giáo đã dạy vào thực tế thì cần phải có tính linh hoạt cao bởi công tác hạch toán – kế toán tại DN rất đa dạng Tùy theo quy mô, linh vực hoạt động, đặc điểm sản xuất kinh doanh mà trình độ của bộ máy kế toán ở mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng Do đó thời gian thực tập của mỗi sinh viên trong quá trình được đào tạo là rất cần thiết để giúp chúng em tiếp cận thực tế nhanh hơn Trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phẩn (CTCP) Thực Phẩm Minh Dương em đã học hỏi và thu thập được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu về việc vận dụng các chuẩn mực, chế độ kế toán đối với một công ty Từ đó có một cách nhìn tổng quát về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, các lĩnh vực hoạt động của công ty.

Dưới sự hưỡng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của chú kế toán trưởng, các cô, chú anh chị trong phòng Tài Chính – Kế Toán của công ty, dưới sự hưỡng dẫn của cô giáo

GS.TS Đặng Thị Loan, em xin trình bày Báo cáo thực tập tổng hợp với nội dung

chính như sau:

Trang 2

Phần I: Khái quát chung về đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quảnlý của CTCP Thực Phẩm Minh Dương

Phần II: Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương.

Phần III:Một số ý kiến nhận xét, đánh giá chung về tổ chức kế toán tạiCTCP Thực Phẩm Minh Dương.

Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều và trình độ còn hạn chế nên Báo cáo thực tập tổng hợp của em không tránh khỏi thiếu xót Bởi vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị phòng Tài Chính – Kế Toán của công ty để báo cáo của em hoàn thiện hơn.

Trang 3

Phần I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤTKINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương là công ty hoạt động sản xuất kinh doanh với các mặt hàng: Mạch nha, đường Glucô, công ty tự hạch toán kinh tế một cách độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân.

Tên gọi: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương

Tên giao dịch tiếng Anh: Minh Dương Food Fuff Joint Stock Company Trụ sở chính: Xã Di Trạch – Huyện Hoài Đức – TP Hà Nội.

Mã số thuế: 0500141619 Điện thoại: 0433 669 333 Fax: 0433 339 999.

Hiện tại công ty đã và đang đưa ra thị truờng các sản phẩm vừa là nguyên vật liệu đầu vào, vừa là lại sản phẩm tốt có uy tín đang được ưa chuộng trên cả nước và nước ngoài Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể được chia ra làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1989 – 1994:

CTCP Thực Phẩm Minh Dương tiền thân là Liên Hiệp hợp tác xã công nghiệp Thương mai Minh Dương

Năm 1989 thực hiện chủ trương và đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, đó là chính sách tôn trọng và phát huy 5 thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác xã (HTX), Là người đi đầu phong trào, dựa vào tiềm lực kinh tế và năng lực của bản thân Ông Nguyễn Duy Hồng đã mạnh dạn đầu tư và đứng ra làm chủ nhiệm HTX Minh Khai với tư cách là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, và xác định nhiệm vụ là vừa kinh doanh, vừa là cầu nối trung gian tiêu thụ sản phẩm cho các xã viên trong vùng Với việc đầu tư đúng hướng và chính sách quản lý tốt nên HTX Minh Khai hoạt động ngày thêm hiệu quả, không ngừng góp phần cải thiện đời sống cho xã viên trong HTX, mà còn tạo cho ngân sách địa phương một nguồn thu lớn sau

Trang 4

Giai đoạn 1994-2000:

Sau khi đã đạt được những thành công bước đầu, ông Nguyễn Duy Hồng đã tiếp tục hợp tác với một số thành viên tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình HTX mua bán Minh Khai, đồng thời cũng là thành viên của HTX mua bán Dương Liễu Đến năm 1994, khi cả 2 HTX đều phát triển tốt, xét thấy thời cơ đã đến để liên kết 2 HTX về một khối; ngày 09/3/1994 theo quyết định số 18/QĐ-UB của UBND huyện Hoài Đức, liên hiệp HTX công nghiệp thương mại Minh Dương ra đời với 22 xã viên, vốn điều lệ là 990 triệu đồng Từ đó, liên hiệp bắt đầu xây dựng và đưa vào hoạt động 2 dây chuyền sản xuất chính là: dây truyền sản xuất mạch nha và đường Glucô Có thể nói từ khi liên kết 2 HTX thành liên hiệp HTX Công Nghiệp Thương Mại Minh Dương, vấn đề công ăn việc làm được giải quyết dần dần trong dân cư, đồng thời cũng đem lại thu nhập khá ổn định và ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên và người lao động trong liên hiệp.

Trong 6 năm hoạt động liên tục, mặc dù không phải lúc nào cũng gặp khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực của mọi người đều vượt qua và ngày càng phát triển mình lên Song trước tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến một lần nữa liên hiệp cần phải làm mới lại mình để thích ứng với nền kinh tế thị trường Một bước ngoặt mới trong sản xuất kinh doanh, từ liên hiệp HTX Công Nghiệp Thương Mại Minh Dương đã chuyển đổi thành công ty Cổ Phần Thực Phẩm do ông Nguyễn Duy Hồng làm Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty.

Giai đoạn 2000 đến nay:

CTCP Thực Phẩm Minh Dương ra đời theo quyết định số 0303000001/CPTP ngày 18/01/2000 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây (nay sáp nhập vào Hà Nội) Sự ra đời của công ty Minh Dương là một xu thế tất yếu và hoàn toàn phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước trong giai đoạn hiện nay, đồng thời nó đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc và một bước tiến quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Liên hiệp HTX Công nghiệp Thương mại Minh Dương Qua đây ta còn thấy được sự nhạy bén trong nắm thời cuộc của ban lãnh đạo HTX Minh Dương mà nay là ban lãnh đạo CTCP Minh Dương, điều này bước đầu cho ta niềm tin vào sự thành công của công ty trong tương lại.

