Kiến nghị về công tác kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương

Một phần của tài liệu Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC (Trang 65 - 71)

Từ thiếu xót của việc không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ làm công tác kế toán gặp phải nhiều khó khăn, công ty nên lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu và lập báo cáo tài chính được nhanh chóng và chính xác hơn. Đồng thời công ty cần vào sổ chứng từ ghi sổ hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Phòng TC – KT của công ty nên đưa ra biện pháp phân công công việc với từng nhân viên của mình một cách khoa học hơn, hạn chế được sự việc trồng chéo công việc vào cuối tháng của nhân viên kế toán tổng hợp. Từ đó để các nhân viên kế toán tại các nhà máy có thể phục vụ đắc lực hơn cho kế toán cấp trên.Công ty nên san xẻ bớt một số công việc của kế toán tổng hợp cho kế toán nhà máy, chẳng hạn: trong phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương công ty nên để việc lập bảng tính lương tại các nhà máy, trang trại cho kế toán nhà máy, trang trại đó thực hiện, rồi chuyển về phòng TC – KT công ty để lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn công ty. Để khắc phục tình trạng chậm trể trong việc trả lương cho CNV.

Trong phần hành kế toán NVL – CCDC nên để việc lập sổ chi tiết NVL – CCDC để kế toán nhà máy làm, rồi cuối tháng chuyển về phòng TC – KT công ty để kế toán tổng hợp lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho NVL – CCDC làm căn cứ đối chiếu kiểm tra với Sổ cái các tài khoản. Công ty nên sử dụng TK 159, TK 151 trong quá trình hạch toán NVL theo đúng Quyết định số QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho cần được công ty đưa vào áp dụng trong niên độ kế toán tới. Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vì đây là công cụ hữu hiệu giúp bảo toàn vốn lưu động, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, giá cả luôn biến động.

Công ty nên nhập đầy đủ NVL cần dùng cho các nhà máy khác nhau tại kho nhà máy đó, để có thể cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất mà đỡ tốn chi phí và thời gian để vận chuyển từ nhà máy chính sang các nhà máy lẻ. Đồng thời công ty cũng nên xây dựng danh điểm vật tư, NVL để có thể quản lý chặt chẽ hơn.

Việc trích khấu hao, kế toán nên trích khấu hao TSCĐ theo ngày, khi có sự tăng giảm TSCĐ từ ngày nào thì nên trích (không trích) khấu hao từ ngày đó. Điều này vừa phù hợp với chế độ mà công ty vừa quản lý TSCĐ một cách khoa học hơn, việc tính toán chi phí một cách chính xác hơn.

Trong thời gian tới, công ty nên tạo điều kiện hơn nũa và khuyến khích nhân viên của mình đi học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng phức tạp của công ty.

Để có thể giảm thiều công tác ghi chép mất nhiều thời gian, công ty nên áp dụng công nghệ điện tử với việc tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Bước đầu, công ty có thể sử dụng hình thức kế toán máy cơ bản bằng EXCEL, sau đào tạo cán bộ, tăng thêm nhân viên kế toán có trình độ am hiều phần mềm kế toán . Từ đó, áp dụng riêng phần mềm kế toán dành riêng cho công ty sản xuất là rất phù hợp và hiệu quả. Với kết nối giữa các nhân viên kế toán tại trử sở chính và kế toán tại các nhà máy, hằng ngày thông tin kế toán có thể cung cấp đến nhà quản trị, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp một cách nhanh nhất.

KẾT LUẬN

Trên đây là kết quả em đã thu được sau 7 tuần đầu thực tập tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. Tìm hiểu thực tế công tác hạch toán – kế toán em thấy rằng việc học lý thuyết ở trường là tiền đề, cơ sở, nền tảng giúp em có khả năng tiếp cận với các vấn đề thực tế nhanh hơn. Việc thực tập là cần thiết, giúp sinh viên sắp ra trường gắn lý thuyết với thực tế, rút ra những kinh nghiệm tạo bước đệm hoàn thành tốt công việc sau này.

Công ty tổ chức công tác kế toán theo đúng chế độ quy định nhưng không phải máy móc mà được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như yêu cầu quản lý của công ty. Ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương công tác hạch toán đã phát huy được vai trò quản lý kinh tế tài chính quan trọng của mình, đóng góp đáng kể vào sự thành công và phát triển chung của công ty từ trước đến nay.

Với việc tiếp cận các chứng từ và sổ sách , báo cáo, quy trình làm việc của bộ máy kế toán công ty. Qua tìm hiểu về bộ máy kế toán và sự hoạt động của bộ máy, để bộ máy hoạt động tốt thì yêu cầu tất yếu là các nhân viên kế toán phải có trình độ vững vàng. Nhất là với tình hình khủng hoảng hiện nay, ngoài hiểu biết về nghiệp vụ, kế toán cần cập nhật liên tục chế độ mới, các chính sách kế toán mới vào tình hình thực tế của công ty.

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo CTCP Thực Phẩm Minh Dương, chú kế toán trưởng, các cô chú, anh chị trong phòng TC – KT và một số phòng ban khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Đặng Thị Loan đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp này.

DANH MỤC VIẾT TẮT

DN : Doanh nghiệp CTCP : Công Ty Cổ Phần HTX : Hợp tác xã

TSCĐ : Tài sản cố định

NVL – CCDC : Nguyên vật liệu – Công cụ, dụng cụ KT : Kế toán

TC – KT : Tài chính – kế toán CNV : Công nhân viên BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn GTGT : Giá trị gia tăng.

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

Phần I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG. ... 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. ... 3

1.2. Chức năng, nhiệm kỳ sản xuất kinh doanh. ... 5

1.2.1. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. ... 5

1.2.2.Thị trường tiêu thụ của CTCP Thực Phẩm Minh Dương. ... 6

1.2.3. Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. ... 8

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. ... 9

1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của CTCP Thực Phẩm Minh Dương. ... 9

... 11

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban, từng chức vụ trong CTCP Thưc Phẩm Minh Dương. ... 12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4. Kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong một số năm gần đây. 15

Phần II. THỰC TÊ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CTCP THỰC PHẨM MINH DƯƠNG. ... 18

2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. ... 18

2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty. ... 18

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. ... 18

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng người: ... 19

2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ. ... 20

2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ được sử dụng tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. ... 21

2.2.2 Chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu ... 23

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán được vận dụng trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương. ... 27 2.2.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán. ... 31 ... 53 2.5. Báo cáo ... 54

2.5.1. Báo cáo tài chính ... 54

2.5.2 Báo cáo nội bộ ... 55

2.5.3. Báo cáo thuế. ... 57

2.6. Kiểm tra công tác kế toán. ... 58

2.6.1. Công tác kiểm tra. ... 58

2.6.2. Sự ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh. ... 59

Phần III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. ... 61

3.1. Kết quả đạt được. ... 61

3.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán. ... 61

3.1.2.Về một số phần hành kế toán cụ thể. ... 62

3.2. Một số tồn tại và giải pháp hoàn thiện trong công tác kế toán NVL tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. ... 64

3.3. Kiến nghị về công tác kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. . 65

KẾT LUẬN ... 67

DANH MỤC VIẾT TẮT ... 68

Một phần của tài liệu Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (2).DOC (Trang 65 - 71)