Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 58)

6. Ý nghĩa của đề tài

2.4.2 Những nguyên nhân

Xuất phát từ các quy định của pháp luật

Về mặt pháp luật, các quy định về cấp dưỡng còn chung chung, chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Tòa án chỉ mới căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp ly hôn mà phán quyết mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, chính vì tùy vào "khả năng thực tế" của người được cấp dưỡng mà mức cấp dưỡng mỗi trường hợp ly hôn mỗi nơi một kiểu.

Hơn nữa, trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng làm nghề lao động tự do, mức thu nhập của họ không cố định, việc thi hành quyết định của Tòa án sẽ gặp khó khăn. Nhất là trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh bằng việc đưa ra lý do thu nhập của họ không đủ đáp ứng cuộc sống của chính họ nên không thể cấp dưỡng cho con. Tòa án cũng không thể xác minh được thu nhập thực tế của họ là bao nhiêu, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng gian dối trong việc khai báo mức thu nhập thực tế của họ. Ngay cả đối với trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoạt động kinh doanh, buôn bán với thu nhập ổn định thì việc họ gian dối trong khai báo mức thu nhập thực tế đối với cơ quan Thuế cũng có thể xảy ra. Do đó, Tòa án cũng không thể lấy các tài liệu từ cơ quan Thuế để xác minh mức thu nhập thực tế của họ được. Vì vậy, dù phát

hiện ra hành vi trốn tránh việc cấp dưỡng nhưng các cơ quan chức năng cũng không thể thực hiện việc cưỡng chế thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Như vậy, với việc Tòa án tùy vào "khả năng thực tế" của người có nghĩa vụ cấp dưỡng để xác định mức cấp dưỡng nên không tránh được những thiếu sót nhất định.

Pháp luật cũng đã có quy định về vấn đề thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần. Quy định này góp phần bảo vệ quyền lợi của người được cấp dưỡng, ngăn chặn hành vi trốn tránh, trì hoãn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, đồng thời đảm bảo việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng nhanh, gọn, có hiệu quả. Tuy nhiên, từ quy định cấp dưỡng một lần có thể nảy sinh vấn đề là: Khi có lý do chính đáng, người được cấp dưỡng có được yêu cầu cấp dưỡng tiếp hay không? Vì vậy pháp luật cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề này.

Pháp luật cũng cần có hướng dẫn cụ thể thế nào là "nhu cầu thiết yếu", cần có sự phân biệt nhất định về nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là trẻ chưa thành niên với những người được cấp dưỡng khác.

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định số 87/2001/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật". Mức xử phạt trên còn quá nhẹ nên không thể đủ mức răn đe những người vi phạm. Hơn nữa, theo quy định tại Điều 152 BLHS, người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có hành vi trốn tránh việc cấp dưỡng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây ra hậu quả nghiệm trọng như người được cấp dưỡng chết do hành vi trốn tránh cấp dưỡng đó hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm. Như vậy, việc xử lý vi phạm trong vấn đề cấp dưỡng cho con chỉ là biện pháp cuối cùng khi đã có hậu quả nghiêm trọng

xảy ra đối với người được cấp dưỡng, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Xuất phát từ ý chí chủ quan của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng

Trong thực tế, không ít trường hợp, một bên thì tìm đủ mọi cách để thoái thác nghĩa vụ cấp dưỡng, còn một bên lại từ chối hoặc không yêu cầu cấp dưỡng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của con trẻ.

Hơn nữa, phần lớn các trường hợp ly hôn, các cặp vợ chồng đều đã tồn tại những mâu thuẫn không thể xoa dịu. Vì vậy trong quá trình thỏa thuận cấp dưỡng và thực hiện cấp dưỡng nuôi con không tránh khỏi những bất đồng. Nhiều người cho rằng việc mình cấp dưỡng cho con thực chất là cấp dưỡng cho vợ (hoặc chồng) nên trở nên vô tâm, lạnh nhạt. Cũng không ít trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh thực hiện việc cấp dưỡng cho con. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của người con. Họ không hiểu được những thiệt thòi, mất mát về cả vật chất và tinh thần khi mà người con không nhận được tình yêu thương, chăm sóc của cả cha và mẹ như trước. Chính sự vô tâm đối với cuộc sống của con cái nên nhiều người đã không làm tròn nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn.