Trang 5

Từ khi chuyển đổi đến nay, công ty đã đưa vào hoạt động 4 khu sản xuất đóng trên địa bàn 4 xã:

 Khu sản xuất mạch nha công nghiệp nhà máy tại xã Minh Khai.

 Khu sản xuất đường Glucô bằng công nghệ enzim nhà máy tại xã Cát Quế  Khu trang trại gồm cây trồng và vật nuôi đóng trên địa bàn xã Dương Liễu  Khu sản xuất mạch nha và đường Glucô nhà máy tại xã Di Trạch mới đưa vào

hoạt động tháng 11/ 2005 Đây là khu sản xuất được đầu tư mới hoàn toàn với cơ sở hạ tầng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, lại xây dựng trên diện tích đất rộng, giao thông thuận tiện.

Từ 02/2006 công ty chuyển toàn bộ hoạt động của 2 khu sản xuất mạch nha và đường Glucô về nhà máy ở Di Trạch, đồng thời với việc di chuyển các phòng ban lãnh đạo ra Di Trạch để điều hành quản lý Song song vẫn tồn tại 2 nhà máy ở Minh Khai và Cát Quê cùng hoạt động thống nhất với nhà máy ở Di Trạch và hoạt động chịu sự quản lý của ban điều hành tại Di Trạch.

Như vậy, trụ sở chính của CTCP Thực Phẩm Minh Dương sẽ đóng tại xã Di Trạch- Hoài Đức – Hà Nội

Những năm gần đây, công ty đã không ngừng lớn mạnh và có sự phát triển vượt bậc làm thay đổi cơ bản chất lượng sản phẩm dẫn đến thu nhập bình quân đầu người cũng tăng và việc nộp thuế cho Nhà nước cũng được đảm bảo Có được những thành quả đó là nhờ sự đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.

1.2 Chức năng, nhiệm kỳ sản xuất kinh doanh.

1.2.1 Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh.

CTCP Thực Phẩm Minh Dương hoạt động với chức năng sản xuất, kinh doanh, chế biến lương thực, thực phẩm cung cấp cho cả thị trường dưới cả 2 hình thức là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.

CTCP Thực Phẩm Minh Dương hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chế biến lương thực thực phẩm với 2 sản phẩm chính là mạch nha và đường Glucô Hai sản phẩm này được chế biến từ các nguồn nhiên liệu liên quan đến tinh bột và một số nguyên vật liệu phụ khác qua công nghệ enzim Sản phẩm mạch nha và đường Glucô là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các công ty, nhà máy sản xuất bánh kẹo, công

Trang 6

hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì nó có đặc tính nổi trội so với các loại đường khác trên thị trường Do đó có thể thấy rằng hoạt động sản xuất, kinh doanh của 2 mặt hàng này là nguồn thu chủ yếu của công ty

Mặt khác CTCP Minh Dương còn xây dựng và đưa vào hoạt động khu trang trại cây trồng và vật nuôi với diện tích rộng lớn, tương đối đa dạng về chủng loại: hoa quả, thịt gia súc, gia cầm, đặc biệt có những sản phẩm từ hươu, cá sấu, đà điểu Với số lượng lớn và sản phẩm chất lượng, một mặt tao sự phong phú trên thị trường thực phẩm, mặt khác góp phần xây dựng và phát triển mô hình trang trại trên mảnh đất có nhiều điều kiện thuận lợi.

Ngoài ra, công ty còn mở rộng thêm sản xuất một số sản phẩm khác như: phù trúc, giấy tinh bột, thực phẩm chay… Tuy sự đóng góp của các sản phẩm này vào doanh thu chưa cao, song có thể nói ban lãnh đạo công ty đã rất cố gằng trong việc mở rộng, tiếp cận thị trường, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới mà người tiêu dùng ưa chuộng.

Với mục đích tồn tại và ngày một lớn mạnh, nhiệm vụ chính công ty đưa ra là ngày càng cung cấp cho thị trường các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu thụ tốt đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Có làm được điều đó mới tăng thu nhập, đảm bảo được đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ mật thiết với nhau chúng tạo động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển

Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và nghĩa vụ với Nhà nước như nộp Thuế,

Công ty cũng thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn

1.2.2.Thị trường tiêu thụ của CTCP Thực Phẩm Minh Dương.

Với nguyên liệu chính sử dụng là tinh bột, mà công ty lại đóng trên địa bàn vốn trước đó đã phát triển về với nghề làm loại sản phẩm này, nên đây là điều kiện thuận lợi để công ty có thể mở rộng sản xuất Cùng với bộ máy quản lý hiệu quả, ban giám đốc là những người nhanh nhậy trong đầu tư kinh doanh, nên từ khi thành lập đi vào hoạt động đến nay các sản phẩm của công ty đã từng bước tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường với số lượng và chất lượng ngày càng cao

Trang 7

Hiện nay các sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng ở các tỉnh trong nước và mở rộng ra nước ngoài Công ty đã có hơn 50 đại lý trên toàn quốc

Để quản lý tốt mạng lưới phân phối, công ty chia ra làm 3 khu vực chính, đó là: thị trường miền Bắc, thị truờng miền Trung và thị trường miền Nam Với sự quản lý thị truờng theo khu vực này, công ty dễ nhận biết các đặc tính thị trường để cho những biện pháp thích hợp:

Thị trường miền Bắc là thị trường chính của công ty: cung cấp mạch nha là

nguyên vật liệu chính cho các khu công nghiệp, công ty sản xuất các loại bánh kẹo uy tín, các ngành sản xuất bia, các công ty dược phẩm Sản phẩm cung cấp đến thị truờng có chất lượng tốt, đảm bảo, giá thành hơi cao so với các sản phẩm làm thủ công nên chủ yếu tập trung ở các thành phố, các nhà máy chuyên sản xuất các lại bánh kẹo có chất lượng tốt Còn thị truờng nông thôn thì hạn chế hơn.

