Được trảinghiệm trong không gian của các nguồn tư liệu, các di sản lưu giữ dấu ấn quá khứ,học sinh sẽ có những cảm xúc chân thực, sâu sắc từ đó thúc đẩy việc tìm hiểu kiếnthức, rèn luyện
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Giáo dục phổ thông Việt Nam những năm gần đây đang trong tiến trình đổi
mới mạnh mẽ, toàn diện theo hướng “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học
đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.[10].
Thực tế đó đòi hỏi mỗi người thầy không ngừng học hỏi, tìm tòi, đổi mới vềnội dung, hình thức và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục, đápứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập và đưa giáo dục ViệtNam tiệm cận với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới
Việc đổi mới Giáo dục phổ thông hiện nay cũng tạo ra nhiều cơ hội để giáo viênnâng cao chất lượng dạy học bộ môn, trong đó có môn Lịch sử - môn học có vai tròđặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục nhưng phần lớn học sinh lại “thờ ơ” donhiều yếu tố, với định kiến: “Lịch sử khô khan, máy móc, giáo điều” một phần docách dạy học truyền thống nặng về truyền thụ kiến thực một chiều tạo ra
Muốn nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử, trước hết người giáo viên phải tạohứng thú, khơi gợi được đam mê học tập cho học sinh một cách tự giác Và việc vậndụng phương pháp dạy học dự án, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cách thứchữu hiệu để “phá vỡ” không gian chật hẹp của lớp học, tạo điều kiện cho học sinhthỏa sức học tập tự chủ, sáng tạo dưới sự định hướng và giúp đỡ của giáo viên
Phương pháp dạy học dự án gắn với tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạohết sức phù hợp với dạy học Lịch sử, môn học nghiên cứu về quá khứ đã qua của
xã hội loài người, người học không thể phục dựng lại bức tranh quá khứ bằng việcthực hành trong phòng thí nghiệm như các môn khoa học tự nhiên Được trảinghiệm trong không gian của các nguồn tư liệu, các di sản lưu giữ dấu ấn quá khứ,học sinh sẽ có những cảm xúc chân thực, sâu sắc từ đó thúc đẩy việc tìm hiểu kiếnthức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực một cách chủ động và tự nguyện.Đặc biệt, trong dạy học lịch sử địa phương, vận dụng phương pháp dạy học
Trang 2sử - văn hóa của địa phương để tiến hành dạy học, mang lại ý nghĩa giáo dục và ýnghĩa thực tiễn to lớn Học sinh được trang bị những tri thức quý báu về lịch sử vàtruyền thống quê hương, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, nỗ lực phát huynăng lực của bản thân góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương.
Trên thực tế, thực trạng chung của việc dạy học lịch sử địa phương vẫn cònnhiều bất cập, sự đổi mới còn chậm và thiếu đồng bộ; dạy học lịch sử địa phươngchưa thực sự được giáo viên chú trọng, còn mang tính hình thức Các hoạt độngngoại khóa, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa đã được tổ chức nhưng chưa đivào chiều sâu, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức dạy học dự án, tổchức hoạt động trải nghiệm sáng tạo vì đây là những phương pháp, hình thức tổchức dạy học mới được áp dụng; lại đòi hỏi đầu tư công sức và thường cần sự phốihợp của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Với mong muốn góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sửnhất là phần lịch sử địa phương theo xu thế của giáo dục hiện đại, tác giả chọn đề
tài “Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm sáng tạo” để nghiên cứu,
tìm hiểu và áp dụng trong quá trình dạy học
2 Để đạt được mục đích vừa nêu, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Khái quát một số lí luận cơ bản về vận dụng phương pháp dạy học dự án vàodạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm sáng tạo
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng đổi mới dạy học lịch sử nói chung, lịch sử địaphương nói riêng ở trường trung học phổ thông hiện nay; khảo sát, tìm hiểu nhậnthức, thái độ và nhu cầu của giáo viên, học sinh đối với vấn đề tác giả nghiên cứu
- Gợi ý một số nội dung phù hợp của lịch sử địa phương Nghệ An có thể thiết
kế và tổ chức bài học theo phương thức dạy học dự án gắn với hoạt động trảinghiệm sáng tạo Đồng thời, làm rõ nguyên tắc, quy trình xây dựng kế hoạch vàtriển khai một bài học lịch sử địa phương dưới hình thức một dự án học tập theohướng trải nghiệm sáng tạo
Trang 3- Lựa chọn và thiết kế, triển khai trên thực tế 2 bài học lịch sử địa phươngdưới hình thức, phương pháp dạy học dự án gắn với hoạt động trải nghiệm sángtạo để làm sáng tỏ phương pháp, quy trình thực hiện trên thực tế, đảm bảo tuân thủcác nguyên tắc thực hiện.
3 Đề tài tập trung vào nghiên cứu việc vận dụng phương pháp dạy học dự
án theo hướng trải nghiệm sáng tạo vào quá trình dạy học các nội dung lịch sử địaphương cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trong quátrình thực nghiệm, tác giả đề tài chủ yếu khai thác những di sản lịch sử, văn hóa ởthành phố Vinh và các huyện lân cận để hướng dẫn học sinh thực hiện dự án họctập nhằm thuận lợi cho việc triển khai đề tài trên thực tế
4 Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu lí luận thông qua các nguồn tư liệu khoa học
- Khảo sát, điều tra, thu thập thông tin; vận dụng phương pháp toán học thống kê để xử lí thông tin; phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá…
- Thực nghiệm sư phạm
Trang 4NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lí luận
1.1 Quan niệm về dạy học dự án
Dạy học dự án là hình thức dạy học (phương pháp dạy học theo nghĩa rộng)
mà trong đó, HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lýthuyết và thực hành, thực tiễn HS thực hiện nhiệm vụ với tính tự lực cao trongtoàn bộ quá trình học tập [14; 24] Bản chất của dạy học dự án là người học lĩnhhội kiến thức và kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống gắn vớithực tiễn (bài tập dự án) Kết thúc dự án, người học phải tạo ra sản phẩm gắn vớithực tiễn cụ thể
Dạy học dự án có ý nghĩa quan trọng đối với GV và HS Đối với GV, dạyhọc dự án tạo điều kiện để GV nâng cao năng lực nghề nghiệp, tăng cường sự phốihợp giữa các lực lượng giáo dục, phát triển mối quan hệ gần gũi, hợp tác hiệu quảgiữa GV và HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học Đối với HS, dạy học dự án là
cơ hội cho các em phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao như xác định, giải quyếtvấn đề, phát triển năng lực hợp tác, tự học, giao tiếp…; thúc đẩy HS hứng thú, say
mê học tập; bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học; rèn luyện bảnlĩnh, sự tự tin, khả năng tự chủ của HS trong học tập và trong cuộc sống
Dạy học dự án là phương pháp, hình thức tổ chức dạy học quan trọng vàhiệu quả trong giáo dục định hướng phát triển năng lực hiện nay, phù hợp vớinhiều dạng bài học và hoạt động học tập khác nhau, đặc biệt là hoạt động TNST
1.2 Quan niệm về giáo dục qua hoạt động TNST
Hoạt động hoc tập TNST được hiểu là “hoạt động giáo dục, trong đó, từng
cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực…,
từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng năng sáng tạo của
cá nhân mình” [5; 10] Như vậy, bản chất của hoạt động TNST là tăng cường các
Trang 5hoạt động thực tiễn trong quá trình dạy học, gắn lí thuyết với thực hành, nhàtrường với xã hội nhằm kích thích tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, góp phầnhình thành và phát triển năng lực, nhân cách cho HS Học tập TNST nhấn mạnhđến sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học Trong đó “trảinghiệm” là phương thức giáo dục và “sáng tạo” là mục tiêu giáo dục.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông từ trước đến nay, ngoài hoạt độngdạy học trên lớp còn có hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường Tuynhiên, hoạt động ngoại khóa truyền thống chủ yếu tập trung vào yếu tố “trảinghiệm” mà chưa có những phương pháp, cách thức để đạt mục tiêu “sáng tạo” từhoạt động thực tiễn của HS Do đó, dạy học dự án chính là cách thức để hoạt độngTNST đạt được mục tiêu giáo dục; còn TNST là điều kiện tối ưu để phát huy hiệuquả của việc dạy học dự án
1.3 Quan niệm về dạy học LSĐP
- LSĐP và lịch sử dân tộc có một mối quan hệ biện chứng không thể táchrời, nằm trong cặp phạm trù "cái chung và cái riêng" Tri thức LSĐP là một bộphận hợp thành, là biểu hiện cụ thể và phong phú của lịch sử dân tộc Nó chứngminh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của
cả dân tộc Nói cách khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khốilượng tri thức LSĐP đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao
Vì vậy, việc dạy học LSĐP có vai trò quan trọng giúp HS nhận thức và hiểusâu sắc về lịch sử dân tộc Dạy học LSĐP còn có khả năng to lớn trong việc cungcấp cho HS những tri thức phong phú về lịch sử và truyền thống văn hóa của địaphương Qua đó, giáo dục cho HS tình yêu quê hương, đất nước; phát triển tìnhcảm tự hào và trân trọng những giá trị lịch sử văn hóa của quê hương; nâng cao ýthức và trách nhiệm của bản thân nhằm góp sức xây dựng và bảo vệ quê hương,đất nước
1.4 Ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học LSĐP theo hướng TNST
Hiệu quả giáo dục của bài học LSĐP càng nâng cao khi được tổ chức, tiến
Trang 6qua những hoạt động học tập đa dạng và gắn với thực tiễn Trong đó, việc vậndụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học LSĐP theo hướng TNST nếu đượcthực hiện một cách khoa học, hợp lý sẽ mang lại nhiều ý nghĩa:
- Có tác dụng to lớn trong việc trang bị kiến thức; giáo dục tư tưởng, tình cảm và rèn luyện kĩ năng cho HS.
Thông qua hoạt động thực tiễn, HS sẽ nắm vững và khắc sâu những kiếnthức được lĩnh hội trực tiếp và chủ động; tình yêu quê hương, đất nước cũng đượchình thành và phát triển một cách tự nhiên; HS còn được trau dồi những phẩmchất tốt đẹp: tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tác phong làm việcchuyên nghiệp và tinh thần hợp tác, cộng sự Thông qua các hoạt động học tậpphong phú gắn với thực tiễn, HS được rèn luyện nhiều kĩ năng như: thu thập và xử
lý thông tin qua các loại tài liệu và trải nghiệm trực tiếp; phát hiện và giải quyếtvấn đề; điều tra, khảo sát, phỏng vấn; xây dựng mối liên hệ giữa các sự kiện, hiệntượng, vấn đề lịch sử; làm việc nhóm…
- Tăng tính hấp dẫn trong học tập, tạo hứng thú và phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động, tư duy độc lập sáng tạo của HS.
Trong quá trình triển khai các dự án học tập TNST, HS được phát huy vai tròchủ thể, tự giác và phát huy tối đa khả năng sáng tạo Tính chất tự nguyện đã pháthuy năng lực nhận thức độc lập và hứng thú học tập khi HS có thể tự chọn vàtham gia một dự án phù hợp với sở thích và trình độ của mình HS được chủ độngtham gia vào tất cả các khâu của dự án: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thựchiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng củabản thân HS được trải nghiệm; được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá vàlựa chọn ý tưởng hoạt động; được thể hiện và tự khẳng định; được tự đánh giá bảnthân và đánh giá kết quả hoạt động của nhóm mình, của bạn bè…
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực HS một cách toàn diện.
Qua việc học tập một cách chủ động, tự giác thông qua trải nghiệm thực tế,
HS được phát triển nhiều năng lực chung và năng lực chuyên biệt như: năng lực tựhọc, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết
Trang 7đời sống, tăng thời gian thực hành đã giúp cho HS động não, trải nghiệm và giảiquyết những vấn đề của cuộc sống linh hoạt, hiệu quả hơn Đó cũng là mục tiêu trọngtâm của Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Chương trình Giáo dục phổ thôngnhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, cónhững phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân,làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời.[4]
- Tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên môn, xuyên môn, liên ngành.
Các bài học LSĐP triển khai dưới hình thức dự án TNST có nội dung phong phú
và đa dạng, thường mang tính tổng hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học (Lịch
sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Văn học…), nhiều lĩnh vực học tập và giáo dụcnhư: giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ vàthể chất… Chính nhờ đặc trưng này mà học tập qua hoạt động TNST trở nên gầngũi, thiết thực với cuộc sống, giúp các em vận dụng vào trong cuộc sống một cách
dễ dàng và thuận lợi hơn
- Có hình thức và cách thức tổ chức hoạt động đa dạng, có tính mở về không gian, tăng cường gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Dạy học LSĐP theo hướng TNST thông qua các dự án học tập có thể tổchức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theotrường hoặc liên trường với nhiều hình thức như nội khóa và ngoại khóa Tuynhiên, tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp với hình thức vừa nội khóa vàngoại khóa có ưu thế hơn về nhiều mặt như đơn giản, ít tốn kém, mất ít thời gian,
HS được phát huy tối đa vai trò của mình
Hình thức tổ chức dạy học này còn có khả năng thu hút sự tham gia, phốihợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Ban giámhiệu nhà trường, Tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, Đoàn Thanh niên,Hội cha mẹ HS, chính quyền địa phương… góp phần nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng dạy học LSĐP ở trường phổ thông
Trang 8Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; Khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới trí thức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thành học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…” “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.[10].
Thực hiện chủ trương trên, trong những năm gần đây, giáo dục phổ thôngnước ta đang thực hiện đổi mới toàn diện theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tư duy cho HS Các trường THPT đã vàđang đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá môn học theo hướng pháttriển năng lực, gắn giáo dục với thực tiễn
Phần lớn GV hiện nay ở các trường đã nhận thức được việc cần phải đổi mớiphương pháp dạy học lịch sử theo hướng tích cực lấy HS làm trung tâm, phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập Nhiều phươngpháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực được GV vận dụng như: dạy học dự án,dạy học nêu vấn đề, dạy học kiến tạo… đã bước đầu mang lại hiệu quả
Tuy nhiên, thực trạng chung của việc dạy học lịch sử ở trường THPT hiệnnay vẫn còn nhiều bất cập, sự đổi mới còn chậm và thiếu đồng bộ Đặc biệt, dạyhọc LSĐP chưa được chú trọng và đầu tư đúng với tầm quan trọng của nội dungnày Thời lượng trong khung phân phối chương trình cho dạy học LSĐP cònkhiêm tốn (2 - 3 tiết/năm học mỗi khối lớp THPT), GV vẫn chủ yếu dạy theo cáchtruyền thống tại lớp học và nặng về cung cấp kiến thức
Nhiều trường đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan các di tíchlịch sử - văn hóa cho HS, song nhìn chung các hoạt động này chưa đi vào chiều
Trang 9học tập TNST trong mục tiêu đổi mới giáo dục GV vẫn gặp nhiều khó khăn trongviệc tổ chức dạy học dự án, tổ chức hoạt động TNST vì đây là những phươngpháp, hình thức tổ chức dạy học mới được áp dụng; lại đòi hỏi đầu tư công sức vàthường cần sự phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.Thực trạng trên đã đặt ra một yêu cầu bức thiết cho môn Lịch sử nói riêng vàcác môn học khác ở trường phổ thông nói chung phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữanội dung, hình thức và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục, đápứng đòi hỏi của đất nước hiện nay và đưa giáo dục Việt Nam tiệm cận với nhữngnền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
2.2 Điều tra, khảo sát
Để nắm rõ hơn thực trạng của vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu, tác giả
đã tiến hành điều tra, khảo sát HS và GV ở một số trường THPT trên địa bàn
* Nội dung khảo sát
Về phía GV: nhận thức và thái độ đối với việc vận dụng phương pháp dạyhọc dự án vào dạy học LSĐP theo hướng TNST; thực tiễn việc vận dụng phươngpháp, hình thức nêu trên vào thực tế dạy học phần LSĐP ở trường THPT
Về phía HS: mức độ hứng thú của HS trong học tập lịch sử nói chung vàLSĐP nói riêng; thực tế việc học tập LSĐP của HS; mức độ hứng thú được thamgia vào các dự án học tập theo hướng TNST
* Đối tượng, thời gian khảo sát: 10 GV dạy môn Lịch sử và 100 HS ở một
số trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh là: THPT Chuyên Phan Bội Châu,THPT Lê Viết Thuật, THPT Dân tộc nội trú, THPT Hermann Gmeiner Việc khảosát được tiến hành vào đầu năm học 2018 - 2019:
được khảo sát được khảo sát
Trang 10* Phương pháp khảo sát: Phát phiếu điều tra khảo sát cho GV (Phụ lục 1.1)
và HS (Phụ lục 1.2); trao đổi, phóng vấn trực tiếp một số GV và HS
Về khó khăn trong việc tổ chức dạy học LSĐP bằng phương pháp dự ánthông qua TNST, phần lớn GV được hỏi đều nhất trí với những nội dung như: tốnkém thời gian, chi phí; yêu cầu đảm bảo tiến độ chương trình; chưa nắm vữngphương pháp và quy trình thực hiện; năng lực của HS chưa đáp ứng được
- Về phía HS:
40% HS (40/100) được khảo sát yêu thích và có hứng thú với môn Lịch sử;60% HS được khảo sát (60/100) có mong muốn và hứng thú học tập LSĐP; có tới85% HS (85/100) gặp khó khăn trong học tập lịch sử; 82% HS (82/100) cho rằngviệc học tập LSĐP hiện nay nhàm chán và đơn điệu; 91% HS (91/100) có hứng thútham gia vào các dự án học tập LSĐP thông qua hoạt động TNST
Kết quả này cho thấy việc đổi mới dạy học Lịch sử nói chung và LSĐP nóiriêng ở trường THPT là hết sức cấp thiết GV và HS hứng thú với những phươngpháp mới trong dạy học LSĐP song vẫn có nhiều khó khăn, vướng mắc và do dựtrong tổ chức thực hiện Thực tiễn đó là cơ sở để tác giả xây dựng và triển khai đềtài trong quá trình dạy học Việc tác giả thực hiện đề tài cũng nhằm góp phầnchuẩn bị cho việc dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụngtrong vài năm tới, khi hoạt động TNST được tăng cường và đa dạng hóa
II VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC LSĐP
Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG TNST
1 Những nội dung phần LSĐP Nghệ An có thể tổ chức dạy học dự án theo hướng TNST ở trường THPT
Trang 11Việc thực hiện Chương trình nhà trường hiện nay là điều kiện thuận lợi để
GV vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào dạy học LSĐP cho HS THPTdưới hình thức các hoạt động TNST
Dựa trên cấu trúc, nội dung chương trình môn Lịch sử THPT hiện hành, đặcbiệt phần Lịch sử Việt Nam là nội dung định hướng cho việc dạy học LSĐP, GVlựa chọn và xây dựng các bài học LSĐP phù hợp dưới hai hình thức bài học nộikhóa và ngoại khóa GV có thể vận dụng linh hoạt và kết hợp hai hình thức này đểđạt hiệu quả cao nhất Dạy học dự án đòi hỏi quá trình chuẩn bị và thực hiện dàihơi hơn so với dạy học truyền thống Do đó, GV phối hợp với các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường có thể tổ chức, hướng dẫn cho HS thực hiện trongmột năm học ở mỗi khối lớp 1 - 2 dự án như:
10, 11, Di sản văn hóa tiêu - Bảo tồn và phát huy một số di tích lịch sử - văn
12 biểu ở Nghệ An hóa Nghệ An
- Quảng bá du lich Nghệ An qua các di sản vănhóa tiêu biểu
- Bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống ởNghệ An
- Bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộcNghệ An (HS đóng vai người hướng dẫn viêngiới thiệu cho khách tham quan tại Bảo tàngNghệ An)
- Tìm hiểu truyền thống khoa bảng của “đất học”Nghệ An
- Tìm hiểu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo củanhân dân Nghệ An qua một số đền, chùa cổ
- Dấu ấn văn hóa, lịch sử qua các Bảo vật quốcgia ở Nghệ An
Trang 1211 Nghệ An (1858 - - Phong trào Cần Vương ở Nghệ An.
đầu thế kỉ XX) - Phong trào Đông du ở Nghệ - Tĩnh đầu thế kỉ
XX
- Một số sĩ phu tiến bộ Nghệ An trong cuộc vậnđộng cứu nước đầu thế kỉ XX
- Thành Vinh đầu thế kỉ XX
12 Nghệ An sau Chiến - Tìm hiểu phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh qua
tranh thế giới thứ một số di tích lịch sử, cách mạng ở địa phương.nhất đến Cách mạng - Dấu ấn Cách mạng tháng Tám năm 1945 trêntháng Tám năm quê hương Xô viết
1945
Nghệ An trong hai - Phát huy giá trị các di tích lịch sử - cách mạngcuộc chiến tranh ở Nghệ An (Ví dụ: “Truông Bồn - Chứng tíchcách mạng một huyền thoại bất tử”)
(1945 - 1975) - Đóp góp hậu phương Nghệ An trong cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
- Đóp góp của hậu phương Nghệ An trong cuộckháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
- Dấu ấn lịch sử tại Bảo tàng Quân khu 4
Nghệ An trên con - Góp phần phát triển các làng nghề truyền thốngđường đổi mới địa phương trong xu thế hội nhập
(1986 - nay) - Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước
2 Nguyên tắc và quy trình tổ chức dạy học dự án theo hướng TNST trong dạy học LSĐP
2.1 Nguyên tắc
- Lựa chọn chủ đề và xây dựng nội dung dạy học phải gắn với thực tiễn, có
Trang 13Những dự án GV lựa chọn để tổ chức và hướng dẫn HS triển khai phải phùhợp với nội dung LSĐP, nhằm đáp ứng mục tiêu của chương trình đề ra GV chỉtriển khai những dự án có tính thực tiễn: phù hợp với nhu cầu và trình độ nhậnthức của HS; có tính khả thi và tận dụng tối đa những điều kiện sẵn có của địaphương (ưu tiên lựa chọn những dự án có thể triển khai trải nghiệm ngay tại địabàn của trường đóng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí).
