Giai đoạn từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35)

6. Ý nghĩa của đề tài

1.4.3. Giai đoạn từ 1986 đến nay

Tại phiên họp ngày 15/4/1992 của Quốc hội khóa VIII, kì họp thứ 11 đã chính thức thông qua Hiến pháp thứ tư (Hiến pháp 1992) của nước CHXHCN Việt Nam. Hiến pháp 1992 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc soạn thảo và ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Luật hôn nhân và gia đình 2000, được Quốc hội khóa X, kì họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000 và được Chủ tịch nước kí lệnh công bố ngày 22/06/2000 theo Lệnh số 08L/CTN. Luật gồm 13 chương và 110 điều quy định cụ thể về chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Luật HN - GĐ 2000 là cơ sở xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Luật đã dành riêng một chương để quy định về cấp dưỡng một cách có hệ thống và đầy đủ hơn bao gồm các vấn đề chính như: Các trường hợp được cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và vấn đề bảo đảm nghĩa vụ cấp dưỡng..

Bên cạnh đó nhằm đưa Luật HN - GĐ 2000 đi vào thực tiễn một cách có hiệu quả, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật khác như: Nghị quyết số 02/2000/NĐ - HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Nghị định số 70/2001/NĐ - CP của Chính phủ ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình; Nghị định số 87/2001/NĐ - CP của Chính phủ ngày 21/11/2001 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình…

Tiểu kết chương I

"Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt th gia đình càng tốt". Do đó xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Trong tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động lớn như hiện nay, cuộc sống con người ngày càng bị chi phối nhiều bởi tiền bạc, vật chất. Nhiều người quá lo toan cho cuộc sống nên không có thời gian quan tâm xây dựng gia đình. Mặt khác, do sự hiểu biết về tâm lý tình cảm giữa các thành viên trong gia đình còn hạn chế nên thường xuyên dẫn đến xung đột, bất hòa. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn gia tăng.

Việc giải quyết ly hôn làm phát sinh nhiều vấn đề, trong đó vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn rất được các bên quan tâm. Vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là một chế định quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước ta. Việc đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là cơ sở để người con có thể tồn tại và phát triển tốt, thể hiện trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái khi không trực tiếp chăm sóc, giáo dục con cái. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước ta đối với việc chăm sóc, bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, là cơ sở đảm bảo cho các em có một cuộc sống đầy đủ, trở thành những người công dân tốt góp sức vào công cuộc xây dựng đất nước.

CHƯƠNG II

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN TẠI TAND THÀNH PHỐ VINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về cấp dưỡng theo quy định của Luật HN - GĐ 2000 ở nước ta hiện nay

Nhà nước sử dụng pháp luật như một công cụ giúp ổn định trật tự xã hội. Mỗi hình thái nhà nước có một cách thức quản lí xã hội riêng, vì thế mà pháp luật cũng có sự khác biệt. Nhưng pháp luật không cố định mà luôn có những điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh lịch sử - xã hội và truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia.

Việt Nam là một nước có nền văn hóa phương Đông lâu đời. Các giá trị đạo đức gia đình truyền thống luôn được đặt lên hàng đầu. Cho đến hôm nay vẫn còn tồn tại những gia đình có từ ba thế hệ, bốn thế hệ cùng chung sống. Vì vậy, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qua các thời kì lịch sử khi quy định về chế định cấp dưỡng luôn đặc biệt chú trọng đến vấn đề tình cảm gia đình.

Trong thời đại hiện nay, để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới của đất nước, pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đã có những điều chỉnh phù hợp. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về vấn đề cấp dưỡng được mở rộng hơn. Tuy pháp luật đã có những quy định đầy đủ và cụ thể hơn về chế định cấp dưỡng, trình độ nhận thức của người dân cũng được nâng cao nhưng việc đưa các quy định đó vào thực tiến vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Ví dụ như, Luật HN - GĐ 2000 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn, nhưng trong thực tế nhiều người không biết rõ quy định này hoặc biết nhưng vì nhiều lý do đã không sử dụng quyền này để yêu cầu cấp dưỡng, dù bản thân rất khó khăn...