Thị truờng miền Trung: công ty phát triển chủ yếu ở các thành phố lớn như

Vinh, Huế, Đà Nẵng…chỉ các thành phố lớn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cao.

Thị trường miền Nam cũng coi là thị truờng có tiềm năng Tập trung chủ yếu ở

TP Hồ Chí Minh, và một số tỉnh khác Do đặc tính của người tiêu dùng ở đây, sản phẩm của công ty cũng được phân phối rộng khắp, tuy nhiên so sánh độ dài địa lý nên rất là hạn chế.

Thị trường tiêu thụ của công ty còn gặp phải sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như các loại sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như Malaisia, Thái lan, Mỹ, Australia, Canada 1 số nước ở Châu Âu …Một mặt, do đặc tính tiêu dùng, tâm lý thị hiếu của khách hàng,… làm việc chiếm thị trường trở nên khó khăn hơn

Ngoài ra, công ty cũng thực hiện xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài Thị trường chủ yếu là Trung Quốc, 1 số nước trong khu vực Đông Nam Á…nhưng nói chung sản lượng này đóng góp vào doanh thu là rất nhỏ.

Với việc đầu tư ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt và phương châm hoạt động của công ty là lấy chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là sự sống còn của mình, nên mạch nha và đường Glucô của công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy và tạo được mối quan hệ tốt với bạn hàng thường xuyên của mình là những doanh nghiệp lớn như:

Trang 8

tín và nhiều đại lý khác Việc có được những bạn hàng lớn, điều đó góp phần thúc đẩy, khuyến khích công ty đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng thị phần cung cấp sản phẩm cho những bạn hàng truyền thống của mình và tìm thêm được bạn hàng mới Như vậy với 2 sản phẩm chính là mạch nha và đường Glucô đã là nền tảng tạo ra sự phát triển nhanh và khá bền vững cho công ty.

1.2.3 Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ để tạo ra sản phẩm.

CTCP Thực Phẩm Minh Dương sản xuất mạch nha và đường Glucô trên dây chuyền đồng bộ khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu đóng gói tiêu thụ sản phẩm Mỗi công đoạn quy trình sản xuất đều được thực hiện trên máy móc, nên đòi hỏi đội ngũ công nhân với số lượng không nhiều nhưng phải có trình độ tay nghề cao để vận hành và sử dụng máy an toàn và có hiệu quả Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được mô tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất mạch nha ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương.

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất đường Glucô ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương.

Trang 9

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.

1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của CTCP Thực Phẩm Minh Dương.

CTCP Thực Phẩm Minh Dương tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình đa bộ phận với cơ cấu trực tuyến – chức năng bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc quản lý và phục vụ sản xuất Tại trụ sở chính, ban lãnh đạo hoạt động gồm các chức vụ quan trọng từ trên xuống dưới Tại đây các kế hoạch về hoạt động sản xuất, các chiến lược kinh doanh được ban lãnh đạo công ty bao gồm tổng giám đốc,trợ lý cùng các phòng ban chức năng, cùng thảo luận, bàn bạc, trao đổi các vấn đề phức tạp Tổng giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng Sau đó, những quyết định quản lý do các phòng ban nghiên cứu, đề suất khi được thủ trưởng thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền xuống cấp dưới theo trực tuyến đã quy định Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến.

Với kế hoạch được lập một cách đầy đủ, chi tiết xuống từng phòng ban, từng chức vụ lãnh đạo ở mỗi nhà máy, phân xưởng, trong từng ca sản xuất nên đã tạo đươc sự gắn bó mật thiết giữa cấp trên với cấp dưới, đó là một yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp Với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng đến từng cá nhân trong bộ máy quản lý của mình, công ty còn dễ dàng trong việc kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những sai lầm, đồng thời còn nhanh chóng tìm ra được các giải pháp giải quyết phù hợp Từ đó tạo cho doanh nghiệp một căn cứ

Trang 10

quan trọng để đề bạt, thuyên chuyển, khen thưởng đúng đối tượng Ngoài ra với việc tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp hợp lý, phù hợp với trình độ và năng lực của nhân viên, công ty còn góp phần giảm thiểu được chi phí nhân công của mình Đó là một điều kiện tốt để có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Để đạt được mục tiêu trên CTCP Thực Phẩm Minh Dương đã thiết lập cho mình một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp tương đối hợp lý, vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bào quyền hạn chỉ huy của hệ thống trực tuyến.Cơ cấu được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 11

Hội đồng quản trị Kiểm soát viên

Phụ trách trang trại Ban GĐ

nhà máy nha Ban GĐ Nhà máy đường

Trang 12

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban, từng chức vụtrong CTCP Thưc Phẩm Minh Dương.

* Hội đồng quản trị: là tổ chức cao nhất trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương

do đại hội đồng bầu ra bao gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên khác Hội đồng quản trị là ban lãnh đạo cao nhất trong công ty cổ phẩn, là nơi tập trung những thành viên am hiểu về sản xuất,kinh doanh và có trình độ quản lý điều hành doanh nghiệp.

Chức năng, nhiệm vụ: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý, điều hành cao nhất trong công ty, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như các vấn đề liên quan đến quyền lợi, lợi ích của công ty, cụ thể thể hiện như sau:

 Hội đồng quản trị quản lý, điều hành công ty theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp, nguyên tắc hoạt động của hội đồng quản trị trong công ty cổ phẩn và phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật hiện hành.

 Quyết định về bộ máy quản lý, sản xuất, quy chế làm việc, quy chế khoán, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân viên và giảm sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, và đưa ra quyết định trong việc phân phối lợi nhuận, tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phẩn… đồng thời hội đồng quản trị còn phải quyết định các phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho công ty.

*Tổng giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty,

được hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc CTCP Thực Phẩm Minh Dương là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người đại diện cho công ty giao dịch trong sản xuất, kinh doanh cũng như giao dịch về những vấn đề quan trọng với đối tác và bạn hàng Đồng thời Tổng giám đốc là người phải xây dựng và trình lên Hội đồng quản trị về các phương hướng, kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty.