GV ưu tiên hướng dẫn HS lựa chọn và triển khai những dự án đem lại hiệuquả giáo dục cao và có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, lịch sử - vănhóa địa phương Mặt khác, trong xu thế dạy học tích hợp liên môn, dạy học gắnvới thực tiễn và thực tế yêu cầu liên môn để phát huy toàn diện năng lực HS, việclựa chọn những dự án có tính liên môn là tất yếu
- Việc xây dựng và triển khai các dự án phải hướng tới mục tiêu trọng tâm
là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại
- Kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phong phú, đa
dạng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS
Trong dạy học dự án theo hướng TNST, các phương pháp được sử dụngchủ yếu là: làm việc nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, khảo sát thực tế để thu thập
và xử lí thông tin, sử dụng công nghệ thông tin… HS đóng vai trò trung tâm, chủđộng trải nghiệm sáng tạo; do đó, cần phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp, hìnhthức để phát huy năng lực tự chủ, độc lập của HS Mặt khác, GV vẫn đóng vai tròquan trọng hàng đầu quyết định kết quả của quá trình dạy học với tư cách là ngườihướng dẫn, tổ chức, định hướng hoạt động cho HS và kịp thời điều chỉnh trướcnhững tình huống, yêu cầu mới
Các hoạt động được tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở
về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng, có nhiều lực lượng thamgia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (GV,phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp )
- Đánh giá kết quả học tập của HS phải gắn với quá trình xây dựng và triển
Trang 14hoạt động của HS Cần sử dụng nhiều hình thức, nhiều bộ công cụ đánh giá, coitrọng nỗ lực và sự tiến bộ của HS trong cả quá trình GV trao cho HS quyền tựđánh giá, đánh giá lẫn nhau, góp phần nâng cao sự tự tin và nỗ lực vươn lên của
HS trong học tập, trong cuộc sống
2.2 Quy trình
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề và xác định mục đích của dự án Ở bước này,
GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề, phối hợp với HS lựa chọn chủ đề gắn vớinơi tiến hành hoạt động trải nghiệm; vận dụng các kĩ thuật chia nhóm; hướng dẫn các nhóm lựa chọn tiểu chủ đề
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện về thời gian, yêu cầu sản phẩm,
phân công nhiệm vụ
- Bước 3: Thực hiện dự án, HS triển khai làm việc độc lập Dự án học tập
được HS lên kế hoạch và thực hiện từng bước, dưới sự tư vấn và giúp đỡ của GV.Trong quá trình triển khai dự án, HS tiến hành tham quan, khảo sát tại thực địa, ápdụng một số phương pháp học tập mới như nghiên cứu chọn lọc, thu thập và xácminh tư liệu, phỏng vấn, điều tra khảo sát đối tượng nghiên cứu
- Bước 4: Công bố sản phẩm và đánh giá dự án, bước này GV cho các
nhóm thể hiện các sản phẩm có quy định về thời gian, hình thức tự do là tập san,poster, Video clip , tạo cơ hội cho HS tham gia tự đánh giá, đánh giá trong nhóm
và đánh giá các nhóm khác
Quy trình xây dựng kế hoạch và triển khai một dự án trong dạy học LSĐPtheo hướng TNST được tác giả cụ thể hóa qua 2 dự án đã triển khai, thực hiện trênthực tế tại trường THPT Chuyên Phan Bội Châu trong năm học 2018 - 2019 đượctrình bày dưới đây
3 Xây dựng kế hoạch và triển khai một số dự án trong dạy học LSĐP Nghệ
An ở trường THPT
3.1 Dự án “Quảng bá du lịch địa phương qua một số di tích, công trình lịch sử
- văn hóa tiêu biểu”.
Trang 15GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch và triển khai dự án “Quảng bá du lịch địa phương thông qua một số di tích, công trình lịch sử - văn hóa tiêu
biểu” Dự án được thực hiện chủ yếu từ hoạt động tự trải nghiệm, sáng tạo của HS
tại 4 công trình lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Nghệ An trên địa bàn thành phốVinh là: Khu di tích núi Dũng Quyết - Đền thờ vua Quang Trung, Thành cổ Vinh,Bảo tàng Nghệ An, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
Đối tượng tham gia dự án là HS lớp 10C2 Trường THPT Chuyên Phan BộiChâu Dự án được lên kế hoạch và thực hiện trong 3 tuần lễ
3.1.1 Mục tiêu của dự án
Về kiến thức: giúp HS trang bị những hiểu biết về một số di tích lịch sử
-văn hóa, bảo tàng lịch sử - cách mạng tiêu biểu ở Nghệ An Từ đó, tích lũy thêmkiến thức LSĐP trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc; hiểu được giá trị văn hóa,lịch sử to lớn của các di sản đó
- Về thái độ, tình cảm: khơi gơi sự hứng thú, tính tích cực và say mê trong
học tập; bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước; bồi dưỡng lòng tự hào về truyềnthống lịch sử văn hóa của quê hương; nâng cao ý thức và trách nhiệm của côngdân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản nhằm thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội địa phương
- Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu; kĩ năng khai thác các
nguồn tài liệu để thu thập và xử lí thông tin; kĩ năng khảo sát và tìm hiểu thông tintrên thực tế trải nghiệm; kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng phỏng vấn; kĩ năng sửdụng công nghệ thông tin; kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, thảo luận, tranh biện Góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho HS: hợp tác, giao tiếp khéo léo, làm việckhoa học, điều hành tập thể
- Định hướng các năng lực cần hình thành, phát triển: năng lực tự học;
năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợptác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực sử dụng ngônngữ; năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng giữa các sự kiện, hiện
Trang 16tượng lịch sử với nhau; năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giảiquyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn
3.1.2 Chuẩn bị của GV và HS
3.1.2.1 GV
- Lên ý tưởng và xây dựng kế hoạch chi tiết cho dự án; dự trù kinh phí thực hiện, xin phép nhà trường thực hiện dự án
Bảng kế hoạch dự kiến tiến trình thực hiện:
công việc thiết bị sử dụng
Xin phép BGH, lấy ý Văn bản Word GV - BGH,
Liên hệ trước với cơ Trao đổi trực tiếp GV - Cơ quan
trải nghiệm
Trang 17Tìm kiếm, thu thập Văn bản Word, file HSthông tin trên Internet, ảnh, đoạn phim,
sách, báo đoạn nhạc
Trải nghiệm thực tế tại Ghi chép, ghi âm, HSthực địa; tìm kiếm, thu quay phim, chụp
thập thông tin trực tiếp ảnh
Thực hiện dự án, thiết Video clip HS
Nộp bản kế hoạch làm Văn bản Word HSviệc và hồ sơ của
nhóm
Trao đổi, thảo luận, Trao đổi trực tiếp, HS và GVgóp ý; nhận xét đánh phiếu đánh giá
giá từng nhóm và toàn
bộ thành viên dự án,tổng kết dự án
Sửa chữa hoàn thiện sản Video clip HSphẩm cuối cùng để lưu,
trao đổi và quảng bá
Thanh lý hợp đồng Văn bản Word HS và GV
Trang 18- Liên hệ với cơ quan quản lí các di tích, bảo tàng để tạo điều kiện cho HS thực hiện dự án.
- Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho HS, bản nội quy tham gia hoạt động TNST tại thực địa
- Các tài liệu, website cần thiết liên quan đến dự án giới thiệu cho HS
- Phiếu học tập, hợp đồng thực hiện dự án và các bảng biểu, phiếu đánh giá.+ Trước khi bắt đầu dự án: phiếu điều tra người học, nhật ký cá nhân; hợp đồng học tập
+ Trong khi thực hiện dự án: phiếu học tập định hướng, biên bản làm việcnhóm, phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm; phiếu đánh giá cá nhân
trong hoạt động định hướng; phiếu đánh giá báo cáo
+ Kết thúc dự án: phiếu ghi nhận thông tin; biên bản nghiệm thu và thanh lýhợp đồng, báo cáo tổng kết
3.1.2.2 HS
- Các dụng cụ quay phim, chụp hình, ghi âm, sổ tay, bút
- Sưu tầm các tranh ảnh, video, tài liệu khác có liên quan đến 4 công trình lịch sử, văn hóa tiêu biểu đã chọn
- Kết thúc dự án, cần có: biên bản các buổi họp nhóm trong quá trình triển khai dự án, video clip sản phẩm tự thiết kế
3.1.3 Phương pháp tiến hành
- Dạy học theo dự án
- Tổ chức hoạt động TNST
- Dạy học giải quyết vấn đề
3.1.4 Tiến trình triển khai và thực hiện dự án.
Dự án thực hiện trong 3 tuần
* Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực hiện dự án.
