1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại

27 5,4K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 166 KB

Nội dung

các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nền kinh tếnước ta phải phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảmđộc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt, khi Việt Nam là thànhviên của tổ chức kinh tế thế giới (WTO); Nền kinh tế nước nhà cần phải vữngmạnh, hệ thống pháp lụât liên quan phải thông thoáng nhưng chặt chẽ để các nhàđầu tư trong và ngoài nước yên tâm đầu tư Hơn hết các cá nhân tổ chức hoạtđộng thương mại cần thiết phải bản lĩnh thông minh và không chỉ đừn lại ở biếtluật mà còn hiểu đúng, hiểu sâu và nắm bắt kịp thời, chính xác các quy địnhpháp luật hiện hành để thu lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho chính bản thân

Công cụ để xác lập quyền, nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động thươngmại là hợp đồng, Do đó hợp đồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật để

có hiệu lực ràng buộc các bên có kết ước, góp phần bảo vệ lợi ích chính đángcủa những chủ thể kinh doanh chân chính Chính vì vậy khi có những tranhchấp, rủi ro bất ngờ có liên quan đế hợp đồng và hợp đồng thương mại bị tuyên

bố vô hiệu sẽ khó tránh khỏi tổn thất Cho nên phải hiểu sâu, hiểu rõ các quyđịnh của pháp luật hiện hành về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thươngmại đẻ tiến hành kinh doanh có hiệu quả

2.Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nhằm hiểu sâu hơn các vấn đề pháp lý của hợp đồngthương mại vô hiệu.Từ đó,nêu lên tình hình thực tiễn và đưa ra những kiếnnghị,giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật hợp đồng thương mại

3.Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Làm rõ các vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại vô hiệu

Đưa ra thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng thương mại và đưa rakiến nghị giải pháp mới

4.Phạm vi nghiên cứu

Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại

Trang 2

5.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chung : Dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng,chủ nghĩaMác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật

Phương pháp riêng : phương pháp phân tích,so sánh

6 Kết cấu đề tài:

Phần A : Lời mở đầu

Phần B : Nội dung :

Chương I : Các vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại

Chương II: Thực tiễn tài phán các hợp đồng thương mại vô hiệu

Chương III : Một số kiến nghị,giải pháp

Phần C : Lời kết

Trang 3

B NỘI DUNG CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ

1.Các vấn đề chung

1.1 Khái niệm hợp đồng, hợp đồng thương mại

Trong một nền kinh tế thị trường vai trò của hợp đồng vô cùng quan trọng,

đò là một công cụ pháp lý hết sức quan trọng, đó là công cụ pháp lý thông dụngnhất trong việc kinh doanh buôn bán

Theo điều 388 bộ luật dân sự 2005 “ Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai haynhiều bên nhằm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ”

Luật thương mại 2005 không định nghĩa thế nào là hợp đồng thương mạinhưng theo Điều 1 và Điều 2 của luật thương mại 2005 ( Nêu phạm vi điềuchỉnh và đối tượng điều chỉnh của luật thương mại 2005) có thể định nghĩa: “Hợp đồng thương mại là sự thoả thuận để thực hiện các hoat động thương mạitrên lãnh thổ Việt Nam và hoạt động thương mại ngoài lãnh thổ Việt Nam nếucác bên thỏa thuận áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quôc tế màViệt Nam là thành viên có quy định áp dụng luật này

1.2 Mối quan hệ giữa hợp đồng và hợp đồng thương mại.

Hợp đồng thương mại là một dạng của hợp đồng, nội dung và hình thức

ký kết hợp đồng thương mại đều phải tuân thủ theo quy định của luật dân sự vàcác luật khác có liên quan

Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới,người ta không phân biệt giữahợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự,các quy định của hợp đồng dân sự ápdụng cho hợp đồng thương mại.Tuy nhiên,ở Pháp,một số hợp đồng thương mạiđược điều chỉnh bằng luật thương mại

Ở Việt Nam,Điều 3 bộ luật thương mại 2005 có quy định : “Hợp đồngthương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,bao gồm mua bán hànghoá,cung ứng dịch vụ,đầu tư,xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằmmục đích sinh lợi”.Các hợp đồng thực hiện các hoạt động thương mại này doluật thương mại chi phối nên tạm gọi là hợp đồng thương mại.Nhưng lợi ích của

Trang 4

sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại chẳng còn là bao khi

bộ luật dân sự 2005 ra đời đã quy tụ mọi tranh tụng xét xử về một mối : toà ándân sự xét xử mọi tranh chấp về dân sự ,thương mại ,lao động…Mặc dù vậy,cáchợp đồng thương mại cũng có những đặc tính riêng của nó,mà nó còn phải phụthuộc vào luật thương mại

Nói chung,việc phân định ra hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự làrất khó

Ví dụ : công ty A (nhà sản xuất) ký hợp đồng bán cho công ty B (nhà kinhdoanh) một chiếc xe tải,thì khi đó,hợp đồng ký kết giữa hai công ty là hợp đồng

có tính cách thương mại đối với cả hai bên

Nếu công ty A ký hợp đồng bán chiếc xe tải đó cho anh C,thì lúc đó,hợpđồng có tính cách thương mại đối với công ty A nhưng có tính cách dân sự đốivới anh C Nếu anh C ký hợ đồng chuyển nhượng chiếc xe lại cho anh D,để anh

D sử dụng thì hợp đồng có tính chất dân sự đối với cả hai bên

1.3 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại

- Cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là tổng hoà các mối quan

hệ xã hội vì thế năng lực phápluật dân sự của các nhân là tiền đề, là khảnăng, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, nghĩa vụ; Là thành phầnkhông thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luậtđân sự, lad một mặt của năng lực chủ thể

- Pháp nhân: có năng lực pháp luật kể từ thời điểm tư cách pháp nhân phátsinh Khác với tư cách pháp luật của cá nhân, năng lực pháp luật của phápnhân do luật xác định về nội dung, phù hợp với đặc điểm của từng loại phápnhân, thậm chí từng pháp nhân của cá nhân Mỗi pháp nhân có một mục đích

Trang 5

xác định để theo đuổi do đó có khả năng có những quyền và nghĩa vụ giớihạn bởi chính các mục đích đó Bởi vậy khi giao dịch với pháp nhân muốntránh khả năng giao dịch bị tuyên bố vô hiệu do không phù hợp với mụcđích của pháp nhân đối tác, nên tham khảo điều lệ của pháp nhân trước khitiến hành giao kết

* Năng lực hành vi:

- Cá nhân: tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ

có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn làthuộc tính được pháp lụt ghi nhận cho mọi cá nhân

“ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khẳ năng của cá nhân bằng hành vicủa mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.( Điều 17 bộ luật dân sự2005)

Nếu năng lực pháp luật là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủthể, thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính thể tạo ra các quyền,thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ Cùngvới năng lực pháp luật,năng lực hành

vi dân sự là thuộc tính của cá nhân,tạo ra tư cách chủ thể của cá nhân trong cáctrong các quan hệ dân sự

Bất cứ ai cũng có quyền ký kết hợp đồng trừ những người bị pháp luaatjcoi là không có năng lực hành vi được quy định tại điều 19 bộ luật dân sự

2005 : “người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” Người thành niên

là người đủ từ 18 tuổi trở lên ( điều 18 bộ luật dân sự 2005 ) , do đó người chưa

đủ 18 tuổi tròn trở xuống là người chưa thành niên và trên nguyên tắc không đủnăng lực kí kết hợp đồng Ngoài ra , những người mắc bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức được hành vi của mình , và các ngườinghiện ma tuý hay chât kích thích khác có thể bị toà án ra quyết định tước bỏhay hạn chế năng lực hành vi ( điều 22 – 23 bộ luật dân sự 2005 ) Người kí kếthợp đồng mà không có năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng bị tuyên vô hiệu

- Pháp nhân không có năng lực hành vi thực Suy cho cùng , khái niệm nănglực hành vi của pháp nhân không thể được xây dựng như 1 khái niệm ứng dụngđược Pháp nhân dù được nhân cách hoá , không phải là con người cụ thể và do