Tổng giám đốc là người được quyền ký các hợp đồng kinh tế, quyết định giá bán sản phẩm, hàng hóa, cũng như giá mua nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất Đồng thời tổng giám đốc còn là người có quyền quyết định về khoản chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng thường xuyên, khách hàng mua sản phẩm của công ty

Trang 13

với số lượng nhiều, và có quyền quyết định cả chi phí khuyến mại, tiếp thị, chi phí quảng cáo sản phẩm để góp phần khuyến khích và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường, ngoài ra còn có quyền tuyển dụng, bố trí, phân bổ lao động, đưa vào các chính sách khen thưởng kỷ luật, bổ nhiệm hay miễn nhiệm các phó tổng giám đốc…

*Kiểm soát viên: là cổ đông của công ty, có chức năng kiểm tra, giám sát

hoạt động của công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán thống kê, lập báo cáo tài chính hàng năm và phải chịu trách nhiệm báo cáo tình hình đó trước hội đồng quản trị và trước cổ động.

*Phó tổng giảm đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc công ty, được

phân công hoặc ủy quyền giải quyết một số công việc của Tổng giám đốc và phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về lĩnh vực phân công hoặc ủy quyền đó Các phó giám đốc luôn phải phân công và làm đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình để vận hành các phòng ban hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương có các Phó giám đốc sau:

Phó tổng giám đốc tài chính: là người phụ trách phòng tài chính kế toán,

giải quyết các vấn đề về tài chính, tham mưu và giúp đỡ ban giám đốc công ty chỉ đạo và thực hiện công tác tài chính kế toán Phó tổng giám đốc tài chính được quyền quyết định các khoản chi lớn, các khoản đầu tư vào các dự án hoạt động của công ty.

Phó tổng giám đốc sản xuất: Là người tổ chức điều hành, quản lý sản

xuất theo yêu cầu của tổng giám đốc công ty, là người phụ trách phòng tổ chức hành chính và điều hành sản xuất tại các nhà máy mạch nha, nhà máy đường và khu trang trại của công ty.

Phó tổng giám đốc thương mại: là người phụ trách phòng kế hoạch thị

trường Nhiệm vụ chính là tổ chức công tác tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm, thu mua vật tư… nghiên cứu sự phát triển của sản phẩm của công ty trên thị trường để từ đó lập kế hoạch, đề ra đường lối, phương hướng kinh doanh một cách hợp lý nhất.

 Phòng tài chính –kế toán Có nhiệm vụ theo dõi, quản lý, khai thác và sử

dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả Quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính – kế toán của công ty: lập chứng từ, ghi sổ kế toán, lên báo cáo tài chính theo quy định

Trang 14

toán còn phải lưu trữ và bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán của công ty theo đúng thời gian được Nhà nước quy định, hay do yêu cầu của công ty.

 Phòng tổ chức hành chính ( Phòng TC – HC): quản lý nhân sự, thực hiện

chế độ chính sách về lao động tiền lương, giải quyết công tác hành chính.

 Phòng kế hoạch thị trường: Thực hiện công tác tiếp thị, công tác vận

chuyển, tiêu thụ sản phẩm, thu mua vật tư nguyên liệu…phục vụ cho sản xuất, kinh doanh Đồng thời thực hiện việc nghiên cứu sản phẩm trên thị trường để tìm kiếm thêm trên thị trường góp phần mở rộng sản xuất, kinh doanh cho công ty.

 Phòng ký thuật: Chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến kỹ

thuật của công ty, quản lý các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất sản phẩm.,,,

 Phòng điều hánh sản xuất: Chịu trách nhiệm quản lý các phân xưởng sản

xuất điều hành công tác và hoạt động các nhà máy sản xuất.

 Phụ trách trang trại: Chịu sự quản lý của phó giám đốc sản xuất là

nguời quản lý và điều hành các công việc trang trại, giải quyết các vấn đề thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho chăn nuôi, cây trồng, nhập – xuất sản phẩm trồng trọt chăn nuôi

 Ban giám đốc nhà máy nha, đường: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành

chung hoạt động sản xuất nhà máy, đôn đốc, giám sát và quyết định kế hoạch công việc cho các cán bộ công nhân viên, người lao động trong nhà máy Là người quyết định quá trình thu mua nguyên vật liệu cũng như xuất bán sản phẩm của công ty.

 Bộ phận trồng cây bảo vệ và chăn nuôi chế biến: là những bộ phận chịu

sự quản lý của người phụ trách trang trại Bộ phận trồng cây bảo vệ có nhiệm vụ trồng, chăm sóc cây cối nhằm mục đích bảo vệ, tạo môi trường sinh thái cho công tác chăm sóc vật nuôi, vệ sinh môi trường sống cho chúng để tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường.

 Hành chính bảo vệ: làm nhiệm vụ bảo vệ các kho vật tư, kho hàng hóa,

bảo vệ an ninh trật tự cho công ty.

 Các ca sản xuất: CTCP Thực Phẩm Minh Dương làm việc 24/ 24 giờ Vì

vậy các ca phân xưởng làm việc thành 3 ca, mỗi ca đều có một trưởng ca chuyên môn theo dõi, kiểm tra, giám sát công nhân làm việc Chế độ làm việc theo ca được áp dụng ở nhà máy nha và nhà máy đường.

Trang 15

 Phân xưởng giấy, phân xưởng chay: Là những bộ phận sản xuất phụ

thêm của công ty Phân xưởng giấy chuyên môn sản xuất giấy ăn, phân xưởng chay chỉ hoạt động khi có đơn đặt hàng.

 Tổ bốc vác: Bộ phận này có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu vào kho khi

thu mua về, và bốc xếp hàng, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp khi xuất bán.

