1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luyện tập về lập luận phân tích (tiếp theo) - văn mẫu

2 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 6,62 KB

Nội dung

(Tác phẩm thơ) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thơ trữ tình là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ ca là nơi phản ánh đời sống tâm hồn, là tiếng nói của con người, là rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên

Trang 1

(Tác phẩm thơ)

I KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 Thơ trữ tình là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu Thơ ca là nơi phản ánh đời

sống tâm hồn, là tiếng nói của con người, là rung động của trái tim trước cuộc đời Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan Vẻ đẹp và giá trị của thơ trữ tình được

thể hiện ở ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh và nhạc điệu Vần điệu, sự phân dòng tạo nên nhạc tính cho thơ

2 Khi phân tích tác phẩm thơ cần chú ý đến ngôn ngữ, hình ảnh, ý thơ, tứ thơ, hình tượng nhân vật trữ

tình, các biện pháp nghệ thuật, nhịp điệu, nhạc tính, mối liên hệ giữa các yếu tố của bài thơ Phân tích tác phẩm thơ là khám phá, làm rõ vẻ đẹp nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm thể hiện ở cảm hứng

nhân văn và nghệ thuật tổ chức ngôn từ của nhà thơ

II RÈN KĨ NĂNG

Câu 1

a Nội dung chính mà người viết muốn làm nổi bật qua đoạn văn là cách dùng từ tinh tế, đặc sắc, độc đáo của Nguyễn Du trong hai câu thơ Kiều:

“Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

b Để làm nổi bật nội dung trên, tác giả đã dựa vào từ ngữ, âm điệu thơ, ngữ nghĩa của văn bản

- Nét đặc sắc trong cách phân tích của tác giả:

+ Bám sát văn bản, nắm bắt được cái “thần” của câu chữ, chỉ ra được các “nhãn tự” của văn bản (cậy, chịu, lạy, thưa)

+ Linh hoạt trong việc liên tiếp so sánh, liên hệ, đối chiếu các “nhãn tự” với các từ gần nghĩa, đồng âm từ

đó khẳng định sự tinh tế, tài tình trong việc dùng từ của Nguyễn Du: Không thể thay thế các từ Người đã dùng bằng bất kì từ nào khác

+ Đưa vào bài viết vốn hiểu biết về đời sống, văn chương phong phú, sâu sắc đầy kinh nghiệm của một con người từng trải, hiểu đời, hiểu người…

+ Sử dụng từ ngữ trong sáng, sắc sảo; diễn đạt logic, uyển chuyển, truyền cảm…

Câu 2

- Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn phân tích một hình ảnh thơ, một câu thơ, hoặc một đoạn thơ mà mình

yêu thích

- Có thể tuỳ chọn đối tượng để phân tích theo sở thích của cá nhân

- Nếu là thơ Nôm chú ý bám sát văn bản, phân tích câu chữ, nhịp điệu, biện pháp tu từ, âm hưởng …thơ Nếu là thơ chữ Hán, chú ý đối chiếu bản dịch với bản phiên âm, tránh bình tán tuỳ tiện, không có cơ sở

- Nếu phân tích một hình ảnh thơ, một câu thơ, một đoạn thơ chú ý đặt vào văn cảnh

- Chú ý phân tích cả về Nội dung và Nghệ thuật của câu thơ, đoạn thơ…

Trang 2

Gợi ý viết đoạn văn

Mở đoạn:

- Trích dẫn hình ảnh thơ, câu thơ, đoạn thơ…Nếu là bài thơ có thể mở bài gián tiếp

Thân đoạn:

- Nội dung khái quát của câu thơ, đoạn thơ…ý nghĩa của hình ảnh thơ? Vị trí của chúng trong câu thơ, đoạn thơ, bài thơ…?

- Tư tưởng của tác giả có gì mới lạ, độc đáo?

- Trong câu thơ, đoạn thơ…có từ ngữ nào độc đáo? Độc đáo ở điểm nào?

- Tìm những biện pháp tu từ, chúng có gì lạ? Tác dụng của chúng?

- Vần thơ, nhịp điệu thơ có gì hay? Tác dụng của chúng?

Kết đoạn:

- Khẳng định thành công của hình ảnh thơ, câu thơ…và tài năng của tác giả

Ngày đăng: 26/03/2014, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w