Nợ xấungân hàng: Đằngsaunhữngcon số
Từ nhiều năm nay, nợxấu của các ngân hàng luôn là câu
hỏi không có trả lời chính xác. Trong khi các công ty kiểm
toán, các định chế tài chính quốc tế nhận định sốnợ khó
đòi của các ngân hàng Việt Nam rất cao, thì tỷ lệ nợ trên
tổng dư nợ do Ngân hàng Nhà nước và bản thân các tổ
chức tín dụng công bố luôn ở mức thấp.
Sự khác biệt đó, như nhận định của công ty định mức tín
nhiệm hàng đầu thế giới Standard and Poor’s, là do tình trạng
thiếu minh bạch. Liệu sự thiếu minh bạch có thể tiếp tục tồn
tại khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) trong thời gian tới?
Việt Nam nói thấp, quốc tế nói cao
Với sự hỗ trợ của Chính phủ, sự tích cực xử lý tài sản thế chấp và trích lập dự phòng rủi ro, nợ
xấu của các ngân hàng đang giảm về tỷ lệ trên tổng dư nợ.
Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu nợxấu năm 2002 vượt quá 20.000 tỉ đồng (chiếm 7,2% tổng dư
nợ), thì sang năm 2004 chỉ còn khoảng 13.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây, số
lượng nợxấu tuyệt đối lại tăng, năm 2005 khoảng 17.500 tỉ đồng, nhưng tỷ lệ giảm xuống, chỉ
còn 3,18% (trên 7% đối với ngân hàng quốc doanh) do tổng dư nợ tăng cao.
Ngay trong giới tài chính, consố 3,18% không được tin tưởng hoàn toàn bởi nó thấp hơn cả
thông lệ quốc tế cho phép là 5% trở lại. CònNgân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), trong các bản báo cáo định kỳ, thường trích dẫn ý kiến cho rằng nợ quá hạn của hệ thống
ngân hàng Việt Nam không thấp hơn hai con số.
Do đâu có sự chênh lệch này? Cho đến nay không thể phủ nhận là khái niệm nợxấu của Việt
Nam đã tiếp cận những chuẩn mực quốc tế. Điều khác cơ bản chính là cách phân loại nợ. Các
ngân hàng Việt Nam phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn, thiếu hẳn sự đánh giá kết hợp các
yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn
đến việc phân loại nợ (vào các nhóm 1 - Tốt, 2 - Xấu, 3 - Trung bình, 4 - Yếu, 5 - Kém) không
phản ánh đúng thực chất khoản nợ.
Một thí dụ điển hình là công ty A trả nợ tốt, nhưngđang làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu âm, vẫn
được ngân hàng xếp vào nhóm 1, trong khi theo thông lệ quốc tế, khoản nợ của công ty A phải
nằm ở nhóm 3 hoặc 4. Công ty B là khách hàng của nhiều ngân hàng, có thể lấy khoản vay ở
ngân hàng sau trả nợ khoản vay ngân hàng trước. Vậy là họ chỉ có nợxấu ở một ngân hàng, còn
với nhữngngân hàng khác là nợ tốt
Một nguồn tin đáng tin cậy từ giới ngân hàng nói rằng chưa có ngân hàng quốc doanh nào xây
dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Phân loại nợ nhất nhất dựa vào thời gian, định
lượng mà thiếu định tính. Đây là điểm xuất phát sự khác nhau trong đánh giá nợxấu giữa Việt
Nam và quốc tế.
Nội bảng “chạy” ra ngoại bảng
Sáu năm trước các ngân hàng Việt Nam không được trích dự phòng rủi ro. Nếu vốn cho vay
không thu hồi được, cũng chẳng có nguồn nào để xử lý. Nợxấu cứ thế hạch toán lũy kế, dồn lại
qua các năm, dềnh lên trên các tài khoản ở nội bảng.
Tình hình đổi khác từ năm 2000 khi các ngân hàng được trích dự phòng rủi ro. Quyết định 493
về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng sau khi dùng dự phòng
rủi ro để xử lý nợ, được hạch toán nợ ra ngoại bảng để bảng cân đối tài sản của ngân hàng
“sạch sẽ”.
Trên thực tế, dù “chạy” từ nội bảng ra ngoại bảng, thì khoản nợ vẫn còn đó và nó phải được tiếp
tục thu hồi. Thế nhưng, với không ít ngân hàng, nợ đã ra ngoại bảng là coi như xong. Công bố
nợ chỉ là nợxấu hạch toán nội bảng, một tỷ lệ thấp so với nợ hạch toán ngoại bảng.
Bức tranh nợ, vì thế bị che bớt một phần đáng kể. Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm
ngoái các ngân hàng đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro và hạch toán ra ngoại bảng sốnợ trên
30.000 tỉ đồng, trong khi nợ nội bảng chỉ có hơn 17.000 tỉ đồng. Lại một mức chênh lệch lớn!
Bức màn gia hạn nợ
Gia hạn nợ là một nghiệp vụ bình thường của ngân hàng. Nhưng một khi bị lạm dụng quá mức,
gia hạn nợ có thể trở thành bức màn che giấu nợ xấu. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà
Nội, năm 2005 sốnợ đến hạn mà khách hàng chưa có khả năng trả, được các ngân hàng gia
hạn, gấp hai lần tỷ lệ nợ xấu. Một sốngân hàng thậm chí điều chỉnh kỳ hạn trả nợ 3-4 lần cho
một khách hàng, và nợ đó vẫn xếp ở nhóm 1 hoặc 2.