1.4 Kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong một số năm gần đây.

Với chức năng nhiệm vụ toàn công ty quản triệt từ trên xuống, CTCP Minh Dương luôn phải đề ra kế hoạch cho mình trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định với sự phát triển của thị trường và năng lực bản thân doanh nghiệp Với việc lập kế hoạch hợp lý và phương châm hoạt động là sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, lấy chất lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệu là sự sống còn của doanh nghiệp nên công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao

Mặc dù công ty còn nhiều gian nan trong cơ chế thị truờng, phải cạnh tranh chất lượng uy tín với công ty bạn song công ty biết cách dựa trên ưu thế về công nghệ và thiết bị, với đội ngũ cán bộ năng động sáng tạo nhiệt tình, với đội ngũ công nhân lành nghề thì công ty đã liên tục trưởng thành và phát triển, đã phát huy mọi khả năng sản xuất kinh doanh của mình để đứng vững trên thị trường nâng cao uy tín của công ty Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện qua một số chỉ tiêu ở bảng sau:

Trang 16

Bảng 1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây tương đối ổn định Tốc độ tăng sản lượng hàng năm tăng từ 11% - 13% Các khoản nộp NSNN hàng năm cũng tăng Thu nhập bình quân đầu người ở mức 2.300.000đ là tương đối cao Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện

Công ty luôn đặt mục tiêu và phấn đấu và sản lượng hàng hóa, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, điều này được thực hiện khá tốt trong các năm gần đây Đặc biệt là năm vừa qua, sự khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới cũng như trong nước, đến giai đoạn suy thoái kinh tế, không ít nhà đầu tư lo sợ Công ty không nằm ngoài sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền kinh tế chung, nhất là quý 3- 2008 sản xuất của công ty giảm mạnh so với kế hoạch đề ra nhưng về cơ bản doanh thu cả năm vẫn tăng Đó là một dấu hiệu tốt.

Để hiểu rõ hơn tình hình kinh doanh của công ty xem bảng phân tích cơ cấu với một số chỉ tiêu chủ yếu:

Trang 17

Bảng 2: Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Đơn vị: triệu đồng

Từ bảng trên ta nhận thấy nhìn chung quy mô của công ty đã có sự tăng lên đáng kể Số liệu về giá trị hàng tồn kho trong 2 năm là tương đối cao, điều này là do tính chất sản xuất thời vụ , tiêu thụ mạnh vào dịp Tết Tỷ trọng các khoản phải thu tăng lên, điều này là không tốt, DN cần đưa ra biện pháp tốt hơn nữa trong việc khuyến khích thanh toán nhanh từ phía khách hàng.Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2008 tăng lên so với năm 2007 về số tuyệt đối là 2902,79 (=35 217,45 - 32 314,66) trong khi đó Nợ phải trả lại giảm đi Chứng tỏ công ty đang bị các DN khác chiếm dụng vốn Điều này có thể do năm vừa qua ảnh hưởng mạnh của sự sụt giảm nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của công ty không thể không bị ảnh hưởng Từ đó, công ty cần đưa ra giải pháp hợp lý.

Trang 18

Phần II THỰC TÊ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CTCPTHỰC PHẨM MINH DƯƠNG.

2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương.

2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty.

Trong bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động hay hình thức sở hữu thì đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý tài chính khác nhau, nhưng trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất Với bộ máy kế toán hoạt động tốt thì thông tin về doanh nghiệp sẽ được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất để Nhà nước quản lý thu Thuế, để ban lãnh đạo công ty quản lý và đưa ra các quyết định kinh doanh, để nhà đầu tư, cán bộ công nhân viên, người lao động biết được tình hình lao động của doanh nghiệp Vì vậy cũng như nhiều doanh nghiệp khác, CTCP Thực Phẩm Minh Dương luôn rất coi trọng và quan tâm đến việc tổ chức công tác kế tóan của mình.

Để nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý của mình nói chung và để phù hợp với quy mô đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán đều được tiến hành thực hiện tập trung tại phòng tài chính – kế toán của công ty Các nhà máy, khu trang trại không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên phụ trách kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập các chứng từ, tập hợp chi phí sản xuất và định kỳ gửi về phòng tài chính – kế toán của công ty để tổng hợp lên báo cáo.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường bộ máy kế toán của công ty được sắp xếp gọn nhẹ phù hợp với tình hình chung của công ty.

Bộ máy kế toán của công ty gồm có 8 nhân viên được phân công bố trí nhiệm vụ như sau: kế toán trưởng, 2 nhân viên kế toán tổng hợp, 3 nhân viên kế toán tại các nhà máy, 1 nhân viên kế toán phụ trách trang trại, 1 thủ quỹ Bộ máy kế toán hoạt động thống nhất được khái quát qua sơ đồ sau:

Trang 19

Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng người:

 Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng tài chính – kế toán, chịu trách

nhiệm điều hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán tại công ty, đồng thời kế toán trưởng còn là người cập nhật, hướng dẫn kịp thời các chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, của Bộ Tài Chính và các Bộ khác có liên quan đến công tác kế toán của doanh nghiệp mình Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giám đốc công ty và có trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật Trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương kế toán trưởng kiêm phó tổng giám đốc tài chính, nên nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực tài chính kế toán lại càng nặng nề hơn Điều đó đòi hỏi năng lực và trình độ chuyên môn cao của người giữ chức vụ này để vừa quản lý chặt chẽ nguồn tài chính, vừa biết cách đầu tư hợp lý và có hiệu quả.

 Kế toán tổng hợp: Là người tổng hợp số liệu từ các chứng từ ghi sổ đã được

duyệt để ghi vào sổ tổng hợp; giám sát và kiểm tra công tác hạch toán của các nhân viên kế toán tại các nhà máy và ở trang trại Kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ tổng hợp và tính giá thành cho những sản phẩm của công ty đồng thời xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trích lập các quỹ theo chế độ kế toán hiện hành và giúp kế toán trưởng lập báo cáo tài chính theo quy định.