Hoạt động 1: Xây dựng tên, cấu trúc dự án, phân nhóm và phân công
nhiệm vụ cho các nhóm.
Trang 191 Mục tiêu
- Xây dựng được các tiểu chủ đề cần tìm hiểu.
- Thành lập được các nhóm theo sở thích.
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
2 Thời gian: tuần 1 - tiết 1.
GV và HS trao đổi và thống nhất dự án sẽ thực hiện: “Quảng bá du lịch địa phương thông qua một số công trình lịch sử, văn hóa tiêu biểu”.
Bước 2: GV và HS thảo luận để xác định các tiểu chủ đề của dự án.
Tiểu chủ đề 1: Khu di tích núi Dũng Quyết - Đền thờ vua Quang Trung.Tiểu chủ đề 2: Di tích Thành cổ Vinh
Tiểu chủ đề 3: Bảo tàng Nghệ An
Tiểu chủ đề 4: Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
Theo trình độ HS HS có năng lực học tập trung bình và yếu: tham gia
xây dựng kế hoạch nhóm, tích cực tham gia hoạt
Trang 20động trải nghiệm, tham gia thu thập thông tin trênmạng internet và trong buổi trải nghiệm thực tế.
HS có năng lực học tập khá trở lên: tham gia xâydựng kế hoạch triển khai dự án của nhóm; chuẩn bịkịch bản của buổi trải nghiệm, định hướng hệ thốngthông tin cần thu thập; tóm tăt, chắt lọc và chỉnhsửa các thông tin thu thập được
Theo năng lực sử dụng HS có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: tìmCNTT, thiết bị công kiếm các thông tin trên mạng; HS có năng lực chụp
HS có năng lực sử dụng các phần mềm tin học vănphòng, phần mềm chỉnh sửa ảnh, tạo video(Photoshop, Proshow, Movie Maker )
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm.
1 Quảng bá Bảo tàng Nghệ An
2 Quảng bá di tích Thành cổ Vinh
3 Quảng bá Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
4 Quảng bá Khu di tích núi Dũng Quyết - Đền
thờ vua Quang Trung
Bước 5: GV Phát phiếu học tập định hướng (Phụ lục 2.2) và gợi ý cho
HS một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ
- HS nghiên cứu phiếu học tập định hướng; lắng nghe, ghi chép, trao đổi với GV những vấn đề cần sáng tỏ thêm
Trang 21Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập kế hoạch.
1 Mục tiêu
- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ thảo luận về chủ đề được giao,xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án
- Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật
liệu, phương pháp tiến hành
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video
về các nội dung được phân công
- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra
thực tế,…
- Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo
2 Thời gian: Tuần 1.
3 Cách thức tổ chức hoạt động: HS tự làm việc ngoài giờ học, báo cáo
lại kết quả cho GV thông qua trao đổi ngoài giờ học, trên trang thông tin của dự
án (Nhóm Zalo, Messenger)
Bước 1: GV định hướng cho HS và các nhóm trong quá trình xây dựng
kế hoạch làm việc.
Bước 2: Giải đáp thắc mắc cho HS Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công
nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Viết nhật kí và biên bản làm việc nhóm
- Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được
4 Sản phẩm
- Đề cương chi tiết cho từng chủ đề ở các nhóm
- Bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ:
Tìm kiếm và thu thập tài liệu
Trang 22Phân tích và xử lí thông tin
* Giai đoạn 2: Thực hiện dự án theo kế hoạch đã lập ra
1 Mục tiêu
HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:
+ Tìm kiếm và thu thập thông tin: tổ chức trải nghiệm thực tế tại di sản ,sưu tầm sách báo, tạp chí, tranh ảnh, tư liệu lịch sử, địa lí… có liên quan đếnchủ đề cần nghiên cứu
+ Phân tích và xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thànhviên trong nhóm Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việclàm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu
+ Thiết kế sản phẩm của nhóm dưới dạng Video Clip chuẩn bị trình bàytrước lớp
2 Thời gian: HS tự sắp xếp thời gian và thực hiện nhiệm vụ trong tuần 1
Trang 23giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình.
Các thành viên tập trung thiết kế, sửa chữa và góp ý cho bài báo cáo củanhóm (Video clip)
Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiệnsản phẩm của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau
Trong quá trình thực hiện dự án, các nhóm cũng nên có biên bản làm việcnhóm (Phụ lục 2.4); HS cũng nên có nhật kí cá nhân (tham khảo Phụ lục 2.5) đểghi những điều em biết, những điều em muốn biết, những điều em hiểu sau khithực hiện dự án, những nội dung nào em thấy hứng thú… đến buổi tổng kếtđánh giá có thể chia sẻ với các bạn, với GV…
4 Sản phẩm
- Video clip quảng bá Bảo tàng Nghệ An
- Video clip quảng bá Thành cổ Vinh
- Video clip quảng bá Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
- Video clip quảng bá Di tích núi Dũng Quyết - Đền thờ vua Quang
Trung Mỗi Video có thời lượng khoảng 5 phút
Các nhóm hoàn thành sản phẩm, chuyển vào Trang thông tin chung trênZalo, Messenger của dự án để GV và HS tham gia dự án nghiên cứu, chuẩn bị câu hỏi phản hồi, đánh giá
* Giai đoạn 3: Báo cáo sản phẩm và đánh giá
1 Mục tiêu
- HS báo cáo được sản phẩm của các nhóm
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các
Trang 242 Thời gian: tiết 2 - tuần 3.
3 Thành phần tham dự
- Ban Giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn
- GV Địa lí, Lịch sử, có thể mời thêm các GV khác quan tâm
- HS
4 Nhiệm vụ của HS và GV
4.1 HS
- Giới thiệu sản phẩm đã chuẩn bị (Video Clip)
- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác (theo phiếu đánh giá)
Bước 1: Chuẩn bị báo cáo.
- GV phát cho HS và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự đánh giásản phẩm của các nhóm (Phụ lục 2.6, 2.7)
- Dẫn dắt vấn đề cho HS tiến hành báo cáo và thảo luận:
Bước 2: Báo cáo sản phẩm.
Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu và mở Video clip của nhóm
Sau phần báo cáo sản phẩm của mỗi nhóm, GV và HS các nhóm khác đặtcâu hỏi phát vấn Các nhóm lắng nghe, thảo luận và giải đáp các thắc mắc liênquan Các nhóm hoàn thành phiếu đánh giá hoạt động của nhóm khác, GV hoànthành phiếu đánh giá hoạt động của tất cả các nhóm GV thu phiếu đánh giá củanhững người tham dự liên quan
Bước 3: Nhận xét, đánh giá, tổng kết dự án.
Trang 25- Đại diện các nhóm nhận xét về sản phẩm của nhóm mình và các nhómkhác; đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm mình và nhóm khác theophiếu đánh giá.