Trang 6

đó , không thể tự mình xử sự Ngay cả các cơ quan của pháp nhân cũng chỉ vậnhành thông qua vai trò của những cá nhân cụ thể đảm nhận các chức vụ cụ thể Suy cho cùng , pháp nhân luôn luôn phải được đại diện , từ khi được thành lậpcho đến khi chấm dứt , trong tất cả các hoạt động của mình Năng lực hành vicủa pháp nhân thực ra là năng lực pháp nhân vay ,mượn của những con người

mà phấp nhân hoá thân vào Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân làngười đứng đầu pháp nhân

1.3.2 Sự tự nguyện tự do của các bên giao kết hợp đồng

Bản chất của mọi giao dịch là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí chonên sự tự nguyện bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí Không có tự do ý chí và bày tỏ ý chí không thể có tự nguyện , nếu 1 trong 2 yếu

tố này không có hặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện Sự tựnguyện của 1 bên hoặc sự tự nguyện của các bên trong hợp đồng là 1 trongnhững nguyên tắc được quy định tại điều 4 bộ luật dân sự 2005: nguyên tắc tự

do , tự nguyện , cam kết , thoả thuận vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là viphạm phấp luật Vì vậy , giao dịch không có sự tự nguyện không làm phát sinhhậu quả pháp lý

Luật thương mại chỉ có hiệu lực ràng buộc các nghĩa vụ pháp lý của cácbên tham gia được cho là đã tự nguyện gánh vác các nghĩa vụ đó

1.3.3 Nội dung , mục đích của hợp đồng

“Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mongmuốn đạt được khi xác lập giao dịch đó ’’ ( Điều 123 Bộ luật dân sự Việt Nam2005) Nội dung của mọi giao dịch là tổng hợp các điều khoản mà các bên đãcam kết, thoả thuận trong gioa dịch Những điều khoản này xác định quyềnnghĩa vụ của các bên pháp sinh từ giao dịch Mục đích và nội dung của giao dịch

có quan hệ chặt chẽ với nhau Con người xác lập, thực hiện giao dịch luôn nhằmđạt được mục đích nhất định Để các giao dịch có hiệu lực pháp luật thì mụcđích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, nói cáchkhác các giao dịch này không vi phạm điều cấm của pháp luật, không xâm phạmđến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của

Trang 7

người khác ( Điều 10 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005) Vì thế, chỉ những tài sảnđược phép giao dịch, những công việc được thực hiện không vi phạm điều cấmpháp luật, không trái đạo đức xã hội là những giao dịch có mục đích và nội dunghợp pháp làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch đó Tuy vậy nội dungcủa hợp đồng cũng phụ thuộc vào tự do ý chí của các bên giao kết trong khuônkhổ của pháp luật.

Nội dung và mục đích của hợp đồng phải tuân thủ các quy định của phápluật, đồng thời pháp luật cũng cho chủ thể có quyền tự do thể hiện ý chí củamình trong nội dung và hình thức của hợp đồng

Tính độc lập của ý chí thể hiện trong nội dung của hợp đồng Chủ thể củaquan hệ pháp luật có quyền tự do giao két hoặc không giao kết hợp đồng, cóquyền đồng ý hoặc không đồng ý những điều khoản trong hợp đồng Khi mộthợp đồng có điều khoản không rõ ràng, thì không dựa vào ngôn từ của hợp đồng

mà còn phải căn cúa vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó

Tính độc lập của ý chí thể hiện trong hình thức của hợp đồng Nó đượckhẳng định bằng các quy tắc đòi hỏi việc giải thích hợp đồng theo ý chí thực Tự

do ý chí khi giao kết hợp đồng thì chủ thể và khách thể đều phải tuân theo quyđịnh của pháp luật vì “ mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà cácbên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó ( Điều 123 Bộ luật dân sự2005) Nói cách khác chủ thể phải có đầy đủ năng lực pháp luật, nội dung vàmục đích của hợp đồng phải hợp pháp thì giao dịch mới được pháp luật bảo hộ

1.4 Hình thức của hợp đồng

Hình thức giao kết hợp đồng là sự bộc lộ ý chỉ của các bên giao kết đượcghi nhận theo một cách nào đó Trên nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọncách thức bộc lộ ý chí của mình Thông qua cách biểu hiện này, người ta có thểbiết được nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập Hình thức của hợp đồng

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận cácquan hệ kinh doanh đã và đang tồn tại giữa các bên từ đó xác định trách nhiệmkhi có vi phạm

Trang 8

Điều 127 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005: Giao dịch dân sự không có mộttrong các điều kiện được quy định tại điều 122 Bộ luật dân sự 2005 thì vô hiệu.