Trang 20

 Thủ quỹ : Phụ trách việc quản lý tiền mặt tại công ty, có nhiệm vụ thực hiện

các nghiệp vụ thu chi tiền mặt trên cơ sỏ các chứng từ hợp lệ đã được kế toán trưởng và Tổng giám đốc ký duyệt,

 Kế tóan tại các nhà máy: Mỗi nhà máy có một nhân viên kế toán có nhiệm

vụ theo dõi việc nhập, xuất nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa, đồng thời theo dõi lương của cán bộ nhân viên trong nhà máy mình phụ trách Hằng ngày hoặc là định kỳ nộp các chứng từ nhập mua, hóa đơn bán hàng, bảng theo dõi lương…đến phòng tài chính kế toán của công ty Sauk hi nộp các chứng từ sổ sách liên quan đến phần hành mình phụ trách, qua sự kiểm tra, tổng hợp của kế toán tổng hợp và sự phê chuẩn của kế toán trưởng, kế toán các nhà máy cũng làm nhiệm vụ thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương cho cán bộ công nhân viên, người lao động trong nhà máy.

 Kế toán tại trang trại: Có nhiệm vụ tương tự như là kế toán tại các nhà máy,

chỉ khác đây là khu sản xuất, tiêu thụ cây trồng hoa quả và các sản phẩm từ vật nuôi nên cũng có nhiệm vụ, có những chứng từ và cách hạch toán không giống với các nhà máy.

2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ.Những quy định chung tại công ty.

Do đặc điểm sản xuất, kinh doanh với ngành nghề thực phẩm, khối lượng công việc tương đối lớn nhưng lại chưa đồng đều giữa các phần hành kế toán Cùng với việc chuyên môn hóa trong công tác kế toán chưa được vận dụng, kế toán vẫn chủ yếu thực hiện ghi chép thủ công, vì vậy công ty lựa chọn hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ” cho công tác kế toán của công ty.

Ngoài việc lựa chọn hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ”, công ty còn xác định một số quy định khác trong công tác kế toán của mình:

 Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến hết ngày 31/12/N  Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ.

 Kỳ kế toán quy định là 1 tháng.

 Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng, Mọi TSCĐ trích khấu hao theo tháng, các TSCĐ phát sinh tăng giảm tháng này thì tháng sau mới tiến hành trích hoặc thôi trích khấu hao.

Trang 21

 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên, để tính giá NVL, CCDC xuất kho công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, NVL nhập kho được tính theo giá bình quân gia quyền đối với NVL là hàng Nông – lâm – thủy sản Đối với NVL mua có hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng… thì được nhập kho theo giá thực tế CCDC nhập kho cũng được tính theo giá thực tế mua.

 Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ  Công ty không lập các khoản dự phòng cho hàng tồn kho.

2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ được sử dụng tại CTCP ThựcPhẩm Minh Dương.

CTCP Thực Phẩm Minh Dương là một doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kinh doanh thực phẩm nên các loại chứng từ kế toán tại đây tuy không đa dạng và phong phú, nhưng các chứng từ được lập tại công ty luôn tuân theo đúng chế độ và ghi chép đầy đủ kịp thời đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của chứng từ làm căn cứ để ghi sổ kế toán và cung cấp thông tin cho quản lý Các chứng từ kế toán của công ty sau khi được ghi sổ và luân chuyển sẽ được lưu và bảo quản tại phòng tài chính – kế toán của công ty theo quy định hiện hành Trong phần hành kế toán khác nhau công ty đều sử dụng hệ thống chứng từ tương đối hoàn chỉnh:

 Chứng từ tiền tệ:

+ Phiếu thu + Phiếu chi

+ Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng + Giấy thanh toán tiền tạm ứng

+ Giấy đề nghị thanh toán + Biên lai thu tiền

+ Bảng kiểm kê quỹ.

Trang 22

 Chứng từ hàng tồn kho: + Phiếu nhập kho NVL, CCDC + Phiếu xuất kho NVL, CCDC + Biên bản kiểm kê vật tư.

+ Bảng kê thu mua hàng nông – lâm – thủy sản. Chứng từ lao động tiền lương:

+ Hợp đồng thuê khoán lao động+ Bảng chấm công.

+ Bảnh kê khối lượng sản phẩm hoàn thành.

+ Bảng đơn giá lương khoán cho một sản phẩm.

+ Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH)+ Bảng tính lương.

+ Bảng thanh toán tiền lương Cụ thể lập thành Bảng thanh toán tiền lương

khoán cho từng xí nghiệp.

+ Bảng thanh toán tiền BHXH.

+ Phiếu làm thêm giờ.

 Chứng từ bán hàng:

+ Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho + Hóa đơn GTGT.

+ Biên bản thanh lý hợp đồng.

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Phiếu thu, phiếu chi… + Hóa đơn mua TSCĐ.

+ Quyết định (tăng giảm TSCĐ) + Danh mục thiết bị bán.

+ Biên bản thanh lý TSCĐ.

Trang 23

+ Phiếu thu (người mua nộp tiền đối với TSCĐ thanh lý) + Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành + Biên bản đánh giá lại TSCĐ….

2.2.2 Chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu2.2.2.1 Quy trình vận động của chứng từ:

Bước 1: Lập chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài.

Bước 2: Kiểm tra chứng từ, ở bước này kế toán kiểm tra yếu tố bắt buộc cần thiết của

một chứng từ, kế toán kiểm tra tính pháp lý của chứng từ:

 Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ: kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ do Nhà Nước phát hành.

 Kiểm tra tính hợp lý của chứng từ: Kiểm tra số tiền ghi trên chứng từ để xem nội dung thu chi phản ánh trên chứng từ do kế toán trưởng kiểm tra.

 Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ chính là việc kiểm tra dấu của đơn vị và chữ ký của những người có liên quan,

Bước 3: Ghi sổ kế toán

 Phân loại chứng từ theo từng phần hành.