GV tóm tắt dự án, nhận xét và đánh giá chung toàn bộ quá trình triển khaithực hiện; trao đổi, đàm thoại với HS để rút ra một số kết luận của dự án
Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm cuối cùng
Các nhóm HS tiếp thu những nhận xét, đánh giá, góp ý phù hợp của GV
và các nhóm khác; tự chỉnh sửa, hoàn thiện clip cho phù hợp để nộp lại cho GV
GV và HS lưu lại làm tài liệu dạy học, học tập; quảng bá clip đã thực hiện trêncác trang mạng xã hội và trang thông tin khác (Phụ lục 2.9)
Bước 5: Thanh lý hợp đồng (Phụ lục 2.8)
3.2 Dự án “Góp phần phát triển một số làng nghề truyền thống ở Nghệ An trong xu thế hội nhập”.
GV hướng dẫn HS xây dựng và triển khai dự án “Góp phần phát triển một
số làng nghề truyền thống ở Nghệ An trong xu thế hội nhập” Đối tượng thực
hiện: HS lớp 12, triển khai trong 3 tuần lễ
Dự án được thực hiện chủ yếu thông qua việc tổ chức hoạt động TNST của
HS trường THPT Chuyên Phan Bội Châu tại 4 làng nghề ở thành phố Vinh vàhuyện lân cận, thuận lợi cho công tác tổ chức: Làng chiếu, cói Hưng Hòa (Thànhphố Vinh); làng bánh cốm Đông Thái (Nghi Trung - Nghi Lộc); làng gốm cổ TrùSơn (Đô Lương); làng hoa, cây cảnh Kim Chi (Nghi Ân - Thành phố Vinh)
3.2.1 Mục tiêu của dự án
- Về kiến thức: HS nắm được lịch sử hình thành và phát triển của một số
làng nghề truyền thống ở Nghệ An; hiểu được nét độc đáo của các làng nghề; nhậnthức và lí giải được thực trạng của các làng nghề hiện nay; đề xuất được nhữnggiải pháp mang tính thực tiễn để phát triển các làng nghề truyền thống địa phươngtrong xu thế hội nhập
Trang 26- Về thái độ, tình cảm: HS say mê, hứng thú trong học tập; bồi dưỡng tình
yêu quê hương, đất nước; cảm phục tinh thần lao động cần cù, vượt khó của nhândân Nghệ An; trân trọng, gìn giữ những tinh hoa nghề nghiệp và văn hóa nhân dân
đã sáng tạo trong lịch sử; nâng cao ý thức và trách nhiệm của công dân đối với sựphát triển kinh tế - xã hội địa phương
- Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu; kĩ năng khai thác các
nguồn tài liệu để thu thập và xử lí thông tin; kĩ năng khảo sát và tìm hiểu thông tintrên thực tế trải nghiệm; kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng phỏng vấn; kĩ năng sửdụng công nghệ thông tin; kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, thảo luận, tranh biện Góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho HS: hợp tác, giao tiếp khéo léo, làm việckhoa học, điều hành tập thể
- Định hướng các năng lực cần hình thành, phát triển: năng lực tự học;
năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợptác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực sử dụng ngônngữ; năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng giữa các sự kiện, hiệntượng lịch sử với nhau; năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giảiquyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn
3.2.2 Chuẩn bị của GV và HS
3.2.2.1 GV
- Dự trù kế hoạch và kinh phí thực hiện, xin phép Nhà trường, lấy ý kiến tổchuyên môn, GV chủ nhiệm và thống nhất với hội phụ huynh lớp Kế hoạchchung:
Thời gian Nội dung công việc Văn bản hoặc Người thực hiện
Trang 27lớp về kế hoạch và thờigian thực hiện dự án
Phối hợp với nhà trường, Trao đổi trực tiếp, GV- Đại diện hội
GV chủ nhiệm làm việc văn bản CMHSvới Hội phụ huynh lớp
Xây dựng kế hoạch hoạt Văn bản Word GVđộng, lập thời gian biểu,
chuẩn bị hồ sơ dự án
Khởi động và giao nhiệm Trao đổi trực tiếp, GV và HS
vụ cho Hs: xác định tên lưu lại bằng văn
dự án, phân nhóm, phân bản
công nhiệm vụ cho cácnhóm
Liên hệ với chính quyền Trao đổi trực tiếp GV - đại diện
xuất tiêu biểu ở các làng phương, chủ cơ
Tuần 1 Tổ chức học tập trải Ghi chép, ghi âm, GV, GVCN, HS,
và tuần 2 nghiệm tại các làng nghề quay phim, chụp đại diện PHHS
(tất cả các nhóm cùng ảnh
tham gia; tìm kiếm, thuthập thông tin trực tiếp(thời gian 2 buổi sáng,chiều)
Trang 28Thực hiện dự án, viết báo Báo cáo thuyết HScáo thiết kế sản phẩm trình (văn bản) và
bài trình chiếuPowerpoint
- Trao đổi thảo luận trong Trực tiếp, nhóm HSnhóm và giữa các nhóm, Zalo, Messenger
trao đổi với GV (nếu của dự án
cần)
- Gửi sản phẩm đã thựchiện lên nhóm thực hiện
dự án để GV và các nhómkhác theo dõi, chuẩn bịcâu hỏi phản hồi
Nộp bản kế hoạch làm Văn bản Word HS
Tuần 3 việc và hồ sơ của nhóm
Báo cáo sản phẩm Thuyế trình, văn HS
bản bài báo cáo,bài trình chiếuPowpoint
Trao đổi, thảo luận, góp Trao đổi trực tiếp, HS và GVý; nhận xét đánh giá từng phiếu đánh giá
nhóm và toàn bộ thànhviên dự án, tổng kết dựán
phẩm cuối cùng để lưu,chia sẻ, học tập
Thanh lí hợp đồng Văn bản Word GV-HS
- Liên hệ với phòng quản lý văn hóa huyện, thành phố và chính quyền sở
Trang 29hoạch, thời gian và chuẩn bị điều kiện cần thiết nhằm thực hiện buổi tham quan, trải nghiệm.
- Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho HS, bản nội quy tham gia hoạt động TNST tại thực địa
- Các tài liệu, website cần thiết liên quan đến dự án giới thiệu, hướng dẫn cho HS tìm hiểu
- Phiếu học tập, hợp đồng thực hiện dự án và các bảng biểu, phiếu đánh giá hoạt động nhóm, cá nhân
+ Trước khi bắt đầu dự án: phiếu điều tra người học, nhật ký cá nhân; hợpđồng học tập
+ Trong khi thực hiện dự án: phiếu học tập định hướng, biên bản làm việcnhóm, phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm; phiếu đánh giá cá nhân
trong hoạt động định hướng; phiếu đánh giá báo cáo
+ Kết thúc dự án: phiếu ghi nhận thông tin; biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng; nhật ký cá nhân; báo cáo tổng kết
3.2.2.2 HS
- Các dụng cụ quay phim, chụp hình, ghi âm, sổ tay, bút
- Sưu tầm các tranh ảnh, video, tài liệu khác có liên quan đến các làng nghềtruyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay, đặc biệt là 4 làng nghề được chọn để thực hiện dự án
- Kết thúc dự án, cần có: tài liệu báo cáo theo các nhóm, bài trình chiếu Powerpoint sản phẩm do HS tự thiết kế
3.2.3 Phương pháp tiến hành
- Dạy học theo dự án
- Tổ chức hoạt động TNST
- Dạy học giải quyết vấn đề
- Trao đổi, đàm thoại
3.2.4 Tiến trình triển khai và thực hiện dự án
Dự án được thực hiện trong 3 tuần
Trang 30* Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực hiện dự án.
Hoạt động 1: Xây dựng tên, cấu trúc dự án, phân nhóm và phân công
nhiệm vụ cho các nhóm.
1 Mục tiêu
- Xây dựng được các tiểu chủ đề cần tìm hiểu
- Thành lập được các nhóm theo sở thích
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
2 Thời gian: tuần 1 - tiết 1
3 Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: Xác định tên dự án.
