1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu DỊCH VỤ NGÂN HÀNG – TIỀN TỆ SAU GIA NHẬP WTO pdf

3 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 42 KB

Nội dung

Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam, Chuyên đề số 2 tháng 11/2007 DịCH VỤ NGÂN HÀNG TIỀN TỆ SAU GIA NHẬP WTO TS. Nguyễn Văn Vân Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Trong quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và quá trình đàm phán song phương, đa phương để gia nhập WTO, lĩnh vực thương mại dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng luôn được quan tâm đặc biệt. Hiện tại, khó có thể dự đoán và đánh giá một cách chi tiết những tác động tích cực và thách thức của việc gia nhập WTO đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính- ngân hàng. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ giới hạn trong khuôn khổ khảo sát sơ bộ thực trạng pháp luật và năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng- tiền tệ sau hội nhập WTO. 1. Thực trạng pháp luật về dịch vụ ngân hàng- tiền tệ sau hội gia nhập WTO Để thực thi các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và chuẩn bị cho gia nhập WTO, trong thời gian qua hệ thống pháp luật về ngân hàng của Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản. Các văn bản pháp luật cơ bản về tiền tệ, ngân hàng được hoàn thiện, như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 17/6/2003; Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004; Luật các công cụ chuyển nhượng ngày 29/11/2005; Pháp lệnh Ngoại hối của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 13/12/2005; Nghị định số 22/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 74/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/6/2005 về phòng, chống rửa tiền Như vậy, nếu đối chiếu với các cam kết của Việt Nam trong Phụ lục Biểu Cam kết cụ thể đối với thương mại dịch vụ (tài liệu WT/ACC/VNM/48/Add.2) kèm Nghị định thư về việc gia nhập WTO, với pháp luật Việt Nam hiện hành có thể nhận thấy những tương thích cơ bản. Tuy nhiên, những thành tựu lập pháp nói trên chỉ là khởi động của một quá trình, để dịch vụ tiền tệ ngân hàng phát triển bền vững trong sau hội nhập, những thay đổi trên là chưa đủ. Theo tôi, những nội dung sau đây cũng không kém phần quan trọng song chưa được chú trọng một cách đúng mức: Thứ nhất: Các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực giao dịch có bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh); pháp luật về công chứng; pháp luật về đăng ký giao dịch có bảo đảm; pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm…phải được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp trong điều kiện mới. Thứ hai: Các qui định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác chưa cụ thể. Hiện tại, theo quy định của Luật các TCTD, một trong những điều kiện bắt buộc để được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp phép là “có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn”. Thiết nghĩ, phải nhanh chóng xoá bỏ các điều kiện mang tính định tính trong nhóm các điều kiện tiếp cận thị trường. Thay vào đó, các điều kiện như tỷ lệ vốn an toàn, khả năng thanh toán và trình độ quản trị ngân hàng sẽ được bổ sung vào nhóm các điều kiện cấp phép. Những bổ sung này đảm bảo phù hợp với tinh thần các cam kết, vừa trong khuôn khổ “biện pháp thận trọng” được phép ghi nhận trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia. Thứ ba: Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam cần thiết phân định rạch ròi hơn nữa chức năng của các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội. Những ngân hàng thương mại dù là ngân hàng thương mại nhà nước phải được trao quyền tự chủ trong kinh doanh, được “giải phóng” khỏi sự can thiệp hành chính. Việc xoá bỏ những ưu đãi, bảo hộ của nhà nước đối với các ngân hàng thương mại nhà nước phải tiến hành đồng thời với việc xoá bỏ các biện pháp can thiệp mang tính hành chính. Ví dụ: khoản 2 Điều 3 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm tiền vay cho phép Chính phủ chỉ định ngân hàng thương mại nhà nước cho vay một số đối tượng không có tài sản bảo đảm. Các qui định tương tự vẫn tồn tại trong các văn bản pháp luật hiện hành như một gánh nặng cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Việc thực hiện các chính sách xã hội được đảm nhận bởi Ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng này phải có một cơ chế pháp lý riêng. Thứ tư: Hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đặc biệt trong đối với dịch vụ tiền tệ - ngân hàng chưa đồng bộ. Những qui định pháp luật về cạnh tranh trong Luật cạnh tranh ngày 03/12/2004 (có hiệu lực từ 01/7/2005) cho dù được đánh giá cao song để áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ tiền tệ - ngân hàng cần thiết phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể và phải tính đến những yếu tố đặc thù trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Tình trạng tương tự cũng thể hiện ở pháp luật phá sản. Thứ năm: Vai trò của Ngân hàng trung ương (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) trong điều kiện hội nhập còn mờ nhạt do những trói buộc trong Luật NHNNVN. Trong điều kiện hội nhập với cộng đồng tài chính- tiền tệ thế giới, vị thế và vai trò của Ngân hàng trung ương phải được củng cố. Với địa vị pháp lý và chế độ tài chính hiện hành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam khó có thể thực thi một cách hiệu