Một nhân viên thanh tra ngân hàng kể, các cuộc khảo sát nợxấu ở ngân hàng thường nổi lên kết
quả là nợxấu nhóm 2 (Khá) nhiều nhất. Đó không phải ngẫu nhiên. Nợ nhóm 2 chỉ phải trích dự
phòng rủi ro 5% tổng giá trị khoản nợ.
Song, nếu tụt xuống nhóm 3 thì dự phòng rủi ro tăng vọt tới 20%. Dự phòng rủi ro cho nhóm 4 và
5 còn cao hơn nữa. Dự phòng rủi ro (được tính vào chi phí của ngân hàng) phải trích càng lớn
thì thu nhập cho cán bộ công nhân viên, khen thưởng, thi đua càng giảm.
Không ít ngân hàng “linh hoạt” hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3, 4, 5 để đỡ phải trích dự
phòng rủi ro, tránh ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên. Trong một đợt thanh tra gần đây của
Ngân hàng Nhà nước, 93% các chi nhánh ngân hàng trong diện thanh tra có sai sót trong phân
loại, gia hạn nợ.
Rõ ràng, nếu đánh giá, rà soát một cách kỹ lưỡng, đầy đủ, thì nợ nhóm 3, 4, 5 của cả hệ thống
ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể.
Một tổ chức kiểm toán quốc tế kiểm toán các ngân hàng quốc doanh theo tài trợ của Ngân hàng
Thế giới phản ánh rằng dư nợ chuyển từ nhóm Trung bình lên nhóm Khá, Tốt diễn ra khá thường
xuyên và đạt consố hàng ngàn tỉ đồng. Điều này lý giải tại sao trong các báo cáo kiểm toán, các
công ty kiểm toán quốc tế và ngân hàng Việt Nam thường không thống nhất được sốliệunợ xấu.
An toàn trong dây chuyền nợ?
Trong ngành ngân hàng thời gian qua người ta đã nói nhiều đến bài học tín dụng ở Hà Giang.
Suốt ba năm 2002-2004, dư nợ cho vay của một sốngân hàng ở địa bàn Hà Giang tăng cao.
Ngân hàng bị cuốn vào “dòng xoáy” cơ sở hạ tầng ồ ạt, làm đường giao thông, thủy lợi, trạm y tế,
trường học, điện, nước. Nhưng các công trình này lại không được thẩm định đến nơi đến chốn,
đầu tư ngoài kế hoạch, không nguồn thanh toán khiến nợ xây dựng cơ bản của địa phương tăng
nhanh.
Nợ của ngân hàng vì thế kéo dài, nợxấu năm sau tăng hàng trăm phần trăm so với năm trước.
Đến nay, nhiều doanh nghiệp vay ngân hàng đang đứng bên bờ vực phá sản.
Trên phạm vi toàn quốc, trong cho vay các dự án xây dựng cơ bản đến tháng 12-2005, nợ quá
hạn của bốn ngân hàng quốc doanh đã ở mức báo động, chiếm gần 18% tổng dư nợ ở lĩnh vực
này. Không chỉ nợ xây dựng cơ bản, nợ nói chung của khối doanh nghiệp nhà nước đối với ngân
hàng đang ngày một phình ra. Tài trợ cho khối quốc doanh vẫn chiếm hơn 40% tổng tín dụng
ngân hàng.
Theo Bộ Tài chính, hiện nợ phải trả của doanh nghiệp nhà nước khoảng 350.000 tỉ đồng, trong
đó chủ yếu nợngân hàng. Cổ phần hóa vẫn đang tiếp tục, nhưng trong số doanh nghiệp nhà
nước còn lại, 229 đơn vị kinh doanh không có lãi, 316 công ty thua lỗ.
Với những khách hàng mà khả năng trả nợ khó khăn như thế, chất lượng tín dụng của các ngân
hàng không thể nào hoàn hảo. Và từ chất lượng tín dụng đến sự an toàn của hệ thống là những
bước không xa. Trong các cuộc trả lời phỏng vấn của báo giới gần đây, các ngân hàng quốc
doanh cho biết họ đã trích dự phòng rủi ro, đủ sức để xử lý nợ xấu. Nhưng thực tế có những
ngân hàng, mà nếu trích dự phòng đầy đủ như quy định, thì kết quả kinh doanh sẽ là âm, thậm
chí âm hàng ngàn tỉ đồng.
Trong số các gương mặt “anh cả đỏ”, Ngân hàng Ngoại thương tỏ ra thực sự lành mạnh trước
tiến trình cổ phần hóa với tỷ lệ an toàn vốn khoảng 11%. Trừ Vietcombank và Ngân hàng Phát
triển nhà ĐBSCL, vấn đề an toàn của ngân hàng quốc doanh vẫn rất bức xúc.
Admin (Theo
Thời báo kinh tế Sài gòn
)
. Nợ xấu ngân hàng: Đằng sau những con số
Từ nhiều năm nay, nợ xấu của các ngân hàng luôn là câu
hỏi không có trả. lấy khoản vay ở
ngân hàng sau trả nợ khoản vay ngân hàng trước. Vậy là họ chỉ có nợ xấu ở một ngân hàng, còn
với những ngân hàng khác là nợ tốt
Một nguồn