 Cung cấp thong tin cho nhà lãnh đạo nghiệp vụ  Định khoản trên chứng từ.

 Lấy số liệu từ chứng từ ghi vào sổ kế toán.

Bước 4: Bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ

- Bảo quản chứng từ: trong niên độ kế toán khi báo cáo tài chính năm chưa được duyệt thì chứng từ được bảo quản tại các phần hành kế tóan Khi có sự thay đổi về mặt nhân sự, phải lập biện bản bàn giao chứng từ đã bảo quản.

- Lưu trữ chứng từ: Kết thúc niên độ kế toán, khi Báo cáo tài chính năm được duyệt thì chứng từ được đưa vào kho lưu trữ theo quy đinh của chế độ Việc lưu trữ chứng từ phải đảm bảo những yêu cầu sau

+ lựa chọn địa điểm lưu trữ + Đảm bảo an toàn bí mật tài liệu

+ Quy trách nhiệm vật chất đối với người lưu trữ: Khi chứng từ kế toán đã đưa vào kho lưu trữ, nếu cần phải sử dụng lại chứng từ thì phải tuân thủ theo yêu cầu sau:

Trang 24

Nếu sử dụng lại thì chứng từ cho người trong đơn vịthì phải được sự đồng ý của kế toán trưởng doanh nghiệp.

Nếu sử dụng lại chứng từ cho người ngoài doanh nghiệp, thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của kế toán trưởng đơn vị và giám đốc.

- Hủy chứng từ: Chứng từ khi kết thúc thời hạn lưu trữ sẽ được hủy bỏ theo chế độ tùy theo tính chất của từng loại chứng từ, mà chế độ quy định thời hạn lưu trữ khác nhau.

2.2.2.2 Khát quát chung chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu:* Chứng từ tiền mặt:

Chu trình luân chuyển Phiếu thu:

Doanh nghiệp sử dụng kết kợp cả 2 phương án:

Với những nghiệp vụ thu tiền có giá trị lớn mang tính trọng yếu để quản lý chặt chẽ nghiệp vụ thu tiền, sơ đồ luân chuyển:

Trang 25

Với nghiệp vụ thu tiến với giá trị nhỏ mang tính chất thường xuyên để bảo quản tinh kịp thời cho việc ghi sổ kế toán, kế toán sủ dụng:

Chu trình luân chuyển phiếu chi:

Đối với nghiệp vụ chi tiền lớn mang tính trọng yếu, để kiểm tra tính chặt chẽ nội dung thu chi,

Đối với nghiệp vụ chi tiền nhỏ mang tính thường xuyên cho sản xuất kinh doanh để đảm bảo tính kịp thời của nghiệp vụ chi tiền và ghi sổ kế toán, kế toán sủ dụng:

Trang 26

Biên bản kiểm nghiệm chỉ được lập trong trường hợp sau: Hàng nhập với khối lượng

lớn.

Trang 27

 Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho:

Trang 28

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán được vận dụng trongCTCP Thực Phẩm Minh Dương.

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản như các doanh nghiệp sản xuất, nhìn chung hệ thống tài khoản của công ty đáp ứng theo yêu cầu ghi chép và phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

Công ty không sử dụng TK 151, 159… Các tài khoản hay sử dụng:

 Phần tiền tệ: TK 111, TK 112…

TK 111: Tiền mặt.

TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

Tài khoản 112 được chi tiết theo các ngân hàng: TK 11211: Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội

TK 11212: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

Tài khoản cấp 2 của TK 152, 153 được chi tiết theo kho, ví dụ:

TK 152- K1: Nguyên vật liệu tại kho Di Trạch TK 152- K2: Nguyên vật liệu tại kho Cát Quế TK 152- K3: Nguyên vật liệu tại kho Minh Khai…

Trang 29

Và tiếp tục chi tiết thành tài khoản cấp 3 theo tên từng loại NVL, CCDC:

TK 152- K1BSA: Bột sắn ẩm tại kho Di Trạch TK 152- K1EZ: Enzim SC tại kho Di Trạch TK 152- K1D: Dầu tại kho Di Trạch

TK 152- K1MG: Mầm gạo tại kho Di Trạch …

 Phần mua hàng và thanh toán: TK 131, TK 331, TK 141 Các Tài khoản này

được chi tiết theo mã.

TK 131- BKHH: Phải thu CTCP bánh kẹo Hải Hà.

TK 131- BKTH: Phải thu của công ty bánh kẹo Thiên Hương TK 131- DPHT- Phải thu của CTCP Dược Phẩm Hà Tây

TK 131 – DPTW: Phải thu của CTCP Dược Phẩm TW MEDIPLANTEX ….

TK 331- THTP: Phải trả CTCP Than hoạt tính Trường Phát TK 331- DPT: Phải trả CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex TK331- XNTD: Phải trả xí nghiệp Thành Đạt

TK 331- XNAP: Phải trả xí nghiệp An Phú …

TK141- NVT: Tạm ứng cho cán bộ thu mua Nguyễn Văn Trọng  Phần lao động và tiền lương: TK 334, TK 338…

TK 334 được chi tiết theo từng nhà máy:

TK 3341: Phải trả CNV nhà máy nha TK 3342: Phải trả CNV nhà máy đường TK 3343: Phải trả CNV trang trại

Từ đó được chi tiết theo tổ sản xuất, phân xưởng,

TK 3341-C1: Phải trả CNV ca sản xuất số 1 của nhả máy nha TK 3341- C2: Phải trả CNV ca sản xuất số 2 của nhả máy nha TK 3341- PXG: Phải trả CNV phân xưởng giấy của nhả máy nha TK 3342- C1: Phải trả CNV ca sản xuất số 1 của nhả máy đường TK 3343- TC: Phải trả CNV trồng cây bảo vệ của trang trại.

Trang 30

TK 338 được chi tiết thành: TK 3382: kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: bảo hiểm y tế.