Bên cạnh đó là những trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng diễn ra ngày càng phổ biến. Điều đáng nói là vấn đề trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng lại xuất hiện ngày càng nhiều ở những người có trình độ và địa vị trong xã hội như giáo viên, luật sư...Cuộc sống của thời đại kinh tế thị trường đã và đang làm xói mòn dần các giá trị đạo đức gia đình người Việt truyền thống, mà phần nào đó thể hiện trong nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con cái, giữa ông bà với cháu, giữa anh chị em với nhau. Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng, nhưng hành vi cấp dưỡng thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của các thành viên trong gia đình khi người thân của họ gặp khó khăn, túng thiếu.

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ ly hôn tại Việt Nam tăng nhanh. Theo Tổng cục Thống kê, số cặp vợ chồng xin ly hôn ở Việt Nam năm 2008 là 51.000 vụ; năm 2009 con số này đã tăng lên 60.000 vụ, và năm 2010 đã lên tới gần 70.000 vụ. Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam chiếm 31 - 40%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Trong đó, tỉ lệ ly hôn ở gia đình trẻ (độ tuổi từ 20 - 30) chiếm đến trên 60%. Tòa án nhân dân lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn bởi án ly hôn chiếm tới 50% các án về dân sự nói chung. Nguyên nhân của các vụ ly hôn chủ yếu là do không hợp nhau, do mâu thuẫn, do bạo lực gia đình, do chồng bị nghiện...vv. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng con cái con cái khi vợ chồng ly hôn. Không ít những vụ vi phạm về cấp dưỡng nuôi con đã diễn ra trên cả nước. Tuy hậu quả của nó gây ra chưa đến mức nghiêm trọng nhưng thực sự đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người con.

Ở mỗi vùng miền của đất nước, tùy theo điều kiện hoàn cảnh của địa phương mà nhận thức của người dân về vấn đề này cũng có sự khác biệt rõ rệt. Đặc biệt là các huyện miền núi, cuộc sống còn nhiều khó khăn và còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, hiểu biết về pháp luật HN - GĐ còn hạn chế. Do đó công

tác tuyên truyền pháp luật HN - GĐ nói chung và vấn đề cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn nói riêng gặp không ít khó khăn.

Hơn nữa, phần lớn vấn đề cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn đều do vợ chồng tự thỏa thuận nên dù pháp luật quy định rất cụ thể về vấn đề này thì việc thực hiện vẫn phải dựa trên ý thức của mỗi người. Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của người có nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ bị các cơ quan chức năng xử lý khi hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Do đó, trên thực tế, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về vấn đề cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn nói riêng của người dân vẫn còn những bất cập, vướng mắc

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc đưa các quy định pháp luật về cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn vào thực tiễn, trong những năm qua các cơ quan chức năng của TP.Vinh, đặc biệt là các cán bộ, công chức của ngành Tòa án nhân dân TP.Vinh luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; những Bản án, quyết định của Tòa án về cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn được chính xác, kịp thời; đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; giữ gìn tính nghiêm minh của pháp luật.

2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP.Vinh

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Vinh là một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Nghệ An và là đầu mối giao thông, an ninh quốc phòng quan trọng của Việt Nam.

Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông.

Thành phố Vinh có diện tích: 64,23 km2. Diện tích đất tự nhiên là 6.751 km2 trong đó đất ở 13.4%;đất nông nghiệp 49%; đất lâm nghiệp 1,6%; đất chuyên dùng 25.8%; đất chưa sử dụng 1,6%.

Thành phố cách thủ đô Hà Nội 2 95 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên chăn (Lào) 400 km về phía Tây.

Phía Đông thành phố Vinh tiếp giáp với Biển Đông một biển phụ của Thái Bình Dương tạo cơ hội thuận lới để Vinh hướng ra thế giới bằng tuyến đường biển quốc tế.

Phía Bắc TP.Vinh tiếp giáp với huyện Nghi Lộc và nối liền với các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu... và các tỉnh phía Bắc bằng Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt.

Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên nhờ có tuyến giao thông đường bộ (đường 49, đường 30, đường 15...).

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.Vinh có cơ hội thu hút đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, đóng góp vào thắng lợi chung của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta; đưa TP.Vinh thực sự trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng nhất của khu vực Bắc Trung Bộ trong những năm tiếp theo.