Mặt khác, cũng có những trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng có ý thức thực hiện việc cấp dưỡng cho con một cách đầy đủ theo quyết định của Tòa án, nhưng chính người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng lại cố tình từ chối vì không muốn có sự liên quan hoặc không muốn gặp mặt người còn lại nên đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người được cấp dưỡng.

Pháp luật đã có những quy định rất rõ ràng về cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn. Theo đó, không thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng hay từ chối, hoặc chủ động không yêu cầu cấp dưỡng thì đều là vi phạm pháp luật.

Xuất phát từ các cơ quan thực thi pháp luật và các tổ chức có liên quan

Trình độ chuyên môn của một số Thẩm phán trong công tác giải quyết án Hôn nhân và gia đình còn hạn chế. Công tác bồi dưỡng cán bộ chưa được tổ chức thường xuyên, chưa phát huy hiệu quả.

Còn có những trường hợp Tòa án và Cơ quan Thi hành án dân sự mặc dù đã ra quyết định khấu trừ lương đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng từ chối hoặc trốn tránh việc cấp dưỡng nhưng trên thực tế vẫn không thể thực hiện việc khấu trừ lương này. Lý do là, hầu như rất ít các cơ quan, tổ chức thực hiện khoản 3 Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ - CP. Họ từ chối phối hợp với cơ quan tư pháp và né tránh việc khấu trừ lương theo như quy định vì ngại va chạm, cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của họ.

Thiếu sự phối hợp giữa cơ quan thực thi pháp luật với chính quyền địa phương. Cần thấy rằng, những cán bộ nằm trong Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... tại địa phương là người nắm rõ những tình hình địa phương. Họ cũng là những người có tác động lớn đến tâm tư, tình cảm người dân trong khu vực quản lý. Vì vậy, việc thuyết phục người có nghĩa vụ cấp dưỡng nghiêm chỉnh thực hiện việc cấp dưỡng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời họ cũng là những cá nhân tích cực trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật Hôn nhân - gia đình. Tuy nhiên sự phối hợp giữa cơ quan thực thi pháp luật với chính quyền địa phương còn qúa lỏng lẻo, chưa phát huy được các thế mạnh của mỗi bên.

Những nguyên nhân trên đã làm cho việc đưa các quy định của pháp luật về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn vào thực tiễn trở nên khó thực hiện, chưa bảo đảm quyền lợi của người con.Vì vậy đòi hỏi đặt ra là phải có những quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

2.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định cấp dưỡng cho con cái khi cha mẹ ly hôn

Từ những hạn chế và nguyên nhân trên, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:

2.5.1. Một số giải pháp chung

Hoàn thiện pháp luật Hôn nhân và gia đình về vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn

Vấn đề quan trọng nhất là cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình trong vấn đề cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ ly hôn. Pháp luật cần có các quy định rõ về mức cấp dưỡng. Mặc dù trên thực tế mỗi trường hợp ly hôn, mức thu nhập, điều kiện cụ thể và hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau nhưng để đảm bảo các "nhu cầu thiết yếu" trong cuộc sống để những đứa trẻ sau khi ly hôn "phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần" thì pháp luật cần quy định cụ thể về mức cấp dưỡng.

Theo quan điểm của chúng tôi nên quy định mức cấp dưỡng tính trên phần trăm thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc lấy mức tiền lương tối thiểu vào từng thời điểm làm định khung để quy định mức cấp dưỡng. Dù người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không phải là người làm công ăn lương thì con cái họ cũng cần phải được đảm bảo mức sống tối thiểu. Khi có sự thay đổi về mức lương thì căn cứ vào đó cơ quan thi hành án áp dụng vào từng thời điểm thi hành án thì mới có thể bảo đảm quyền lợi cho người được cấp dưỡng và tránh thiệt thòi cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Pháp luật cũng cần gắn trách nhiệm của cơ quan, đơn vị nơi người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong việc thực hiện các quyết định của TA và cơ quan thi hành án dân sự...Vấn đề này đã được quy định trong pháp lệnh thi hành án dân sự, song để giúp cho việc thực hiện tốt nghĩa vụ cấp dưỡng cần có văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này.

Nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật Hôn nhân - gia đình nói riêng cho nhân dân

Cần tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến các nội dung của Luật hôn nhân và gia đình cho người dân được biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình, tờ rơi... Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hậu quả pháp lý của ly hôn và cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Ví dụ như mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp từ chối hoặc trốn tránh việc cấp dưỡng theo quy định của Nghị định số 87/NĐ - CP về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HN- GĐ; việc xử lý hình sự đối với các

trường hợp không cấp dưỡng nuôi con dẫn đến hậu quả nghiêm trọng...

Đưa nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2010 vào chương trình dạy học của các trường cấp ba, trường cao đẳng, đại học. Những người trẻ tuổi, có trình độ học vấn cao, là cơ sở quan trọng trong việc tuyên truyền, thuyết phục, tác động đến những người thân đang phải thực hiện tốt các quy định của Pháp luật.

Cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa cơ quan Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự và chính quyền địa phương

Giữa Tòa án và cơ quan thi hành án cần có sự phối hợp trong việc giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn, cần xử lý kịp thời các trường hợp từ chối hoặc trốn tránh việc cấp dưỡng cho con theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó Tòa án cũng cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác như Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ... trong việc giải thích vận động các trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, cần phải làm cho họ hiểu cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha mẹ, đó là cách để họ bù đắp những mất mát về tinh thần và vật chất cho con cái, là điều kiện để người con phát triẻn, trở thành người công dân tốt.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đoàn thể ở địa phương cần tiếp tục phát huy cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa một cách thường xuyên, liên tục và có

hiệu quả; coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục về hôn nhân -gia đình; triển khai các nội dung của Luật HN - GĐ 2000 trong các buổi sinh hoạt đoàn thể cho những gia đình trẻ và nam nữ thanh niên để mọi người có ý thức hơn trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no. Các cơ quan, đoàn thể còn phải làm tốt công tác hòa giải những xung đột, bất hòa trong gia đình để giảm thiểu tình trạng ly hôn.

2.5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con cái khi cha mẹ ly hôn tại TAND TP. Vinh

Nâng cao chất lượng xét xử án Hôn nhân - gia đình tại TAND TP.Vinh

TAND TP.Vinh cần làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Cần giải quyết triệt để những vụ án còn tồn đọng, góp phần đảm bảo quyền lợi cho các đương sự và sự nghiêm minh của pháp luật.

Giáo dục, động viên cán bộ công chức trong đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, thường xuyên bám sát tình hình địa phương, tìm hiểu rõ các tình tiết trong các vụ án và hoàn cảnh sống của các đương sự để nâng cao chất lượng xét xử.

Khuyến khích những cá nhân có sáng kiến mới đóng góp cho việc giải quyết các vụ án được nhanh chóng, chính xác. Có những ghi nhận và phần thưởng xứng đáng đối với những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của Tòa án như: sử dụng phần mềm quản lý, thống kê các vụ việc dân sự, án hôn nhân và gia đình; phần mềm quản lý cán bộ, công chức...Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho việc thống kê, lưu trữ được chính xác và nhanh chóng hơn.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ ngành TAND TP.Vinh

Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho Thẩm phán, cán bộ Toà án về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ xét xử và các kiến thức bổ trợ khác

như kinh tế, xã hội, ngoại ngữ, tin học. Đặc biệt chú ý đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về tư pháp quốc tế để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.

Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với giai đoạn hai của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phải xây dựng các tiêu chí, kế hoạch thi đua cụ thể để tổ chức thực hiện thường xuyên. Triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc “Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân", đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong ngành Tòa án nhân dân. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu tạo điều kiện cho các thẩm phán trao đổi kinh nghiệm xét xử, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tinh thần cho cán bộ, công chức trong đơn vị.

Tăng cường công tác phối hợp giữa TAND TP.Vinh với các cơ quan hữu quan cũng như chính quyền địa phương

Giữa TAND TP.Vinh và Cục thi hành án dân sự cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thi hành bản án, quyết định của TA về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn, cần xử lý kịp thời các trường hợp từ chối hoặc trốn tránh việc cấp dưỡng cho con theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời TAND TP.Vinh cần

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w