GV đặt câu hỏi nêu vấn đề, trao đổi, thảo luận để HS thể hiện hiểu biếtcủa mình giá trị lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội của các làng nghề truyềnthống; về hiện trạng các làng nghề ở Nghệ An hiện nay Từ đó, HS mong muốntrải nghiệm thực tế và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc gópphần phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương trong xu thế hộinhập và phát triển hiện nay GV và HS đi đến thống nhất tên dự án sẽ thực hiện
Bước 2: GV và HS cùng thảo luận để xác định các tiểu chủ đề của dự án.
Tiểu chủ đề 1: Góp phần phát triển làng nghề chiếu, cói Hưng Hòa Thành phố Vinh
-Tiểu chủ đề 2: Góp phần phát triển làng gốm cổ Trù Sơn - Đô Lương
Tiểu chủ đề 3: Góp phần phát triển làng hoa, cây cảnh Kim Chi - Thànhphố Vinh
Tiểu chủ đề 4: Góp phần phát triển làng cốm Đông Thuận - Nghi Lộc
Trang 31Điều chỉnh các đối tượng học sinh khác nhau để đảm bảo mức độ đồng đều
giữa các nhóm
Theo trình độ HS HS có năng lực học tập trung bình và yếu: tham gia
xây dựng kế hoạch nhóm, tích cực tham gia hoạtđộng trải nghiệm, tham gia thu thập thông tin trênmạng internet và trong buổi trải nghiệm thực tế,tham gia đóng góp xây dựng sản phẩm (bài thuyếttrình và bản trình chiếu Powerpoint)
HS có năng lực học tập khá trở lên: Tham gia xâydựng kế hoạch triển khai dự án của nhóm; chuẩn bịkịch bản của buổi trải nghiệm, định hướng hệ thốngthông tin cần thu thập; tóm tăt, chắt lọc và chỉnhsửa các thông tin thu thập được; viết báo cáo thuyếttrình và xây dựng bản trình chiếu bằng ứng dụngpowerpoint
Theo năng lực sử dụng HS có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: TìmCNTT, thiết bị công kiếm các thông tin trên mạng; HS có năng lực chụp
HS có năng lực sử dụng các ứng dụng tin học vănphòng, đặc biệt là ứng dụng trình chiếu powerpoint,phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt ghép các đoạn phim
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm.
nhiệm vụ
1 Tìm hiểu, trải nghiệm thực tế và đề xuất giải pháp góp
phần phát triển làng cốm Đông Thuận (Xã Nghi Trung
- Huyện Nghi Lộc)
2 Tìm hiểu, trải nghiệm thực tế và đề xuất giải pháp góp
phần phát triển làng chiếu, cói Hưng Hòa (Thành phố
Trang 323 Tìm hiểu, trải nghiệm thực tế và đề xuất giải pháp góp
phần phát triển làng hoa, cây cảnh Kim Chi (Nghi Ân –
Thành phố Vinh)
4 Tìm hiểu, trải nghiệm thực tế và đề xuất giải pháp góp
phần phát triển làng gốm cổ Trù Sơn (Huyện Đô
Lương)
Bước 5: GV phát phiếu học tập định hướng (Phụ lục 3.2) để định hướng
những vấn đề HS cần làm rõ trong quá trình thu thập và xử lý thông tin; gợi ýcho HS một số nguồn tài liệu tham khảo, những biện pháp có thể tiến hành đểhoàn thành nhiệm vụ
- HS nghiên cứu phiếu học tập định hướng; lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung cần làm sáng tỏ thêm
Bước 6: Kí hợp đồng học tập (Phụ lục 3.3)
4 Sản phẩm
Thành lập được 4 nhóm HS, mỗi nhóm có 8 - 9 HS Các nhóm đã bầu
được các nhóm trưởng, thư kí
Các nhóm đã tham gia kí kết hợp đồng học tập với GV và bước đầu xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập kế hoạch
1 Mục tiêu
- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ thảo luận về chủ đề được giao,xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án
- Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật
liệu, phương pháp tiến hành
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video
về các nội dung được phân công
- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực
Trang 33- Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo
2 Thời gian: Tuần 1.
3 Cách thức tổ chức hoạt động: HS tự làm việc ngoài giờ học, báo cáo
lại kết quả cho GV thông qua trao đổi ngoài giờ học, trên trang thông tin của dự
án (Nhóm Zalo, Messenger)
Bước 1: GV định hướng cho HS và các nhóm trong quá trình xây dựng
kế hoạch làm việc.
Bước 2: Giải đáp thắc mắc cho HS Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công
nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Viết nhật kí và biên bản làm việc nhóm
- Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được
4 Sản phẩm
- Đề cương chi tiết cho từng chủ đề ở các nhóm
- Bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ:
Tìm kiếm và thu thập tài liệu
Phân tích và xử lí thông tin
Viết báo cáo, thiết kế sản phẩm
Báo cáo, giới thiệu sản phẩm
Trang 34*Giai đoạn 2: Thực hiện dự án theo kế hoạch đã lập ra.
1 Mục tiêu:
HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:
+ Tìm kiếm và thu thập thông tin: tổ chức trải nghiệm thực tế tại di sản ,sưu tầm sách báo, tạp chí, tranh ảnh, tư liệu lịch sử, địa lí… có liên quan đếnchủ đề cần nghiên cứu
+ Phân tích và xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thànhviên trong nhóm Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việclàm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu
+ Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp
2 Thời gian: cuối tuần 1 và tuần 2, đầu tuần 3.
3 Cách thức tổ chức hoạt động
- GV tổ chức cho toàn bộ HS các nhóm tham gia một buổi trải nghiệmthực tế theo kế hoạch đã chuẩn bị vào đầu tuần thứ 2 của tiến trình thực hiện dự
án (nằm trong khung thời gian của hoạt động ngoại khóa)
- HS thu thập và xử lý thông tin để thực hiện dự án GV yêu cầu cácnhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu cáckhó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề
- GV giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để HS có thểgiải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình
- Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm
Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiệnbáo cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau
Trong quá trình thực hiện dự án, các nhóm cũng nên có biên bản làm việcnhóm (tham khảo phụ lục 3.4); HS cũng nên có nhật kí cá nhân (tham khảo phụlục 3.5) để ghi những điều em biết, những điều em muốn biết, những điều emhiểu sau khi thực hiện dự án, những nội dung nào em thấy hứng thú… để buổitổng kết đánh giá có thể chia sẻ với các bạn, với GV…
Trang 354 Sản phẩm
- Báo cáo thuyết trình và bài trình chiếu powerpoint chủ đề “Góp phần phát triển làng gốm cổ Trù Sơn - Đô Lương”.
- Báo cáo thuyết trình và bài trình chiếu powerpoint với chủ đề “Góp
phần phát triển làng hoa, cây cảnh Kim Chi - Thành phố Vinh”.
- Báo cáo thuyết trình và bài trình chiếu powerpoint với chủ đề “Góp
phần phát triển làng chiếu, cói Hưng Hòa - Thành phố Vinh”.
- Báo cáo thuyết trình và bài trình chiếu powerpont với chủ đề “Góp
phần phát triển làng cốm Đông Thuận - Nghi Lộc”.
5 Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển sản phẩm vào Trang
thông tin chung trên Zalo, Messenger của dự án để GV và HS tham gia dự ánnghiên cứu, chuẩn bị câu hỏi phản hồi, đánh giá
*Giai đoạn 3: Báo cáo sản phẩm và đánh giá.
1 Mục tiêu
- HS báo cáo được sản phẩm của các nhóm
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các
nhóm khác
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề…
- Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của công dân đối với việc giữ gìn và pháthuy các di sản văn hóa địa phương, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội địa phương
2 Thời gian: tiết 2, tuần 3.
3 Thành phần tham dự
- Ban Giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn
- GV Địa lí, Lịch sử, có thể mời thêm các GV khác quan tâm
- HS
4 Nhiệm vụ của HS và GV
4.1 HS
- Báo cáo các nội dung theo sự phân công
- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác
Trang 36- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
Bước 1: Chuẩn bị báo cáo.