quả và linh hoạt chính sách tiền tệ để ngăn chặn những thảm hoạ tài chính- tiền tệ cũng như quản lý một cách hữu hiệu hoạt động ngân hàng được dự đoán là rất sôi động và cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ này trong tương lai. 2. Năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ tiền tệ - ngân hàng Việt Nam Theo TS Surya P. Subedi, giáo sư Luật quốc tế, Khoa Luật, Đại học Leeds,Vương quốc Anh, trong cuốn “Các nguyên tắc cơ bản của Luật GATT/WTO và 10 năm đầu của WTO”, mục “ Việt Nam có thể mong đợi gì ở Tổ chức này?” thì ý niệm về một sân chơi bình đẳng không đồng nhất là một sân chơi công bằng (mang lại cho người chơi những lợi ích ngang nhau) trừ khi những người chơi có cơ hội ngang bằng và tiềm lực ngang bằng để chuẩn bị sẵn sàng cạnh tranh trên chính sân chơi đó. Nói cách khác: công bằng đồng nhất với bình đẳng và có thể có được giữa những người ngang bằng nhau. Vậy, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng Việt Nam hiện nay sẽ có những cơ hội, lợi ích và thách thức nào phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh và vị thế của họ trong mối tương quan với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Nếu so sánh với các nhà cung cấp dịch vụ cùng loại của nước ngoài có thể nhận thấy những thách thức không nhỏ cho các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng Việt Nam: a) Hệ thống ngân hàng Việt Nam quá non trẻ, một hệ thống ngân hàng hai cấp đúng nghĩa chỉ hình thành sau 1990, mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm khá cao, nhất là tăng trưởng tín dụng nhưng chưa thực sự bền vững, nhận định này thể hiện qua các số liệu về tỷ lệ an toàn, các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, chỉ số năng lực cạnh tranh. b) Qui mô vốn của các ngân hàng Việt Nam khiêm tốn so với các ngân hàng nước ngoài trong khi đó khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tiền tệ - ngân hàng phần lớn quyết định bởi qui mô vốn. Đây là một thách thức lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong thời gian qua, nhận thức được những bất lợi này, các ngân hàng Việt Nam đã và đang có những động thái tích cực khắc phục những bất lợi này như phát hành trái cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, tìm kiếm các cổ đông chiến lược phát hành phiếu chuyển đổi. c) Hiện tại các ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong tình trạng “độc canh” trong lĩnh vực tín dụng với nội dung chính là huy động vốn, cho vay, chưa chú trọng đến lĩnh vực cung cấp các dịch vụ, sản phẩm và loại hình dịch vụ còn tẻ nhạt chưa có sức hấp dẫn khách hàng. Danh mục các phân ngành dịch vụ ngân hàng chưa tương thích với 12 phân ngành dịch vụ ngân hàng trong Phụ lục G của BTA hoặc theo Phụ lục về dịch vụ tài chính của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Nhiều loại hình dịch vụ chưa được ghi nhận hoặc ghi nhận hết sức sơ sài trong các văn bản pháp luật Việt Nam. d) Trong một thời gian dài, các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước trong thời gian qua phải chia sẽ những yếu kém và rủi ro của hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Theo “Báo cáo của ban công tác về Việt Nam gia nhập WTO” thì nợ xấu của các doanh nghiệp quốc doanh ở các ngân hàng thương mại quốc doanh ở mức 4.646 tỷ đồng vào tháng 12 năm 2004, chiếm 3,67% tổng số cho vay của các ngân hàng. Mặc dù trong thời gian gần đây tình hình đã được cải thiện rõ rệt thông qua các chính sách đột phá và triệt để trong việc cơ cấu, sắp xếp lại các khoản nợ này. Chính yếu tố này góp phần làm hạn chế khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. e) Ngay từ bây giờ, các ngân hàng Việt Nam cũng cần thiết dự đoán và chuẩn bị các phương án đối phó những rủi ro của các doanh nghiệp, bởi khi thực thi những cam kết về cắt giảm thuế quan và xoá bỏ chính sách bảo hộ của Nhà nước một số doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh có thể phải giải thể, phá sản mà hậu quả là không thanh toán được những khoản nợ vay của ngân hàng. Nguy cơ gia tăng nợ quá hạn làm giảm khả năng cạnh tranh g) Nguồn nhân lực vốn đã hạn hẹp của các ngân hàng Việt Nam có thể buộc phải chia xẻ cho các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng- tiền tệ nước ngoài sau hội nhập, bởi họ thường có chế độ thu hút nhân lực cao thông qua chế độ lương và các ưu đãi khác. Một sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao có thể diễn ra theo hướng bất lợi làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Tóm lại, cho đến hôm nay, không còn tồn tại câu hỏi: là mở hay không mở cửa dịch vụ tài chính - tiền tệ, Việt Nam đã “bước qua cánh cửa” vào sân chơi WTO, các cam kết đã được thiết lập và chuẩn bị thực thi. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đón nhận những cơ hội to lớn để thực thi các mục tiêu phát triển bền vững của mình, nhận thức và vượt lên những thách thức sẽ tạo những cơ hội để hội nhập nhanh chóng và vững chắc vào cộng đồng tài chính - ngân hàng quốc tế. . các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng- tiền tệ sau hội nhập WTO. 1. Thực trạng pháp luật về dịch vụ ngân hàng- tiền tệ sau hội gia nhập WTO Để thực thi. Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam, Chuyên đề số 2 tháng 11/2007 DịCH VỤ NGÂN HÀNG – TIỀN TỆ SAU GIA NHẬP WTO TS. Nguyễn Văn Vân Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Trong

Ngày đăng: 25/01/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w