Mà ở Khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân sự quy định: “ Hình thức giao dịch dân sự

là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quyđịnh”.Tuy nhiên theo đoạn cuối Khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự quy định “Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác” cho nên không thể suy đoán theo điều

127 và 122 trên mà tuyên bố hợp đồng vô hiệu ngay lập tức

Có thể nói hình thức hợp đồng được hiểu là sự thể hiện nội dung của hợpđồng và những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợpđồng phải tuân thủ khi ký kết một số loại hợp đồng nhất định

1.5 Sơ lược hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng vô hiệu nếu không đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy địnhcủa pháp luật như đã phân tích ở trên thì vô hiệu; một hợp đồng vô hiệu thìkhông phát sinh hiệu lực gì cả

Sự vô hiệu của hợp đồng được phân thành hai loại: vô hiêu tuyệt đối và

vô hiệu tương đối

* Vô hiệu tuyệt đối:

- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội( Điều 128 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005)

- Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịchkhác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vị đối với người thứ ba ( Điều 129 Bộ luậtdân sự Việt Nam 2005)

- Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo quy định bắt buộc của phápluật ( Điều 134 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005)

* Vô hiệu tương đối:

Điều 135 Bộ luật dân sự 2005: “ Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khimột phần của giao dịch bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực còn lạitrong giao dịch” Như vậy, chỉ riêng những điều khoản bắt hợp pháp bị tiêuhuỷ, còn các phần khác của hợp đồng vẫn có hiệu lực

Trang 9

Các trường hợp vô hiệu tương đối:

- Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vidân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện( Điều

130 Bộ luật dân sự 2005)

- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn.( Điều 131 Bộ luật dân sự 2005)

- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ( Điều 132 Bộ luật dân sự Việt Nam2005)

- Hợp đồng vô hiệu do nười xác lập đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xáclập giao dịch tại thời điểm không nhận thức và làm chủ hành vi của mình(Điều 133 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005)

2 Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại

2.1 Khái quát những quy định của pháp luật về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại

Hợp đồng là thoả thuận giữa các bên làm phát sinh thay đổi,chấm dứquyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết nhằm đạt được lợi ích hợppháp mà họ mong muốn.Khi giao kết,các bên phải tôn trọng một số điềukiện.Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thực hiện với đối tác bên ngoài đều phảithông qua hợp đồng.Đây chính là ràng buộc nghĩa vụ pháp lý của các bên thamgia kinh doanh

Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp

lý của các bên.Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 đã quy định 4 điều kiện có hiệulực pháp luật của hợp đồng như đã phân tích ở trên

Như vậy,các hợp đồng không tuân thủ một trong 4 điều kiện trên thì vôhiệu (có thể tương đối hoặc tuyệt đối)

2.2 Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại:

2.2.1 Các trường hợp vô hiệu theo quy định chung

2.2.1.1Hợp đồng thương mại vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội

“ Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không chophép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định

Trang 10

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với ngườitrong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” ( Điều 128 Bộluật dân sự Việt Nam 2005).

Quy định hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạođức xã hội ở Điều 128 Bộ luật dân sự 2005: “ Giao dịch dân sự có mục đích vànội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”

Vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội bao gồm nội dung

và mục đích của giao dịch trái pháp luật và đạo đức xã hội Hợp đồng này đươngnhiên bị vô hiệu không phụ thuộc vào ý chí của các bên giao kết hợp đồng

Pháp luật của các nước đều không thừa nhận các giao dịch dân sự màtrong đó nội dung của chúng vi phạm các điều cấm của pháp luật, trái đạo đực.Các giao dịch của các chủ thể vi phạm điều cấm của pháp luật là hành vi bất hợppháp và do đó vô hiệu

Khi xem xét đến những ảnh hưởng của sự bất hợp pháp của các giao dịch trongtrường hợp này cần phải tính các yếu tố:

- Thứ nhất, biểu hiện cụ thể của sự bất hợp pháp ( vi phạm điều cấm của phápluật hay xâm hại đến trật tự công cộng)

- Thứ hai, các bên có biết về sự bất hợp pháp không?