TK 3388: phải trả, phải nộp khác.

Từ TK cấp 2 được chi tiết thành tài khoản cấp 3 theo từng công nhân viên

TK 3341-C1- Nguyễn Văn Trọng: Phải trả Nguyễn Văn Trọng

TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

TK 627: Chi phí sản xuất chung

TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 155: Thành phẩm

TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn ( chi phí chờ kết chuyển) TK 632: Giá vốn hàng bán.

TK 641: Chi phí bán hàng.

TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.

TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 811: Chi phí khác

TK 821: Chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.

TK 627 được chi tiết thành các TK cấp 2:

TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu.

TK 6273: Chi phí dụng cụ.

TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.

Trang 31

TK 6278: Chi phí bằng tiền khác TK 821 được chi tiết thành 2 TK cấp 2:

TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại.

Các TK 621, 622, 6271, , 6277, TK 154, TK 632 được chi tiết theo từng loại sảnphẩm, ví dụ:

TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK 621-N: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất nha

TK 621-G: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất đường Glucô …

2.2.4 Tổ chức vận dụng sổ kế toán

Công ty sử dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ Theo hình thức này công ty sử dụng các loại sổ kế toán sau: sổ, thẻ kế toán chi tiết, Sổ cái các tài khoản, sổ tổng hợp và các tài khoản và không sủ dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Cuối tháng, kế toán tiến hành khóa sổ, tính tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có và số dư của tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ váo Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư tài khoản của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đuợc dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Trang 32

2.2.4.1 Kế toán phần hành tài sản cố định.*Đặc điểm TSCĐ

CTCP Thực Phẩm Minh Dương xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 5/ 2000, đến nay đuợc 9 năm TSCĐ của công ty chủ yếu được mua sắm khi nhà máy bắt đầu đưa vào hoạt động, khi sửa chữa thiết bị, do vậy nhìn chung TSCĐ của công ty phát sinh không nhiều nếu công ty không đâu tư xây dựng nhà máy mới Do vậy năm 2005, công ty bắt đầu xây dựng nhà máy mới với diện tích rộng lớn và hệ thống máy móc hiện đại được đầu tư mới hoàn toàn nên TSCĐ của công ty tăng đáng kể.

Ngoài khu trang trại, công ty có 3 nhà máy tại 3 địa điểm khác nhau Mỗi nhà máy đều được xây dựng nhà xưởng, kho với cơ sỏ hạ tầng khang trang, đầu tư mới máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ tốt nhất cho viêc sản xuất sản phẩm Xong do đặc điểm của công ty là hoạt động 24/24 giờ, do vậy máy móc thiết bị phải

Trang 33

vận hành nhiều, dễ bị hỏng hóc, nên hàng tháng công ty định kỳ cho ngưng sản xuất 2-3 ngày để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa lại Kế toán các nhà máy có nhiệm vụ theo dõi các khoản chi phí này rồi chuyển lên phòng TC- KT của công ty để kế toán tổng hợp hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Do hầu hết TSCĐ của công ty đều nằm ở 3 nhà máy sản xuất chính và để trong quá trình sản xuất giảm tổn hư máy móc, tại mỗi nhà máy công ty đều bố trí nhân viên kỹ thuật làm công tác theo dõi, kiểm tra và sửa chữa, nâng cấp máy móc để sản xuất diễn ra liên tục và không bị gián đoạn.

Để quản lý, sủ dụng TSCĐ một cách có hiệu quả, công ty đã phân loại TSCĐ

TSCĐ của công ty được quản lý, sử dụng tại từng nhà máy, nhưng nhiệm vụ theo dõi, quản lý TSCĐ này trên sổ sách là do kế toán tổng hợp thực hiện Về mặt kế toán TSCĐ được quản lý theo nguyên giá và giá trị hao mòn Mỗi TSCĐ đều được lập một bộ hồ sơ gồm đầy đủ các chứng từ liên quan đến TSCĐ đó từ khi ghi nhận nguyên giá, đưa vào sử dụng đến khi thanh lý, nhượng bán; gồm các chứng từ như: Hóa đơn mua TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ và có kèm theo các hợp đồng kinh tế về mua sắm, thanh lý TSCĐ.

Việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quyết định số

206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Theo quyết định này công ty sử

dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (theo thời gian – khấu hao tuyến tính) Công

Trang 34

ty trích khấu hao TSCĐ theo tháng, các TSCĐ phát sinh tăng, giảm trong tháng này thì tháng sau công ty mới tiến hành trích hoặc thôi trích khấu hao Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục, máy móc thiết bị vận hành dễ bị hư hỏng, do vậy mức khấu hao cho máy móc thiết bị thường lớn Mức khấu hao này được trích và phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo quy định.

Ngày đăng: 03/09/2012, 09:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất mạch nha ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương. - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
Sơ đồ 1 Quy trình sản xuất mạch nha ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương (Trang 8)
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của CTCP Thực Phẩm Minh Dương. - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của CTCP Thực Phẩm Minh Dương (Trang 9)
Bảng 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
Bảng 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (Trang 16)
Bảng cân đối số phát - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
Bảng c ân đối số phát (Trang 35)
Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu: - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
Sơ đồ h ạch toán các nghiệp vụ chủ yếu: (Trang 36)
Bảng kê mua hàng nông – lâm – thủy sản - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
Bảng k ê mua hàng nông – lâm – thủy sản (Trang 40)
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản  trích theo lương. - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
Bảng ph ân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 44)
Bảng cân đối số phát  sinh - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 45)
Bảng cân đối số phát sinh - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 52)
Sơ đồ tiêu thụ thánh phẩm: - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
Sơ đồ ti êu thụ thánh phẩm: (Trang 53)
BẢNG CÂN ĐỐI KÉ TOÁN - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
BẢNG CÂN ĐỐI KÉ TOÁN (Trang 54)
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH: - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH: (Trang 56)
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU THÀNH PHẨM - Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU THÀNH PHẨM (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w