GV phát cho HS và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự đánh giá
sản phẩm của các nhóm (phụ lục 3.6, 3.7)
- Dẫn dắt vấn đề cho HS tiến hành báo cáo và thảo luận:
Bước 2: Báo cáo sản phẩm.
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo sản phẩm bằng hình thức thuyết trìnhkết hợp với bài trình chiếu Powerpoint trong 5 phút
Sau phần báo cáo sản phẩm của mỗi nhóm, GV và HS các nhóm khác đặtcâu hỏi phát vấn Các nhóm lắng nghe, thảo luận và giải đáp các thắc mắc liênquan Các nhóm hoàn thành phiếu đánh giá hoạt động của nhóm khác, GV hoànthành phiếu đánh giá hoạt động của tất cả các nhóm GV thu phiếu đánh giá củanhững người tham dự liên quan
Bước 3: Nhận xét, đánh giá, tổng kết dự án.
- Đại diện các nhóm nhận xét về sản phẩm của nhóm mình và các nhómkhác; đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm mình và nhóm khác theophiếu đánh giá
GV tóm tắt dự án, nhận xét và đánh giá chung toàn bộ quá trình triển khaithực hiện; trao đổi, đàm thoại với HS để rút ra một số kết luận của dự án
Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm cuối cùng
Các nhóm HS tiếp thu những nhận xét, đánh giá, góp ý phù hợp của GV
và các nhóm khác; tự chỉnh sửa, hoàn thiện bài báo cáo cho phù hợp để nộp lạicho GV GV và HS lưu lại làm tài liệu dạy học và chia sẻ (Phụ lục 3.9)
Bước 5: Thanh lý hợp đồng (Phụ lục 3.8)
Trang 374 Kết quả thực nghiệm
Quá trình thực hiện đề tài thông qua việc xây dựng và triển khai hai dự ánnêu trên trong dạy học LSĐP ở một số đơn vị lớp thuộc trường THPT ChuyênPhan Bội Châu và bước đầu áp dụng ở một số cơ sở giáo dục khác đã đạt đượcnhững kết quả khả quan:
- Sản phẩm thu được qua quá trình thực hiện dự án có chất lượng cao, đảm
bảo những nhiệm vụ đặt ra, có nội dung phong phú và hình thức trình bày sáng tạo,mới mẻ, chứa đựng nhiều ý tưởng hay và thực sự mang ý nghĩa thực tiễn Nhữngsản phẩm thu được đã trở thành tài liệu quý cho HS, GV trong quá trình dạy học,còn có khả năng phổ biến trong xã hội góp phần phát huy giá trị của những di sảnvăn hóa, lịch sử địa phương (Phụ lục 2.9, 3.9)
- Thái độ học tập, sự hứng thú của HS đối với LSĐP nói riêng và môn Lịch
sử nói chung được cải thiện rõ rệt Quan sát thái độ học tập của HS trong quá trình
thực hiện dự án, báo cáo sản phẩm; khảo sát mức độ hứng thú của HS sau khi kếtthúc dự án cho thấy; phần lớn HS yêu thích và mong muốn được học tập qua cáchoạt động HS, muốn được phát huy tính tích cực, tự giác nếu được tham gia vàonhững hoạt động học tập phù hợp với năng lực và sở thích
- Các kĩ năng học tập của HS có nhiều tiến bộ: làm việc nhóm, khai thác tư
liệu, tìm kiếm và thu thập thông tin, xử lý thông tin, nhận xét đánh giá sự kiện hiệntượng lịch sử, sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình, phản biện HS bước đầu
được tiệm cận với việc nghiên cứu khoa học nghiêm túc từ những dự án nhỏ Từ
đó, góp phần hình thành và phát triển hệ thống năng lực cho HS, đặc biệt là năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, nănglực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông…
- Việc lĩnh hội tri thức của HS hiệu quả hơn Để kiểm chứng điều này, sau
khi dạy xong chủ đề “Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Nghệ An”, tác giả đề tài
tiến hành một bài kiểm tra 15 phút với cùng nội dung đánh giá ở lớp thực nghiệm(dạy học dự án gắn với hoạt động TNST) và lớp đối chứng (dạy học nội khóa tạilớp học theo phương pháp và hình thức tổ chức truyền thống) Hai lớp cùng trường
Trang 38(THPT Chuyên Phan Bội Châu), có trình độ nhận thức ngang nhau 10C2 là lớpthực nghiệm, 10C3 là lớp đối chứng Kết quả:
Từ kết quả thực nghiệm theo nhiều tiêu chí đánh giá như trên, có thể khẳng định: đề tài có tính khả thi.
Trang 39KẾT LUẬN
1 Đóng góp của đề tài
Quá trình xây dựng sáng kiến và áp dụng đề tài trên thực tế trong thờigian qua tại một số cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Vinh đã bước đầu manglại những kết quả thiết thực:
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lí luận và thực tiễn của việc vậndụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học LSĐP thông qua các hoạt độngTNST
- Hướng dẫn HS triển khai thực hiện hiệu quả một số dự án cụ thể trong quátrình dạy học LSĐP trên cơ sở mục tiêu môn học, phù hợp với yêu cầu đổi mớigiáo dục, trình độ nhận thức của HS và điều kiện thực tế của địa phương, Nhàtrường Đề tài có tính khả thi, được HS và GV hưởng ứng tích cực; góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh
- Đề xuất được một số giải pháp mới, thiết thực để nâng cao chất lượng dạyhọc LSĐP; phát huy toàn diện các năng lực của HS đáp ứng yêu cầu đổi mới của
sự nghiệp giáo dục: năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sángtạo Đề tài còn có ý nghĩa thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường, giađình và xã hội trong quá trình giáo dục
- Góp phần nâng cao nhận thức HS và GV về việc nghiên cứu, học tậpLSĐP; quảng bá, phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của Nghệ An bằng những
đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địaphương
2 Hạn chế của đề tài
- Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế (một năm học) nên trong nộidung của đề tài còn những thiếu sót: những vấn đề lí luận còn mang tính khái quáthóa, số lượng bài học theo dự án được triển khai trên thực tế chưa nhiều, đối tượng
và địa bàn áp dụng chưa đa dạng
- Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học LSĐP theo hướngTNST có thể thực hiện theo nhiều hình thức đa dạng và phong phú hơn nữa, tùy
Trang 40thuộc vào khả năng sáng tạo của GV và HS.
- Đề tài mới chỉ được thực nghiệm ở một số lớp, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong nhà trường mới chỉ đạt mức độ nhất định
3 Một số đề xuất, kiến nghị
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình nhà trường, nâng caonhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ GV, HS, các nhà quản lý về vai trò, ý nghĩacủa các hoạt động TNST của bộ môn Lịch sử và các môn học khác trong trườngTHPT Nhà trường cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các hình thức và hoạt độngdạy học gắn với thực tiễn; chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dụckhác để lên kế hoạch, hỗ trợ kinh phí, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt độngTNST môn học cụ thể trong từng năm học
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho GV các địa phương về cácnội dung, phương pháp và hình thức dạy học mới, trong đó có phương pháp dạyhọc dự án và hoạt động TNST
- Trong việc xây dựng các hoạt động TNST môn Lịch sử ở các khối lớptrong trường THPT nên ưu tiên làm nổi bật vấn đề giáo dục đạo đức, truyền thống
ở HS lớp 10, lớp 11; giáo dục hướng nghiệp ở lớp 12, tăng cường tích hợp liên môn giữa các môn học trong các hoạt động TNST để đạt hiệu quả tối ưu