- Thứ ba, phần nội dung bất hợp pháp của giao dịch có thể tách ra khỏi nhữngnội dung còn lại hay không?

Song vấn đề là ở chỗ : khi nào được coi là vi phạm đạo đức xã hội Có 1 sốgiao dịch dân sự mặc dù không bị pháp luật ngiêm cấm nhưng vẫn có thể coi là

vô hiệu vì vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội Sự khác biệt của 2 kháiniệm này không phải khi nào cũng rõ rệt Trong nhiều trường hợp , giao dịchhợp đồng cũng bị coi là vô hiệu khi :

- Vi phạm nguyên tắc công bằng ;

- Lợi dụng sơ suất hoặc hoàn cảnh khó khăn , bí thế của người khác nhằmmục đích thu lợi bất công quá đáng

Trang 11

- Hạn chế quyền tự do của người khác ( ví dụ : trong 1 hợp đồng thuê mướnhoặc chuyển giao 1 công việc nhất định lại kèm theo điều kiện cấm 1 bênthực hiên loại hình công việc tương tự trong phạm vi rộng và thời gian dài )

- Các giao dịch có tính chất đầu cơ hay cho vay nặng lãi

Hiện nay , sự quá độ về đạo đức đang gây khó khăn cho việc xây dựng vàphát triển nhân cách Những chuẩn mực cũ đã lỗi thời nhưng trong nhiều trườnghợp vẫn được ngộ nhận như là giá trị Nững chuẩn mực mới đang hình thànhchưa đủ sức xác lập tính phổ biến trong hiện thực để định hướng nhân cách Vìvậy , cần phải chủ động xây dựng nhân cách đạo đức trong điều kiện hiện nay ,cần xác định 1 hệ thống chuẩn mực mới phù hợp với thời đại Có như vậy mớigiúp chủ thể tham gia các giao dịch trong hoạt động thương mại , không vi phạmđạo đức xã hội , điều cấm pháp luật

2.2.1.2 Hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo

* Giả tạo trong hoạt động thương mại :

Trong hoạt động của các cơ quan , doanh ngiệp , quyền sở hữu tài sản thuộc

về nhà nước hoặc thuộc về nhà đầu tư hay cổ đông góp vốn Những người đạidiện cho cơ quan , đơn vị trong hoạt động đầu tư , kinh doanh là những ngườitham gia giao kết hợp đồng nên họ quan tâm đầy đủ và trước hết đến lợi ích củađơn vị mình , tìm kiếm lợi nhuận tốt nhất cho đơn vị mình trong phạm vi có thể Nhưng do không phải là chủ sở hữu đích thực , người trực tiếp tiến hành cáchoạt động này ó thể không có lợi ích kinh tế cụ thể từ những giao dịch mà mìnhtiến hành hoặc được hưởng 1 phần nào đó từ lợi ích thu được mà những lợi ích

đó nhiều khi quá nhỏ so với điều kiện cho phép , họ có thể tìm kiếm những cơhội , thông đồng với đối tác để mang lại lợi ích riêng cho cá nhân Chính yếu tố

đó đã góp phần hình thành những hợp đồng giả tạo

* Khái niệm :

Hợp đồng giả tạo theo quy định của luật Việt Nam : “ Khi các bên xác lậpgiao dịch dân sự 1 cách giả tạo nhằm che giấu 1 giao dịch dân sự khác thì giaodịch dân sự giả tạo vô hiệu , còn giao dịch che giấu vấn có hiệu lực , trừ trườnghợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của bộ luật này ’’ ( điều 129 Bộ

