I - Gợi dẫn 1. Thể loại (Xem bài Tam đại con gà) 2. Tác phẩm Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày đả kích vào cách hành xử chốn công đường – nơi xưa nay vẫn nảy sinh nhiều vấn đề “nhạy cảm”. Với yếu tố gây cười độc đáo : hành động […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên
Trang 1I - Gợi dẫn
1 Thể loại
(Xem bài Tam đại con gà)
2 Tác phẩm
Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày đả kích vào cách hành xử chốn công đường – nơi xưa nay vẫn
nảy sinh nhiều vấn đề “nhạy cảm” Với yếu tố gây cười độc đáo : hành động và ngôn ngữ xử kiện kì cục của tên lí trưởng, câu chuyện ngắn gọn này phê phán thói ăn bẩn của những kẻ có quyền thế Đây là câu chuyện giàu kịch tính
3 Tóm tắt
Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện Cải lót trước cho thày lí năm đồng, Ngô biện những mười đồng Khi xử kiện, Cải bị phạt chịu roi Nó vội xoè năm ngón tay cho ra hiệu cho thày lí rằng mình là phải Thày lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: “…Nhưng… nó lại phải… bằng hai mày!”
4 Cách đọc và kể
Điều đáng chú ý ở truyện này là các thông tin về số lượng và ngôn ngữ cử chỉ Do vậy, khi đọc (hoặc kể), cần chú ý nhấn giọng ở các chữ : “năm đồng”, “mười đồng”, “một chục”, “năm ngón” Câu cuối đọc chậm và nhấn giọng
II - Kiến thức cơ bản
Trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, đối tượng của tiếng cười là việc xử kiện của thầy lí.
Trong tình huống truyện, lí trưởng là người cầm cân nảy mực, người đảm bảo cho sự công bằng, đại diện cho công lí đồng thời còn là người nổi tiếng xử kiện giỏi, đó là cái hình thức bên ngoài Nhưng thực chất bên trong thì ngược lại, y xử kiện dựa theo mức độ ít hay nhiều tiền, bất chấp phải trái Còn người đi kiện, Cải và Ngô, người lo lót ít, người lo lót nhiều, dẫn đến kẻ thua, người được Tiếng cười châm biếm hướng vào cả hai loại người này
Các chi tiết “Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm…”, “Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt” và nói : “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày !”
cho thấy thủ pháp gây cười ở đây là lối chơi chữ Từ phải mang nhiều nghĩa, nhiều ngụ ý : chỉ lẽ phải, chỉ
cái đúng, người đúng (trái nghĩa với cái sai, người sai) ; chỉ điều bắt buộc, nhất thiết có (mức tiền đút lót)
Sự lập lờ về ý nghĩa của từ phải trong câu nói của thầy lí lúc xử kiện cộng với cử chỉ, hành động như đã
nói ở trên tạo ra tiếng cười bất ngờ, đánh thẳng vào cái tiêu cực, xấu xa Truyện ngắn gọn mà có hiệu quả
đả kích, lên án mạnh mẽ
III - liên hệ
Đọc truyện Ông huyện thanh liêm – cùng mô típ “tiếng cười nơi công đường” thời phong kiến :
Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút bao giờ Bà huyện thấy tính chồng vậy cũng
Trang 2không dám nhận lễ của ai Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho được kiện nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện Bà huyện cũng chối đây đẩy :
- Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mươi, mười lăm năm sau, ông ấy biết, ông ấy cũng vẫn còn rầy rà tôi cơ đấy !
Dân làng nằn nì mãi, bà nể tình mới bày cách :
- Quan huyện nhà tôi tuổi Tí Dân làng đã có ý như vậy thì hãy về đúc một con chuột bạc đến đây, tôi thử nói giùm cho, hoạ may có được chăng !
Dân làng nghe lời về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc, đem đến
Một hôm, ông huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem tình đầu kể lại Nghe xong, ông huyện mắng :
- Sao bà ngốc vậy ! Lại đi bảo là tuổi Tí ! Cứ bảo tuổi Sửu có được không !
(Theo Trương Chính – Phong Châu,
Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1986) Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên: