Khái niệm, công thức tính và đối tượng áp dụng.

Một phần của tài liệu Hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Nam Sơn (Trang 37 - 40)

II) CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

a) Khái niệm, công thức tính và đối tượng áp dụng.

Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo nâng cao năng suất lao động, nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Hiện nay việc tính trả lương của doanh nghiệp được tiến hành theo hình thức chủ yếu: tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán.

*Tiền lương theo thời gian:

Tiền lương tính theo thời gian, có thể tính theo tháng, ngày, giờ làm việc của người lao động tuỳ thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp.

Tiền lương tính theo thời gian giản đơn hay thời gian có thưởng: NTT

LTG = LCB * + phụ cấp + năng suất NCD

Trong đó:

Lcb: lương cơ bản do nhà nước quy định = lương tối thiểu * hệ số cấp bậc

Ncd: số ngày làm việc theo chế độ quy định. Ntt: số ngày làm việc thực tế trong tháng. Năng suất = Lcb * hệ số năng suất.

Phụ cấp: ăn ca, lương phép, lương thưởng…

Hình thức tính lương theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động do đó chưa phát huy được đầy đủ chức năng đòn

bẩy kinh tế chủ tiền lương trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động.

*Hình thức trả lương theo sản phẩm:

Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành, đây là hình thức trả lương tiên tiến nhất, vì tiền lương gắn liền với số lượng, chất lượng lao động, nó có tác dụng trong việc tăng năng suất lao động, khuyến khích cải tiến kỹ thuật, tăng nhanh hiệu quả công tác, tang thu nhập cho người lao động.

Muốn thực hiện hiện được hình thức trả lương theo sản phẩm, thì doanh nghiệp phải xác định đúng mức vè kinh tế kỹ thuật. Đây là cơ sở cho việc xác định đơn giá tiền lương đối với từng loại doanh nghiệp, từng loại sản phẩm, thì doanh nghiệp phải xác định được đúng định mức về kinh tế kỹ thuật. Đây là cơ sở xác đinh đơn giá tiền lương đối với từng loại doanh nghiệp, từng loại sản phẩm, từng loại dich vụ… Trong những điều kiện cụ thể và hợp lý.

Để áp dụng phương pháp trả lương theo sản phẩm, đòi hỏi hàng hoá cung cấp phải đầy đủ ổn định. Việc xác định đơn giá tiền lương cho từng mặt hàng, từng hoạt động dịch vụ chính xác. Tiền lương trả theo sản phẩm có thể tính riêng cho từng cá nhân hoặc tính chung cho cả tổ, đội tập thể người lao động.

Công thức tính lương trong kỳ mà 1 công nhân hưởng theo chế độ trả lương theo sản phẩm.

L = ĐG * Qsp Trong đó:

L: tiền lương thực tế mà công nhân nhận được.

Qsp: số lượng sản phẩm thực tế mà công nhân hoàn thành. ĐG: đơn giá tiền lương trả cho 1 sản phẩm.

ĐG = Lcb * T Trong đó:

T: thời gian hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Lcb: lương cơ bản tính theo thời gian.

Áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, đảm bảo thực hiện đày đủ theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Gắn chặt với số lượng lao động, động viên người lao động sáng tạo và tích cực hăng say lao động.

*Hình thức tiền lương khoán:

Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc của mình hoàn thành.

Ngoài chế đọ tiền lương các doanh nghiệp còn xây dựng cho mình chế độ tiền lương cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua ( lấy từ quỹ khen thưởng ) và thưởng trong sản xuất kinh doanh ( thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến… ).

Một phần của tài liệu Hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Nam Sơn (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w