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Về kinh tế: Trong những năm qua TP.Vinh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, vượt qua được những khó khăn của thời kỳ lạm phát, suy thoái kinh tế. Vào tháng 9/2008, TP.Vinh đã được công nhận là đô thị loại I. Đó thực sự là một thành công có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhân dân TP.Vinh, là động lực để TP.Vinh tiếp tục phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP.Vinh khóa XXII (nhiệm kỳ kỳ 2010 - 2015): Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của TP.Vinh hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt 16,1%, tăng 3,65% so với giai đoạn 2001 - 2005.

Trong đó:

Công nghiệp - xây dựng : Tăng 17,5% Dịch vụ : Tăng 15,3%, Nông - lâm - ngư nghiệp : Tăng 8,1%.

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 5 năm (2005 - 2010): Tăng bình quân 19,5%.

Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế đã có bước chuyển biến, thể hiện: Ngành công nghiệp xây dựng : Tăng từ 37,9% lên 40,7%; Ngành dịch vụ : Giảm từ 605 xuống 57,7%; Nông - lâm - ngư : Giảm từ 2,1% xuống còn 1,6%. Thu hút đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2010 của TP.Vinh đạt khá. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 7490 tỷ đồng, tăng gần 30 % so với cùng kì. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 9990 tỷ đồng, đạt trên 101% kế hoạch.

Đến năm 2010, số doanh nghiệp được thành lập mới là 4.271 đơn vị, tăng bình quân 21,65 hàng năm. Số hộ được cấp đăng ký kinh doanh 12.852 hộ, tăng bình quân 11,1%. Các dự án trong và ngoài tỉnh được cấp phép đầu tư trên địa bàn từ giai đoạn 2006 - 2009 có 72 dự án với tổng vốn đăng ký 9.147 tỷ đồng.

Kinh tế của TP.Vinh đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Để đạt được những thành tựu đó là nhờ vào chỉ đạo và bám sát tình hình thực tế địa phương của các cấp, các ngành ở TP.Vinh. Đồng thời, TP.Vinh đã biết phát huy các tiềm năng về điều kiện tự nhiên cũng như nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.

Về văn hóa - xã hội: TP.Vinh trong những năm qua cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Các vấn đề đang được dư luận quan tâm như ly

hôn, bạo hành gia đình, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, tình hình tội phạm... luôn được chú trọng và từng bước giải quyết nhằm ổn định trật tự xã hội.

Thành phố Vinh gồm 18 xã, phường, thị trấn với 283 bản, làng, khối xóm. Quy mô dân số của TP.Vinh hiện nay là 438.796 người, trong đó nội thị là 356.159 người. Mật độ dân số 3.590 người/km2. Dự kiến đến năm 2025 quy mô là 800.000 người và nội thị là 685.000 người. Dân số tăng nhanh đặt ra những yêu cầu bức thiết về nhà ở, đi lại, việc làm... Vì vậy, trong những năm tới TP.Vinh cần phải có những giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ những vướng mắc đó.

Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện cho người dân TP.Vinh nâng cao đời sống của mình. Cũng theo nội dung Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP.Vinh khóa XXII, thu nhập bình quân đầu người của TP.Vinh đã tăng từ 15,6 triệu đồng năm 2005, dự ước năm 2010 đạt 38 triệu đồng (chỉ tiêu 32 - 35 triệu đồng). Thu ngân sách phần thành phố thu dự ước 2010 đạt 1.027 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 36,4%.

Dự kiến thu nhập bình quân đầu người tại TP.Vinh năm 2015 đạt khoảng 92 - 94 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách phần của thành phố trên địa bàn đến năm 2015 đạt khoảng 2.100 - 2.200 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 63.000 - 65.000 tỷ đồng.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn những vấn đề xã hội chưa được giải quyết triệt để. Một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm đó là tình trạng ly hôn của các cặp vợ chồng. Trong những năm qua, theo ghi nhận của TAND TP.Vinh, tình trạng ly hôn đang diễn ra ngày càng phổ biến. Những vấn đề phát sinh khi ly hôn như phân chia tài sản giữa vợ và chồng, nghĩa vụ nuôi con, vấn đề cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn, những bất cập trong cấp dưỡng nuôi con... cần được chú trọng và có các biện pháp giải quyết thiết thực hơn nữa. Để làm được điều đó, TAND TP.Vinh phải nâng cao trình độ của cán bộ, công chức ngành Tòa án, nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hôn nhân và

gia đình, phải có những giải pháp nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án được

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w