Trang 12

luật dân sự Việt Nam 2005 ) Nói cách khác , giao dịch dân sự giả tạo là giaodịch có nội dung được thiết lập không phản ánh ý chí đích thực của các bên

* Có 2 trường hợp giả tạo :

- Giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3 : “ trong trườnghợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3 thì giaodịch đó vô hiệu ” ( Điều 129 Bộ luật dân sự 2005 )

VD : giá ghi trong hợp đồng là 20 triệu đồng trong khi giá thực tế 2 bên giaodịch là 100 triệu Sự che giấu này trước tiên nhằm mục đích trốn thuế Hợpđồng giả tạo này sẽ bị tuyên vô hiệu do trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế cho cơquan nhà nước

- Giả tạo nhằm cố ý che giấu 1 giao dịch khác : giao dịch giả tạo vô hiệu ,còn giao dịch che giấu vẫn có hiệu lực , trừ trường hợp giao dịch đó cũng vôhiệu ( Điều 129 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 )

VD : X không phải là đối tượng làm dịch vụ môi giới cho công ty A , nhưng X

đẫ giả tạo ra 1 số hợp đồng mua bán giữa các công ty khác với công ty A và nhờ

B lập các hợp đồng môi giới giả tạo để rút tiền hoa hồng của công ty A thìnhững hợp đồng đó vô hiệu

2.2.1.3 Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ hình thức :

* Theo điều 124 bộ luật dân sự 2005 có quy định hình thức của các giao dịch :

“ giao dịch dân sự được biểu hiện bằng lời nói , văn bản hoặc bằng hành vi cụthể “

Khoản 2, điều 122 bộ luật dân sự 2005 : “ hình thức giao dich dân sự làđiều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định “,cho nên , chỉ khi nào có quy định và luật yêu cầu thì hợp đồng mới phải tuânthủ về hình thức Hình thức của hợp đồng không phải là yếu tố đương nhiênlàm hợp đồng vô hiệu và cũng không thể dựa vào lập luận do hợp đồng khôngtuân thủ hình thức nên vô hiệu.( khoản 2 điều 401)

Chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện bằng vănbản, phải có chứng thực , chứng nhận, đăng ký hoặc xin phép thì mới ràng buộccác bên tuân theo, nếu các bên khôgn tuân thủ các quy định này đồng thời có

Trang 13

yêu cầu thì toà án xem xét và buộc các bên thực hện theo yêu cầu về hình thứctrong 1 thời hạn nhất định Chỉ khi các bên không thực hiện và hoàn tất các quyđịnh về yêu cầu của hình thức về giao dịch trong thời hạn mà toà án ấn định thìgiao dịch mới đương nhiên vô hiệu Bên có lỗi làm cho giao dich vô hệu phảibồi thường thiệt hại.

Ví dụ :

2.2.1.4 Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên , nười mất năng lực hành

vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập , thực hiện,

Người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi không đầy đủkhông thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí Vì vậy giao dịch của họ phảiđược xác lập, thiết lập dưới sự kiểm soát của người khác hoặc do người khácxác lập thực hiện

Tuy nhiên , giao dịch do những người này xác lập không mặc nhiên bị coi

là vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi có yêu cầu của những người đại diện cho họ: “Khigiao dịch dân sự do người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân

sự hoặc nười bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập , thực hiện thì theo yêucầu của người đại diện của người đó, toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếutheo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại dienj của họ xáclập, thực hiện “ (điều 130 bộ luật dân sự 2005)

Ngoài ra , “ Người có năng lực hanh vi dân sự nhưng đã xác lập vào đúngthời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêuc

ầu toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu” (điều 133 bộ luật dân sự 2005)

Ví dụ : anh A (giám đốc công ty X),trong một lần say rượu không làm chủđược bản thân đã ký hợp đồng mua bán hàng hoá bất lợi cho công ty X với mộtcông ty khác.Khi tỉnh rượu anh ta mới nhớ ra.Như vậy,A cần chứng minh minh

đã không nhận thức được và không làm chủ được bản thân trong trường hợp đóvới toà án thì A có quyền yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Ngày đăng: 27/03/2014, 11:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w